Chùa Vĩnh Nghiêm Quận 3 TPHCM: Nguồn gốc, lịch sử, kiến trúc

Chùa Vĩnh Nghiêm TPHCM là một trong những điểm đến du lịch tâm linh được nhiều người biết tới. Mỗi năm chùa đón tiếp hàng nghìn lượt khách tìm về chốn cửa Phật để thắp hương và cầu nguyện.

Vậy bạn đã biết địa chỉ chùa Vĩnh Nghiêm ở đâu chưa? Di chuyển tới đây như thế nào? Lịch sử xây dựng chùa ra sao? Cùng Đồ Thờ Hưng Vũ khám phá qua nội dung sau nhé!

Giới thiệu về chùa Vĩnh Nghiêm

Chùa Vĩnh Nghiêm (chữ Hán: 永嚴寺) là một danh lam tại TPHCM. Đây là một ngôi chùa theo Phật giáo Bắc Tông (hệ phái Đại Thừa) được nhiều người biết đến tại Sài Gòn.

Chùa có tổng diện tích hơn 6000m2 với thiết kế mái ngói cong vút được chạm khắc tinh xảo. Công trình được thiết kế bởi kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng, người gắn liền với hàng loạt công trình tâm linh độc đáo ở Việt Nam như chùa Một Cột, đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, đình Trấn Ba và đền Lý Quốc Sư, cầu Thê Húc,…

Chùa Vĩnh Nghiêm Quận 3 TPHCM

Địa chỉ chùa Vĩnh Nghiêm

Địa chỉ chùa Vĩnh Nghiêm tại số 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3, ngôi chùa nằm cách chợ Bến Thành chỉ 3.5km

Địa chỉ chùa Vĩnh Nghiêm

Hiện nay với khuôn viên rộng lớn và kiến trúc độc đáo, ngôi chùa đã thu hút rất nhiều du khách đến tham quan, lễ phật.

Lịch sử chùa Vĩnh Nghiêm

Từ miền Bắc, hai Hòa thượng là Thích Tâm Giác và Thích Thanh Kiểm vào miền Nam truyền bá đạo Phật, và sau đó đã cho xây dựng chùa Vĩnh Nghiêm. Họ lấy nguyên mẫu thiết kế từ một ngôi chùa gỗ cùng tên ở làng Đức La, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang; kiến lập từ đời vua Lý Thái Tổ, vốn là trung tâm truyền bá Phật giáo của Thiền phái Trúc Lâm.

Người vẽ kiểu cho công trình là kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng, có sự cộng tác của các ông Lê Tấn Chuyên và Cổ Văn Hậu…

  • Chùa được khởi công năm 1964 tại khu đất thấp nằm bên rạch Thị Nghè, và người ta phải chuyển khoảng 40.000 m³ đất từ xa lộ Biên Hòa về san lấp mặt bằng. Kinh phí xây dựng chùa khoảng 98 triệu đồng tiền lúc bấy giờ, với phần khuôn viên được cho là chính quyền VNCH cấp.
  • Năm 1971, chùa Vĩnh Nghiêm cơ bản hoàn thành với các hạng mục, gồm tòa nhà trung tâm (tầng trên có ngôi Phật điện), Bảo tháp Quán Thế Âm, cơ sở dành cho hoạt động xã hội. Về sau, chùa lần lượt xây thêm các công trình khác, như Bảo tháp Xá Lợi Cộng đồng, Tháp đá Vĩnh Nghiêm, Phương trượng đường, khách đường, v.v…

Riêng quả Đại hồng chung có tên là “Chuông Hòa bình” thì do chùa Entsu-in (Viên Thông viện), huyện Fukushima thuộc Giáo hội Phật giáo Nhật Bản cung tiến.

Lịch sử chùa Vĩnh nghiêm trong quá trình tu học và dẫn dắt giáo hội Phật giáo chùa Vĩnh nghiêm và tất cả giáo hội trong khu vực thành phố Hồ Chí Minh.

Kiến trúc chùa Vĩnh Nghiêm

Chùa tọa lạc trên một khuôn viên rộng thoáng, khoảng 6.000 m2, sát đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Kiến trúc chùa theo lối cổ miền Bắc Việt Nam, nhưng bằng kỹ thuật và vật liệu xây dựng thời hiện đại.

Đây là một trong số công trình tiêu biểu cho kiến trúc Phật giáo Việt Nam ở thế kỷ 20. Tổng thể kiến trúc gồm các hạng mục chính là Tam quan, tòa nhà trung tâm và các Bảo tháp.

Cổng tam quan

Chùa Vĩnh Nghiêm Quận 3 TPHCM

Đây là một công trình khá đồ sộ, kiến trúc theo kiểu truyền thống với mái ngói đỏ uốn cong. Năm 2005, do thành phố thực hiện dự án mở rộng đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, cổng Tam quan của chùa đã được di dời vào bên trong, đến vị trí hiện nay.

Tòa nhà trung tâm

Chùa Vĩnh Nghiêm Quận 3 TPHCM

Tòa nhà trung tâm là một công trình kiên cố, rộng lớn, bao gồm một tầng lầu và một tầng trệt. Tầng trệt có hai phần: phần ngoài nằm bên dưới sân thượng, cao 3,20 m; phần trong nằm dưới Phật điện, cao 4,20 m. Tầng trệt được chia làm nhà thờ Tổ (bên trong có bàn thờ Bồ Đề Đạt Ma), giảng đường, văn phòng, thư viện (là một trong 3 thư viện của Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh), phòng tăng, lớp học và phòng học (vì chùa là cơ sở của trường cơ bản Phật học), v.v…

Từ dưới sân có ba cầu thang rộng gồm 23 bậc, dẫn lên tầng trên bao gồm sân thượng, Phật điện và Tháp Quán Thế Âm.

Sân thượng rộng khoảng 10 mét. Phía tay phải có một gác chuông, treo một đại hồng chung (có đường kính 1,8 m; đúc năm 1971) do các Phật tử dòng Tào Động ở Nhật Bản tặng trước năm 1975, để cầu nguyện cho Việt Nam sớm hòa bình

Phật điện được kiến trúc theo kiểu chữ công (chữ Hán: 工). Các góc mái đều uốn cong theo kiểu chùa miền Bắc. Chính giữa đỉnh nóc có Bánh xe pháp luân và các góc có hình đầu phượng. Phật điện gồm ba phần: Bái Điện, Bản Điện và Địa Tạng Đường.

Bái điện dài 35 m, rộng 22 m và cao 15 m. Các cột, rui mè và mái ngói đều được đúc bằng bê tông cốt sắt. Chính giữa điện là bàn thờ Phật Thích Ca, hai bên có Bồ Tát Văn Thù (bên trái) và Bồ Tát Phổ Hiền (bên phải).

Dọc theo tường ở khu vực này có các tranh La Hán. Những công trình chạm khắc gỗ ở đây có bao lam tứ linh, bao lam cửu long và đặc biệt là có các phù điêu trên các hương án chạm các ngôi chùa danh tiếng ở trong nước và một số nước châu Á. Ở hàng hiên hai bên lối vào, mỗi bên có một pho tượng Kim Cang khá lớn.

Bản Điện (thờ chính Phật A Di Đà được thờ chính) và Địa Tạng Đường (thờ chính Địa Tạng Bồ Tát) có kiểu kiến trúc tương tự Bái điện.

Tháp Quán Thế Âm

Tháp Quán Thế Âm

Tháp Quán Thế Âm là một trong ba bảo tháp được xây dựng trong khuôn viên chùa Vĩnh Nghiêm. Đây là nơi thờ Phật Quan Âm Bồ Tát, vị Bồ Tát biểu tượng cho lòng từ bi và sự cứu khổ của Phật giáo. Tháp có hình dáng như một bông sen, cao 32 mét, được làm bằng bê tông cốt thép và đá hoa cương, được thiết kế theo phong cách kiến trúc Việt Nam nhưng có sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố của Phật giáo Trung Hoa, Phật giáo Nhật Bản và Phật giáo Tây Tạng.

Tháp Quán Thế Âm không chỉ là một công trình kiến trúc đẹp mắt mà còn lưu giữ văn hóa và các giá trị lịch sử. Trong tháp Quán Thế Âm có chứa nhiều bức tranh, sách báo, ấn phẩm và các vật phẩm liên quan đến Phật giáo của Việt Nam lẫn nhiều nước trên khắp thế giới.

Đặc biệt, trong tháp Quán Thế Âm có lưu giữ bản sao của Kinh Đại Bát Niết Bàn (Mahaparinirvana Sutra), một trong những kinh điển quan trọng nhất của Phật giáo. Bản sao này được in bằng chữ Hán trên 600 cuộn giấy doanh tràng (giấy làm từ lá cây), có niên đại từ thế kỷ 13-14. Đây là một trong những bản sao hiếm hoi còn sót lại của Kinh Đại Bát Niết Bàn.

Tháp đá Vĩnh Nghiêm

Tháp đá Vĩnh Nghiêm

Tháp đá Vĩnh Nghiêm có hình dáng như một ngọn nến, cao 14 mét, được làm bằng bê tông cốt thép và đá hoa cương. Tháp được xây dựng với ba tầng: tầng dưới là nơi thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, tầng giữa là nơi thờ Phật A Di Đà và tầng trên là nơi thờ Phật Di Lặc.

Mỗi tầng đều có một sảnh rộng để phục vụ cho việc lễ bái và thiền định. Trên mái tháp có một quả cầu pha lê lớn, biểu tượng cho sự minh sát và thông suốt của Phật giáo. Tháp đá Vĩnh Nghiêm là một điểm du lịch tâm linh không thể bỏ qua khi đến chùa. Không chỉ mang lại cho bạn cảm giác thanh tịnh và an lạc, tháp còn giúp bạn tìm hiểu về Phật giáo và văn hóa Việt Nam.

Bảo tháp Xá Lợi Cộng đồng

Bảo tháp Xá Lợi Cộng đồng

Bảo tháp xá lợi cộng đồng là một công trình độc đáo và ý nghĩa của chùa Vĩnh Nghiêm, nằm ở phía sau Phật điện. Đây là nơi lưu giữ tro cốt của hơn 20.000 người đã khuất, trong những lọ đựng được bày trí theo hệ thống chữ cái và số.

Bảo tháp có 4 tầng, cao 25 mét, được xây dựng từ năm 1982 đến năm 1984. Kiến trúc của bảo tháp theo phong cách hiện đại với mái ngói đỏ và các cửa sổ hình tròn. Trên mỗi tầng có một phòng thờ riêng, với bàn thờ, tượng Phật và các vật phẩm tôn giáo.

Bảo tháp xá lợi cộng đồng không chỉ là nơi an nghỉ của những người đã khuất mà còn là nơi để các thân nhân và phật tử đến cầu nguyện, tưởng niệm và tri ân. Đây cũng là biểu tượng cho sự trường tồn và vĩnh nghiêm của Phật pháp, gìn giữ và truyền bá tinh thần Phật giáo cho các thế hệ sau

. Bảo tháp xá lợi cộng đồng là một công trình có giá trị văn hóa, tâm linh và du lịch của chùa Vĩnh Nghiêm, thu hút nhiều du khách và Phật tử đến tham quan, chiêm bái.

Ngoài ra, trong khuôn viên chùa còn có Khu Phương trượng nằm ở phía trong cùng, gồm dãy nhà hình chữ L, ôm bọc một hồ sen dùng cho khách thập phương nghỉ ngơi và tăng xá cùng một dãy dùng làm thành trai đường.

Chùa Vĩnh Nghiêm là nơi được nhiều người trong và ngoài nước, đến viếng và cúng bái.

Chùa Vĩnh Nghiêm mở cửa giờ nào?

Chùa Vĩnh Nghiêm mở cửa đón khách tham quan và lễ Phật từ 7h sáng đến 9h tối mỗi ngày. Vào những ngày mùng 1, rằm, hay lễ, Tết, lượng người tề tựu về đây nên thời gian có thể thay đổi một chút.

Bạn nhớ tham khảo giờ hoạt động của chùa để sắp xếp lịch trình của mình cho hợp lý nhé.

Hướng dẫn di chuyển đến Chùa Vĩnh Nghiêm

Để di chuyển đến chùa Vĩnh Nghiêm, bạn có thể lựa chọn nhiều phương tiện giao thông khác nhau tùy theo nơi xuất phát và sở thích của bạn.

Dưới đây là một số các di chuyển tới Chùa Vĩnh Nghiêm cho du khách:

  • Xuất phát từ các tỉnh, thành ở miền Bắc: Bạn có thể đi máy bay đến sân bay Tân Sơn Nhất, rồi từ đó đi taxi, grab, xe buýt hoặc thuê xe máy để đến chùa Vĩnh Nghiêm. Chùa nằm cách sân bay khoảng 6km, mất khoảng 20 phút đi xe. Bạn có thể dùng Google Maps để xem chỉ đường chi tiết.
  • Xuất phát từ các tỉnh, thành miền Tây: Xe khách sẽ là phương tiện giúp bạn tiết kiệm chi phí. Giá vé dao động từ 200.000 VND – 300.000 VND/người. Sau khi xuống xe khách, bạn có thể đi bộ hoặc đi xe ôm, taxi, grab để đến chùa Vĩnh Nghiêm.
  • Xuất phát từ trung tâm Sài Gòn: Đi xe máy hoặc ô tô để chủ động hơn về thời gian và lộ trình là lựa chọn của nhiều người. Chùa Vĩnh Nghiêm quận 3 nằm trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, gần cầu Công Lý và ngã tư Nguyễn Văn Trỗi. Bạn có thể gửi xe máy ở số 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7, quận 3 ngay gần chùa. Bãi gửi ô tô thì nằm ở số 391A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 14, quận 3.

Ngoài ra, xe buýt cũng là lựa chọn của nhiều bạn học sinh, sinh viên vì thuận tiện, an toàn và tiết kiệm. Có nhiều tuyến xe buýt dừng ở gần chùa như xe số 04, 152.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể xuống các điểm dừng gần chùa nhất như ngã tư Nguyễn Văn Trỗi, chợ Phú Nhuận hoặc chợ Nguyễn Văn Trỗi.

Kinh nghiệm tham quan chùa Vĩnh Nghiêm

Chùa Vĩnh Nghiêm nằm gần trung tâm thành phố và đường đi khá thuận lợi. Vì thế, bạn có thể lựa chọn di chuyển bằng ô tô hoặc xe máy để chủ động hơn về thời gian và lộ trình, cũng như có dịp ngắm đường phố Sài Gòn.

Bạn có thể gửi xe ở các địa điểm sau:

  • Bãi gửi xe máy ở số 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7, quận 3 – ngay tại chùa.
  • Bãi gửi xe ô tô ở số 391A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 14, quận 3.

Ngoài ra, ở một thành phố hiện đại như Sài Gòn thì đi xe buýt cũng là một lựa chọn “ổn áp” lắm đó. Để đến Chùa Vĩnh Nghiêm, hãy lên các tuyến xe buýt số 04, 152 để được dừng sát chùa, hoặc các điểm dừng gần chùa nhất như: Ngã tư Nguyễn Văn Trỗi, Chợ Phú Nhuận, hoặc Chợ Nguyễn Văn Trỗi.

Hoạt động tại Chùa Vĩnh Nghiêm

Vào những ngày Lễ lớn, Chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn sẽ có các hoạt động đặc biệt dành cho các phật tử gần xa đến thăm viếng. Đây chính là chỗ dựa tinh thần dành cho không chỉ những người dân Sài thành mà còn của khách hàng hương thập phương tìm về.

Chùa cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động từ thiện để giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn như phát cơm từ thiện, siêu thị 0 đồng,..

Nếu như có cơ hội bạn hãy thử tham gia các hoạt động thiện nguyện hay công tác xã hội giúp đỡ cộng động tại chùa nhé. Thông qua những hoạt động như này sẽ giúp bạn có thêm những trải nghiệm đáng quý cũng như góp phần giúp đỡ những số phận còn khó khăn và tích thêm công đức.

Bên cạnh đó, việc tham gia thiện nguyện cũng sẽ làm cho chuyến du lịch Sài Gòn của bạn thêm đáng nhớ và ý nghĩa hơn bao giờ hết.

Lưu ý khi đến tham quan Chùa Vĩnh Nghiêm

Một số điều cần lưu ý khi tới Chùa Vĩnh Nghiêm tham quan như:

  • Khi đến chùa Vĩnh Nghiêm, bạn nên ăn mặc lịch sự, kín đáo, tránh những trang phục hở hang, phản cảm như áo sát nách, quần đùi, váy ngắn…
  • Lúc đi qua cổng tam quan, bạn nên đi vào bằng cửa bên phải (giả quan) và đi ra bằng cửa bên trái (không quan). Cửa ở giữa (trung quan) chỉ dành cho cao tăng, thiên tử.
  • Bạn cũng nên đi giày dép thoải mái nhưng vẫn lịch sự để có thể tháo ra dễ dàng khi vào các khu vực thờ cúng.
  • Khi vào Phật điện hay các tháp bảo tháp, bạn đừng quên cúi đầu và chào lễ trước khi bước vào. Tuyệt đối không nên chỉ tay vào các bức tượng Phật hay các vật phẩm linh thiêng. Bạn cũng không nên chụp ảnh hay quay video trong các khu vực này để tránh làm phiền người khác.
  • Cân nhắc sắm lễ chay, không mua lễ mặn. Bạn cũng nên hạn chế việc đốt vàng mã hay những vật phẩm khác để giữ gìn không khí trong lành và an toàn cho môi trường nơi đây.
  • Có ý thức giữ gìn vệ sinh chung và tuân theo các biển báo hướng dẫn của nhà chùa. Bạn cũng nên giữ thái độ khiêm nhường và tôn trọng với cao tăng, Phật tử. Hạn chế ồn ào hay làm ảnh hưởng đến sự thanh tịnh của chùa Vĩnh Nghiêm.

Chùa Vĩnh Nghiêm Quận 3 TPHCM

Các điểm du lịch gần Chùa Vĩnh Nghiêm

Bên cạnh tham quan Chùa Vĩnh Nghiêm Tp HCM bạn cũng có thể ghé đến các địa điểm nổi tiếng xung quanh để tham quan và hiểu hơn về thành phố mang tên Bác.

Các địa điểm trong trung tâm thành phố có thể kể đến như:

  • Dinh Độc Lập
  • Nhà thờ Đức Bà
  • Nhà hát thành phố
  • Bảo tàng thành phố
  • Phố đi bộ Nguyễn Huệ
  • Đường sách
  • Landmark 81

Ngoài ra, TP HCM còn có rất nhiều địa điểm nổi tiếng khác để tham quan, vui chơi giải trí. Hoặc bạn cũng có thể thử dành một ngày để thưởng thức ẩm thực Sài Gòn đặc sắc, vốn là nơi hội tụ ẩm thực của nhiều vùng miền khác nhau, dân tộc khác nhau. Chắc chắn đây sẽ là lựa chọn khiến bạn cảm thấy thỏa mãn và làm chuyến đi của bạn thêm phần trọn vẹn.

Từ lâu, Chùa Vĩnh Nghiêm đã trở thành một điểm đến tâm linh quen thuộc của người dân Sài Gòn và du khách thập phương. Nơi đây không chỉ là một công trình kiến trúc đẹp mắt, mà còn là một chốn linh thiêng nổi tiếng với các hoạt động tâm linh và giáo dục Phật giáo.

Trên đây là thông tin về Chùa Vĩnh Nghiêm Quận 3 TPHCM do Đồ Thờ Hưng Vũ đã tổng hợp và gửi tới các bạn. Hy vọng qua nội dung trên sẽ giúp bạn đọc biết được địa chỉ và lịch sử chùa Vĩnh Nghiêm.

Nếu quan tâm tới các địa điểm văn hoa tâm linh tại TPHCM thì hãy theo dõi bài viết khác của chúng tôi nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *