Vị trí
Chùa Thiên Trúc tọa lạc tại xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
Lược sử
Chùa Thiên Trúc được xây dựng cách đây hơn trăm năm, nằm cạnh di tích quốc gia tháp Bình Lâm (xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước).
Trong khuôn viên chùa hiện còn lưu giữ hai tác phẩm điêu khắc đá Chăm pa, theo các nhà nghiên cứu được sử dụng để thờ và trang trí kiến trúc tháp Bình Lâm, có niên đại khoảng thế kỷ XI.
Kiến trúc
Trong tiết cuối đông và đón mùa xuân về, chúng tôi đến vãn cảnh chùa Thiên Trúc tại xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
Trong khuôn viên chùa, sắc xuân đã hiện diện trên từng bông hoa, ngọn cỏ…
Điều làm chúng tôi ngạc nhiên khi đến vãn cảnh chùa Thiên Trúc, ngoài chiêm ngưỡng những hiện vật của nền văn hóa Chăm Pa, còn có pho tượng Linga rất đẹp trước sân chính điện chùa.
Theo quan niệm của nhà Phật, Linga là bộ sinh thực khí nam, tượng trưng cho thần Siva-một trong ba vị thần tối cao của Ấn Độ giáo – biểu tượng cho dương tính và năng lực sáng tạo…
Qua tìm hiểu, được biết chùa Thiên Trúc ở gần với tháp Chăm cổ Bình Lâm và Linga chính là đồ thờ xưa của tháp này.
Tháp Bình Lâm được xây dựng vào cuối thế kỷ X đầu thế kỷ XII. Trải qua bao biến thiên của thời gian nên tại Tháp đã có một số phần bị hư hỏng, hiện vật trên các mái tháp bị rơi.
Do chưa có biện pháp trùng tu nên việc đưa pho tượng Linga về chùa Thiên Trúc cũng là một biện pháp để bảo vệ hiện vật có giá trị tâm linh của một nền văn hóa Chăm Pa đặc sắc.
Di vật
Đầu thế kỷ XX, trong ghi chép của nhà khảo cổ học người Pháp Parmentier có nhắc đến hai tác phẩm điêu khắc đá này ở khu vực tháp Bình Lâm, ông cho rằng đó là tượng Linga và tượng sư tử đứng.
Tuy nhiên, các nhà khảo cổ học Việt Nam sau này đã xác định rõ hai tượng đá này chính là Jata Linga và chim thần Garuda (đã bị gãy phần mỏ).
Hai tác phẩm còn mang nhiều yếu tố kế thừa của phong cách nghệ thuật Trà Kiệu và Chánh Lộ, với những đặc điểm như:
Hoa văn hình cánh hoa nhọn trang trí quanh trán Garuda, tà Sampot với mũi nhọn hình tam giác uốn cong sang một bên; còn Linga với trang trí hoa văn xoắn trên đầu dạng búi tóc đặc trưng của thần Siva, là những nét rất đặc trưng của phong cách nghệ thuật giai đoạn này.
Tượng Garuda cao 132 cm, chất liệu đá sa thạch, thể hiện trong tư thế đứng, chính diện, đầu đội mũ miện hình chóp, gồm hai tầng…
Tượng Jata Linga, cao 48 cm, cũng chất liệu đá sa thạch, có dáng hình trụ tròn, trên phần đỉnh hơi lõm; phần lớn bề mặt để trơn; một góc trên thân có chạm khắc hoa văn hình búi tóc 3 tầng…
Trên đây là một số thông tin về Chùa Thiên Trúc mà Đồ Thờ Hưng Vũ muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về Chùa Thiên Trúc cũng như tiền thân của Phật ở nơi này nhé!
Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các thông tin khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tôi nhé!