Đền Bạch Mã Hàng Buồm Hà Nội: Lịch sử, kiến trúc và lễ hội

Đền Bạch Mã Hàng Buồm từ lâu đã là một công trình kiến trúc nổi tiếng tại Hà Nội, Việt Nam. Đền được xây dựng vào thế kỷ 11 và là một trong những di tích lịch sử quan trọng của đất nước.

Đền Bạch Mã được xây dựng để thờ cúng các vị thần và anh hùng trong lịch sử Việt Nam. Đền có kiến trúc độc đáo với các cột trụ và mái vòm được làm từ gỗ và được trang trí tinh xảo.

Đền Bạch Mã cũng là một điểm du lịch phổ biến và thu hút nhiều du khách đến tham quan mỗi năm. Vậy sau đây hãy cùng Đồ Thờ Hưng Vũ khám phá ngôi đền nổi tiếng tại Hà Thành này nhé!

Giới thiệu Đền Bạch Mã

Đền Bạch Mã (Tên chữ: “Bạch Mã tối linh từ”) là một trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long xưa, gồm bốn ngôi đền: Đền Quán Thánh (trấn giữ phía Bắc kinh thành); Đền Kim Liên (trấn giữ phía Nam kinh thành); Đền Voi Phục (trấn giữ phía Tây kinh thành); Đền Bạch Mã (trấn giữ phía Đông kinh thành)

Đền Bạch Mã là một trong những di tích lịch sử nổi tiếng của Hà Nội là địa điểm thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Đến đây, bạn sẽ được đắm mình trong không gian yên tĩnh, tìm hiểu về những truyền thuyết và câu chuyện lịch sử thú vị.

Trải qua nhiều thăng trầm, đền Bạch Mã vẫn luôn là niềm tự hào của người Hà Nội và một trong những điểm đến không thể bỏ qua khi đến Thủ đô.

Giống như đền Quán Thánh, đền Bạch Mã cũng nằm trong cụm di tích Thăng Long Tứ Trấn. Đây là một ngôi đền linh thiêng, mang trong mình lịch sử và văn hóa đặc trưng của dân tộc. Nếu bạn đang tìm kiếm một điểm đến để tìm lại bình yên trong nhịp sống đô thị bộn bề, đền Bạch Mã sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời.

Đền Bạch Mã

Đền Bạch Mã ở đâu?

Đền Bạch Mã có địa chỉ tại 76 phố Hàng Buồm, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Đền Bạch Mã là một trong số “Tứ Trấn” của kinh thành Thăng Long xưa. Vị trí của đền nằm trên địa bàn huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, hiện nay có địa chỉ số 76 phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

Vị trí Đền Bạch Mã Hàng Buồm

Lịch sử đền Bạch Mã

Xưa kia nơi đền Bạch Mã tọa lạc thuộc địa dư phường Hà Khẩu, tổng Đông Thọ, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, Thăng Long.

Đền Bạch Mã được xây dựng từ thế kỷ 9 để thờ thần Long Đỗ (Rốn Rồng) – vị thần gốc của Hà Nội cổ. Đến thế kỷ X, Khi đưa quân đi dẹp loạn, Đinh Bộ Lĩnh đã đến đền Bạch Mã phía đông thành Đại La làm lễ cầu đảo xin Thần phù hộ cho nước, cho được vạn sự thì sẽ phong sắc để biểu dương sự anh linh.

Đinh Bộ Lĩnh đã đến làng Đặng Xá (Văn Xá, Kim Bảng, Hà Nam) chiêu binh, từ đấy Đinh Bộ Lĩnh đánh đâu được đấy, được tôn là Vạn Thắng Vương, bình được 12 sứ quân. Sau khi thống nhất đất nước, trở về làng Đặng Xá, vua Đinh Tiên Hoàng mơ thấy một vị thần tự xưng là Thần Bạch Mã báo mộng rằng: ‘’Thần đã vâng mệnh Hoàng Thiên, theo vua đánh giặc. Nay thiên hạ đã yên bình, nhà vua chưa lễ tạ, thế là không đúng lễ’’.

Vua tỉnh dậy, biết Thần rất là linh ứng, liền phong tặng mĩ tự, phong là: Hộ Quốc Bảo Cảnh Linh Thông Tế Thế, Đô Đại Thành Hoàng Linh Lang Bạch Mã Đại Vương Thượng Đẳng Phúc Thần. Đinh Tiên Hoàng sai sứ giả mang sắc phong thần Bạch Mã về xã Đặng xá, huyện Cổ Bảng, Phủ Lý Nhân, Đạo Sơn Nam, truyền cho nhân dân xây thêm một đền thờ thần Bạch Mã trên quê hương Hoàng hậu Dương Thị Nguyệt để thờ phụng, gọi là đền thờ Thần Linh Lang Bạch Mã.

Đến triều Nguyễn, vua Đồng Khánh năm thứ 9, đã ban sắc phong cho Ngài là: Hàm Quang Thượng Đẳng Thần, đặc cách cho thờ phụng, để ghi nhớ ngay vui của nước và tỏ rõ biển lệ thờ tự. Do đó mà ngày nay ở Hà Nam cũng có đền Bạch Mã thờ vị thần ở quốc đô Thăng Long.

Năm 1010, khi Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, định đắp thành nhưng nhiều lần thành đắp lên lại bị sụp đổ. Vua cho người cầu khấn ở đền thờ thần Long Đỗ thì thấy một con ngựa trắng từ đền đi ra. Vua lần theo vết chân ngựa, vẽ đồ án xây thành, thành mới đứng vững. Thần được vua Lý Thái Tổ phong làm Thành hoàng của kinh thành Thăng Long.

Văn bia hiện còn ở đền cho biết, đền Bạch Mã được tu bổ lớn vào niên hiệu Chính Hòa (1680-1705) đời Lê Hy Tông, đến năm Minh Mệnh thứ 20 (1839) lại được tu bổ thêm: sửa lại đền, dựng riêng văn chỉ, xây Phương đình, quy mô ngày càng rộng rãi, cảnh quan tôn nghiêm, nổi tiếng ở chốn đất thiêng.

Đền Bạch Mã

Kiến trúc Đền Bạch Mã

Hiện tại ngôi đền có quy mô kiến trúc lớn, quay theo hướng Nam gồm có Nghi môn, Phương đình, Đại bái, Thiêu hương, Cung cấm và nhà hội đồng ở phía sau. Các mục hạng này được bố trí theo chiều dọc, trong một không gian khép kín.

Kiến trúc đền còn lưu lại hiện nay chủ yếu mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn (thế kỷ 19). Nổi bật trong kết cấu kiến trúc của đền là toàn bộ khung nhà gỗ với hệ thống cột gỗ lim lớn, các bộ vì đỡ mái được làm kiểu “giá chiêng chồng rường con nhị”, đặc biệt là “hệ củng 3 phương” tại nhà phương đình vừa có tác dụng chịu lực, vừa là tác phẩm nghệ thuật và sử dụng để treo đèn trong các ngày lễ hội và kết cấu “vòm vỏ cua” đỡ mái hiên nhà thiêu hương. Trên các côn gỗ, xà lách, xà ngang, các vì chồng rường đều có nhiều mảng trang trí với các đề tài phong phú và nét trạm chắc, khỏe.

Vừa đặt chân tới đền Bạch Mã, du khách sẽ ngay lập tức bị cuốn hút bởi nền tường màu vàng nổi bật cùng cánh cửa bằng gỗ đỏ được chạm khắc hoa văn rồng vàng, tạo nên vẻ đẹp cổ kính, trang nghiêm cho ngôi đền.

Nét kiến trúc đặc trưng bên trong đền là toàn bộ khung nhà gỗ với hệ thống cột gỗ lim lớn, bộ đỡ mái được chế tác theo phong cách “giá chiêng chồng rường con nhị” với nét chạm khắc tỉ mỉ, chắc chắn.

Nhà Đại Bái đền Bạch Mã đặt áng thờ, gây ấn tượng với hình ảnh rồng phượng sơn son thếp vàng được chạm khắc vô cùng tinh xảo. Những chi tiết đầu rồng, hoành phi, câu đối không chỉ được thếp vàng sáng bóng đẹp mắt mà còn rất tinh tế và sống động.

Hiện vật Đền Bạch Mã

Trong nội thất của đền, phương đình ở phía trong, bên trái có cây hương, bàn thờ, phía ngoài có miếu thờ Tề Vương Phi, bên phải phương đình thờ Bể Núi. Thiêu hương và cung cấm có ban thờ và đồ tế lễ.

Hiện đền còn lưu giữ nhiều di vật cổ có giá trị như: bia đá, sắc phong, kiệu thờ, hạc thờ, đôi phỗng, Cùng với các giá trị về kiến trúc nghệ thuật, di tích đền Bạch Mã là một nguồn tư liệu quý để nghiên cứu, tìm hiểu Thăng Long-Hà Nội về nhiều mặt.

Có hơn một nghìn năm lịch sử, Đền Bạch Mã là một trong những di tích kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu của thủ đô Hà Nội.

Đền Bạch Mã

Giờ mở cửa Đền Bạch Mã

Ngày thường thì du khách cũng có thể tới Đền Bạch Mã lễ.

Giờ mở cửa Đền Bạch Mã như sau:

  • Buổi sáng: 08h00 – 11h00
  • Buổi chiều: 14h00 – 20h00

Đền mở cửa các ngày trong tuần, trừ thứ hai. Riêng giao thừa đền mở hết đêm để tiện cho khách tham quan ghé thăm, cùng tận hưởng không gian hoài cổ trong âm hưởng hân hoan của ngày đầu năm mới.

Lễ hội Đền Bạch Mã

Lễ hội đền Bạch Mã kéo dài trong hai ngày, từ ngày 12 đến 13 tháng Hai Âm lịch hàng năm để tưởng nhớ công ơn của thần Long Đỗ. Ngày đầu tiên, đội rước kiệu di chuyển từ đền Mã Mây đến đền Bạch Mã với đầy đủ các đội như đội múa rồng, đội tế nam quan, đội tế nữ và mô hình trâu để làm lễ tiến Xuân Ngưu. Lễ hội khai mạc bằng lễ cáo thỉnh và tiếp đó là lễ tế Thánh.

Ngày thứ hai, các đội tế nam và dâng hương nữ của các làng lân cận vào lễ Thánh, kết thúc bằng lễ tế giã hội của đội tế nam đền Bạch Mã. Ngoài ra, lễ hội còn tổ chức nhiều chương trình vui chơi, giải trí và biểu diễn nghệ thuật dân tộc đặc sắc.

Cách di chuyển tới Đền Bạch Mã

Đền Bạch Mã là một trong số “Tứ Trấn” của kinh thành Thăng Long xưa. Vị trí của đền nằm trên địa bàn huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, hiện nay có địa chỉ số 76 phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

Từ trung tâm thành phố Hà Nội, bạn có thể đến đền Bạch Mã bằng các phương tiện:

  • Xe ô tô hoặc xe máy: chỉ mất chừng 30 phút di chuyển với lộ trình như sau, bạn đi từ Nguyễn Thái Học, qua cửa Nam và rẽ vào phố Phùng Hưng, phố Hàng Vải, đền Bạch Mã nằm cách đó khoảng 2km trên phố Hàng Buồm.
  • Xe buýt: Bắt các tuyến xe buýt số 18, 32, 34 để đến điểm dừng xe buýt Trần Nhật Duật. Từ đó, bạn chỉ cần đi bộ khoảng 500m là tới đền Bạch Mã. Thời gian di chuyển bằng xe buýt tầm 40 phút.

Tới đền Bạch Mã cần lưu ý gì?

Khi tới đền Bạch Mã thì bạn cần lưu ý một số điều như sau:

  • Đền Bạch Mã là chốn linh thiêng, nên đến đây bạn cần chuẩn bị cho mình những trang phục phù hợp.
  • Hãy mang theo tiền lẻ để quyên góp, cầu may mắn cho bản thân, gia đình và bạn bè nhé.
  • Nếu bạn muốn đi lễ bạn hãy mua đồ từ nhà để tránh bị mua đắt và chặt chém.
  • Khi vào đền bạn chú ý đi nhẹ, nói khẽ, không cười lớn.

Đền Bạch Mã chính là ngôi đề huyền thoại lịch sử của Hà Nội, lan tỏa vẻ đẹp văn hóa và tinh thần trong lòng người dân. Đây là một điểm đến đáng khám phá, gợi lên sự tôn trọng và lòng biết ơn với quá khứ.

Trên đây là một số thông tin về Đền Bạch Mã Hà Nội mà Đồ Thờ Hưng Vũ muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về điểm đến được người dân thủ đô thường ghé thăm

Có thể bạn quan tâm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *