Tình mẫu tử là gì? Vai trò và ý nghĩa của tình mẫu tử trong cuộc sống như thế nào? Tình mẹ con được đến từ đâu đến nay không ai định nghĩa được. Chỉ biết rằng khi người mẹ mang thai một đứa con thì tự trong lòng người mẹ đã sản sinh ra một thứ tình cảm dành cho đứa trẻ đang lớn dần trong cơ thể mình
. Tình cảm ấy có thể giúp người mẹ làm những điều phi thường, miễn rằng có thể bảo vệ được con bằng bất cứ giá nào dù có thể hi sinh thân mình mẹ cũng cố gắng có một cuộc sống tốt đẹp cho con.
Tình mẫu tử là gì?
Tình mẫu tử hay tình mẹ con là mối quan hệ giữa người mẹ và đứa con của mình. Thường liên quan đến quá trình mang thai và sinh nở, mối quan hệ này cũng có thể phát triển trong trường hợp đứa trẻ không có cùng dòng máu với người mẹ, như con nuôi.
Cả yếu tố thể chất và cảm xúc đều có ảnh hưởng đến quá trình gắn kết giữa mẹ và con. Trong tình trạng rối loạn lo âu chia ly, một đứa trẻ trở nên sợ hãi và lo lắng khi xa cách người thân yêu, thường là cha mẹ hay người thân khác.
Những người mới làm mẹ không phải lúc nào cũng trải nghiệm được tình yêu ngay lập tức đối với đứa con của mình. Thay vào đó, tình cảm mẹ con sẽ hình thành và gia tăng theo thời gian và có thể cần đến hàng giờ, hàng ngày, hàng tuần hoặc đến hàng tháng để phát triển đầy đủ.
Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha
Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ
Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha
Có thể nói tình mẫu tử là thứ tình cảm thiêng liêng đặc biệt không có gì so sánh được. Vì vậy không có một khái niệm hay định nghĩa nào có thể diễn đạt hết sự thiêng liêng của tình mẫu tử. Nhưng chúng ta có thể hiểu đơn giản tình mẫu tử là sự yêu thương, sự hy sinh và lòng bao dung của người mẹ dành cho đứa con của mình.
Tình mẫu tử đến với con người một cách tự nhiên không qua trường lớp hay bài học nào. Tình mẫu tử đến với họ từ lúc giây phút họ cảm nhận được có một sự sống của sinh linh bé nhỏ đang lớn dần trong người mình. Họ sẽ nảy sinh cảm giác yêu thương và mong muốn bảo vệ đứa nhỏ. Tình yêu thương của mẹ không hiện hữu như cơm áo gạo tiền, nhưng nó là một thứ tình cảm quan trọng nhất đối với mỗi người. Tuy có thể thiếu thốn về vật chất nhưng với tình mẫu tử thì người mẹ sẽ không để cho con thiếu thốn.
Tình mẫu tử là thứ tình cảm thiêng liêng cao đẹp của người mẹ dành cho con mình, thứ tình cảm ấy tồn tại từ lúc con ra đời đến lúc khi người mẹ nhắm mắt xuôi tay.
Cho dù chúng ta ở tuổi nào thì trong mắt bố mẹ chúng ta luôn là những đứa trẻ bé bỏng. Tình mẫu tử chính là sự trao đi yêu thương vô điều kiện người mẹ, mong muốn con mình được sống trong hạnh phúc. Chúng ta có thể thấy thế giới ngoài kia luôn có yêu cầu điều kiện với chúng ta nhưng khi chúng ta trở về nhà thì tình yêu thương của mẹ là vô điều kiện. Một người mẹ sinh ra chăm sóc nuôi nấng con không mong sau này con sẽ báo đáp lại mình mà chỉ mong con có một cuộc sống hạnh phúc. Tình cảm ấy rộng lớn và không thể cân đo đong đếm được. Tình mẫu tử có vai trò to lớn trong hành trình trưởng thành khôn lớn của trẻ nhỏ.
Tình mẫu tử có ý nghĩa thế nào?
Tình mẫu tử là tình cảm có vị trí đặc biệt và thiêng liêng trong lòng mỗi người, là niềm sống và điểm tựa để chúng ta vượt qua những khó khăn và giông bão của cuộc đời.
Tình mẫu tử có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với mỗi con người ta như:
Là động lực để mỗi con người cố gắng
Mỗi khi cuộc sống mệt mỏi chúng ta thường nghĩ về mẹ. Mẹ chính là liều thuốc tinh thần giúp chúng ta vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Mẹ luôn là người bên cạnh quan tâm, nâng đỡ. Tình mẫu tử đại diện cho sự nỗ lực và khát vọng sống của mỗi cá nhân. Chúng ta biến tình mẫu tử thành động lực để sống để cố gắng.
Là chỗ dựa tinh thần
Sự che chở và tình yêu thương vô bờ bến của mẹ chính là điểm tựa để ta vững bước trên con đường đời đầy chông gai. Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng luôn trường tồn vĩ đại, chính là động lực để tiếp thêm cho con nhiều sức mạnh.
Tình mẫu tử là thứ tình cảm không gì có thể thay đổi được
Đối với một người phụ nữ có hai người không thể thay đổi đó là người sinh ra cô ấy và người cô ấy sinh ra. Chính vì vậy tình mẫu tử là loại tình cảm luôn tồn tại từ lúc con người ta sinh ra đến khi mất đi. Tình mẫu tử luôn sát cánh dõi theo con.
Đây là một loại tình cảm vô điều kiện, mẹ sẵn sàng dang rộng vòng tay âu yếm bảo vệ chúng ta trước những khó khăn thử thách của cuộc đời.
Tình mẫu tử vô cùng to lớn
Tình mẫu tử là thứ tình cảm không gì có thể cân đo đong đếm được. Đây là một thứ tình cảm không hiện hữu cụ thể nhưng nó là một loại tình cảm rất quan trọng trong sự phát triển và trưởng thành của mỗi con người. Chúng ta sẽ không biết được những hi sinh vất vả mà mẹ đã dành cho chúng ta. Vì vậy chúng ta cần trân trọng và yêu quý mẹ.
Tình mẫu tử trong văn học và cuộc sống
Sau đây là một vài ví dụ về tình mẫu tử trong văn học và cuộc sống như:
Trong văn học
Có rất nhiều các bài thơ bài văn viết về chủ đề người mẹ và tình mẫu tử:
1.
Mẹ là cơn gió mùa thu
Cho con mắt mẻ lời ru năm nào
Mẹ là đêm sáng trăng cao
Soi đường chỉ lối con vào bến mơ
2.
Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha
Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ
Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha
3.
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
Ta có thể bắt gặp tình mẫu tử trong tác phẩm Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng
Trong cuộc sống
Trong cuộc sống, có rất nhiều những câu chuyện về những người mẹ hy sinh cho con. Chúng ta có thể nhắc đến mẹ Thứ là một người mẹ Việt Nam anh hùng, những đứa con của bà đã hy sinh anh dũng để chiến đấu bảo vệ tổ quốc và bà rất tự hào về điều đó.
Mặc dù sâu thẳm trong trái tim người mẹ ấy có những mất mát đau thương nhưng mẹ chấp nhận để đổi lấy sự bình yên cho dân tộc. Hay ta có thể kể tới người phụ nữ chính tay chôn đứa con mình để cứu cả làng thoát khỏi sự bao vây của địch. Những câu chuyện đó là biểu hiện của tình mẫu tử thiêng liêng đồng thời cũng chính là ý chí nghị lực của một người mẹ.
Câu nói hay về tình mẫu tử
Tổng hợp một vài câu nói hay về tình mẫu tử như:
- Bố không hề nói rằng vì tiền khó kiếm mà không kiếm nữa, mẹ cũng không hề nghĩ vì sinh con khó khăn mà không xin nữa. Vì vậy tôi cũng không có tư cách nói rằng mệt rồi thì sẽ không nấu được nữa.
- Có một điều thật buồn cười với các bậc làm cha mẹ ngay cả lúc con họ tệ như thế nào họ vẫn nghĩ chúng thật tuyệt vời
- Mẹ tôi là người phụ nữ xinh đẹp nhất trên thế giới. Tất cả những gì tôi đang có đều nhờ vào mẹ. Tôi gặt hái được thành công như hôm nay từ cách giáo dục về đạo đức trí tuệ thể chất mà mẹ đã dành cho tôi.
- Không có một liên kết mạnh mẽ nào trên thế giới, cũng không có tình yêu nào tức thời và sự tha thứ vô điều kiện. Chỉ có tình cảm mẫu tử có thể làm được điều đó
- Nơi tốt nhất để bạn rơi nước mắt chính là trên cánh tay của mẹ
- Tình yêu của mẹ là một phước lành, là sự bình yên nó không cần được báo đáp bằng điều gì xứng đáng. Nếu bạn có nó đó chính là hạnh phúc
- Không có cách nào trở thành một người mẹ hoàn hảo. Nhưng có hàng triệu cách để trở thành người mẹ tốt
- Khi chúng ta nhìn vào mẹ, chúng ta sẽ cảm nhận được tình yêu thuần khiết nhất trên cuộc đời này
- Làm mẹ là một thái độ không phải là mối quan hệ sinh học đơn thuần
- Mối liên kết giữa mẹ và con là một sức mạnh thuần khiết mà không gì có thể xâm phạm được
- Tình yêu to lớn của mẹ cho chúng ta cảm giác được yêu thương và bảo vệ mãi mãi
- Tình mẹ là điều gì đó bạn có thể dễ dàng cảm nhận được. Nó như một phần trong bầu không khí bạn đang hít thở
- Bất cứ điều gì cũng có thể không chắc chắn, nhưng tình mẹ là ngoại lệ
- Sức mạnh của tình mẫu tử đôi khi có thể lớn hơn cả những quy luật tự nhiên
- Vòng tay của mẹ ấm áp và thoải mái hơn bất cứ điều gì trên thế giới này
Làm gì để giữ gìn tình cảm mẹ con
Tình mẫu tử là vô cùng thiêng liêng, để có thể gìn giữ và luôn có sự gắn kết thì chúng ta có thể làm những điều sau:
- Tình mẫu tử là tình cảm vô cùng bao la, rộng lớn và vĩ đại, mẹ là người đã suốt đời hi sinh vì con. Chính vì thế con cái cần biết trân trọng những tình cảm đó và phải sống làm sao để xứng đáng với tình cảm đó.
- Không ngừng nỗ lực học tập, tu dưỡng đạo đức, trở thành con người có ích cho xã hội để đền đáp lại những tình cảm cao cả mà mẹ dành cho ta. Bởi điều mà mỗi người mẹ mong muốn chỉ là con mình khôn lớn nên người.
- Không được có những hành động trái với đạo làm con như vô lễ, bất kính với mẹ, đối xử không tốt với mẹ, hay hơn cả là sử dụng bạo lực, bỏ rơi mẹ của mình. Đây như một tội ác không thể tha thứ được.
- Có những hành động thiết thực, cụ thể để đáp đền tình cảm của mẹ dành cho mình: biết vâng lời, nghe theo lời dạy bảo của cha mẹ; siêng năng học hành để không phụ công ơn nuôi dưỡng, quan tâm, giúp đỡ từ những việc nhỏ nhặt nhất.
- Phê phán những hành động đi ngược lại với đạo lí: mẹ bỏ rơi con hay con đối xử không tốt với mẹ, bỏ mặc mẹ…
Giải thích tình mẫu tử theo khoa học
Trong khoa học và đời sống thì người ta đã có góc nhìn khác về tình mẫu tử như sau:
Quá trình mang thai
Tình cảm mẹ con giữa người phụ nữ và đứa con ruột của mình thường bắt đầu phát triển trong thai kỳ. Phụ nữ mang thai thích nghi với lối sống để phù hợp với nhu cầu của đứa trẻ sơ sinh đang phát triển. Vào khoảng 18 đến 25 tuần, người mẹ bắt đầu cảm nhận được cử động thai nhi. Cũng như lần đầu tiên tận mắt thấy đứa con mình qua siêu âm, trải nghiệm này khiến người mẹ cảm thấy gắn bó hơn với đứa con.
Thai nhi đang phát triển cũng có nhận thức về nhịp tim và giọng nói của người mẹ và có khả năng đáp ứng lại bằng sự đụng chạm hay cử động.
Các nhà nghiên cứu từ khoa Tâm lý học của Đại học Dundee (University of Dundee) đã sử dụng các video siêu âm 4 chiều để ghi lại phản ứng của thai nhi khi có sự đụng chạm vào bụng bầu của mẹ. Họ phát hiện ra rằng thai nhi vươn ra và chạm vào thành tử cung khi mẹ chúng mơn trớn bụng bầu. Điều này cho thấy sự gắn kết của người mẹ với thai nhi đang phát triển trong thai kỳ.
Ở tuần thai thứ 20, thai nhi đã có những phản ứng với âm thanh, âm nhạc và giọng nói của mẹ. Khi mẹ nghe hoặc hát những bài hát sẽ truyền đi một cảm giác êm dịu thư giãn qua nhau thai, tạo điều kiện cho sự gắn kết giữa mẹ và thai nhi.Thai nhi còn có thể phân biệt được giọng nói của mẹ so với những giọng nói khác, tạo nên mối liên kết tình cảm giữa mẹ và con.
Tình mẹ con còn được thể hiện khi một phụ nữ mang bầu cảm thấy những cảm xúc tích cực, như cảm thấy được yêu thương, được âu yếm, cảm thấy lạc quan hoặc vui vẻ, điều đó ảnh hưởng đến thai nhi theo hướng tích cực. Khi mẹ có những cảm xúc tiêu cực sẽ mang lại ảnh hưởng không tốt tới thai nhi.
Nghiên cứu của các nhà tâm lý học và phân tâm học đều cho rằng chất lượng mối quan hệ gắn bó sớm giữa mẹ và con trong thời kỳ mang thai có ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của trẻ. Những xung đột tâm lý mà sản phụ gặp phải trong suốt thai kỳ là nguồn gốc của những rối nhiễu tâm lý xuất hiện sớm ở trẻ và có thể gây khó khăn trong giai đoạn dậy thì của trẻ.
Những bà mẹ không muốn mang thai thường không có mối quan hệ thân thiết với đứa trẻ. Họ có nhiều khả năng bị trầm cảm sau sinh hoặc các vấn đề sức khỏe tâm thần khác và ít có khả năng cho con bú.
Sinh con
Quá trình sinh con là một trải nghiệm có thể củng cố tình cảm mẹ con. Những yếu tố như sinh nở khó khăn, biến cố thời thơ ấu của người mẹ, thiếu thốn y tế, không có sự ủng hộ và quan tâm của người bạn đời có thể làm giảm đi mối quan hệ này.
Vào thời điểm sinh con, trong mạch máu của người sản phụ cũng có một lượng hormone Oxytocin khá cao. Vì vậy sau khi thai nhi chào đời, người mẹ sẽ có mối liên hệ tình cảm đặc biệt với đứa con của mình
Oxytocin
Oxytocin là hormone hoạt động trên các cơ quan trong cơ thể (bao gồm vú và tử cung) và là chất truyền tin hóa học trong não, kiểm soát các khía cạnh quan trọng của hệ thống sinh sản, bao gồm sinh con và cho con bú.
Oxytocin đóng vai trò sản sinh ra cảm giác yêu thương, liên quan tới việc tạo cảm xúc nhận thức và gắn bó xã hội, và được cho là giữ một phần trong việc hình thành nên lòng tin giữa con người với nhau. Oxytocin là thứ khiến cho tình cảm mẹ-con có sức mạnh vô cùng to lớn, cho nên nó còn được gọi là “hoá chất âu yếm” và “hormone tình yêu”.
Oxytocin được sản xuất trong khi sinh và cho con bú làm tăng hoạt động hệ thống thần kinh giao cảm. Do vậy về mặt lý thuyết có khả năng làm giảm sự lo lắng. Sự lan truyền oxytocin trong cơ thể người mẹ giúp gia tăng sự gắn kết và thể hiện hành vi gắn kết, mặc dù điều này đã từng bị tranh cãi.
Khi người mẹ chuyển dạ, Oxytocin làm tăng nhu động tử cung, gây ra các cơn co thắt trong cơ tử cung hoặc tử cung. Khi cổ tử cung và âm đạo bắt đầu mở rộng để chuyển dạ, Oxytocin được giải phóng. Sự mở rộng này tăng lên khi các cơn co thắt tiếp theo xảy ra.
Sau khi đứa trẻ được sinh ra, Oxytocin thúc đẩy sự tiết sữa bằng cách di chuyển sữa vào vú mẹ. Khi em bé thực hiện hành động bú, sự tiết Oxytocin làm cho sữa mẹ tiết ra. Đồng thời, Oxytocin được giải phóng vào não để kích thích sản xuất oxytocin hơn nữa. Khi trẻ ngừng bú, việc sản xuất hormone sẽ dừng lại cho đến lần bú tiếp theo.
Cho con bú cũng giúp thôi thúc mãnh liệt sự gắn kết, thông qua những cử chỉ va chạm, vuốt ve, phản ứng và ánh mắt nhìn vào nhau.
Lo lắng xa cách mẹ con
Lo lắng xa cách là giai đoạn nhiều em bé trải qua, khi chúng muốn ở bên mẹ hoặc bố mọi lúc và tỏ ra lo lắng, buồn bã khi mẹ rời đi. Đây là một phần hoàn toàn bình thường trong quá trình phát triển của trẻ. Tình trạng này thường kết thúc khi trẻ khoảng 2 tuổi. Lúc này, trẻ mới biết đi và bắt đầu hiểu rằng cha mẹ vẫn ở gần trẻ cho dù chúng không nhìn thấy.
Từ khi sinh ra, trẻ dường như đã sẵn có mối liên hệ chặt chẽ với mẹ qua hơn 9 tháng nằm trong bụng mẹ. Việc bú mẹ ngay từ khi chào đời mang đến cho trẻ cảm giác về người đầu tiên khiến chúng cảm thấy an toàn là mẹ. Trẻ được coi là phát triển bình thường nếu như có biểu hiện lo lắng khi xa cách mẹ.
Từ 4-7 tháng tuổi, trẻ phát triển ý thức về “sự tồn tại của một đối tượng” cụ thể là mẹ. Trẻ học được rằng khi chúng không thể nhìn thấy mẹ, điều đó có nghĩa là mẹ đã biến mất. Trẻ lúc này không hiểu khái niệm thời gian, vì vậy trẻ không biết mẹ sẽ quay lại và có thể buồn bã vì sự vắng mặt của mẹ.
Lo lắng xa cách thường xảy ra trong suốt quá trình trẻ sơ sinh, trẻ tập đi và suốt quãng thời gian thơ ấu. Đối với trẻ dưới hai tuổi, những mốc thời gian có thể xuất hiện sự lo lắng xa cách gồm:
- 6 đến 7 tháng tuổi: Trẻ sơ sinh có được cảm giác về sự tồn tại của đối tượng (mẹ).
- 9 đến 10 tháng tuổi: Đây là khi trẻ bắt đầu có ý thức tốt hơn nhiều về thói quen hàng ngày của chúng. Lo lắng về sự tách biệt với mẹ có thể bùng phát trong khoảng thời gian này khi các em bé bắt đầu hiểu những gì đang xảy ra quanh mình.
- 13 đến 14 tháng tuổi: Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc thể hiện cảm giác, điều này có thể dẫn đến lo lắng xa cách mẹ khiến trẻ buồn bã hoặc quấy khóc.
Trên đây là thông tin về tình mẫu tử là gì mà Đồ Thờ Hưng Vũ đã tổng hợp và gửi tới các bạn. Hy vọng qua nội dung trên các bạn sẽ hiểu hơn về tình cảm mẹ con thiêng liêng đối với mỗi chúng ta.
Có thể bạn quan tâm: