Chùa Chén Kiểu – Ngôi Chùa Có Kiến Trúc Đọc Đáo Sóc Trăng

Chùa Chén Kiểu, một ngôi chùa độc đáo và đẹp mắt, nằm tại một vùng đồng bằng phồn thịnh. Khi bước vào chùa, ta sẽ bị cuốn hút bởi kiến trúc độc đáo và sự trang nghiêm của không gian này. Những tượng Phật và các vị thần linh được chạm khắc tỉ mỉ, tạo nên một không gian linh thiêng và tĩnh lặng. Chùa Chén Kiểu không chỉ là nơi để thờ phượng, mà còn là một điểm đến tuyệt vời để tìm kiếm sự thanh tịnh và tĩnh tâm. Nơi đây, ta có thể tìm thấy sự cân bằng và hài hòa trong cuộc sống, và cảm nhận được sự hiện diện của những giá trị tâm linh và văn hóa của dân tộc.

Chùa Chén Kiểu ở đâu? Hướng dẫn cách đến chùa Sà Lôn

Chùa Sà Lôn (Chén Kiểu) nằm ở QL1, xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng. Cách trung tâm thành phố khoảng 12km về hướng Bạc Liêu.

  • Phượt chùa Chén Kiểu Sóc Trăng bằng xe máy: Thích hợp cho những bạn trẻ yêu sự tự do. Du lịch chùa Chén Kiểu bằng xe máy, bạn sẽ dễ dàng di chuyển giữa các điểm du lịch nổi tiếng ở Sóc Trăng. Hơn nữa, bạn cũng có thể du lịch các điểm du lịch khác ở miền Tây tùy thích.
  • Thuê xe du lịch chùa Chén Kiểu Sóc Trăng: Thích hợp cho các gia đình, trường học, cơ quan muốn tổ chức tour riêng. Nụ Cười Mê Kông có cung cấp dịch vụ thuê xe 7 – 16 – 29 chỗ giá rẻ. Ký hợp đồng nhanh chóng, uy tín, chất lượng.
  • Du lịch chén kiểu theo tour miền Tây: Đi theo tour để du lịch chùa Chén Kiểu ngày càng được ưa chuộng. Bởi trong lịch trình của tour bao gồm cả các dịch vụ đi lại, ăn uống, giá vé…

Tại sao chùa lại có tên “Chén Kiểu”?

Chùa Chén Kiểu ở Sóc Trăng mang cái tên “Chén Kiểu” vô cùng thú vị cũng vì một lý do đặc biệt. Ngay từ ban đầu, vì chiến tranh khiến chùa không có kinh phí tu sửa. Vì thế người dân đã quyên góp và đem vào chùa những cái chén, dĩa, tô bằng sứ kiểu để tu sửa. Cũng từ đó, cái tên “Chén Kiểu” ra đời.
Chùa Chén Kiểu còn có tên Khmer Wath Sro Loun (thường gọi bằng tiếng Việt là Sà Lôn). Cái tên này được lấy theo con rạch nước trong làng vào thời xưa. Cũng như những ngôi chùa ở Sóc Trăng, chùa Chén Kiểu nằm gần nơi cộng đồng người Chăm, Hoa và Kinh Sinh Sống. Vì thế, ngôi chùa luôn hội tụ văn hóa của cả ba dân tộc này.
chùa chén kiểu

Lịch sử chùa Chén Kiểu và những câu chuyện tại chùa

Ngôi chùa Khmer đã hơn 200 tuổi này mang trong mình những câu chuyện kỳ bí khiến ai cũng tò mò. Đặc biệt là về chiếc giường cổ quý giá và thể xác của hai vị trụ trì vẫn còn được lưu giữ tại chùa.

Lịch sử chùa Sà Lôn

  • Năm 1815: chùa Sà Lôn được dựng lên bằng lá.
  • Năm 1969: chùa bị hư hại do chiến tranh, bom đạn. Sư trụ trì thứ 9 – Tăng Đuch tiến hành cho xây lại ngôi chùa.
  • Năm 1980: xây dựng hoàn thành ngôi chùa chùa Chén Kiểu.
  • Năm 2012:chùa Chén Kiểu được công nhận là di tích văn hóa – lịch sử cấp tỉnh.

Câu chuyện về chiếc giường bí ẩn

Bên trong phòng trưng bày của chùa Chén Kiểu có hai chiếc giường của công tử Bạc Liêu. Một giường có mặt đá cẩm thạch dùng cho mùa nóng. Một giường bằng gỗ giáng hương dùng cho mùa mưa. Theo lời đồn, hai chiếc giường này có giá trị gần chục tỷ đồng. Nguồn gốc hai chiếc giường này xuất phát từ nhà công tử Bạc Liêu. Trước đây, ông đã thuê thợ tốt nhất làm ra hai chiếc giường này rồi mang chúng về Việt Nam.

Theo lời kể, những năm 1945 tình hình trong nước không được ổn định. Lúc này, công tử đã chuyển tài sản trong nhà đến nhà lầu Bàu Sàng ở Vĩnh Lợi. Về sau, bọn người làm và tá điền trong nhà trộm đi tài sản rồi bán đi khắp nơi. Về sau, hai chiếc giường đến tay phú hộ nào cũng đều khiến gia tộc nhà đó lụi bại. Người ta bảo rằng hai chiếc giường này đã bị “ếm bùa”. Đến cuối cùng, chùa Chén Kiểu đã mua lại chiếc giường này. Cũng có người kể, chính công tử Bạc Liêu đã tặng chúng cho chùa.

Xác hai vị trụ trì được lưu giữ tại chùa

Điều đặc biệt ở chùa Chén Kiểu là xác của 2 vị hòa thượng trụ trì được lưu giữ tại đây. Những cái xác được xem như xá lợi và thờ tự trong ngôi miếu linh thiêng. Với những người tu học theo Phật giáo Khmer đa phần đều theo hệ phái Nam tông. Họ xem cái xác bên ngoài chỉ là vỏ bọc, tâm hồn bên trong mới là yếu tố quyết định nên một con người.

Kiến trúc của Chùa Chén Kiểu

Chùa tọa lạc trong một khuôn viên rất rộng với nhiều cây xanh. Hai bên cổng ngự hai con sư tử bằng đá trên bệ cao, hướng ra lộ. Trên cổng xây ba ngôi tháp, được trang trí theo kiến trúc truyền thống của đồng bào Khmer ở Nam Bộ. Tháp chính nằm ở giữa, màu vàng, bên trong có lồng kính, tôn trí một pho tượng Phật ngồi uy nghi. Trên thành cổng là tên chùa bằng chữ Khmer và chữ Việt (chùa Sà Lôn).

Ngôi chính điện là một tòa nhà kiên cố và rộng lớn. Nền lát gạch bông, và phần lớn các mảng tường ở đây cũng đều được ốp gạch men (đủ màu, và lớn nhỏ khác nhau) thời hiện đại.

Cũng giống như những ngôi chùa Khmer khác, mái chánh điện chùa chùa Sà Lôn được xây dựng theo dạng tam cấp, tức có 3 nếp, nếp dưới cùng lớn nhất và nhỏ dần ở bên trên. Nếp trên cùng có hình tam giác, hai đầu đao mỗi bên cong lên, và nơi trung tâm có đỉnh nhọn cao vút. Mái được trang trí nhiều họa tiết với màu sắc rất đẹp mắt. Mặt sau chính điện là một mảng tường đắp nổi bởi nhiều mảnh chén kiểu vỡ rất sắc sảo.

Phía trong chánh điện có đặt một bàn thờ, và chỉ thờ duy nhất Phật Thích Ca. Có khoảng 20 tượng phật ở đây; lớn, nhỏ đứng ngồi nhiều tư thế khác nhau, và các gương mặt đều nhìn về hướng Đông để ban phúc

Về kiến trúc, ở đây có 16 hàng cột to chống đỡ mái, và đều được dán bằng gạch men. Trên trần có trang trí họa tiết nhiều màu sặc sỡ, và hai bên bức tường có nhiều tranh vẽ kể về cuộc đời của Phật Thích Ca.

  • Cột cờ chùa

Giữa sân chùa Sà Lôn là một cột cờ với hình tượng rắn thần Nagar xòe 5 đầu, nhắc đến điển tích rắn xòe đầu ra để che mưa cho Phật Thích Ca khi người tọa thiền. Bao quanh khu cột cờ này, là các dãy nhà nhằm phục vụ cho việc tu học của các sư sãi.Phía sau chùa là Khu vườn Phật Thích Ca. Đây là quần thể kiến trúc gồm nhiều tượng Phật lớn nhỏ, mô phỏng khá sinh động quá trình ra đời, đi tìm chân lý, giác ngộ cho đến khi nhập cõi Niết-bàn của đức Phật ấy.

  • Khu vườn tháp trong khuôn viên chùa

Và cũng tương tự như những ngôi chùa Khmer khác, tượng các tiên nữ, Krud (hay Garuda), sư tử thần,… cũng được dùng để trang trí tại chùa Sà Lôn.

Hiện nay ngoài số tín đồ Phật tử là người Khmer, chùa Sà Lôn còn thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước đến hành hương hay vãn cảnh.

chùa chén kiểu

Những điểm check-in cực kỳ “nổi” tại chùa Sà Lôn

Những bạn trẻ yêu thích chụp ảnh, du lịch check-in không nên bỏ qua chùa Chén Kiểu Sóc Trăng. Từ mọi ngóc ngách trong ngôi chùa đều có vẻ đẹp lung linh khác nhau. Chụp ảnh tại chùa Sà Lôn này sẽ mang lại cho bạn những shoot ảnh cực “chất”. Khi đến ngôi chùa này, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những tác phẩm sáng tạo tuyệt vời trong chùa.

Đặc biệt, hành lang của chùa có những cái bát úp ngược với hoa văn đẹp mắt. Những mảnh chén sứ bị vỡ dưới đôi bàn tay của người thợ đã làm nên những bức tranh nghệ thuật độc đáo. Những họa tiết. Hơn thế nữa, bạn còn có cơ hội được thưởng thức đặc sản Sóc Trăng ở các quán ăn bên ngoài chùa.

Lễ hội chùa Chén Kiểu Sóc Trăng

  • Tết âm lịch hằng năm, chùa sẽ tổ chức lễ dâng cơm cho các đồng bào phật tử tham gia.
  • Lễ dâng y – lễ Kathina tổ chức trong vòng một tháng từ tháng 9 đến tháng 10 âm lịch. Người Khmer quan niệm, ai đứng ra làm dễ dâng y cà sa sẽ luôn gặp điều may mắn.
  • Lễ hội Oóc Om Bóc – Đua ghe Ngo ở Sóc Trăng tổ chức vào tháng 10 âm lịch. Lễ hội văn hóa lớn nhất ở miền Tây thu hút nhiều du khách đến tham gia.

Lưu ý khi tham quan chùa Chén Kiểu

  • Ngôi cổ tự này là một chốn vô cùng thiêng liêng, vì vậy khi tới đây, để thể hiện lòng thành kính, tôn trọng đối với Đức Phật, bạn không nên mặc đồ quá ngắn, quá phản cảm…
  • Nếu có thể, bạn nên chuẩn bị sẵn đồ cúng lễ từ trước. Còn nếu mua đồ lễ lại các sạp hàng tại chùa thì cần tham khảo giá cả thật kỹ trước khi mua hàng hay sử dụng bất kì một dịch vụ nào (ăn uống, gửi xe, mua lễ dâng Phật,…)
  • Du khách đi chùa vào mùa lễ hội, nên chú ý bảo quản hành lý và đồ đạc cá nhân thật cẩn thận. Những vật dụng có giá trị như tiền bạc, giấy tờ, điện thoại,… nên cất kỹ để tránh việc tạo cơ hội cho kẻ gian lợi dụng.
  • Nếu thấy ai ngỏ ý muốn xách đồ cho bạn, tuyệt đối đừng đồng ý vì sau đó, họ sẽ đòi bạn “phí” giữ đồ hộ. Bạn mà không đồng ý trả “phí”, có thể bạn sẽ chẳng bao giờ nhận lại được đồ của mình.

Trên đây là một số thông tin về Chùa Chén Kiểu mà Đồ thờ Hưng Vũ muốn chia sẻ với các bạn về một ngôi chùa nằm ở Sóc Trăng. Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về ngôi chùa này nhé!

Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các ngôi chùa khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tớ nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *