Hiển thị 1–12 của 25 kết quả

Tượng phật A Di Đà bằng gỗ hiện là mẫu tượng linh thiêng hàng đầu của đạo phật. Tượng A Di Đà luôn được chú trọng và thờ kính nhiều nhất trong cửa nhà Phật. Hơn nữa tượng Phật A Di Đà cũng chính là bức tượng được rất nhiều người lựa chọn để thỉnh về nhà thờ phụng.

Tuy hiên hiện nay vẫn còn nhiều người chưa nắm rõ được ý nghĩa và nguồn gốc của phật A Di Đà, vì vậy hôm này Đồ Thờ Hưng Vũ sẽ giới thiệu tới các bạn ý nghĩa, nguồn gốc,… và các mẫu tượng A Di Đà đẹp nhất!

✅ Chất liệu ⭐ Gỗ mít cao cấp
✅ Kích thước ⭐ Thiết kế theo yêu cầu
✅ Nước sơn ⭐ Sơn Pu, Sơn ta, Sơn song thếp vàng
✅ Nơi thờ cúng ⭐ Tại gia, trong chùa

Tương phật A Di Đà là ai?

A-di-đà Phật (chữ Hán: 阿彌陀佛) được phiên âm từ Amitābha, hay còn được biết đến với tên gọi Amida hoặc Amitāyus (trong tiếng Sankrit Amitābha có nghĩa là ánh sáng vô lượng, Amitāyus có nghĩa là thọ mạng vô lượng, nên A-di-đà Phật được xem là đức Phật Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quang, Vô Ngại Quang, Thanh Tịnh Quang, Giải Thoát Quang, Bất Khả Tư Nghị Quang, Trí Huệ Quang, Siêu Nhật Nguyệt Quang hoặc Tiếp Dẫn đạo sư (Vị thầy đạo tiếp đón chúng sinh).

Trong hai tiểu thuyết Phong thần diễn nghĩa và Tây du ký có 1 nhân vật có tên này nhưng được miêu tả có ngoại hình khác. Ngài là một trong những vị Phật được thờ trong Phật giáo Đại thừa, ngụ ở tịnh độ của mình và đến thế giới này với vai trò là một thế lực cứu độ.

Theo Đại Kinh A-di-đà hay Đại Kinh Sukhāvatīvyūha, trong một kiếp sống trước đây A-di-đà là một vị tăng tên là Pháp-tạng hay Dharmākara, ông nguyện khi đắc quả Phật sẽ tịnh hoá và trang nghiêm một thế giới và biến nó thành một trong những quốc độ thanh tịnh và đẹp đẽ nhất. Một khi ông hoàn toàn tỉnh giác và thành tựu lời nguyện của mình, Dharmākara sẽ trở thành Phật A-di-đà.

Phật A-di-đà giờ đây đang cư ngụ tại thế giới đã tịnh hoá, gọi là Sukhāvatī (Cực lạc) tịnh độ ở phía phương Tây. Từ thế giới này Ngài sẽ đến với chúng ta, vây quanh bởi những vị bồ tát, chào mừng những chúng sinh đã khuất và dẫn họ đi tái sinh trong đất nước thanh tịnh của Ngài.

Hình ảnh của A-di-đà không hề được nhắc đến trong những tầng văn liệu cổ xưa nhất của Phật Giáo Nguyên Thủy Theravāda, nhưng vào khoảng đầu Công nguyên, danh hiệu A-di-đà xuất hiện là một vị Phật ở phía Tây trong bộ Ngũ phương Phật.

Tín ngưỡng A-di-đà gần như được phát triển cùng với phương pháp hành trì thời kỳ đầu của Đại Thừa hay Mahāyāna là cầu khấn và thờ phụng “mọi vị phật” và hình tượng vài vị trong số đó đang sống ở những thế giới “thanh tịnh”, xa xôi, ứng với một phương hướng chính.

Huyền thoại về những lời nguyện và tịnh thổ của A-di-đà có thể được phát triển xấp xỉ với hay cạnh tranh với những tín ngưỡng tương tự của những vị Phật khác chẳng hạn như Phật A-súc-bệ hay Akṣobhya (một trong những vị Phật của ngũ phương, có tịnh-thổ nằm ở phía đông gọi là Diệu Hỷ hay Abhirati).

Dù rằng A-di-đà có nhiều phẩm chất giống với những vị Phật Đại thừa khác, nhưng A-di-đà thường được gắn với ánh chiều tà rạng rỡ, lan ra khắp mọi ngõ ngách vũ trụ mà không làm thiêu đốt hay mù loà (ở Đông Á Ngài cũng được liên kết với ánh trăng).

Sự nhấn mạnh trên những phẩm chất phát quang (hay vầng hào quang) này vốn đóng một vai trò quan trọng trong văn hoá biểu tượng Đông Á, không làm thay thế hay mâu thuẫn khi kết hợp Đức A-di-đà với tôn giáo của âm thanh và tiếng nói; sự cứu hộ của Ngài được đảm bảo hay cam chắc bắng cách gọi tên Ngài, hay đúng hơn, cầu khấn danh hiệu Ngài với câu: “Nam Mô A-di-đà Phật.” Thậm chí trong những đoạn văn nhấn mạnh vào hình ảnh ánh sáng như là Đại-trí-độ luận (Luận về Đại Trí tuệ Hoàn Hảo), Ngài vẫn là mẫu hình mạnh mẽ của thề nguyện và thánh danh.

A-di-đà thường được thể hiện trong ấn thiền định dhyānamudrā, có lẽ để nói đến 500 kiếp thiền định đã đưa Dharmākara đến giác ngộ. Một thủ ấn khác cũng hay được thể hiện trong tư thế đứng là ấn vô uý abhayamudrā (MUDRA của sự phòng hộ khỏi sợ hãi và nguy hiểm).

Trong những hình thái phổ quát hoá của nó, niềm tin vào A-di-đà vẫn tiếp tục cho đến ngày này bao gồm đa dạng các phương pháp thực hành và đối tượng thờ cúng. Một niềm tin phổ thông là tin rằng tịnh thổ Sukhāvatī, được ban phước bởi 2 vị bồ tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí, đặc biệt là Quán Thế Âm, vốn thường được gắn với sự thỉnh nguyện hồng danh của A-di-đà, trì tụng danh hiệu ngài có thể mang bồ tát Quán Thế Âm đến cứu giúp người tụng niệm.

Sự trùng lắp nhiều niềm tin và phương pháp thực hành khác nhau, giống như sự chồng chéo của những vị cứu thế và những hình tượng thiêng liêng, có lẽ đó là bối cảnh chung nhất cho sự xuất hiện của A-di-đà đó là trường hợp ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam và ở Phật giáo Nhật Bản ngoại trừ Phật giáo độc quyền của những cải cách Kamakura.

Nhận thức về A-di-đà như là một trong những vị cứu thế hay sự liên kết giữa niềm tin vào ông và những năng lực siêu việt của Quán Thế Âm, là những chủ đề phổ biến xuyên suốt Phật giáo Á Châu. Không phải là tự nhiên mà Panchen Lama (Ban thiền Lạt-ma) của Tây Tạng lại được xem là tái sinh của A-di-đà, trong khi vị quyền lực hơn kia ở Lhasa, Dalai Lama (Đạt-lai Lạt-ma), thì được xem là sự tái sinh của bồ tát Quán Thế Âm (dù bản thân ông đã phủ nhận điều đó).

Tượng Phật A Di Đà

Sự tích tượng phật A Di Đà

Có câu “Cây có cội, nước có nguồn”, phật tử chúng ta phần nhiều tu pháp môn niệm Phật để cầu sanh về Tịnh độ (Cực lạc). Vì thế ta cần phải hiểu biết lịch sử của Đức Phật A Di Ðà thế nào, và 48 lời nguyện ra sao.

Hình ảnh tượng phật A Di Đà phóng quang tiếp dẫn. Ðức Phật A Di Ðà có công đức rất lớn và hạnh nguyện rất quảng đại. Ngài có nhân duyên hóa độ chúng sanh ở thế giới Ta-Bà này rất nhiều.

Muốn cho chúng sanh cõi này vượt khỏi kiếp lầm than của những cái khổ, sanh, già, bệnh, chết. Vì thế Đức Phật Thích Ca nói rõ nhân địa hạnh nguyện của Phật A Di Ðà và khai thị pháp môn Tịnh độ tu hành rất dễ dàng. Mọi người, ai cũng vậy, nếu chuyên tu, cũng sẽ được vãng sanh cả.

Danh Hiệu đức Phật A Di Đà (Adida)

Đức Phật A Di Đà là vị giáo chủ ở cõi cực lạc phương tây. A Di Đà (theo tiếng Sankrit có nghĩa là ánh sáng vô lượng) – vô lượng thọ. Tức rằng hào quang và tuổi thọ của ngài không thể lường được. Đến thế giới này với vai trò là một thế lực cứu độ chúng sinh.

Sự tích, tiền thân ngài A di đà Phật

Khi Phật Thế Tự Tại Vương, có một vị quốc vương tên Kiều Thi Ca. Nghe Phật thuyết pháp liền bỏ ngôi vua xuất gia làm Tỳ Kheo, hiệu là Pháp Tạng.

Một hôm ngài đảnh lễ Phật cầu xin chứng minh cho ngài phát 48 lời nguyện. Chính bởi nguyện lực ấy, sau này ngài thành Phật. Hiệu là A Di Đà Phật ở cõi cực lạc (Kinh Vô Lượng Thọ)

Lại một thuở xa xưa ở cõi Sam Đề Lam, có ông vua tên là Vô Tránh Niệm. Do đại thần Bảo Hải (Đại thần Bảo Hải là tiền thân của Phật Thích Ca) khuyến tiến nhà vua gặp đức Phật Bảo Tạng thành tâm cúng dường quy y thọ giáo. Nhà vua phát nguyện sau này thành Phật sẽ làm giáo chủ một cõi cực kỳ trang nghiêm thanh tịnh để giáo hóa chúng sanh.

Đức Phật Bảo Tạng thọ ký cho Ngài sau này sẽ thành Phật. Hiệu A Di Đà, cõi nước tên cực lạc ở phương Tây. Hiện giờ ngài đã thành Phật và đang thuyết pháp ở đó (Kinh Bi Hoa)

Tượng Phật A Di Đà

Ý nghĩa tên đức Phật A Di Đà

Đức Phật A Di Đà là đức Phật làm giáo chủ cõi Tây phương Cực Lạc.

Tên Ngài có 3 nghĩa:

  • Vô lượng quang: Có nghĩa là hào quang trí tuệ của Ngài chiếu khắp các thế-giới.
  • Vô lượng thọ: Có nghĩa là thọ mạng của Ngài sống lâu không lường kể.
  • Vô lượng công đức: Có nghĩa Đức Phật A Di Đà làm những công đức không ai kể xiết.

Phật là hiện thân của an lành, của những điều tốt đẹp; tượng Phật A di đà giúp con người thoát khỏi những khốn khổ, cùng cực trong cuộc sống để con người hướng về những điều thiện nhân, phúc lành. Thờ tượng Phật A di đà trong nhà để cầu mong sự an bình, sức khỏe, tai qua nạn khỏi.

Trong quan niệm của cõi Niết bàn, “đời là bể khổ” nhưng khi con người thấu hiểu chân lý; được Đức Phật dẫn dắt tránh xa tham – sân – si – mạn – nghi – ác kiến; lục dục của trần thế thì sẽ tự giác ngộ và sống một cuộc sống thanh tịnh, yên bình.

Ý nghĩa tượng phật A Di Đà

Với hiện thân của một con người đức độ, tượng Phật A Di Đà chính là hiện thân của sự an lành, và tốt đẹp mà Đức Phật sẽ giúp con người thoát khỏi những khổ ải, cùng cực của cuộc sống này để con người luôn hướng về những điều thiện lành, để tạo phúc cho chính mình. Không những thế, tượng Phật A Di Đà còn để cầu mong sự bình an, tịnh tâm để con người có một sức khỏe vững mạnh để vượt qua mọi khiếp nạn ở đời này.

Như trong quan niệm của cõi Niết bàn, “Đời người là bể khổ” nhưng khi con người thấu hiểu được chân lý đó, thì nên tránh xa những tham lam sân si nghi mạn ác kiến của cuộc đời để tự giác ngộ cho mình với một cuộc sống thanh tịnh và bình yên hơn. Và chính tượng Phật A Di Đà sẽ giúp con người nhìn lại mình và hướng đến tương lai tốt đẹp hơn.

Và hiện nay, ở cuộc sống hiện đại chúng ta sẽ được thấy tượng Phật A Di Đà với 2 hình dạng được khắc họa như sau:

Tượng Phật A Di Đà ngồi thiền tịnh trên đài sen: Với tay kiết định ấn, giống như Phật Thích Ca Nâu Ni. Và trên tay Phật có thể giữ một cái bát. Mẫu tượng này thường được mọi người biết đến với sự tượng trưng cho sự hàng phục ma quỹ. Tuy rằng Người ngồi với tư thế ung dung, tự tại nhưng thực chất chính sự tịnh tâm của Người là để ngăn chặn mọi sức mạnh của quỹ dữ chống phá.

Tượng Phật A Di Đà phóng quang: là hình dạng của Đức Phật đứng trên đài sen. Ngài sẽ mặc áo dài chạm đất, vát chéo vạt áo và để lộ ngực của mình với chữ “Vạn”, nhục kế đỉnh đầu. Bên cạnh đó, ánh mắt của Ngài nhìn xuống, với tay trái đưa lên trước ngực, tay phải thì duỗi xuống mang đến ý nghĩa rằng Ngài luôn luôn sẵn sàng chờ đợi tiếp cứu những người đang rơi vào đau khổ.

Tượng Phật A Di Đà

Tượng Phật A Di Đà thường đi cùng ai?

Tượng Ngài ngồi kiết già trên tòa sen, tay kiết định ấn, tương tự Phật Thích Ca và tượng đứng trên hoa sen lơ lửng trong hư không, bên dưới là bể cả sóng nổi lên rất cao, mắt Ngài nhìn xuống, tay trái bắt ấn cam lồ và đưa lên ngang vai, tay mặt duỗi xuống như sẵn sàng chờ đợi cứu vớt những chúng sinh đang đắm chìm trong bể khổ.

Tượng này gọi là tượng Di Đà phóng quang. Về tượng đứng, thường bên cạnh Ngài có hai vị đại Bồ tát Quán Âm và Thế Chí.

Bồ tát Quán Âm thì đứng bên tay trái và Bồ tát Thế Chí đứng bên tay phải của Ngài. Đây gọi là tượng Tam Thánh.  Về tượng này, thì rất dễ phân biệt khác với tượng Phật Thích Ca. 

Tượng Phật A Di Đà ở giữa cùng hai vị bên cạnh là: Bồ tát Quán Thế Âm (bên trái, cầm cành dương liễu và bình cam lộ) và Bồ tát Đại Thế Chí (bên phải, cầm bông sen xanh).

Trên đầu Phật có các cụm tóc xoắn ốc, mắt nhìn xuống, miệng thoáng nụ cười cảm thông, cứu độ, khoác trên người áo cà sa màu đỏ (tượng trưng cho màu mặt trời lặn phương Tây), áo có thể khoát vuông ở cổ, trước ngực có nhữ Vạn (卍).Ở tượng Phật A Di Đà có một dạng khác của ấn thiền là các ngón tay giữa, ngón đeo nhẫn và ngón út của hai bàn tay nằm lên nhau, ngón cái và ngón trỏ mỗi tay tạo thành hai vòng tròn chạm nhau.

Cho nên ấn này còn được gọi là Ấn thiền A Di Đà.

Còn về tượng ngồi, ta nên lưu ý sự khác biệt giữa hai tôn tượng như sau:

  • Tượng Phật Thích Ca không bao giờ duỗi một cánh tay.
  • Tượng Phật Thích Ca thường đắp y choàng qua cổ không có đắp y khoát vuông để trống trước ngực có chữ vạn.

Ngược lại, tượng Phật Di Đà có đôi khi người ta tạc tượng Ngài ngồi tư thế kiết già và duỗi xoè bàn tay mặt.  Y khoát cổ vuông và trước ngực có chữ vạn. Đó là hai nét chính khác với tượng Phật Thích Ca.

Tượng Phật A Di Đà

Tượng phật A Di Đà làm bằng chất liệu gì?

Hiện nay các mẫu tượng phật A Di Đà được thiết kế và sản xuất bằng rất nhiều mẫu mã, chủng loại tùy vào nhu cầu của khách hàng

Sau đây Đồ Thờ Hưng Vũ sẽ gửi tới các bạn thông tin về một vài chất liệu làm tượng phật A Di Đà phổ biến như

Tượng phật A Di Đà bằng gỗ

Đi khắp mọi miền từ cổ chí kim, chúng ta thường thấy hầu hết đồ thờ, tượng Phật hay những phẩm phẩm tâm linh thường làm từ gỗ. Bởi vì Gỗ vốn là vật liệu có sẵn trong thiên nhiên và rất dễ chế tác.

Gỗ là vật liệu có sẵn trong tự nhiên, lại rất mềm. Tuy nhiên, nó cũng lại phụ thuộc khá nhiều vào thời tiết tự nhiên. Nếu không biết cách xử lý thì cây gỗ khi đã bị đốn xuống sẽ dễ bị nứt, vỡ, co ngót theo thời gian. Chính vì vậy, các thợ lành nghề phải biết cách xử lý trưóc khi thực hiện việc tạc tượng Phật gỗ, làm đồ thờ gỗ hay làm các chuỗi hạt gỗ

Ngày nay, nhờ sự thừa hưởng sự phát triển trong công nghệ kỹ thuật, các sản phẩm bằng gỗ như Tượng Phật gỗ hay đồ thờ, đồ phong thuỷ bằng gỗ có thể có được độ bền lâu hơn và sự ổn định hơn trước đây. Công nghệ được áp dụng từ khi khai thác gỗ, sấy gỗ cho đến khi hoàn thành sản phẩm, chà bóng, phủ sơn nano, v.v… Nhờ vậy mà sản phẩm vừa có tính thẩm mỹ cao, vừa có độ bền lâu.

Đối với người thờ cúng, thì từ xưa đến nay vẫn rất thích thỉnh về các pho tượng Phật bằng gỗ, có thể gỗ nguyên màu, gỗ sơn cao cấp hoặc thậm chí là gỗ dát vàng. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải cân nhắc để làm sao phù hợp với các yếu tố nhân duyên của mình, không nên chỉ vì quá ưa thích mà vượt quá khả năng tài chính, khiến cho tạo nhiều áp lực trong cuộc sống. Như thế sẽ không đúng như lời Phật dạy.

Tượng phật A Di Đà bằng đồng

Trong các vật liệu dùng để làm tượng, làm đồ thờ hay các đồ tâm linh, phong thuỷ thì đồng là một trong những nguyên liệu quý và có độ bền rất lớn. Thông thường, để gìn giữ lâu dài Tượng Phật hoặc đồ thờ, các vật phẩm tâm linh, người xưa hay dùng một trong hay vật liệu là vàng hoặc đồng.

Vàng là nguyên loại quý hiếm nên để làm ra được một pho tượng vàng, đòi hỏi nhân duyên và phước báu phải rất đầy đủ mới có thể làm được.

Ai đã từng sở hữu những sản phẩm bằng đồng, đặc biệt là đồ thờ hay Tượng Phật, sẽ thấy giá trị của các ấn phẩm tâm linh bằng đồng vô cùng lớn. Gỗ thì có thể bị mục nát theo thời gian nhưng đồng thì càng ngày càng đẹp.

Cho dù các sản phẩm đồng vẫn có thể bị ô xi hoá nhưng chỉ cần đánh bóng trở lại thì vẫn còn nguyên hình dạng. Vì thế, hàng ngàn năm nay, ngoài vàng thì đồng là vật liệu quý để sản xuât đồ thờ và Tượng A Di Đà.

Với công nghệ sản xuất Tượng Phật Đài Loan hiện nay, ngoài việc đúc ra được những pho tượng đồng chất lượng và đẹp, người ta còn sử dụng thêm các công nghệ sơn Nano để phủ sơn lên bề mặt tượng, giúp tượng đượng bảo quản lâu dài, đồng thời phủ vàng 24K lên để trang nghiêm tướng hảo của Phật giúp cho Tượng Phật A Di Đà trở nên rất tuyệt vời cho người chiêm bái.

Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý rằng việc tu hành hay chiêm bái, thờ Tượng Phật A Di Đà phải dựa vào nhân duyên và điều kiện kinh tế mới được. Nếu đồ thờ, Tượng Phật đồng quá đắt đỏ so với khả năng kinh tế thì không nên phan duyên cưỡng cầu.

Nếu thực sự có điều kiện kinh tế thì mới nên thỉnh đồ thờ đồng, Tượng A Di Đà Phật đồng về thờ. Đặc biệt là ở nhà nếu có nhiều duyên, mọi người thường xuyên qua lại mà được chiêm bái những pho Tượng Phật A Di Đà bằng đồng đẹp hoặc những đồ thờ đồng đẹp thì tâm sinh hoan hỉ và cung kính, ngưỡng mộ Phật Bồ Tát thì rất tốt. Phước đức cũng vì vậy mà tăng trưởng.

Tượng Phật A Di Đà

Tượng phật A Di Đà bằng đá

Thông thường, để tạc tượng để được ngoài trời, chống chọi với sự thay đổi thời tiết thì từ xưa đến nay thường dùng là đá nguyên khối từ thiên nhiên. Đây là chất liệu được ưa chuộng bởi rất bền và đẹp. Đối với tượng để trong nhà thì thường dùng các loại đá qúy, đá ngọc thiên nhiên.

Khi tạc tượng Phật bằng đá, cần rất nhiều yếu tố để có thể có được pho tượng đá đẹp. Thứ nhất là phải chọn được các phiến đá liền khối tốt, các thớ đá không bị loang lổ quá để khi tạc tượng không ảnh hưởng đến diện tượng, thứ hai là người tạc tượng phải có tay nghề rất cao, vì Đá cứng chứ không mềm như gỗ, không dễ dàng tạo hình.

Ngoài ra, chỉ cần sai sót một chút có thể khiến cho cả công trình bị huỷ hoại. Do vậy, đối với tạc tượng từ đá nguyên khối, chúng ta thuờng lựa chọn những thợ lành nghề lâu năm và có duyên với Phật Pháp.

Việc tạc tượng Phật bằng đá khối khó như vậy, cho nên việc phổ biến đến đại đa số chúng cũng tương đối khó khăn. Tuy nhiên, với sự phá triển của công nghệ, hiện tại chúng ta đã có thể tạo ra được những pho tuợng bằng bột đá, vừa giúp khắc phục các điểm yếu của tượng đá như độ bền không đồng đều, vân đá… lại còn có thể tạo ra các pho tượng với diện như ý muốn.

Việc thể hiện tượng Phật quan trọng ở chỗ đảm bảo được tướng hảo của Tượng Phật A Di Đà rất quan trọng. Khi chiêm bái tượng Phật mà nhìn đuợc một pho tượng Phật đẹp, trang nghiêm thì nguời chiêm bái sinh tâm hoan hỉ và mong muốn có được tướng hảo của Phật. Và việc này, thì tượng Phật bằng bột đá có thể làm được nhờ sự kế thừa phát triển của công nghệ, đặc biệt là các công nghệ mạ sơn nano.

Tượng phật A Di Đà bằng lưu ly

Từ xưa đến nay, đồ thờ lưu ly hay Tượng A Di Đà bằng lưu luôn được mọi người ngưỡng mộ bởi vẻ đẹp vô cùng trang nghiêm của lưu ly, vừa thấu sáng lại vừa huyền ảo. Đối với các pho Tượng Phật được làm bằng lưu ly, khi có ánh sáng chiếu vào càng toát lên vẻ trang nghiêm của tướng Phật, Bồ Tát.

Với đồ thờ cũng như vậy, khi đặt lên ban thờ thì đồ thờ lưu ly luôn thu hút mọi ánh nhìn, giúp người chiêm bái khởi được tâm hoan hỉ và kính ngưỡng.

Lưu ly rất đẹp, rất trang nghiêm nhưng vật liệu lưu ly cũng rất khó chế tác. Sự khó khăn này càng lớn khi chế tác ra các sản phẩm tâm linh như Tượng A Di Đà hay đồ thờ, đồ phong thuỷ. Quá trình chế tác đòi hỏi công nghệ nung nhiệt độ cao, quá trình xử lý rất tỉ mỉ vì lưu ly rất giòn. Do đó, ccs sản phẩm từ lư ly thường có giá trị lớn hơn nhiều so với các sản phẩm từ đá khác.

Đặc tính vật lý của lưu ly là độ cứng cao nhưng lại rất giòn, vì thế nó không dễ dàng chế tác ra các sản phẩm như các vật liệu khác như vàng, đồng hay gỗ, đá thường. Người thợ chế tác lưu ly phải là người nghệ nhân lành nghề và rất cẩn thận, nếu không sẽ khó có thể làm ra được các sản phẩm chất lượng từ lưu ly.

Những sản phẩm lưu ly cao cấp như đồ thờ, Tượng A Di Đà, v.v… đều là những sản phẩm đẹp nhưng giá khá cao nên chỉ phù hợp với các gia đình có điều kiện tài chính hoặc thường được cúng dường lên chùa, đạo tràng. Đa phần mọi người muốn chiêm bái những sản phẩm lưu ly tại nhà thường chọn các sản phẩm nhỏ hơn như tượng phật để văn phòng, Tượng Phật để xe hơi bằng lưu ly hay nhữn sản phẩm nhỏ hơn hư đế nến, ly nước…

Tượng Phật A Di Đà

Tượng Phật A Di Đà bằng gốm sứ

Gốm sứ là vật liệu rất phổ thông ở Á Đông để tạo ra các sản phẩm sử dụng hàng ngày hoặc các sản phẩm tâm linh như đồ thờ bằng sứ hay Tượng Phật A Di Đà bằng sứ. Điểm đặc biệt của đồ sứ là để càng lâu càng có giá trị. Giá trị này không chỉ nằm ở giá trị vật chất mà còn có giá trị tinh thần lớn.

Việc sản xuất ra các sản phẩm bằng gốm sứ là cả một quá trình rất công phu của các nghệ nhân. Đất sét được khai thác từ các nguồn đất sét sạch, có chất lượng, sau đó được đưa vào khu vực xử lý để loại tạp chất, rồi mới đưa ra trộn.

Sau khi có nguyên liệu tốt, người thợ mới sử dụng khuôn hoặc đắp nặn bằng tay các sản phẩm thô rồi đưa vào lò nung. Dưới nhiệt độ cao, đất sét được kết dính vào tạo độ cứng, tuỳ theo nhiệt độ mà ra cá sản phẩm gốm, sứ khác nhau. Sản phẩm thô sau khi đưa ra sẽ được tô vẽ thủ công, giúp sản phẩm càng thêm trang nghiêm và đẹp đẽ.

Gốm sứ vốn dĩ là nghề truyền thống ở các nơi như Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan… từ hàng ngàn năm nay. Những nơi nổi tiếng mà mọi người thường biết như ở Trung Quốc có gốm sứ Giang Tây, gốm sứ Nghi Hưng (nổi tiếng gốm tử sa), ở Việt Nam có gốm sứ Bát Tràng. Các sản phẩm từ những nơi này đều là những sản phẩm được ưa chuộng nhất.

Vì nguyên liệu có sẵn, công nghệ phát triển cộng với kỹ thuật sản xuất lành nghề lâu năm tại các khu vực này, nên hiện tại chúng ta có thể dễ dàng có được các sản phẩm Tượng Phật bằng sứ, đồ thờ sứ rất đẹp và trang nghiêm mà gía thành rất hợp lý.

Tượng phật A Di Đà bằng composite

Từ trước tới nay, có nhiều hiểu lầm về Tượng Phật composite. Nhiều người cho rằng Tượng Phật A Di Đà làm bằng nhựa composit thường không bền, chóng hỏng. Tuy nhiên, hiện nay các xưởng sán xuất Tượng Phật A Di Đà đều đã áp dụng nhiều công nghệ kỹ thuật vào sản xuất thược Phật bằng composit để vừa đảm bảo được độ bền, chất lượng sản phẩm và cả đảm bảo về diện tượng đẹp.

Trước đây, nhiều người ngại thỉnh Tượng A Di Đà bằng composite vì nghĩ rằng đây là nhựa, là chất liệu không bền lâu. Tuy nhiên, đây là những hiểu lầm mà chúng ta cần được giải rõ.

Chất liệu composite trong Tượng Phật khác với chất liệu composit thông thường sử dụng trong đồ gia dụng. Do đặc tính là đồ tâm linh nên các xưởng sản xuất thường lựa chọn các loại hạt nhựa sạch, kết hợp với các chất phụ gia tăng cường độ kết dính để đảm bảo cho Tượng A Di Đà Phật được sản xuất ra có chất lượng cao nhất, cộng với việc gia cố phần khung bằng sợi carbon càng giúp cho Tượng Phật ngày càng bền hơn.

Chúng ta đều biết bản chất của việc thờ Tượng Phật chính là biểu pháp về mặt giáo dục, do đó điều quan trọng là hình tướng của Tượng Phật A Di Đà thể hiện được biểu pháp đó, để chúng ta khi chiêm bái Tượng Phật A Di Đà có thể sinh đuợc tâm hoan hỉ và tán thán cúng dường. Vì thế, thờ Tượng Phật A Di Đà bằng composite, Tượng Phật A Di Đà bằng đá, Tượng Phật A Di Đà gỗ đều tốt, đều có công đức vô lượng, miễn là tâm ta khởi lên lòng chí thành kính ngưỡng, nương theo để học tập.

Thông thường, Đài Loan được biết đến như là cái nôi của các sản phẩm tâm linh chất lượng cao, đặc biệt là Tượng Phật. Bên cạnh đó, ở Trung Quốc có một số địa danh như Phúc Kiến, Thượng Hải, là những nơi sản xuất sản phẩm tâm linh thuộc top đầu thế giới. Ở Việt Nam thì có một số xưởng như Hoa Tiên ở miền Bắc, Thanh Phong ở Miền Nam (chùa Hoằng Pháp)…

Quy trình chế tác tượng phật A Di Đà tại Đồ Thờ Hưng Vũ

Sau đây Đồ Thờ Hưng Vũ sẽ giới thiệu tới các vạn quy trình chế tác tượng phật A Di Đà mà chúng tôi đang thực hiện như sau:

Lựa chọn chất liệu và thiết kế

Về phần thô (Làm mộc) chế tác ra Tượng Phật A Di Đà. Chất liệu để chế tác ra Tượng Phật A Di Đà  thường là gỗ mít .

Loại gỗ này dễ đục đẽo, bền và ít bị nứt và có ưu điểm dễ chạm khắc và sơn . Thông thường gỗ của một cây mít già thường được đưa ra ao ngâm vài tháng, giúp gỗ loại bỏ đi một số chất và côn trùng trong thân cây.

Sau đó, thân gỗ sẽ được vớt lên và để ra ngoài trời phơi hàng tháng cho kiệt nước. Lúc này, gỗ đã có thể được sử dụng để bóc vỏ và pha cắt làm tượng.

Nếu gỗ vừa cỡ tượng thì nghệ nhân chỉ việc đẽo bỏ đi phần thừa, nếu gỗ nhỏ mà tượng lớn thì phải ghép và làm mộng cho những chỗ này.Những nghệ nhân lựa từng miếng gỗ để ghép lên tạo thành dáng tượng

Tượng Phật A Di Đà  qua công đoạn đục phá , đục nét và đục diện tượng. Một pho Tượng Phật A Di Đà  được hoàn thiện tối thiểu ba tháng miệt mài của nghệ nhân trong xưởng giỏi nhất

Tượng Phật A Di Đà

Phần hoàn thiện tượng Phật A Di Đà

Quy trình thếp vàng Tượng Phật A Di Đà  thành hay bại sẽ quyết định yếu tố thẩm mỹ của sản phẩm. Do đó, việc sơn thếp không chỉ đòi hỏi kinh nghiệm mà còn cần cả công cụ và nguyên liệu tốt.

Quy trình thếp vàng lần lượt trải qua 3 bước là hom, cầm và thếp.

Trước tiên, nghệ nhân phải xử lý phần thô của pho tượng cho nhẵn bóng, sau đó phủ lên một lớp sơn dày để ngăn chặn sự nứt gẫy của gỗ, lớp sơn này được gọi là hom.

Quá trình hom một sản phẩm cũng khá phức tạp và mất nhiều thời gian với những yêu cầu nghiêm ngặt.

  • Thứ nhất, loại sơn dùng để hom phải là sơn ta được cắt từ cây.
  • Thứ hai, nghệ nhân phải hom từ 1 đến 3 nước sơn cho tới đi đạt yêu cầu, sau đó tiến hành mài và lót thêm 5 đến10 nước sơn cuối.

Tùy theo mùa và tình hình thời tiết mà thời gian khô của các lớp sơn có sự khác nhau. Trung bình, thời gian sơn lớp sơn đầu tiên đến khi hoàn thiện lớp cuối cùng sẽ mất khoảng 15 ngày.

Trước khi mang đi thếp vàng, sản phẩm còn được phết một lớp sơn cầm để khóa.

Tượng Phật A Di Đà

Ai nên thờ tượng Phật A Di Đà

Chính vì sự đức độ và khiết tịnh của Đức Phật đã khiến cho nhiều người lo lắng không biết rằng mình có được thờ tượng Phật A Di Đà trong nhà hay không? Thì câu trả lời là được – Ai cũng có thể thờ tượng Phật A Di Đà trong nhà. Bởi Ngài luôn dang tay giúp đỡ hết tất cả chúng sinh, không phân biệt ai cả, nên ai cần đến Ngài thì Ngài sẽ giúp họ.

Đồng thời, khi thờ tượng Phật A Di Đà trong nhà còn giúp cho bạn cảm thấy tâm tịnh, giảm đi sự kèm khát tham lam và đố kị. Và thay vào đó, chính là bồi dưỡng tâm hồn bạn để giúp đỡ chúng sanh thoát khỏi sự đau khổ của trần thế.

Giá bán tượng Phật A Di Đà

Hiện giá bán tượng Phật A Di Đà tại Đồ Thờ Hưng Vũ sẽ phụ thuộc và chất liệu, kích thước và nước sơn mà khách hàng mong muốn

Vì vậy để biết chi tiết giá bán tượng Phật A Di Đà quý khách vui lòng liên hệ cho chúng tôi qua hotline để được hỗ trợ sớm nhất nhé!

Lưu ý khi đặt tượng phật A Di Đà trong nhà

Như đã tìm hiểu về ý nghĩa của tượng Phật A Di Đà đối với mỗi chúng ta, thì hầu hết mọi gia đình đều mong muốn được thỉnh tượng Phật A Di Đà về nhà để thờ. Nhưng bạn nên lưu ý, cần được tuân thủ những quy tắc để giúp thể hiện trọn đạo lý và nhiệm vụ của mình khi thờ phụng tượng Phật A Di Đà trong nhà để mang đến sự bình yên.

Nguyên tắc thứ nhất

Để thỉnh tượng Phật A Di Đà về thờ phụng thì gia chủ phải có tâm luôn hướng về Đức Phật, một lòng tôn kính Ngài, nhất là không thỉnh theo các ngẫu hứng hoặc nghe theo các thầy cúng.

Đồng thời, không nên có suy nghĩ: thờ Phật A Di Đà với mục đích cầu tài lộc, phước lạnh, trừ họa, mà chỉ hướng đến sự thanh tịnh và hướng thiện về Ngài.

Nguyên tắc thức hai

Nên tham khảo sự hướng dẫn của các thầy sư trong chùa để chọn tượng Phật A Di Đà phù hợp với gia đình là điều bạn nên làm.Vì tượng Phật A Di Đà có nhiều hình dạng khác nhau, cũng như nhiều mẫu về chất liệu như đá, gỗ, gốm, sứ, đồng, vàng…

Đồng thời, để các sư thầy làm phép, tụ kinh, làm lễ khai quang điểm nhãn cho bức tượng Phật A Di Đà trước khi thỉnh về nhà thờ phụng.

Nguyên tắc thứ ba

Khi thỉnh tượng Phật A Di Đà về bàn thờ gia tiên, bạn nên chọn ngày tốt làm lễ an vị Phật và thỉnh tượng Phật A Di Đà về nhà.

Quan trọng, bạn phải đặt tượng ở nơi trên cao một cách trang nghiêm chính giữa của ngôi nhà với đầy đủ các vật phẩm thờ cúng khác như: hoa, mâm bồng, ngai chén, đài thờ…. điều này này phụ thuộc vào kích thước bạn thờ nhà bạn để lựa chọn cho mình mẫu tượng Phật A Di Đà phù hợp nhằm mang đến sự hài hòa cho gia chủ.

Nguyên tắc thứ 4

Chính là những lưu ý cho bạn khi thỉnh tượng Phật A Di Đà về nhà. Đó là tuyệt đối đặt tượng Phật A Di Đà ở những không gian riêng tư, ô uế như: phòng ngủ, phòng tắm, nhà bếp,…. và không được xức dầu thơm hay nước hoa lên tượng Phật A Di Đà, bởi ở mỗi tượng Phật A Di Đà đều có mùi hương đặc biệt thiêng liêng, nên bạn không cần phải xức thêm nước hoa nào lên tượng cả.

Đồng thời, không dùng hoa quả trái cây cúng dùng trong việc khác hay để cúng cùng với bàn thờ gia tiên.

Đặc biệt, không thờ tượng Phật A Di Đà chung với bất kỳ Thần nào khác như Thổ Công, Thần Tài, Quan Công….Nếu quý khách có hành động thờ chúng sẽ phạm đến điều cấm kỵ trong nhà Phật, mà chúng ta không nên phạm phải.

Bên cạnh đó, ngoài thờ tại gia thì hiện nay cũng có một số người sử dụng tượng Phật A Di Đà để trang trí, thờ cúng trên xe ôtô. Thì các loại mẫu tượng này để ôtô cũng được thiết kế riêng bằng đồng và có kích thước nhỏ, để bạn có thể thờ cúng trên xe ôtô để giúp tăng thêm sự bình an trong mỗi chặng đường đi xa của mình.

Địa chỉ cung cấp tượng phật A Di Đà uy tín

Đồ Thờ Hưng Vũ hiện là địa chỉ cung cấp tượng phật A Di Đà bằng gỗ uy tín hàng đầu trên thị trường hiện nay. Xưởng chúng tôi với hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất đồ mỹ nghệ

Khi khách hàng tìm đến chúng tôi sẽ luông được đảm bảo:

  • Chính sách bảo hành uy tín
  • Chất lượng gỗ đúng chủng loại 100%; gỗ đã được qua xử lý chống mối mọt cong vênh
  • Chất lượng sản phẩm: Trong ngoài như nhau
  • Phần sơn son thếp bạc được bảo hành 10 năm
  • Sơn Pu, vesni bảo hành 5 năm
  • Tuổi Thọ: Dùng càng lâu năm càng có giá trị theo đồ cổ
  • Chạm khắc tinh xảo.
  • Thời gian đúng hẹn.
  • Hỗ trợ vận chuyển bán kính 30km.
  • Uy tín làm nên thương hiệu

Trên đây là thông tin về tượng phật A Di Đà bằng gỗĐồ Thờ Hưng Vũ đang cung cấp. Hy vọng qua nội dung trên các bạn đã lựa chọn được tượng A Di Đà đẹp và phù hợp

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ cho chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất nhé!

Thông tin liên hệ

Đồ Thờ Hưng Vũ

Địa chỉ: 36 Xóm Ngã Tư – Xã Sơn Đồng – Huyện Hoài Đức – Tp. Hà Nội

Hotline – Zalo: 0908.867.888

Số điện thoại: 0907.200.988