Chùa Pháp Hoa: Lịch sử, kiến trúc, địa chỉ và lễ hội tại TPHCM

Chùa Pháp Hoa Sài Gòn ở đâu? Lịch sử, kiến trúc của chùa như thế nào? Lễ hội hoa đăng và lễ phật đản của chùa Pháp Hoa diễn ra khi nào? Nếu bạn tới TPHCM để du lịch thì không nên bỏ qua địa điểm tham quan này đâu nhé.

Khi đến với Chùa Pháp Hoa du khách sẽ được đắm mình vào không gia thanh tịnh của Phật pháp. Nằm ở trung tâm thành phố xô bồ, chùa Pháp Hoa yên bình tĩnh lặng đến lạ.

Không chỉ là ngôi chùa cổ có lịch sử gần 100 năm, nơi đây còn là cái nôi văn hóa Phật pháp, được nhiều du khách thập phương tìm về hành hương mỗi dịp lễ Phật.

Vậy sau đây hãy cùng Đồ Thờ Hưng Vũ khám phá xem tại sao chùa Pháp Hoa lại nổi tiếng thế nhé!

Giới thiệu chùa Pháp Hoa Sài Gòn

Chùa Pháp Hoa là một ngôi chùa được Hòa thượng Đạo Hạ Thanh người Quảng Nam thành lập năm 1928, năm Mậu Thìn. Trước đây, chùa chỉ có mái tranh, vách ván, được xây dựng tại vùng thôn quê thuộc ấp Đông Sơn Nhì, xã Phú Nhuận, quận Tân Bình, tỉnh Gia Định, nay là phường 4, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh.

Chùa Pháp Hoa là địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng Thành phố Hồ Chí Minh. Đến đây, du khách sẽ được khám phá lối kiến trúc đặc biệt, tham gia nhiều hoạt động lễ hội độc đáo.

Chùa Pháp Hoa

Chùa Pháp Hoa ở đâu?

Chùa Pháp Hoa nằm ở trung tâm thành phố, gần cầu Lê Văn Sỹ, rất thuận tiện trong việc di chuyển. Nếu có dịp du lịch Sài Gòn, muốn thăm chùa Pháp Hoa, bạn chỉ cần di chuyển lên đường Trần Quốc Toản rồi thẳng lên cầu, nhìn sang phải.

  • Địa chỉ: số 870 đường Trường Sa, Phường 14, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Giờ mở cửa tham khảo: 6h00 – 11h30 và 13h30 – 21h00 hằng ngày

Vị trí chùa Pháp Hoa

Lịch sử chùa Pháp Hoa

Chùa Pháp Hoa đã có lịch sử gần 100 năm tuổi, là cái nôi của văn hóa Phật Pháp và được Phật tử khắp nơi trên đất Việt tìm về mỗi dịp lễ lớn trong năm.

  • Chùa được thành lập bởi Hòa thượng Đạo Hạ Thanh vào năm 1928.
  • Năm 1932 (năm Nhâm Thân) chùa được trùng tu có mái ngói tường vôi. Nhờ công Hòa thượng Đạo Hạ Thanh bốc thuốc giúp dân nên thu hút được nhiều người đến học. Trong hai cuộc chiến, chiến tranh Đông Dương và chiến tranh Việt Nam, một số người lính cộng sản đã hoạt động bí mật trong chùa.
  • Nơi đây có căn hầm bí mật được xây dựng từ năm 1945 để nuôi giấu cán bộ cách mạng, có bức chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh được truyền thần từ những ngày đại tang của đất nước. Đặc biệt nơi đây có ngôi mộ của nhà sư – chiến sĩ Thiện Chiếu và còn có nhà bia tưởng niệm các chiến sĩ Quyết tử biệt động thuộc đặc khu Sài Gòn – Chợ Lớn.
  • Năm 1962 (năm Nhâm Dần), Hòa thượng Đạo Hạ Thanh mất.
  • Năm 1965 (năm Ất Tỵ), chùa lại được trùng tu nhờ sự đóng góp của phật tử từ nhiều nơi do đệ tử kế thừa Như Niệm quản lý. Từ đó, chùa được tiếp tục cải thiện đến kết quả ngày nay. Hiện nay, Tỳ Kheo Thích Như Niệm trụ trì chùa.
  • Năm 2015, Chùa Pháp Hoa được Trung tâm Bảo tồn di tích – Sở Văn hóa – thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, Hội đồng xét duyệt di tích Thành phố Hồ Chí Minh công nhận di tích lịch sử tại Thành phố Hồ Chí Minh

Từ kiến trúc đơn giản ban đầu, sau nhiều lần trải qua các thăng trầm lịch sử, chùa được tu sửa lần lượt vào các năm 1932, 1965, 1990 và có được diện mạo như ngày hôm nay.

Chùa Pháp Hoa Quận 3 còn là nơi có căn hầm bí mật được xây dựng năm 1945 để nuôi giấu cán bộ cách mạng. Đây là nơi đã có nhiều đóng góp cho 2 cuộc chiến tranh Đông Dương và chiến tranh Việt Nam khi là nơi hoạt động bí mật của các lính cộng sản.

Đây cũng là nơi có bức chân dung chủ tịch Hồ Chí Minh được truyền thần những ngày đại tang của đất nước. Chùa Pháp Hoa còn có ngôi mộ của nhà sư – chiến sĩ Thiện Chiếu và nhà bia tưởng niệm các chiến sĩ đặc khu Sài Gòn – Chợ Lớn

Chùa Pháp Hoa chính thức được công nhận là di tích lịch sử vào năm 2015 bởi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Chùa cũng là địa điểm yêu thích thường xuyên được ghé thăm không chỉ bởi các du khách mà còn của người dân Sài Gòn.

Chùa Pháp Hoa

Kiến trúc chùa Pháp Hoa

Chùa Pháp Hoa cho đến hôm nay còn lưu giữ được nét rêu phong từ thủa ban đầu và kiến trúc đặc trưng của các mái chùa Bắc Tông trên toàn nước Việt. Nhìn từ phía xa ngôi chùa nổi lên với mái vòm cùng cột đỏ được chạm khắc tinh xảo ngay bờ kênh Nhiêu Lộc. Sự uy nghi lộng lẫy của mái chùa trên 100 năm tuổi làm bạn ngỡ ngàng và thích thú

Kiến trúc của chùa Pháp Hoa cũng là kiến trúc Việt Nam. Các tượng Phật cũng chính người Việt mình tỉ mẩn tạo nên và ngay đến mái chùa cũng được lấy ý tưởng từ Văn Miếu Quốc Tử Giám tại Hà Nội.

  • Lối vào chùa: Lối vào chùa rợp bóng cây cổ thụ cũng như thảm cỏ xanh đem đến sự thanh bình và yên tĩnh cho chốn dừng chân nơi miền đất Tổ. Đi vào trong là một khoảnh đất rộng được trồng đầy cây cối, đem đến không khí mát mẻ cho chùa.
  • Khu vực hậu cung: Trong chùa Pháp Hoa được phân chia làm các phòng và mỗi nơi thờ cúng một vị Bồ Tát. Các bức tượng của chùa được tạc từ cây mít có mùi hương thoang thoảng.

Bên cạnh chính điện cũng có hai toà lầu 3 tầng. Đây là nơi cất giữ tài liệu cùng nơi làm việc và chỗ nghỉ ngơi của những người chức sắc, tín đồ tại chùa.

Chùa Pháp Hoa là một trong nhiều ngôi chùa theo các trường phái Phật giáo tại Sài Gòn vì thế kiến trúc của chùa cũng có nét riêng. Bao gồm: chính điện, sân chùa và đại đình, cùng khuôn viên.

Vì nằm ngay trung tâm của quận mà các chùa bị giới hạn bởi diện tích. Chùa Pháp Hoa chỉ có một ngôi chính điện 3 tầng và phân chia làm các gian là nơi trì giảng của 1 chư Bồ Tát.

Mặc dù đã có vài đợt tu sửa và cải tạo song chùa Pháp Hoa còn giữ nguyên vẻ đẹp cổ kính như thủa ban đầu với lối kiến trúc độc đáo vẫn hấp dẫn khá đông du khách tứ phương về thăm. Chỉ cần ngắm nhìn qua cầu Lê Văn Sỹ bạn cũng đã ngỡ ngàng với vẻ uy nghi lộng lẫy của toà chùa hơn 100 năm tuổi đang sừng sững bên bờ kênh Nhiêu Lộc.

Nếu như kiến trúc chùa tạo vẻ nguy nga tráng lệ còn lối đi của chùa thì dịu dàng nên thơ trải dài cây cối với vườn hoa đang thi nhau đua nở. Khu vực chính điện thì phân chia làm nhiều gian khác nhau và mỗi gian sẽ có một pho tượng lớn được chạm khắc tinh tế trên cây mít đang ngát mùi thơm nhè nhẹ.

Ngoài chính điện ra thì có 2 gian nhà 3 tầng là nơi cất giữ tài liệu, phòng làm việc và sinh hoạt của những bậc cao tăng, phật tử trong nhà chùa.

Bước qua cửa chính điện là du khách dường như đang đi vào miền không khí tĩnh lặng và yên bình đối lập hoàn toàn với sự ồn ào của phố thị bên ngoài. Lối trước chùa có hàng cây cổ thụ gây cảm giác tươi mát và dàn hoa phong lan chen nhau đua màu sắc sặc sỡ.

Hương nhang nhẹ nhàng phảng phất trong như thể dẫn du khách bước đến chốn thần tiên kỳ ảo.

Du khách hành hương về chùa hầu hết là thăm thú kiến trúc đặc sắc và cầu xin sức khoẻ, phúc báo. Cũng có nhiều người đến chùa chỉ cầu mong khoảnh khắc an lạc và thấm nhuần các bài học quý giá.

Chùa Pháp Hoa

Cách di chuyển tới chùa Pháp Hoa

Từ chợ Bến Thành, du khách di chuyển thẳng theo đường Trương Định, sau đó rẽ phải theo hướng Kỳ Đồng. Tiếp tục rẽ tay trái qua đường Trần Quốc Thảo và di chuyển khoảng 1km rồi rẽ phải vào đường Trường Sa. Chỉ cần đi chừng 500m là đã có thể vào chùa.

Do tọa lạc tại vị trí tương đối đẹp giữa trung tâm Sài Gòn lại cạnh cầu Lê Văn Sỹ cho nên đường đi đến khu chùa này khá dễ dàng tìm kiếm cũng như là có quá nhiều phương tiện di chuyển để bạn chọn lựa:

  • Xe máy – Ô tô: Từ chợ Bến Thành bạn chạy đến đường Trương Định sau đó thấp phải vào đường Kỳ Đồng. Bạn tiếp tục thấp phải vào đường Quốc Thảo chạy khoảng 1km nữa thì cao phải vào đường Trường Sa. Tiếp tục đi bộ thêm 500m nữa là bạn đã đến chùa.
  • Xe buýt: Hiện nay chỉ có chuyến xe buýt số 28 là có điểm đến có chùa nên bạn rất có khả năng chọn lựa xe buýt khi di chuyển mà không sợ đi nhầm đường.

Ngoài chùa Pháp Hoa quận 3 ra cũng có những khu chùa cùng tên tại quận Phú Nhuận và Gò Vấp nên bạn chú ý để không trùng lặp địa điểm.

Thời gian mở cửa của Chùa Pháp Hoa 

Chùa Pháp Hoa mở cửa đón du khách tất cả các ngày trong tuần theo khung giờ sau:

  • Buổi sáng: 06:00 – 11:30
  • Buổi chiều: 13:30 – 21:00

Du khách chú ý nên đến viếng chùa trong khoảng thời gian này, tránh đến quá sớm hoặc quá trễ ảnh hưởng đến cuộc sống của các sư thầy và để chùa có thời gian chuẩn bị tiếp đón khách hành hương một cách trang trọng nhất.

Khám phá chùa Pháp Hoa Sài Gòn

Khi tới đây du khách sẽ được trài nghiệm.

Không gia thanh tịnh

Bước qua cổng tam quan, du khách như đang lạc vào miền không gian thanh tịnh, yên ắng trái ngược hẳn với cảm giác xô bồ của phố xá bên ngoài. Lối vào chùa trồng nhiều cây xanh tạo cảm giác mát mẻ, giàn hoa phong lan thi nhau khoe sắc màu rực rỡ. Hương nhang dễ chịu thoang thoảng trong như đưa du khách lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh huyền ảo.

Du khách tìm đến đây chủ yếu để tham quan kiến trúc độc đáo và cầu mong may mắn, phước lành. Cũng có những Phật tử đến chùa để cầu mong khoảnh khắc yên bình và giác ngộ những bài học giá trị.

Vẻ đẹp của Chùa Pháp Hoa khi về đêm

Không phải tuyệt nhiên mà ngôi chùa lại có tên tiếng anh là Lotus Temple. Người ta hay bảo hoa sen đẹp nhất khi ngắm vào ban đêm. Vào ban ngày, chùa Pháp Hoa như đóa sen nhẹ nhàng nép mình để khi đêm xuống thì nở rộ với bao sắc màu hoa lệ làm cả một khoảng không gian sáng bừng rực rỡ.

Khi về đêm Chùa Giác Hoa trở thành một điểm đến tuyệt đẹp và yên bình khi màn đêm buông xuống. Khi ánh đèn lung linh bắt đầu phát sáng, chùa trở thành một bức tranh sống động giữa lòng thành phố ồn ào.

Tham gia lễ phật đản chùa Pháp Hoa

Là địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng tại Sài Gòn, chùa Pháp Hoa là nơi tổ chức rất nhiều lễ hội liên quan đến Phật giáo. Trong đó, lễ Phật Đản được coi là đặc trưng, sự kiện lớn nhất của chùa.

Lễ Phật Đản được tổ chức vào tháng 4 âm lịch hằng năm. Vào ngày này, chùa treo rất nhiều lồng đèn. Đèn lồng được giăng từ trong chùa, khuôn viên đến dọc con kênh Nhiêu Lộc. Buổi tối, khung cảnh trở lên lung linh, huyền ảo bởi ánh đèn đẹp mắt.

Là cái nôi Phật pháp tọa lạc tại trung tâm thành phố Hồ Chí Minh sầm uất, chùa Pháp Hoa Quận 3 là nơi thường xuyên tổ chức các lễ hội lớn trong năm dành cho các Phật tử. Trong đó lễ Phật Đản, lễ hội hoa đăng chùa pháp hoa được xem là sự kiện lớn nhất của Chùa quy tụ khách hành hương, Phật tử trên khắp cả nước đến tham dự.

Cứ đến tháng 4 Âm lịch hằng năm, toàn bộ ngôi chùa được treo rất nhiều đèn lồng và dây cờ phủ kín khuôn viên và dọc theo bờ kênh. Đây cũng chính là khoảng thời gian tổ chức lễ Phật Đản. Người dân địa phương và du khách thập phương, phật tử, tăng ni đến rất đông, cùng nhau làm lễ cầu phúc và thả đèn hoa đăng.

Điểm tham quan gần chùa Pháp Hoa

Để tham quan chùa Pháp Hoa bạn chỉ cần buổi sáng hay nửa buổi sáng là có thể chiêm ngưỡng được toàn bộ khung cảnh của chùa.

Vì vậy, nếu có điều kiện bạn có thể đi tham quan các địa điểm du lịch nổi tiếng quanh chùa Pháp Hoa bao gồm:

  • Dinh Độc Lập (cách 2.6 km): Là địa điểm chứa đựng một phần lớn lịch sử của Sài Gòn, tới đây du khách sẽ được tham quan và chiêm ngưỡng các di tích được phục dựng xung quanh Dinh. Ngoài ra, không gian cảnh quan phía trước Dinh Độc Lập cũng là địa điểm lí tưởng cho bức ảnh sống ảo.
  • Nhà thờ Đức Bà (cách 2,6 km): Di tích kiến trúc nổi tiếng của Sài Gòn được đông đảo du khách ưu chuộng nếu có cơ hội ghé thăm TP mang tên Bác. Ghé thăm nhà thờ Đức Bà bạn có thể phóng tầm mắt chụp hình, ngắm kiến trúc và check-in sống ảo siêu chất.
  • Nhà thờ giáo xứ Tân Định (cách 1,8 km): Nhà thờ Tân Định thu hút du khách tham quan với kiến trúc Gothic đặc trưng cùng gam màu hồng cực ấn tượng. Ghé thăm nhà thờ bạn sẽ được đi bộ tham quan, chụp ảnh và tham gia lễ cầu nguyện.

Chùa Pháp Hoa

Nhà hàng chay gần chùa Pháp Hoa

Một số nhà hàng chay gần gần chùa Pháp Hoa bạn có thể tham khảo:

Quán chay Giác Tha 

Quán chay Giác Tha là một trong các quán chay được mọi người khen là tươi mới, hấp dẫn, thu hút được đông đảo khách ăn chay ghé thăm.

Đặc biệt là món phở chay nơi đây được nhận xét đúng vị, ngon miệng và có thể nếm ngay tại quán.

Nhà hàng chay Việt An 

Nhà hàng chay Việt An thu hút những người ăn chay với không gian rộng rãi, ấm áp và khá sạch sẽ. Món ăn chay phong phú, duy trì được sự tươi ngon sẵn có, hơn nữa hương vị rất thanh mát và hấp dẫn, ở đây thì bạn không thể nào bỏ qua một số món từ bột mì, những loại súp như canh nấm, cơm gà, hay món mỳ truyền thống của quán.

Cơm chay Diệu Giác 

Cơm chay Diệu Giác là quán ăn chay có diện tích nhỏ, đơn sơ nhưng món ăn chay thì vô cùng đa dạng, có thể thay đổi theo khẩu vị với các món từ đậu phụ rán giòn, thịt kho tương, bắp non chiên tỏi, dưa leo tứ liên,… vừa ngon miệng lại an toàn cho sức khoẻ, bảo đảm mâm cơm dinh dưỡng mỗi gia đình.

Một số lưu ý khi tới chùa Pháp Hoa

Cũng giống như khi bạn tham qua nhiều ngôi đền chùa khác. Khi tới đây du khách cần lưu ý:

  • Thời điểm buổi tối là lúc chùa trở nên lung linh, huyền ảo nhất. Phù Hợp cho bạn đi ngắm cảnh
  • Nếu muốn tìm kiếm sự thanh tịnh tại chùa, bạn nên đến vào ngày thường (tránh ngày lễ tết).
  • Bạn có thể thử xem bói ở chùa Pháp Hoa, vị sư trụ trì trong chùa rất nổi tiếng trong lĩnh vực này.
  • Chùa quy định thời gian mở cửa cụ thể, du khách nên tìm hiểu kỹ để tránh ảnh hưởng đến hành trình di chuyển.
  • Phật tử không cúng mặn trong chùa.
  • Không tùy ý đụng, chạm hay lấy bất cứ đồ vật nào trong chùa khi không được sự cho phép của nhà chùa.
  • Không dẫm đạp lên cây cối, hoa cỏ hay bàn ghế trong chùa. Vứt rác đúng nơi quy định để tránh làm ô nhiễm môi trường.
  • Nên xin phép trước với ban quản lý nhà chùa để được sự đồng ý nếu muốn quay phim, chụp hình

Trên đây là một số thông tin về Chùa Pháp Hoa Sài Gòn mà Đồ thờ Hưng Vũ muốn chia sẻ với các bạn về một ngôi chùa nằm ở trung tâm thành phố Hồ Chí Minh.  Hy vọng nôi dung trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về ngôi chùa Pháp Hoa này nhé!

Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các ngôi chùa khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tôi nhé.

Có thể bạn quan tâm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *