Chùa Hàng hay còn được gọi là chùa Dư Hàng, đây là một ngôi chùa tại Thành Phố cảng Hải Phòng. Chùa Hàng được biết đến là một ngôi chùa ngàn năm tuổi ở Hải Phòng là nơi còn lưu giữ rất nhiều hiện vật quý mang tính lịch sử. Nơi đây còn đường xem là một kho tàng lịch sử mà du khách không thể bỏ qua.
Chùa Dư Hàng Hải Phòng với không gian bề thế mang nét kiến trúc cổ xưa luôn là điểm đến thu hút đông đảo du khách mỗi dịp Tết đến xuân về. Nếu bạn đang băn khoăn không biết đi du lịch Hải Phòng có điểm tâm linh nào không thì chắc chắn chùa Hàng là một gợi ý vô cùng phù hợp. Hãy tìm hiểu thông tin chi tiết về ngôi chùa này nhé!
Chùa Dư Hàng Hải Phòng ở đâu? Hướng dẫn đường đi
Chùa Hàng ở đâu?
Chùa Dư Hàng ở Hải Phòng tọa lạc ở ngay trung tâm thành phố cảng với địa chỉ cụ thể là số 121 Dư Hàng, Q. Lê Chân, Tp. Hải Phòng. Đây là một trong những con phố lớn, tấp nập người qua lại nhưng bước vào chùa sẽ là một không gian bình yên, thanh tịnh đối lập hoàn toàn với bên ngoài.
Ngoài ra, con phố lớn này cũng rất dễ tìm kiếm, nếu bạn chỉ đi du lịch Hải Phòng 2 ngày 1 đêm mà còn băn khoăn không biết có thời gian để tới chùa Hàng, Lê Chân, Hải Phòng không thì đừng lo nhé. Bạn sẽ dễ dàng tìm được đường đến đây nhanh chóng, không mất quá nhiều thời gian.
Hướng dẫn đường đi
Đường Dư Hàng, Lê Chân, Hải Phòng thì rất dễ tìm, phố lại rộng rãi nên bạn có thể dễ dàng di chuyển tới đây. Bạn có thể lựa chọn nhiều phương tiện khác nhau để tới chùa như: xe ô tô khách, taxi, xe ô tô riêng hay xe máy. Tùy vào quãng đường đi và sở thích mà bạn hãy đi phương tiện phù hợp nhất với mình nhé.
Bây giờ đã có các hướng dẫn chỉ đường online nên việc di chuyển đến chùa Dư Hàng Hải Phòng dễ dàng hơn rất nhiều. Bạn chỉ cần tìm đường đi đến 121 phố Dư Hàng và theo bản đồ chỉ là được.
Đối với những bạn đi từ Hà Nội thì có thể tham khảo theo cung đường này: Quốc lộ 1A – quốc lộ 5B – tỉnh lộ 253 – rẽ vào đường Nguyễn Văn Linh – đường Hoàng Minh Thảo – đến phố Dư Hàng. Với khoảng cách 120km, đi theo cung đường này bạn mất từ 1,5 tiếng đến 2 tiếng di chuyển.
Bên cạnh cách đi tự túc, bạn cũng nên tham khảo thêm một số tour du lịch Hải Phòng có điểm đến là chùa Dư Hàng nếu đi cùng người già và trẻ em. Đi theo tour sẽ có hành trình trọn gói mà bạn không mất thời gian tìm kiếm cũng như lo về vấn đề đi lại, ăn uống, nghỉ ngơi.
Lịch sử của chùa Hàng
Chùa Hàng, tên đầy đủ là chùa Dư Hàng (tên chữ là Phúc Lâm Tự) là một ngôi chùa cổ, trước thuộc xã Dư Hàng Kênh, huyện An Dương; nay thuộc địa bàn phường Hồ Nam, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng. Căn cứ theo bản ghi chép bia ký tại đây thì chùa có nguồn gốc từ thời Tiền Lê (980-1009).
Cuối thời vua Lê Đại Hành đã có vị sư tổ đến đây thuyết pháp, khai sáng giáo lý nhà Phật. Đến thời Trần (1225-1400), các vị sư tổ thiền phái Trúc Lâm ở Yên Tử Sơn, đã có những mối quan hệ thâm giao với chùa.
Vì vậy, từ xưa đến nay, chùa Hàng vẫn truyền lệ kỷ niệm sinh nhật vị sư tổ đệ nhất “Đền ngự giác hoàng tinh tuệ thiền sư” tức vua Trần Nhân Tông, vào ngày 02/11 âm lịch và vị tổ thứ 3 của phái Trúc Lâm là thiền sư Huyền Quang Lý Đạo Tái vào ngày 03/11 âm lịch hàng năm.
Vào đời vua Lê Gia Tông (1672), sư cụ Nguyễn Đình Sách (tự là Chân Huyền) đã xuất tiền để tậu ruộng đất, cải tạo chùa to rộng, có đủ gác chuông, nhà thờ tổ, nhà tăng… Đến đời vua Thành Thái (năm 1899), chùa tiếp tục được trùng tu. Vào năm 1917, chùa được xây thêm thư các, vườn tượng, vườn tháp và sửa sang một số hạng mục.
Từ đó trở đi, dù trải qua bao thăng trầm của lịch sử, ngôi chùa cổ này đã được các thế hệ hoà thượng, tăng ni và các tín đồ phật tử sở tại chung sức, chung lòng sửa sang, xây đắp để ngày thêm khang trang, đẹp đẽ.
Trong thời kỳ tiền khởi nghĩa, chùa Hàng là nơi hoạt động cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1926, đông đảo tăng ni, phật tử và học sinh… đã làm lễ truy điệu nhà yêu nước Phan Chu Trinh ngay tại chùa. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, chùa còn là nơi diễn ra lễ ra mắt của hội Tăng gia cứu quốc Hải Phòng, tổ chức “Tuần lễ vàng”…
Năm 1986, chùa Hàng đã vinh dự được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử – văn hoá cấp quốc gia
Kiến trúc của chùa Hàng
Chùa Hàng Hải Phòng có kiến trúc sơ khai được xây dựng vào đầu thế kỉ thứ 11, từ lần trùng tu năm 1917 kiến trúc của chùa ổn định từ đó đến nay gồm: tam quan, Phật điện, nhà Tổ, gác chuông và vườn tượng,…
Ngôi chùa có cấu trúc rất độc đáo, các phần được sắp xếp tạo thành hình chữ Đinh.
Bước vào của chùa là Tam quan ở chính giữa, hai bên là nhà Tổ, bên trong là Phật điện với 7 gian rộng lớn.
Phục vụ cho những buổi sinh hoạt của các tăng sư trong chùa cầu kinh, niệm phật.
Kiến trúc bên trong Phật điện nổi bật với màu sắc bắt mắt của những những bức hoành phi, những câu đối, màu sơn son,…
Thêm vào đó, là những tấm hình chạm khắc tinh tế, tỉ mỉ hình rồng, mây, hộp gỗ, và cả bức tranh về thầy trò Tôn Ngộ Không và Đường Tăng…
Những hình vẽ mang đậm phong cách cổ kính của triều Nguyễn.
Ngoài ra, đây còn là nơi lưu giữ những cổ vật tâm linh như bức tượng Phật cổ từ thời Tiền Lê. Các bộ cổ được đúc bằng đồng tinh xảo vẫn còn được lưu giữ nguyên vẹn cho đến ngày nay.
Chùa Hàng Hải Phòng còn mang một cái tên khác được đúc kết trên gác chuông đó là “ Phúc Lâm Tự”.
Gác chuông của chùa có kiến trúc 3 tầng quen thuộc giống với những ngôi chùa khác và cũng có thế uốn lượn hình rồng bay phượng múa rất tinh tế và mềm mại.
Sau gác chuông là nhà Tổ được thiết kế với 5 gian rộng rãi, thoáng đạt. Bao quanh là nhà Hậu và tiền đường và khu thượng viện.
Thượng viện chùa Hàng Hải Phòng được dựng lên hoàn toàn bằng gỗ và trên tường vẫn còn dấu ấn rõ nét những hình chạm trổ tinh tế của người xưa để lại.
Đặc biệt, đến chùa Hàng Hải Phòng du khách sẽ được chiêm ngưỡng vườn tượng là “đặc sản” của ngôi chùa này mà không ngôi chùa nào có được.
Vườn tượng có 12 pho tượng với hình thù không bức nào giống bức nào. Tạo nên sự độc đáo trong nghệ thuật điêu khắc, có thể nói đó là thành quả đỉnh cao của nghệ thật này thời xưa.
Trong vườn tượng, nổi bật nhất là 2 bức tượng được đúc bằng đồng của Phật Tổ màu vàng yên vị trên đài sen và tượng Di Lặc.
Trong vườn tượng còn có một ngọn tháp 11 tầng, là nơi đặt di vị của các vị tổ có công sáng lập nên chùa Hàng Hải Phòng.
Chùa Hàng Hải Phòng cúng là một ngôi chùa được coi như kho tàng di vật của lịch sử. Nơi đây còn lưu giữ rất nhiều cổ vật giá trị như: chuông, khánh, đồ trang trí nghệ thuật, gốm,…
Và hơn hết là bộ sách kinh phật Tràng A Hàm mang một giá trị tinh thần vĩnh cửu đã được sử dụng qua tất cả các đời trụ trì tại chùa.
Những điểm độc đáo của chùa Hàng
Kiến trúc đặc trưng thời phong kiến
Không có nhiều lần trải qua quá trình trùng tu, vì vậy Chùa Dư Hàng vẫn giữ được lối thiết kế truyền thống của ông cha ta thời trước.
Các khu vực tại chùa được khéo léo bố trí theo kiểu chữ Đinh cổ xưa. Đi vào chùa, đầu tiên bạn sẽ thấy ở chính giữa là Tam quan, trong là Phật điện với 7 gian rộng lớn, hai bên là nhà thờ Tổ, khu vực chuông gác và không gian vườn tượng xanh mát.
Khu Phật điện
Bước vào bên trong Phật điện, bạn sẽ chiêm ngưỡng những bức hoành phi, những câu đối, màu sơn son,… và đặc biệt là bức tranh về thầy trò Đường Tăng vô cùng tinh xảo và tỉ mỉ. Ngoài ra, trong chùa còn có những hình vẽ mang đậm dấu ấn thời nhà Nguyễn.
Không gian vườn tượng độc đáo
Đến thăm Chùa Dư Hàng, bạn sẽ phải ngạc nhiên với không gian vườn tượng “có một không hai” ở đây. 12 pho tượng tượng trưng cho sự đỉnh cao nghệ thuật của thời xưa, nổi bật trong số đó là 2 pho tượng của Phật Tổ ngự đài sen và Phật Di Lặc được đúc bằng đồng, cùng với đó là ngọn tháp 11 tầng – là nơi đặt di vị của các vị tổ có công xây dựng Chùa Dư Hàng Hải Phòng, tất cả tạo nên một không khí linh thiêng nhưng không kém phần đặc sắc.
Khu vực gác chuông Chùa Dư Hàng
Gác chuông là nơi mà bất cứ ai đến ngôi chùa nào cũng đều phải ghé thăm. Được xây dựng theo kiến trúc 3 tầng quen thuộc, tuy nhiên gác chuông tại Chùa Dư Hàng còn được trang trí chi tiết rồng phượng uốn lượn mềm mại, bên trên khắc dòng chữ “Phúc Lâm Tự” nổi bật.
Nhà Tổ và khu Thượng viện
Nhà Tổ chùa Dư Hàng nằm ở sau lưng gác chuông và được thiết kế với 5 gian rộng rãi. Bao quanh đó là nhà Hậu, tiền đường và khu Thượng viện.
Gỗ là vật liệu làm nên khu Thượng viện Chùa Dư Hàng, các bức tường nơi đây vẫn còn in dấu những vết chạm trổ của người xưa.
Chùa Dư Hàng – nơi lưu giữ nhiều hiện vật lịch sử
Dù trải qua nhiều biến cố lịch sử, song Chùa Dư Hàng Hải Phòng vẫn giữ cho mình nhiều di vật nghìn năm như: chuông, khánh, gốm sứ,… đặc biệt nhất là bộ kinh phật Tràng A Hàm được truyền lại từ nhiều đời trụ trì của chùa.
Đến tham quan chùa Hàng ở Hải Phòng thì nên ăn gì?
Nếu bạn muốn đi du lich hoặc đến viếng thăm chùa Hang ở Hải Phòng thì đây là một số món ăn bạn có thể tham khảo:
- Bánh Đúc Tàu: 7 Dư Hàng; mở cửa từ 15:00 – 18:30; giá khoảng 10-15k.
- Bánh Bèo: 109 Dư Hàng; mở cửa từ 15:00 – 21:00; giá khoảng 10-20k.
- Bánh Bèo và Bánh Gối: 4 Dư Hàng; mở cửa từ 14:00 – 18:00; giá khoảng 10-20k.
- Phở Bò: Trường THPT Dư Hàng Kênh; mở cửa từ: 18:00 – 23:00; giá khoảng 20-30k.
- Bún Móng Giò Thập Cẩm, Bánh Đa Cá: 60 Dư Hàng; mở cửa từ 06:00 – 10:00; giá khoảng 15-30k.
- Lợn Quay Vịt Quay: 151 Dư Hàng; mở cửa từ 17:00 – 20:00; giá khoảng 30-50k.
- Bánh Cuốn Nóng và Trứng Vịt Lộn: Ngõ 1 Dư Hàng; mở cửa từ 06:00 – 10:00; giá khoảng 15-20k.
- Bánh Xèo Nam Bộ: 42 Dư Hàng; mở cửa từ 14:00 – 18:00; giá khoảng 20k.
Gợi ý các điểm lưu trú chất lượng gần chùa Hàng Hải Phòng
Khi đến với chùa Dư Hàng, bạn có thể ăn, nghỉ tại chùa vì nhà chùa sẽ bố trí cho bạn ở tại các phòng. Nếu không muốn làm phiền chùa, bạn có thể tìm các khách sạn khác cũng gần chùa Dư Hàng Hải Phòng như:
- Khách sạn Hữu Nghị Hải Phòng (Hữu Nghị Hotel) tọa lạc tại 60 Điện Biên Phủ, TT/ Chợ Sắt, Hải Phòng. Khách sạn cách Chùa Dư Hàng khoảng 1,79 km.
- Khách sạn Nam Cường Hải Phòng tọa lạc tại 47 Lạch Tray, cách chùa 1,96km.
- Khách sạn Hoàng Hải Hải Phòng tọa lạc tại 109 Cầu Đất, Quận Ngô Quyền, Trung tâm Thành phố/Chợ Sắt, Hải Phòng, cách chùa 1,12 km.
Và nhiều khách sạn du lịch khác mà bạn cũng có thể tìm thấy xung quanh vị trí chùa nhé!
Một vài lưu ý cần biết khi đến chùa Dư Hàng Hải Phòng
Khi đến tham quan hay cúng viếng ở chùa Hàng bạn cần lưu ý những điều sau đây:
- Chú ý trong vấn đề ăn mặc khi vào chùa: trang phục gọn gàng, lịch sự, quần áo dài tay, váy trên đầu gối, không mặc quần áo bó sát hoặc quá ngắn.
- Đi đứng nhẹ nhàng, nói năng nhẹ nhàng, cười duyên, không đùa nghịch gây mất trật tự làm ảnh hưởng đến không khí thanh tịnh, trang nghiêm của chùa.
- Chùa Dư Hàng Hải Phòng khá to và rộng, bạn nên đi giày thể thao hoặc xăng đan thay vì giày cao gót, dễ gây đau chân và khó di chuyển.
- Nhiều du khách có thói quen nhét tiền vào bàn thờ hoặc tay tượng Phật. Việc này là không nên nhé! Đi chùa lễ Phật không bắt buộc phải vào chùa mua lễ. Bạn có thể chỉ đơn giản là thưởng ngoạn phong cảnh, thắp nén nhang hay hành lễ, theo sự hướng dẫn của các tăng ni, phật tử làm việc tại đó
- Mỗi chùa đều có ban lễ, bình hoa, mâm cúng. lễ, không nên tùy tiện sắp lễ, cắm hoa bừa bãi
Trên đây là một số thông tin về Chùa Hàng mà Đồ thờ Hưng Vũ muốn chia sẻ với các bạn về một ngôi chùa nằm ở Hải Phòng. Hy vọng nôi dung trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về ngôi chùa Hàng này nhé!
Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các ngôi chùa khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tớ nhé.