Bạch Nguyệt Quang là gì? Ý nghĩa có giống Nôt Chu Sa không?

Bạch Nguyệt Quang là gì? Ý nghĩa có giống Nôt Chu Sa không? Đây là một trong 2 thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong tình yêu. Thực tế thì đôi khi là một dãy số, cũng có khi là một từ tiếng Trung hay tiếng Anh nào đó để ẩn ý tình yêu của mình và được giới trẻ sử dụng

Và “bạch nguyệt quang” cũng không phải ngoại lệ. Vậy sau đây hãy cùng Đồ Thờ Hưng Vũ tìm hiểu ý nghĩa của Bạch Nguyệt Quang và Nốt Chu Sa là gì? nhé!

Bạch Nguyệt Quang là gì

Bạch nguyệt quang là gì?

Bạch nguyệt quang là từ dùng để chỉ những người mà chúng ta đã từng thích, nhưng lại không có được họ. Giống như ánh trăng (bạch nguyệt quang) rất đẹp, rất sáng nhưng chúng ta không chạm đến được, không biến thành của riêng mình được và chỉ có thể ngắm nhìn từ xa

Để hiểu Bạch nguyệt quang là gì chúng ta cùng đi phân tích nghĩa của từng từ Hán Việt này:

  • Bạch có nghĩa là màu trắng. Ví dụ: bạch mã là con ngựa trắng.
  • Nguyệt có nghĩa là Mặt Trăng. Ví dụ: Vọng nguyệt có nghĩa là ngắm trăng.
  • Quang có nghĩa là sáng sủa, không có gì che chắn.

Như vậy, bạch nguyệt quang có nghĩa là ánh trăng sáng. Trăng tròn vành vạnh, rất sáng, rất đẹp, nhìn thấy ngay trước mắt nhưng chúng ta không thể chạm tay, không thế lấy làm của riêng cho mình mà chỉ được ngắm nhìn từ xa. Và trong tình yêu là muôn sự liên tưởng và suy luận. Từ bạch nguyệt quang lại có nghĩa là những người mà ta từng thích, từng yêu nhưng lại không có được họ.

Hình ảnh mặt trăng sáng, tròn vành vạnh kia hiện hữu ngay trước mắt nhưng không thể chạm tay, không thể chiếm lấy mà chỉ có thể ngắm nhìn vẻ đẹp ấy từ xa. Cũng giống như mối tình đầu thời niên thiếu của mỗi người, dù yêu đến “khắc cốt ghi tâm” song vẫn không thể nào có được nhau, cùng nhau viết nên một kết thúc viên mãn.

Thông thường, bạch nguyệt quang thường là những mối tình đầu, họ yêu nhau sâu đậm với nhiều kỉ niệm của tuổi thanh xuân. Tình cảm ở những lứa tuổi này thật trong sáng nhưng lại không được lâu dài. Vì vậy mà bạch nguyệt quang nhắc đến như để nhớ về hoài niệm, nhớ những kí ức đẹp của tuổi trẻ.

Bạch Nguyệt Quang là gì

Nốt chu sa là gì?

Nốt chu sa trong tiếng Trung có thể được viết là “与朱砂痣”, tức là nốt ruồi son màu đỏ. Thuật ngữ này ý chỉ người con gái đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người khác, sâu sắc đến nỗi nhớ mãi không quên.

Trong Y tế thì nốt chu sa, thường là khái niệm để chỉ nốt ruồi nhỏ màu đỏ, do tế bào melanocyte dưới biểu bì và chân bì phát triển thành một cụm thay vì được phân bố rải rác trên da, tạo thành các vết bớt, nốt ruồi. Đây là một loại u lành tính, nhưng không phải không có khả năng trở thành ác tính, nhất là khi kích thích bởi các yếu tố bên ngoài/bên trong.

Nguồn gốc của Bạch Nguyệt Quang

Bạch nguyệt quang nằm trong một ca khúc Trung Quốc nổi tiếng do ca sĩ Đại Tử thể hiện. Ca khúc đã làm mưa làm gió trên các nền tảng mạng xã hội của đất nước này. Thế nhưng, nguồn gốc của Bạch nguyệt quang lại nằm trong tiểu thuyết “”Hoa hồng đỏ, hoa hồng trắng” của tác giả Trương Ái Linh.

Câu chuyện về hoa hồng trắng

Trong truyện, có hai nhân vật là hoa hồng trắng và hoa hồng đỏ. Và Bạch nguyệt quang có nguồn gốc từ chuyện về hoa hồng trắng: Chàng trai rất ái mộ vẻ đẹp của hoa hồng trắng. Với vẻ đẹp và sự kiêu ngạo của mình, hoa hồng trắng đã thu hút mọi ánh nhìn của các chàng trai nhưng không ai có được nàng.

Trải qua 3 kiếp luân hồi, tình yêu của chàng trai dành cho hoa hồng trắng vẫn không thay đổi. Và đến lúc chàng trai có được hoa hồng trắng thì nàng đã chết. Rồi đến lúc chàng trai sắp chết nhưng vẫn ái mộ hoa hồng trắng và không có được nàng. Mối tình cứ lặp đi lặp lại qua nhiều kiếp, chàng trai và hoa hồng trắng mãi mãi không có được nhau.

Câu chuyện về hoa hồng đỏ

Lúc chưa cưới hoa hồng đỏ thì nàng đối với người đàn ông chính là nốt ruồi son rực rỡ, diễm lệ in hằn trên ngực – nơi gần với trái tim nhất, không thể xóa mờ. Tuy nhiên, khi có được rồi, hoa hồng đỏ lại trở thành gánh nặng khiến họ cảm thấy mệt mỏi, chán chường.

Điều này giống như vệt máu của con muỗi trên tường. Mặc dù nó cũng nhỏ bé, mang màu sắc như nốt ruồi son nhưng sao trông thật chướng mắt, bẩn thỉu đến thế.

Sự khác nhau của Bạch Nguyệt Quang và Nốt Chu Sa

Như đã nói ở trên, bạch nguyệt quang có nghĩa là trong trong lòng có một người mình yêu thương, ái mộ nhưng không thuộc về mình thì nốt chu sa lại có nghĩa ngược lại.

Nốt chu sa dùng để chỉ những người có được tình yêu của họ nhưng lại không biết trân trọng, đến khi mất rồi nhưng nó vẫn hiện hữu để lại một tư niệm sâu sắc trong lòng của người đó, như nốt ruồi son khiến bạn nhớ mãi không quên.

Nốt chu sa liên quan đến câu chuyện của hoa hồng đỏ. Khi chưa sở hữu được bông hồng đỏ, bông hồng đỏ giống như nốt ruồi son đẹp, in trên ngực và gần với trái tim nhất của chàng trai. Nhưng khi đã có được thì sự mãnh liệt ấy trở thành gánh nặng, khiến họ cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. Lúc này, màu đỏ ấy giống như vết máu muỗi bám trên tường, trông thật bẩn thỉu và chướng mắt.

Ý nghĩa của Bạch nguyệt quang và nốt chu sa

Hai hình ảnh này còn được cư dân mạng ẩn dụ rằng trong cuộc đời của mỗi người đàn ông đều sẽ tồn tại 2 người con gái quan trọng. Một người chính là bạch nguyệt quang là ánh trăng sáng như mối tình đầu thuở niên thiếu, yêu mà chẳng có được. Còn nốt chu sa là người mà họ muốn cưới làm vợ, luôn hiện hữu trước mắt họ ngự trị trên cơ thể chẳng thể nào quên đi.

Trong cuộc đời một người đàn ông thường có hai loại hoa: Một đóa hoa hồng trắng cùng một đóa hoa hồng đỏ. Nếu anh ta chọn hoa hồng trắng, nhiều năm sau hoa hồng trắng biến thành hạt cơm dính bên mép, hoa hồng đỏ trở thành nốt ruồi son (chu sa chí) trên ngực.

Còn nếu anh ta chọn hoa hồng đỏ, sau này hoa hồng trắng liền thành ánh trăng sáng (bạch nguyệt quang) đầu giường, còn hoa hồng đỏ chính là vết máu muỗi.

Ai cũng vậy trong cuộc đời mặc kệ bạn là nam hay nữ thì đều có một ánh trăng tốt đẹp bạn hằng mong ước và có một nốt chu sa khiến bạn nhớ mãi không thôi. Cuộc đời mỗi người đều xuất hiện hai người: Một người có thể ở trong tâm trí bạn, một người có thể cùng bạn đi đến cuối con đường. Chỉ hi vọng trong cuộc đời, hai người đó có thể trùng hợp là một thì thật tốt.

Cuộc đời ai cũng như ai, đôi khi cái chúng ta không có lại mong ngóng chờ đợi mòn mỏi. Còn những cái nó được định sẵn là của chúng ta thì ta lại không coi trọng.

Các thuật ngữ khác của giới trẻ

Ngoài thuật ngữ Bạch Nguyệt Quang và Nốt Chu Sa thì các thuật ngữ cùng chủ đề này như:

Ghost

Trong tiếng Anh, ghost có nghĩa là hồn ma. Nhưng trong tình yêu, ghost có nghĩa là “bơ”, là cắt đứt liên lạc mà không hề báo trước.

Nếu một trong hai “ghost” đối phương, họ sẽ biến mất khỏi cuộc sống của người kia và hai bên trở thành người xa lạ.

Zombie-ing

Sau khi biến mất khỏi cuộc sống của chúng ta, họ đột nhiên quay trở lại tìm hiểu, trò chuyện vui vẻ như chưa có chuyện gì xảy ra.

Hiện tượng này được giới trẻ gọi là zombie-ing (xác chết đội mồ sống dậy) – một từ phát triển của ghost.

Trap

Trong tiếng Anh, nghĩa danh từ của trap là bẫy, còn nghĩa động từ là giăng bẫy cho ai đó.

Những “trap boy”, “trap girl” thường là những chàng trai, cô gái thể hiện những hành động tình cảm và lời nói ngọt ngào, dù thực chất họ không có tình cảm với đối phương.

Green flag

Green flag dùng để chỉ những nơi an toàn, là dấu hiệu của một mối quan hệ lâu dài và lành mạnh.

Ở trong một mối quan hệ có nhiều green flag sẽ giúp tinh thần và cuộc sống của chúng ta chất lượng hơn rất nhiều.

Tiu-đây, tu-ét-đây (tuesday), tiểu tam

Đây là một từ chơi chữ thú vị của các bạn trẻ Gen Z Việt. Trong tiếng Anh, “Tuesday” có nghĩa là thứ ba. Các bạn trẻ sử dụng từ này để chỉ những kẻ thứ ba chen chân vào mối quan hệ của người khác.

Trà xanh

“Trà xanh” là từ có nguồn gốc từ Trung Quốc, cũng dùng để chỉ những “người thứ ba”. Trà xanh thường dùng để chỉ những cô gái không thành thật, có ngoại hình trong sáng nhưng thực chất rất mưu mô và tính toán. Họ dùng vẻ ngoài ngây thơ của mình để làm xiêu lòng các chàng trai, đặc biệt là những người đã có “chủ”.

Cơm chó (cẩu lương) – bóng đèn

Cũng như trà xanh, cơm chó (cẩu lương) là từ bắt nguồn từ Trung Quốc. Cơm chó dùng để chỉ hành động thân mật, âu yếm của các cặp đôi trước mặt người khác, đặc biệt với những người còn độc thân. Hành động này thường được gọi là “phát cơm chó”.

Những người “ăn cơm chó” sẽ được coi như “bóng đèn”. “Bóng đèn” là từ dùng chỉ những người “vướng chỗ” khi các cặp đôi thân mật với nhau, tương tự như “kỳ đà cản mũi”.

Simp

Simp là từ dùng để chỉ sự si tình, mê đắm đối phương hơn cả một tình yêu thông thường. Simp là yêu bất chấp, là “hoàn hảo hóa” nửa kia và có sự bao dung vô hạn cho người mình yêu.

Tuy nhiên, simp cũng thể hiện rằng tình cảm một người dành cho đối phương nhiều hơn hẳn người còn lại. Simp thường xuất hiện ở tình yêu đơn phương, khi tình yêu không được đáp trả và ta luôn day dứt vì không có được người ấy.

Trên đây là thông tin về Bạch Nguyệt Quang và Nốt Chu Sa là gì Đồ Thờ Hưng Vũ đã tổng hợp. Hy vọng qua nội dung trên thì bạn đọc đẫ có câu trả lời cho bản thân mình

Đừng quên theo dõi các bài viết khác của chúng tôi nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *