Chùa Dược Sư Lâm Đồng: Ngôi chùa của sự yên bình ấm áp

Chùa Dược Sư Lâm Đồng từ lâu đã nổi tiếng với những khóa tu cho Ni Sư. Chùa là nơi đào tạo các Ni sinh trẻ, nhiều lớp học về Phật Dược Sư được mở ra đều đặn hàng năm.

Với ví trị không quá xa trung tâm thành phố Đà Lạt. Nếu bạn tời nơi đây trải nghiệm và muốn khám phá điểm đến tâm linh thanh tịnh thì đừng quên ghé thắm nơi đây.

Còn sau đây hãy cùng Đồ Thờ Hưng Vũ khám phá ngôi Chùa Dược Sư này nhé!

Giới thiệu chùa Dược Sư Lâm Đồng

Chùa Dược Sư Lâm Đồng được thành lập từ sau năm 1989. Do Sư bà Hải Triều Âm xây dựng, sau nhiều lần trùng tu, chùa Dược Sư được hoàn thiện vào năm 2001. Chùa là nơi đào tạo các Ni sinh trẻ, nhiều lớp học về Phật Dược Sư được mở ra đều đặn hàng năm.

Vì đây là một ngôi chùa khá mới, hiện nay, sư bà Hải Triều Âm đã không còn và quyền trụ trì được Ni Sư Thích nữ Vĩnh Lạc tiếp nhận. Vị trụ trì hiện tại luôn duy trì những hoạt động thường niên của chùa.

Chùa Dược Sư Lâm Đồng

Lịch sử chùa Được Sư Lâm Đồng

Sư Bà Hải Triều Âm đã giao quyền trụ trì cho Ni Sư Thích Nữ Vĩnh Lạc (thế danh Nguyễn Thị Tương). Sinh năm 1963 trong một gia đình lao động tại Hải Phòng, năm 17 tuổi xuất gia tại Tịnh thất Liên Hoa (TPHCM) với Sư Bà Hải Triều Âm và thọ Tỳ-kheo-ni vào tháng 8-1982 tại Tịnh thất Liên Hoa do Sư bà Hải Triều Âm tổ chức, dưới sự chủ trì của Cố Trưởng lão Hòa Thượng Đệ Nhất Pháp Chủ GHPGVN Thích Đức Nhuận.

Là một ngôi chùa trong 9 ngôi chùa do Sư Bà Hải Triều Âm sáng lập, chùa Dược Sư được xây dựng theo kiến trúc chùa Trung Quốc với bốn góc uốn cong, có hai tầng. Tầng dưới để trống, không vách tiêu biểu trí tuệ Bát Nhã, chiếu soi ngũ uẩn đều không, là căn bản của Đại-thừa Phật pháp. Chùa có 20 cây cột tiêu biểu cho Thập Thiện và Thập Tín.

Chánh điện thờ ba vị Phật: Phật Thích Ca, Phật A Di Đà và Phật Dược Sư Lưu Ly Quang. Trên tường có 6 bông sen tiêu biểu cho 6 vị Phật ở Đông phương thế giới là: Đức Vận Ý Thông Chứng Như Lai ở Tối Thắng thế giới, Đức Quán Âm Tự Tại Như Lai ở Diệu Bảo thế giới, Đức Quảng Đạt Trí Biện Như Lai ở Tịnh Trụ thế giới, Đức Tối Thắng Cát Tường Như Lai ở Vô Ưu thế giới, Đức Pháp Hải Du Hý Như Lai ở Pháp Hỷ thế giới, Đức Kim Sắc Thành Tựu Như Lai ở Viên Mãn thế giới, cùng với Đức Dược Sư Lưu Ly Quang là bảy Đức Phật thường lễ mỗi khi tụng kinh Dược Sư.

Tọa lạc trên một mảnh đất nhỏ ở phía Tây Nam thôn Thú An, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Xung quanh chùa là những vườn cây xanh mát, bên cạnh dòng sông Đa Nhim uốn khúc, quanh những ngọn đồi với vườn cây bát ngát.

Trong khung cảnh thanh tịnh này, Sư Bà Hải Triều Âm đã trụ tại chùa hơn 20 năm cho đến ngày viên tịch, bảo tháp của Sư Bà hiện đang được quý Ni chăm sóc ngay giữa khuôn viên chùa. Từ khi Sư Bà an trụ, chùa đã tiếp nhận cả ngàn Ni sinh đến xin xuất gia tu học nên chùa Dược Sư đang là một trụ xứ của 150 Ni sinh trẻ tuổi dưới sự hướng dẫn của Ni Sư Vĩnh Lạc (Trụ Trì), Ni Sư Bảo Giác (Phó Trụ Trì), Sư cô Bảo Giới (Ngoại Giao), Sư cô Viên Lạc (Tri Chúng) và một đoàn thể Ban Chức Sự với những trách nhiệm khác nhau.

Chùa Dược Sư Lâm Đồng

Chùa Dược Sư Lâm Đồng ở đâu?

Chùa Dược Sư Lâm Đồng tọa lạc tại thôn Phú An, xã Phú Hội, Huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, trên một mảnh đất khiêm tốn, bao quanh là rừng núi, màu xanh của cây che phủ chùa.

Hơn hết, chùa còn nằm cạnh sông Đa Nhim, một vị trí hết sức đẹp và đúng phong thủy.

Vị trí chùa Dược Sư Lâm Đồng

Kiến trúc chùa Dược Sư Lâm Đồng

Thật ra chùa Dược Sư là một trong những ngôi chùa mà Sư bà Hải Triều Âm xây dựng. Sư bà xây dựng nhiều chùa, người ta nói công đức mà sư bà xây thật sự rất lớn.

Ngôi chùa được xây dựng dựa theo kiến trúc của Trung Quốc với phần uốn công của bốn góc mái, hai tầng.

  • Theo như kiến trúc mà chùa có, phần tầng dưới Sư bà đã để trống, không vách ngăn biểu thị cho trí tuệ Bát Nhã.
  • Chùa được xây dựng với số lượng cột dừng ở con số 20. Nó hoàn toàn có ý nghĩa, 20 cây cột mà Sư bà xây nên biểu hiện cho Thập Thiện và Thập Tín. Sự tinh tế trong một chi tiết nhỏ cũng đủ thể hiện sư bà Hải Triều Âm là một người có tinh tế và hiểu rõ Phật pháp.
  • Chùa có chánh điện với phần thờ phụng: Phật Thích Ca, Phật A Di Đà và vị Phật Dược Sư Lưu Ly Quang. Một lần nữa chùa Dược Sư lại khá tinh tế khi dùng hình ảnh tượng trưng 6 bông sen vàng để ghi nhớ tiêu biểu cho 6 vị Phật phương Đông
  • Chùa cúng bái 6 vị trên cùng với  Đức Dược Sư Lưu Ly Quang. Mỗi khi tụng kinh và niệm Phật, các Ni sư, và Ni sinh sẽ hướng về bảy vị Phật này mà tĩnh tâm, tu dưỡng.

Chùa dược sư Lâm Đồng? Chùa Dược Sư

Cách di chuyển tới chùa Được Sư Lâm Đồng

Mặc dù chùa Dược Sư cách trung tâm thành phố Đà Lạt khá xa (Khoảng 43 km). Tuy nhiên, đường đi tới chùa lại khá đơn giản, rất thuận tiện để bạn đến đây thăm quan, lễ phật vào những ngày cuối tuần.

Cụ thể, để di chuyển tới chùa Dược Sư, bạn có thể đi theo các cách sau đây:

Di chuyển bằng xe máy

Nếu xe chuyển tới chùa bằng xe máy, từ trung tâm thành phố Đà Lạt, bạn chỉ cần chạy dọc theo quốc lộ 20 khoảng hơn 40 km, sau đó rẽ trái vào thôn phú An rồi đi thêm 500m nữa là tới chùa.

Di chuyển bằng ô tô

Nếu đến chùa Dược Sư bằng ô tô, cung đường đi khá giống với xe máy. Tuy nhiên, sau khi qua đèo Pren, bạn rẽ thẳng lên cao tốc 14 để có thể di chuyển với tốc độ cao hơn.

Sau khi đi hết cao tốc, bạn lại rẽ xuống quốc lộ 20 và di chuyển quãng đường còn lại như di chuyển bằng xe máy.

Lưu ý: Bạn nên sử dụng các phương tiện hỗ trợ như google maps, bản đồ,… kết hợp với việc hỏi đường để tránh bị lạc.

Phương tiện công cộng

Nếu bạn chưa quen đường hoặc chưa đến thành phố Đà Lạt – Lâm Đồng bao giờ, bạn có thể di chuyển tới chùa bằng các phương tiện công cộng như taxi, grab,… để tới chùa.

Tuy nhiên, bạn cần chỉ chính xác điểm xuống, tránh việc mất thêm thời gian, chi phí đi lại.

Các hoạt động tại Chùa Được Sư Lâm Đồng

Chùa Dược Sư và những hoạt động thường niên bao gồm:

Khóa tu tại Chùa

Chùa Dược Sư là một ngôi chùa kì lạ, ở đây không có những lễ hội lớn. Hằng năm, vào những dịp lễ Phật Đản lớn, chùa vẫn có hoạt động xã hội, từ thiện và hoạt động cúng bái thần Phật. Nhưng hoạt động chính mà từ hơn 20 năm nay chùa vẫn ra sức duy trì đó chính là mở các lớp giảng dạy cho Ni sinh.

Chùa Dược Sư thật sự thanh tịnh. Ngoài những tiếng gõ mõ, đọc bài, ở đây hầu như không có những hoạt động vui chơi như tổ chức lễ hội long trọng. Một ngôi chùa lẳng lặng giữa núi rừng xanh thẳm. Yên tĩnh và tĩnh tâm. Những người xuất gia tại đây hằng năm càng tăng lên.

Những khóa học mà chùa mở ra không thiếu Ni sinh đăng ký học. Những người chưa có duyên nhiều với Phật pháp vẫn đến chùa để học, để tĩnh được tâm hồn mình.

Chùa tiếp nhận Ni sinh đến học đã lên đến hàng ngàn người, suốt bốn mùa, chùa không ngừng nghỉ việc giảng dạy. Những Ni sư chăm lo cho việc này có cả vị trụ trì Ni sư Vĩnh Lạc.

  • Mùa Hạ học Giới Luật.
  • Mùa Thu học Tứ Niệm Xứ.
  • Mùa Đông học kinh A Di Đà.
  • Mùa Xuân học kinh Lăng Nghiêm.

Trong quy tắc của chùa, họ chỉ lưu lại nữ giới nơi cửa chùa với những lý do chính đáng và quan trọng hơn hết họ có duyên với Phật pháp.

Những ai cần theo học để kiềm lại những tính khí không tốt, khiến cõi lòng nhẹ nhàng thanh thản hơn đều được chào đón đến tu niệm. Và dĩ nhiên sẽ phải tuân theo nội quy của chùa.

Một mùa học cần nghiêm túc thực hiện. Không nên làm mọi chuyện qua loa. Các Ni sư ở đây cần những Ni sinh thực tâm và có lòng thành với Phật pháp.

Hoạt động cúng bái hàng năm

Chùa Dược sư không làm rầm rộ mọi hoạt động, vào ngày lễ như Pháp hội Dược Sư, Tạ Đàn Dược Sư. Họ vẫn cúng bái long trọng nhưng phần lớn là có sự tham gia của các Ni sư trong chùa, và những Ni sinh đang tham gia các lớp học.

Họ thường sẽ làm những món ăn chay, hoa quả để chiêu đãi mọi người, và làm vật bái cúng cho các vị chư thần mà chùa thờ phụng.

chùa dược sư lâm đồng

Kinh nghiệm đi lễ chùa Dược Sư Lâm Đồng

Chùa Dược Sư được xem là một địa chỉ tâm linh, vì vậy, khi vào chùa, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Khi tới chùa, bạn nên giữ thái độ lịch sự, nhã nhặn. Khi gặp các thầy sư, tăng ni, kính cẩn chào bằng cách niệm “Nam mô A Di Đà Phật”.
  • Ăn mặc nghiêm túc, chỉnh chu khi tới chùa, không mặc đồ hở hang, phản cảm.
  • Nếu dâng lễ, tốt nhất, bạn chỉ nên mang đồ chay, không lễ mặn trong chùa.
  • Nếu đi từ Đà Lạt, quãng đường di chuyển khá xa, vì vậy, bạn nên mang 1 số đồ ăn nhẹ để chống đói dọc đường.

Trên đây là thông tin về chùa Dược Sư Lâm Đồng mà Đồ Thờ Hưng Vũ đã tổng hợp. Hy vọng qua nội dung trên các bạn sẽ hiểu hơn về điểm đến nổi tiếng tại nơi đây

Có thể bạn quan tâm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *