Tiềm thức là gì ? Tiềm thức và ý thức là hai phần quan trọng cấu thành tâm trí con người. Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan của bộ não, có bản chất và tính chủ thể. Còn tiềm thức là một điều bí ẩn vẫn chưa được khai phá và hiểu rõ.
Tiềm thức là gì?
Tiềm có nghĩa là ẩn sâu, còn thức là chỉ ý thức của con người. Vậy tiềm thức là thứ thúc đẩy con người đưa ra một lựa chọn hay quyết định, mà không có bất kì sự chuẩn bị hay suy nghĩ gì trước. Tiềm thức đưa ra hành vi dựa trên các hành động và kinh nghiệm của mỗi người trong quá khứ.
Tiềm thức được cho là hình thành từ các kí ức sâu kín bên trong tâm trí, mà ngay cả ý thức cũng không nhận biết được. Cho đến hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể khai thác hết mọi khía cạnh về tiềm thức, và vẫn đang trong quá trình nỗ lực tìm kiếm.
Có thể nói, tâm trí quyết định mọi thứ. Và tiềm thức được xem như bước sàng lọc đầu tiên giúp ta chọn lọc các thông tin cần thiết và phù hợp trong từng thời điểm khác nhau để chuyển đến bộ não.
Tất cả những hình ảnh, thói quen, tính cách, hành vi đều tồn tại bên trong tiềm thức. Tiềm thức chính là một phần ẩn giấu bên trong tâm trí của con người, phần mà chúng ta không thể nhận biết một cách cụ thể và chính xác.
Chẳng hạn như khi mới bắt đầu tập thiền chánh niệm, bạn sẽ gặp phải không ít khó khăn trong việc điều chỉnh và kiểm soát hơi thở của bản thân, đồng thời cũng không nắm vững các động tác.
Tuy nhiên, sau một thời gian khi chúng đã trở thành thói quen thì tiềm thức sẽ giúp bản quản lý tốt hơi thở của mình và ổn định tâm lý hiệu quả, giúp cho bạn có được cảm thấy thoải mái nhất.
Chức năng của tiềm thức
Giới khoa học đã tiến hành nghiên cứu và đưa ra một số kiểm chứng về chức năng của tiềm thức. Cụ thể như sau:
Điều khiển cơ thể: Tiềm thức sẽ đảm nhiệm vai trò quản lý hầu hết các chức năng của cơ thể con người, chẳng hạn như nhịp tim, thở, hệ miễn dịch,… Vì thế tiềm thức có thể giúp chúng ta chống lại những tác động xấu đến thể chất.
Tạo nên vùng an toàn: Tạo ra vùng an toàn để bảo vệ sự sống còn của cơ thể lý tính là một trong các chức năng chính và quan trọng nhất của tiềm thức. Tiềm thức luôn cố gắng đấu tranh nhằm ngăn chặn, chống lại những yếu tố mà bản thân nó cho là mối nguy hiểm, đe dọa đến sự sống của con người.
Lưu giữ và tổ chức trí nhớ hoặc kí ức: Tiềm thức có khả năng sắp xếp và chọn lọc ký ức. Nó có xu hướng cất giấu các kí ức tồi tệ và gây tổn thương cho cá thể, đồng thời giúp bạn dễ dàng ghi nhớ và hồi tưởng về những kí ức tốt đẹp, hạnh phúc trong quá khứ.
Giao tiếp thông qua cảm xúc: Tiềm thức sẽ cảnh báo cho chúng ta về những mối nguy hiểm, đe dọa có thể xảy đến thông qua những phản ứng sinh lý và cảm xúc. Vì thế, mỗi khi bạn cảm thấy căng thẳng, lo lắng, hoạc bất an, có thể đó chính là hệ quả của hoạt động tiềm thức đang điều khiển và chi phối cảm xúc, suy nghĩ.
Tiếp thu hình ảnh trực quan tốt: Tiềm thức tiếp nhận và ghi nhớ những hình ảnh trực quan, có nhiều màu sắc sinh động tốt hơn nhiều so với từ ngữ hay âm thanh. Đây là một chức năng quan trọng và có nhiều sự ảnh hưởng tích cực với con người. Do đó nếu muốn ghi nhớ tốt thì hãy sữ dụng hình ảnh thay ừ ngữ.
Tạo dựng các liên kết và hỗ trợ tốt cho quá trình học tập: Tiềm thức sẽ ghi nhận và liên kết những trải nghiệm trong cuộc sống để tạo thành kinh nghiệm. Kinh nghiệm sẽ cảnh báo nguy hiểm bằng những phản ứng như căng thẳng, đổ nhiều mồ hôi khi bạn bắt đầu một thứ gì đó mới lạ. Đồng thời, kinh nghiệm cũng giúp ta cảm thấy hào hứng, sáng tạo hơn trong những lĩnh vực từng đạt được thành công.
Sức mạnh tiềm thức thật sự có vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Ngoài ra, tiềm thức còn được cho là có ảnh hưởng đến thiên kiến nhận thức, một loạt những ý niệm sai lầm tồn tại trong nhận thức làm ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi của con người.
Bí mật về sức mạnh tiềm thức
Tiềm thức chính là nơi lưu trữ và truy xuất dữ liệu. Chức năng chủ yếu của tiềm thức là đảm bảo phản hồi chính xác theo cách đã được lập trình và lên kế hoạch từ trước, nhờ đó hành động và lời nói của chúng ta sẽ luôn thống nhất với khuôn mẫu có cùng quan điểm cá nhân.
Chính vì thế, việc lặp lại các khẳng định tích cực đóng vai trò cực kì quan trọng. Mỗi cá nhân hoàn toàn có thể lập trình lại các khuôn mẫu của suy nghĩ bằng biện pháp tư duy tích cực và định hướng thành công của bản thân.
Đây chính là lý do giải thích cho việc vì sao các hoạt động truyền cảm hứng lại có công dụng lớn đối với quá trình thực hành suy nghĩ, tư duy tích cực. Tiềm thức sẽ hình thành một mô hình tích cực bên trong suy nghĩ và giúp bạn nhìn nhận cuộc sống theo chiều hướng lạc quan, tốt đẹp hơn.
Nếu xem tâm trí có ý thức giống như một người gieo hạt thì tâm trí tiềm thức chính là khu vườn để những hạt giống được đâm chồi, nảy nở và phát triển. Vì thế, việc khai thác sức mạnh tiềm ẩn của suy nghĩ tích cực có ý nghĩa rất lớn đối với nền tảng của tư duy.
Sức mạnh tiềm thức hoạt động thế nào?
Nếu nói về tiềm thức, nhiều người thường biết đến một khái niệm mang tên là xung cân bằng nội môi – homeostatic impulse. Nó đảm nhiệm vai trò điều chỉnh các chức năng của cơ thể như hơi thở, nhịp tim, nhiệt độ cơ thể,…
Tiềm thức nắm giữ vai trò đảm bảo sự cân bằng nội môi về mặt tinh thần. Nó hoạt động bằng cách giữ cho chúng ta hành động và suy nghĩ phù hợp với những gì chúng ta đã từng nói và làm trong quá khứ.
Do đó, hầu hết các thói quen, suy nghĩ và hành vi của bạn đều sẽ được lưu giữ kỹ lưỡng bên trong tiềm thức. Tiềm thức sẽ nắm giữ vai trò ghi nhớ tất cả, từ đó điều chỉnh các hành động phù hợp với từng con người.
Mỗi khi bạn bắt đầu thử một điều gì đó mới mẻ hoặc thay đổi thói quen của mình thì bạn sẽ dễ đối mặt với cảm giác không thoải mái, thậm chí là căng thẳng, hồi hộp về thể chất và tinh thần. Điều này chủ yếu là do tiềm thức gây nên/
Cảm thấy sợ hãi, lo lắng, stress chính là các triệu chứng cho thấy rằng tiềm thức của bạn đang hoạt động, cũng là nguyên nhân khiến bạn gặp nhiều khó khăn trong việc thay đổi các thói quen cũ.
Tuy vậy, thông qua việc kiểm soát và điều chỉnh hành vi, chúng ta hoàn toàn có khả năng tạo ra các vùng an toàn khác mà tiềm thức sẽ thích nghi theo.
Cách vận dụng sức mạnh tiềm thức
Bạn sẽ dễ dàng nhận thấy vai trò của tiềm thức mỗi khi bạn muốn thử sức với những điều mới mẻ, bởi vì tiềm thức sẽ luôn cố gắng để níu giữ bạn trở lại vùng an toàn.
Cảm giác lo lắng, bất an và căng thẳng khi bắt đầu một điều gì mới là tín hiệu cảnh báo của tiềm thức. Tuy nhiên, khi hành vi đã trở thành thói quen thì tiềm thức sẽ được lập trình lại theo chiều hướng tích cực và có lợi cho bạn.
Trong thực tế, những người thành đạt luôn cố gắng và sẵn sàng vượt khỏi vùng an toàn của mình để thử sức với những điều mới mẻ, thú vị. Họ hiểu rằng việc cứ mãi lẩn quẩn trong vòng an toàn không thể giúp họ phát triển, mà còn tạo ra lối mòn trong suy nghĩ, khiến họ càng thụt lùi.
Ngoài ra, sức mạnh tiềm thức còn được ứng dụng trong quy trình tâm lý trị liệu nhằm giúp khách hàng thoát ra khỏi tình trạng trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc, mất ngủ, giúp thân chủ hồi phục sức khỏe tâm trí và có cuộc sống hạnh phúc, thành công hơn.
Phương pháp giúp bạn làm chủ sức mạnh tiềm thức
Tiềm thức thường được ví như một “người gác cổng” đối với vùng an toàn bên trong tâm trí. Nếu có thể kiểm soát tốt sức mạnh tiềm thức bạn sẽ dễ dàng hình thành nên những thói quen mới, tích cực hơn cho bản thân.
Nhờ đó mà bạn có thể đạt đến những thành công mới, cảm thấy viên mãn, hạnh phúc và biết cách hàn gắn, chữa lành các vết thương trong quá khứ. Để có thể rèn luyện tâm trí thì bạn hãy thử áp dụng các cách sau đây:
Trên đây là thông tin về tiềm thức là gì mà Đồ Thờ Hưng Vũ đang cung cấp. Hy vọng qua nội dung trên các bạn sẽ lựa chọn được bàn thờ Huế ưng ý
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ cho chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất nhé!
Thông tin liên hệ
Đồ Thờ Hưng Vũ
Địa chỉ: 36 Xóm Ngã Tư – Xã Sơn Đồng – Huyện Hoài Đức – Tp. Hà Nội
Hotline – Zalo: 0908.867.888
Số điện thoại: 0907.200.988