Đền Đậu An ở đâu? Di chuyển đến đền Đậu An như thế nào?

Đền Đậu An

Đền Đậu An, còn được gọi là đền An Xá, là một ngôi đền thuộc thôn An Xá, xã An Viên, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam. Đền được xây dựng trên một khu đất rộng, cao ráo, là nơi thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế và các vị thần tiên của văn hóa Đạo giáo. Đền có kiến trúc đẹp, bao gồm mặt tiền nhìn về hướng nam, cổng đền hai tầng và các nhà cộng đồng. Hôm nay hãy cùng mình tìm hiểu thêm về ngôi đền này nhé!

Địa chỉ đền Đậu An nằm ở đâu?

Trước khi di chuyển đến ngôi đền mà bạn muốn tới, chắc chắn cần biết địa chỉ chính xác của đền để sắp xếp công việc được phù hợp trước khi di chuyển. Nhiều người cũng chưa biết địa chỉ đền Đậu An ở đâu thì đền mang tên Đậu An nằm ở thôn An Xá, xã An Viên, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, nơi đây cũng con đường thuận tiện giúp cho mọi người thuận lợi trong lựa chọn phương tiện để di chuyển.

Đền Đậu An Tiên Lữ Hưng Yên nếu đi từ Hà Nội, bạn chỉ cần di chuyển khoảng 28km theo quốc lộ 5 về thị trấn Phố Nối rồi rẽ phải ở quốc lộ 39 và đi tiếp 20km về phía nam, khi tới chợ Gạo thuộc thành phố Hưng Yên. Chính từ đây, rẽ trái vào phố Giác, đi thêm 12km nữa là đến với đền Đậu An Hưng Yên.

Ngôi đền Đậu An Tiên Lữ Hưng Yên được nhiều người biết đến với sự linh thiêng, linh ứng mà nhiều người dâng hương với những lời cầu mong. Cùng với đó, chính là để ghi nhớ những công lao to lớn mà người có công với dân làng tại đây, muốn cho con cháu sau này phải nhớ đến hay “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam.

Đền Đậu An

Lộ trình di chuyển tới đền thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế

Địa chỉ: Đền Đậu An tọa lạc tại thôn An Xá, xã An Viên, huyện Tiên Lữ, gần trường đại học Thủy Lợi CS3 cách thành phố Hưng Yên 12km.

Để đi đến đền Đậu An, từ Hà Nội bạn có thể đi bằng xe khách hoặc xe bus hoặc phương tiện di chuyển cá nhân.

Nếu đi bằng xe khách, bạn di chuyển đến bến xe Mỹ Đình hoặc Gia Lâm hoặc Giáp Bát để bắt xe về huyện Tiên Lữ. Sau đó thuê xe ôm vào đền tại thôn An Xá, An Viên. Giá vé khoảng trên 34 000đ.

Nếu đi bằng xe bus, bạn có thể đi chuyến xe bus về bến xe Hưng Yên như tuyến 205 (Hưng Yên – Bx Gia Lâm), 209 (Hưng Yên – Giáp Bát), sau đó bắt chuyến xe 206 tại bến xe Hưng Yên đi qua huyện Tiên Lữ rồi bắt xe ôm vào đền.

Tiện lợi nhất bạn vẫn nên đi bằng phương tiện di chuyển cá nhân. Với quãng đường khoảng 60km bạn hoàn toàn có thể tự đi tới đền Đậu An một cách dễ dàng với khoảng thời gian tầm 1 tiếng rưỡi.

  • Nếu đi bằng ô tô, bạn đi theo đường cao tốc Ninh Bình – Hà Nội – có thu phí: từ hà nội đi vào ĐCT Hà Nội – Nình Bình, rẽ phải tại nút giao Vực Vòng theo các biển báo Hưng Yên – tại vòng xuyến đi theo lối thứ 3 vào QL38 – Đường Tránh Hoà Mạc – Rẽ trái tại Tiệm Rửa Xe – Sửa Xe Thanh Tuấn vào Nguyễn Trường Tộ/Phạm Bạch Hổ/QL38B – Tại vòng xuyến, đi theo lối ra thứ 1 vào Quốc lộ 39B cũ/Đinh Điền/QL38B – Tại vòng xuyến, đi theo lối ra thứ 2 vào Lê Văn Lương/Quốc lộ 39B cũ/QL38B – Rẽ phải vào Đường Trục – Đền Đậu An.
  • Nếu đi bằng xe máy: từ Hà Nội đi tiếp về hướng Cầu Chương Dương – Rẽ phải tại Công Ty Tnhh Toung Loong Textile Mfg (Việt Nam) vào Long Biên – Xuân Quan/ĐT378 – Tiếp tục đi thẳng qua Ngã 3 Đê Cổ Linh để vào Long Biên – Xuân Quan/ĐT378 – Rẽ phải tại đường giao nhau thứ 1 vào ĐT379 -Tại vòng xuyến, đi theo lối ra thứ 2 và vào ĐT379 -Tại vòng xuyến, đi theo lối ra thứ 2 và vào ĐT379 – Nhập vào QL39A – Rẽ trái tại Trung Tâm Hi Vọng Tiên Cầu -Rẽ phải tại Cửa Hàng Nhôm Kính Ngọc Sen – Rẽ trái tại cầu vào Quốc lộ 39B cũ/QL38B – Rẽ phải tại Cửa Hàng Tạp Hóa Nhuận Sinh – đền Đậu An.

Kiến trúc đền Đậu An Hưng Yên

Kiến trúc đền Đậu An ngày nay mà bạn nhìn thấy là thuộc lần tu bổ mới nhất của đền năm 2001, sau 10 năm đền được nhận quyết định của bộ Văn Hóa Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1989.

Ngôi đền cổ kính Đậu An được xây dựng chủ yếu bằng đá nguyên khối vô cùng chắc chắn. Phần khung bên trong đền thì đều được tạc từ gỗ lim. Riêng cung Đệ Nhất và Đệ Nhị thì lại được làm toàn bộ bằng đá. Từ câu đối, tới cột trụ, bức hoành phi cũng đều là đá tảng. Các khối đá nơi đây đều được các nghệ nhân tài giỏi điêu khắc công phu với hình long cuốn thủy cực đặc sắc.

Về cấu trúc, đền được xây dựng theo cấu trúc hình chữ Đinh gồm 3 tòa tiền tế, thượng điện và hậu cung đặt tượng thờ Ngọc Hoàng và các vị thiên thần.

Bên ngoài sân đền, có “Tháp Cửu Trùng” được tạc bằng đất nung. Tháp được xây dựng từ thời Lý Trần. Tuy nhiên do tác động ngoại cảnh, tháp bị tàn phá nhiều. Mới đây nhân dân có khôi phục lại nhưng vẫn không được nguyên vẹn như ban đầu. Dù vậy, du khách tới đây vẫn có thể chiêm ngưỡng được những họa tiết cực độc đáo còn sót lại trên tháp. Theo đó, tháp cao chín tầng có dáng dấp đình bảng, vừa có nét Chăm Pa, khắc hình cánh sen, chim thần. Tháp là biểu tượng cho chín tầng mây cao vời vợi của chốn cửu trùng thiên, là biểu tượng cho thánh thần thượng thiên cao vời vợi.

Ngoài tháp cửu trùng, đền còn lưu giữ cổ vật khánh đá từ thời Vĩnh Trị, chuông đồng có niên hiệu từ đời Cảnh Hưng và hai tấm bia đá từ thời Lý Nguyễn ghi lại niên đại kiến trúc, và người có công tôn tạo đền vô cùng quý giá

Về dự lễ hội đền Đậu An Hưng Yên

Với nhiều người có thắc mắc đền Đậu An thờ ai thì đền thờ Ngọc Hoàng thượng Đế, Ngũ lão Tiên ông, cùng với những vị Thiên tiên, Địa tiên. Theo sự tích Ngọc Hoàng Thượng Đế, nơi đây xưa kia là những vùng đất có thú dữ, khó khăn, hoang vu nên được Ngọc Hoàng phái Thiên tiên, Địa tiên, Ngũ lão tiên ông xuống chỉ cho dân cách diệt thú dữ, khai phá vùng đất và trồng lúa nước và được nhân dân dựng lên ngôi đền. Ban đầu tên đền là Thụy Ứng Quán (sau được đổi tên) để tưởng nhớ đến công ơn của Ngọ Hoàng, Ngũ Lão Tiên Ông và các vị thần tiên khác, cũng như lập đền để cầu mưa, cầu gió, mưa thuận gió hòa, mùa mang bội thu.

Đặc biệt để nhớ đến những công lao của Ngọc Hoàng Thượng Đế nên lễ hội đền Đậu An Tiên Lữ Hưng Yên cũng đã nằm sâu trong tâm trí của họ. Phần lễ hội Đậu An được tổ chức từ ngày 6 đến ngày 12 tháng 4 âm lịch hàng năm, nhất là ba ngày hội chính là mùng 6, 7 và 8 nên được rất nhiều người quan tâm, chờ đến ngày lễ hội cũng như xin lộc, xin may từ Ngọc Hoàng Thượng Đế.

Ngày mùng 6 là ngày khai hội cũng là ngày mà người dân tổ chức dâng hương, bái yết Ngọc Hoàng, đặc biệt trong ngày này, nhân dân sẽ kiệu thờ các vị tiên khác rước lên đền Thượng để bái kiến Ngọc Hoàng. Tiếp theo là ngày 7, được diễn ra hết sức long trọng, cẩn tận đó là các kiệu được rước quanh làng và đúng theo trình tự.

Ngày hội chính, lớn nhất là ngày mùng 8 hay được coi là lớn nhất của lễ hội đền Đậu An ở tỉnh Hưng Yên, sự tích về “bà Khó đánh hùm” được lưu truyền trong dân gian. Cho đến ngày nay, thì nhân dân trẩy hội và tập trung nhau ở trước cửa “tổ hùm” dể xem biểu diễn lại sự tích đánh hổ đã được nhân dân lưu truyền xa xưa. Thể hiện đúng tinh thần thượng võ, bảo vệ đất nước của dân tộc Việt Nam, một truyền thống không thể nào quên của người Việt.

Cho dù thế nào, lễ hội đền Đậu An Hưng Yên cũng là một lễ hội lớn, thu hút được nhiều người tới tham gia và mang đậm nét truyền thống, văn hóa dân gian, nó cũng thể hiện được sự khát vọng cháy bỏng của con người Việt.

Đền Đậu An

Những chú ý khi sắm lễ dâng Ngọc Hoàng Thượng Đế

Đền Đậu An là ngôi đền thiêng, con hương, đệ tử đến đâu cầu khấn đều thấy ứng. Do đó, vào những ngày đầu năm, hay trong những ngày lễ hội, con hương từ khắp các tỉnh thành trên cả nước lại nườm nượp từng đoàn về đền cúng lễ. Các con hương thường chuẩn bị một mâm lễ đủ đầy gồm các thức: một đĩa hoa, một đĩa quả, cơi trầu, quả cau, cút rượu, xôi thịt, thẻ hương, giấy tiền và một cánh sớ.

Ngoài những thức lễ như trên, nếu bạn thành tâm muốn dâng cúng ban thờ thánh một lễ vật đẹp, sang trọng lại có thể để được lâu dài không bị hỏng mốc thì hãy tham khảo những mẫu Oản Tài Lộc. Oản Tài Lộc có thể được lâu với thời gian khoảng 6 tháng được trang trí tỉ mỉ, trang trọng rất thích hợp đặt trong không gian cúng lễ.

Oản dâng lên Ngọc Hoàng Thượng Đế nơi đền Đậu An là oản màu vàng. Oản ngọc nên được trang trí tỉ mỉ, đầu tư với hoa ngũ sắc lá ngọc cành vàng cho thêm phần lộng lẫy, thể hiện lòng thành kính dâng cúng nhà ngài. Với kiểu oản đặc biệt như vậy, bạn khó có thể tìm kiếm được ở những đơn vị bán oản thông thường mà phải tim đến Oản Cô Tâm.

Oản Cô Tâm là đơn vị chuyên làm oản nghệ thuật với nhiều màu sắc và họa tiết trang trí mang ý nghĩa tâm linh phục vụ cho nhu cầu cúng bái, lễ lạy của khách hành hương. Với quanh oản vàng lễ Ngọc Hoàng thượng đế, khách hàng hoàn toàn an tâm khi mua hàng tại Oản Cô Tâm bởi quanh oản vàng sẽ được chúng tôi trang trí cách điệu với hoa lụa trang nhã cùng cành vàng lá ngọc, tạo nên quanh oản vừa đẹp, vừa kiêu sa lại hoàn toàn phù hợp với văn hóa tín ngưỡng tâm linh thờ cúng của người Việt, cực kỳ thích hợp để dâng lên cửa đức ngài cầu tốt lành đầu năm cho gia đình.

Đền Đậu An

Trên đây là một số thông tin về Đền Đậu AnĐồ thờ Hưng Vũ muốn chia sẻ với các bạn về một ngôi chùa nằm ở Hưng Yên. Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về ngôi đền này nhé!

Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các ngôi chùa khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tớ nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *