Chùa Thiên Mụ Huế: Giới thiệu, sự tích, lịch sử, kiến trúc và ý nghĩa

Chùa Thiên Mụ Huế là một trong những điểm đến tâm linh được nhiều du khách không chỉ trong nước mà du khách quốc tế cũng biết tới. Nơi đây được ví như “linh hồn” của mảnh đất cố đô Huế.

Chùa Thiên Mụ là một điểm khám phá không thể bỏ qua khi ghé thăm mảnh đất cố đô này. Vậy sau đây hãy để Đồ Thờ Hưng Vũ giới thiệu về sự tích, lịch sử, truyền thuyết và ý nghĩa tên gọi chùa Thiên Mụ qua nội dung sau đây

Cùng theo dõi nhé!

Giới thiệu về Chùa Thiên Mụ

Chùa Thiên Mụ hay còn gọi là chùa Linh Mụ là một ngôi chùa cổ nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế (Việt Nam) khoảng 5 km về phía tây.

Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng – vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong.

Chùa Thiên Mụ tại cố đô Huế xinh đẹp và hiền hòa này là nơi quy tụ nhiều di tích, chùa chiền nổi tiếng của Việt Nam. Ngôi chùa cổ nhất ngày càng thu hút nhiều du khách đến tham quan là chùa Thiên Mụ.

Chùa Thiên Mụ tọa lạc giữa vùng quê hữu tình và là nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm thơ ca nhạc họa. Vẻ đẹp của ngôi chùa được tạo nên từ sự tổng hòa của giá trị văn hóa lịch sử, tâm linh và nghệ thuật. Chùa Thiên Mụ được xếp vào danh sách những điểm đến không thể bỏ qua ở Huế.

Chùa Thiên Mụ

Chùa Thiên Mụ nằm ở đâu?

Chùa Thiên Mụ tọa lạc trên ngọn đồi Hạ Khuê – thuộc địa phận làng An Ninh Thương, phường Kim Long, cách trung tâm TP Huế 5km về phía Tây.

Vị trí chùa Thiên Mụ

Phía chính diện của chùa là dòng sông Hương thơ mộng. Với phong cảnh hữu tình nơi đây, Thiên Mụ là điểm dừng chân không thể bỏ qua với thực khách mỗi khi ghé thăm đất Huế.

Lịch sử Chùa Thiên Mụ

Trước thời điểm khởi lập chùa, trên đồi Hà Khê có ngôi chùa cũng mang tên Thiên Mỗ hoặc Thiên Mẫu, là một ngôi chùa của người Chăm.

Truyền thuyết kể rằng:

Khi chúa Nguyễn Hoàng vào làm Trấn thủ xứ Thuận Hóa kiêm trấn thủ Quảng Nam, ông đã đích thân đi xem xét địa thế ở đây nhằm chuẩn bị cho mưu đồ mở mang cơ nghiệp, xây dựng giang sơn cho dòng họ Nguyễn sau này. Trong một lần rong ruổi vó ngựa dọc bờ sông Hương ngược lên đầu nguồn, ông bắt gặp một ngọn đồi nhỏ nhô lên bên dòng nước trong xanh uốn khúc, thế đất như hình một con rồng đang quay đầu nhìn lại, ngọn đồi này có tên là đồi Hà Khê.

Người dân địa phương cho biết, nơi đây ban đêm thường có một bà lão mặc áo đỏ quần lục xuất hiện trên đồi, nói với mọi người: “Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh”. Vì thế, nơi đây còn được gọi là Thiên Mụ Sơn 2.

Tư tưởng lớn của chúa Nguyễn Hoàng dường như cùng bắt nhịp được với ý nguyện của dân chúng. Nguyễn Hoàng cả mừng, vào năm 1601 đã cho dựng một ngôi chùa trên đồi, ngoảnh mặt ra sông Hương, đặt tên là “Thiên Mụ”.

Năm 1665, chúa Nguyễn Phúc Tần xin trùng tu chùa, quy mô kiến ​​trúc nhỏ.

Chúa Nguyễn Phúc Chu yêu cầu đúc một quả chuông đồng lớn nặng 3285 cân, một tác phẩm nghệ thuật có giá trị mang tên chuông Đại Hồng Chung. Tiếng chuông từ ngôi chùa đã mang lại sự bình yên trong lòng người dân xứ Huế vào năm 1710.

Sau đó, đến năm 1714, chúa Nguyễn Phúc Chu tiếp tục cho xây dựng thêm nhiều công trình nguy nga. Đây là lần trùng tu lớn nhất bao gồm Cổng Tam Quan, Thiên Vương, Ngọc Hoàng, Thập Vương, Tàng Kinh, v.v.

Năm 1844, vua Thiệu Trị cho xây dựng tháp Từ Nhãn, sau này đổi tên là tháp Phước Duyên, bằng gạch và từng lầu thờ một tượng Phật. Nhà vua cho xây dựng đền Hương Nguyện, trước tháp có ba gian.

Hai bên dựng hai nhà bia ghi các kiến ​​trúc Phước Duyên, Hương Nguyện, nhiều bài thơ của vua Thiệu Trị. Đầu thế kỷ 20, chùa bị trận bão Giáp Thìn (1904) làm hư hại nặng.

Cho đến nay, chùa vẫn xứng danh là “Đệ Nhất Cổ Tự”, không chỉ là chốn tâm linh đơn thuần mà còn là thắng cảnh đẹp cố đô. Ngoài việc tìm hiểu các điểm đến ở Huế, lựa chọn địa chỉ lưu trú để nghỉ dưỡng, nạp lại năng lượng sau mỗi chặng hành trình cũng là điều bạn nên quan tâm.

Chùa Thiên Mụ

Sự tích chùa Thiên Mụ trong dân gian

Tên chùa gắn liền với truyền thuyết của người dân địa phương. Chuyện kể rằng trên đỉnh đồi Hà Khê thường xuất hiện một cô gái với trang phục có hai màu trắng và đỏ. Cô gái nói với người dân rằng có một anh hùng hảo hán đến vùng đất này, sẽ dựng đền thờ ngay trên núi để hội tụ phong thủy mạnh mẽ của thiên nhiên, thu hút dũng sĩ, hiền tài, tích cực giúp dân tộc phát triển.

Năm 1601, khi chúa Nguyễn Hoàng đến vùng này và được nghe truyền thuyết. Ông đã cho dân xây dựng chùa như câu nói của cô gái đó. Ông tin rằng cô gái đó là người trời nên gọi chùa là Thiên Mụ hay Bà Chúa Trời. Sau đó, một số người còn gọi là chùa Linh Mụ (chùa Thánh Bà) nhưng Thiên Mụ vẫn là tên nổi tiếng của chùa này.

Tên gọi Thiên Mụ

Dựa theo huyền thoại, đồng thời căn cứ hình dạng Hán tự từng ghi trên bao tài liệu cấu tạo bằng nhiều chất liệu, đủ khẳng định rằng trong tên Thiên Mụ, ngữ tố “Thiên” có nghĩa là “Trời”.

  • Năm 1862, dưới thời vua Tự Đức, để cầu mong có con nối dõi, nhà vua sợ chữ “Thiên” phạm đến Trời nên cho đổi từ “Thiên Mụ” thành “Linh Mụ” (hay “Bà mụ linh thiêng”).
  • Vấn đề kiêng cữ như đã nêu chỉ diễn tiến từ năm Nhâm Tuất (1862) cho tới năm Kỷ Tỵ (1869). Sau đó, người dân thoải mái gọi hai tên: chùa Thiên Mụ và chùa Linh Mụ.

Vì rằng từ “Linh” đồng nghĩa với “Thiêng”, âm người Huế khi nói “Thiên” nghe tựa “Thiêng” nên khi người Huế nói “Linh Mụ”, “Thiên Mụ” hay “Thiêng Mụ” thì người nghe đều hiểu là muốn nhắc đến ngôi chùa này.

Một số người còn đặt tên cho chùa là Tiên Mụ (hay “Bà mụ thần tiên”). Cách gọi này không được giới nghiên cứu chấp nhận.

Kiến trúc Chùa Thiên Mụ

Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên – Nguyễn Hoàng.

Dưới thời chúa Quốc – Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) theo đà phát triển và hưng thịnh của Phật giáo xứ Đàng Trong, chùa được xây dựng lại quy mô hơn.

  • Năm 1710, chúa Quốc cho đúc một chiếc chuông lớn, nặng tới trên hai tấn, gọi là Đại Hồng Chung, có khắc một bài minh trên đó.
  • Đến năm 1714, chúa Quốc lại cho đại trùng tu chùa với hàng chục công trình kiến trúc hết sức quy mô như điện Thiên Vương, điện Đại Hùng, nhà Thuyết Pháp, lầu Tàng Kinh, phòng Tăng, nhà Thiền… mà nhiều công trình trong số đó ngày nay không còn nữa.

Chúa Quốc còn đích thân viết bài văn, khắc vào bia lớn (cao 2m60, rộng 1m2) nói về việc xây dựng các công trình kiến trúc ở đây, việc cho người sang Trung Quốc mua hơn 1000 bộ kinh Phật đưa về đặt tại lầu Tàng Kinh, ca tụng triết lý của đạo Phật, ghi rõ sự tích Hòa thượng Thạch Liêm – người có công lớn trong việc giúp chúa Nguyễn chấn hưng Phật giáo ở Đàng Trong. Bia được đặt trên lưng một con rùa đá rất lớn, trang trí đơn sơ nhưng tuyệt đẹp.

Với cảnh đẹp tự nhiên và quy mô được mở rộng ngay từ thời đó, chùa Thiên Mụ đã trở thành ngôi chùa đẹp nhất xứ Đàng Trong. Trải qua bao biến cố lịch sử, chùa Thiên Mụ đã từng được dùng làm đàn Tế Đất dưới triều Tây Sơn (khoảng năm 1788), rồi được trùng tu tái thiết nhiều lần dưới triều các vua nhà Nguyễn.

Năm 1844, nhân dịp mừng lễ “bát thọ” của bà Thuận Thiên Cao Hoàng hậu (vợ vua Gia Long, bà nội của vua Thiệu Trị), vua Thiệu Trị kiến trúc lại ngôi chùa một cách quy mô hơn: xây thêm một ngôi tháp bát giác gọi là Từ Nhân (sau đổi là Phước Duyên), đình Hương Nguyện và dựng 2 tấm bia ghi lại việc dựng tháp, đình và các bài thơ văn của nhà vua.

Lịch Sử Chùa Thiên Mụ

Sự tích về lời nguyền chùa Thiên Mụ

Quá trình hình thành và phát triển của ngôi chùa gắn liền với rất nhiều sự tích thần bí được đời sau nhắc mãi. Trong đó nổi bật là câu chuyện “oán tình duyên”.

Chuyện kể rằng, ở vùng đất đó có một đôi trai gái yêu nhau say đắm. Nhưng trớ trêu thay, tư tưởng thời đó không chấp nhận một chàng trai không có của nải, gia đình thấp hèn có thể kết hôn với con nhà tiểu thư khuê các. Đôi uyên ương này cũng trong hoàn cảnh như vậy. Do đó, tình yêu của họ không tránh khỏi sự phản đối quyết liệt từ gia đình nhà gái.

Quá đau khổ cho số phận, cả 2 đã cùng nhau gieo mình xuống dòng sông Hương. Cứ tưởng rằng “sống không được cùng nhau thì chết cùng nhau”, nhưng chỉ có chàng trai ra đi, còn cô gái thì trôi dạt vào bờ và được người dân cứu sống.

Nỗi đau về tình yêu của cô gái gần được hàn gắn qua thời gian. Trong khi đó, chàng trai vẫn chờ đợi cô gái nơi tử nguyệt nhưng mãi không thấy. Chàng uất ức và “nhập” vào chùa Thiên Mụ. Từ đó về sau, người ta truyền tai lời nguyền rằng “Bất kỳ cặp đôi yêu nhau nào tới đây đều sẽ không có kết cục tốt đẹp”. Lời nguyền cho đến nay vẫn chưa được phá bỏ, khiến cho chùa Thiên Mụ Huế thêm phần linh thiêng và huyền bí.

Nhắc tới sự tích chùa Thiên Mụ Huế, trụ trì tại đây cho biết rằng: thực tế, đây là câu chuyện được thêu dệt để răn đe các cặp đôi yêu nhau lợi dụng góc khuất trong chùa để làm những chuyện ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm và thanh tĩnh.

Vì vậy, lời nguyền này hoàn toàn không có thật. Tuy nhiên, cũng muốn nhắn nhủ tới mọi người khi đến tham quan cần có thái độ lịch sự, trang nghiêng để không làm mất đi hình ảnh và giá trị đẹp của chùa Thiên Mụ Huế

Sơ đồ Chùa Thiên Mụ

Sơ đồ Chùa Thiên Mụ cho thấy “bức tranh Thiên Mụ” góc nào cũng cho thấy chất thơ, chất thi vị khiến bạn đi từ bất ngờ này tới bất ngờ khác.

Sơ đồ chùa Thiên Mụ
Sơ đồ Chùa Thiên Mụ

Tới chùa Thiên Mụ khám phá những đâu?

Bức tranh “Thiên Mụ” góc nào cũng cho thấy chất thơ, chất thi vị khiến bạn đi từ bất ngờ này tới bất ngờ khác. Hãy cùng chúng tôi khám phá những nét đặc sắc về kiến trúc và phong cảnh trữ tình nơi đây đã đi vào không biết bao nhiêu trang sách, bản nhạc nhé!

Cổng tam quan chùa Thiên Mụ

Theo sử sách xưa và một số tấm ảnh hiếm hoi của người nước ngoài chụp, có một bức tranh phía trên tầng 2 cổng tam quan dẫn vào chùa, cạnh phía sau tháp Phước Duyên. Bức tranh này vẽ một con rồng to lớn với nhiều hoạt tiết trang trí đẹp mắt đang ngự trị giữa bầu trời có nhiều mây.

Cổng tam quan chùa Thiên Mụ
Cổng tam quan chùa Thiên Mụ cũ

Đây là lối ra vào chính của chùa, tọa lạc phía sau Tháp Phước Duyên. Cổng có 3 lối đi, tượng trưng cho 3 giới: Nhân – Quỷ – Thần. Cổng được thiết kế với 2 tầng và 8 mái. Ở tầng 2 của cổng giữa có thờ Phật. Trên đỉnh mái được trạm trổ nhiều họa tiết hoa văn vô cùng độc đáo. Phía 2 bên lối đi được trấn giữ bằng tượng Hộ Pháp.

Bên cạnh đó, ở phần mái cổng tam quan được lợp ngói các góc được trang trí họa tiết hình rồng. Vách được xây bằng gạch, mỗi vách có đắp một bức tượng hộ pháp để trấn giữ cho chùa. Nhìn lên tầng 2 của cổng là nơi thờ chúa Nguyễn Hoàng và bà Thiên Mụ.

Là cổng chính dẫn vào ngôi chùa, cổng tam quan có tường làm bằng gạch xưa, sàn làm bằng gỗ, có 3 lối đi, mỗi lối đi có cửa ván 2 cánh bằng gỗ được bó bằng đai và đinh đồng, hai bên các lối đi có tượng Hộ pháp trấn giữ.

Không biết vì lý do gì, sau thời kỳ phong kiến kết thúc vào năm 1945, bức tranh ở tầng 2 cổng tam quan chùa Thiên Mụ đã bị quét vôi che lại. Kể từ đó, du khách và người dân khi đến chùa chiêm bái đã không còn cơ hội được ngắm tác phẩm nghệ thuật độc đáo này nữa.

Qua nhiều đợt tu bổ ngôi chùa, trong đó, đợt tu bổ kéo dài từ năm 2003-2006 là đợt tu bổ quy mô lớn tại chùa Thiên Mụ, các thợ đã tiến hành bóc tách các lớp vôi màu (5-7 lớp) và phát hiện ra bên dưới có hình vẽ trang trí là bức tranh nói trên.

Để tu bổ bảo tồn các bức họa, đồng thời đáp ứng yêu cầu tăng ni phật tử, đơn vị tư vấn đã nghiên cứu quy trình kỹ thuật, thận trọng bóc tách các lớp vôi để bộc lộ tranh vẽ, tu bổ tranh theo kỹ thuật phục chế, dùng hóa chất bảo quản chống dính và giữ màu, sau đó bồi giấy bản và trên đó mới dùng vôi màu.

Sau khi tu bổ, bức tranh đã một lần nữa được che lại. Ngày 12/10, mục sở thị của PV Dân trí tại địa điểm này, vị trí tầng 2 cổng tam quan có bức tranh rồng đã được đóng lại bởi các thanh gỗ nẹp vào nhau. Khi được hỏi về bức tranh này, nhiều sư trong chùa cũng lắc đầu không biết.

Cổng Tam Quan
Cổng Tam Quan hiện nay

TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa & Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, vào thời điểm trùng tu chùa Thiên Mụ năm 2003-2006, ông Hải là thành viên của Hội đồng trùng tu do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế làm chủ đầu tư.

“Chùa Thiên Mụ dưới thời vua Nguyễn đóng đô tại Huế được phong là quốc tự, là ngôi chùa của cung đình nên có nhiều trang trí mỹ thuật gắn liền với cung đình Huế. Bức tranh trên cổng tam quan xuất hiện muộn vào đời vua Khải Định, Bảo Đại (1916-1945) trong một thời gian ngắn thì bị che lại.

Nguyên do là sau thời vua Nguyễn gắn liền chùa cung đình với chùa Thiên Mụ thì các thầy trong chùa không muốn ảnh hưởng của Nho giáo, mà chỉ chuyên tâm tu tập nên đã cho quét vôi che đi bức tranh đó”

Ở đợt trùng tu năm 2003-2006, hội đồng đã tham khảo ý kiến nhà chùa, và cũng được các thầy cho ý kiến là vẫn nên phủ kín bức tranh. Tôn trọng ý kiến nhà chùa, bức tranh rồng sau khi lộ ra và phục chế, một lần nữa đã được che lại.

Điện Đại Hùng

Điện Đại Hùng

Đây là ngôi chính điện trong chùa Thiên Mụ và là một công trình kiến ​​trúc nguy nga. Trong lần tu bổ năm 1957, toàn bộ cột, kèo, rường, bệ… đều được xây lại bằng bê tông và phủ một lớp sơn giả gỗ.

Ngoài tượng Phật bằng đồng, ở đây còn có một pho tượng lớn bằng đồng được khắc hình mặt nguyệt với dòng chữ cho thấy pho tượng này do Trần Đình Ân hiến cho chùa. Bên trong chùa có tượng Phật Di Lặc. Người ta nói rằng Phật có tai để nghe nỗi khổ của thế gian, bụng bao dung độ lượng thế gian, miệng rộng để cười thế gian.

Cách xa nơi đặt tượng Di Lặc là ba vị Phật ở chính giữa điện. Hai bên là Bồ Tát và Phổ Hiền. Đi dọc theo con đường phía sau vườn có phòng trưng bày ảnh và chiếc xe của Hòa thượng Thích Quảng Đức, người đã tự thiêu năm 1963 để phản đối chế độ đàn áp Phật giáo.

Tiếp đến là lăng mộ của sư Thích Đôn Hậu – Ông là phó chủ tịch Hội Phật giáo Yêu nước thời chống Mỹ và có công trong việc chấn hưng Phật giáo ở Huế cũng như ở Việt Nam.

Tháp Phước Duyên

Cổng Tam Quan

Tháp Phước Duyên là điểm check-in không thể bỏ qua khi du lịch chùa Thiên Mụ Huế. Công trình này được xây dựng ngay sau khu vực cổng chào. Tuy nằm phía trước, nhưng tháp Phước Duyên được ví như “linh hồn” của chùa. Kiến trúc này cùng với các công trình khác tạo thành một tổ hợp gắn kết, mang nét độc đáo, khác lạ nhưng vẫn đậm chất Huế.

Tháp Phước Duyên được xây dựng năm 1844 bởi vua Thiệu Trị. Lúc đầu lấy tên là Từ Nhân Tháp. Sau đó đổi thành tên như hiện tại. Lúc bấy giờ, để hoàn thành tháp, các nguyên liệu từ đất sét, đá thanh và gốm bát tràng đều phải chuyển từ ngoài vào.

Phần thân tháp được xây bằng gạch mộc, phần bó vỉa xây từ đá thanh. Tất cả hợp lại tạo thành khối tháp hình bát giác, càng lên cao càng nhỏ, với tất cả 7 tầng, mỗi tầng 2m. Nhìn chung, thiết kế của mỗi tầng là hoàn toàn giống nhau, được sơn màu hồng. Trải qua nhiều năm, nó đã mang dấu của “thời gian”, tô đậm thêm giá trị đặc sắc của kiến trúc cố đô.

Khu mộ tháp cố Hòa thượng Thích Đôn Hậu

Khu mộ tháp cố Hòa thượng Thích Đôn Hậu

Hòa thượng Thích Đôn Hậu là trụ trì nổi tiếng trong chùa. Ông đã cống hiến cả cuộc đời của mình cho công cuộc phát triển Phật giáo Việt Nam.

Ngoài ra, ông còn được người dân kính trọng bởi vô số những hoạt động công ích, giúp người của mình. Khi viên tịch, người dân và cai quản chùa đã chôn cất Hòa thượng dưới tháp nằm ở cuối khuôn viên để tỏ lòng biết ơn vị sư tôn kính.

Điện Địa Tạng

Điện Địa Tạng

Đền Địa Tạng nằm sau đền Đại Hùng và được ngăn cách bằng khoảng sân rộng trồng nhiều cây cảnh. Nó nằm trên nền của dấu vết của ngôi chùa Di Lặc cũ rất rộng. Con đường bên trái Đại Hùng đi vào bên trong chùa.

Ban đầu đền được xây dựng để thờ Quan Công (từ năm 1907), một điều khá phổ biến trong các ngôi chùa Việt Nam ngày xưa, do ảnh hưởng của Phật giáo Trung Hoa. Cho đến nay, các chùa lớn ở Huế vẫn còn thờ Quan Công. Người ta cho rằng Quan Công sau khi chết rất linh thiêng, biết âm dương, tương lai tốt xấu. Vì vậy, chùa là nơi thờ không chỉ Phật mà còn có bộ hình xăm thẻ.

Chuông chùa Thiên Mụ – Đại Hồng Chung

Chuông Đại Hồng Chung

Năm 1710, chúa Nguyễn Phúc Chu yêu cầu đúc chuông “Đại Hồng Chung” để thờ quốc công. Chuông Đại Hồng Chung dù đã 300 năm tuổi nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp uy nghiêm vốn có. Đại Hồng Chung cao 2,5m nằm trong khuôn viên chùa Thiên Mụ.

Trên quả chuông có khắc Đại Hồng Chung nặng 3.285 cân và có khắc chữ của chúa Nguyễn Phúc Chu với ý nghĩa mong mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, nhân dân đều là Phật tử. Hoa văn trang trí trên Đại Hồng Chung rất tinh xảo với trình độ nghệ thuật cao. Các họa tiết rất linh hoạt đối xứng với nhau.

Trên thân chuông có tám chữ cái được viết theo nhiều cách khác nhau. Ngoài ra, tương truyền rằng Đại Hồng Chung ở chùa Thiên Mụ là bảo vật lớn nhất ở Huế thời bấy giờ. Vì vậy, người dân Huế rất tự hào về quả chuông.

Xe Cổ Austin Westminster

Xe Cổ Austin Westminster

Trong chùa Thiên Mụ có một chiếc ô tô cổ được người dân gìn giữ cẩn thận. Quý Phật tử phương xa hay du khách thập phương hãy dành chút thời gian để chiêm ngưỡng chiếc xe nhuốm màu thời gian xưa, chiếc xe nhãn hiệu Austin Westminster cùng diễu hành và đưa tiễn Hòa Thượng Thích Quảng Đức, người đã tự thiêu ngày 11/6/1963 để chống lại chính quyền Diệm.

Năm 1963, bầu không khí chính trị của miền Nam thay đổi không còn lối thoát cho hòa bình dưới thời Chính phủ Ngô Đình Diệm. Tiếng súng nổ, lửa bốc lên khắp nơi để đàn áp cộng sản và giới Phật giáo. Trong thời gian đó Hòa thượng Thích Quảng Đức, trụ trì chùa Ấn Quang, không cam lòng trước cảnh Phật tử bị đàn áp trong vũng máu đã quyết định tự thiêu để phản đối hành động tàn bạo của Chính phủ Diệm – Nhu.

Gần nửa thế kỷ trôi qua, ô tô Austin Westminster vẫn giữ cho mình vẻ đẹp hiện đại, tiện nghi và sang trọng. Nhưng theo thời gian, nó đã trở nên cũ kỹ và hoen gỉ. Tuy nhiên, chiếc xe mang biển số DBA 599 sẽ còn sống mãi với sự kiện hào hùng tự thiêu của vị Tổ sư yêu nước Thích Quảng Đức.

Giá vé tham quan chùa Thiên Mụ

Hiện giá vé tham quan chùa Thiên Mụ là hoàn toàn miễn phí

Bạn có thể ghé thăm một số thắng cảnh, di tích gần chùa Thiên Mụ trong lịch trình của mình. Mức giá của các điểm này chỉ dao động khoảng từ 10.000đ – 100.000đ/người/lượt.

Kinh nghiệm tham quan chùa Thiên Mụ

Để tham qua chùa Thiên Mụ tại Huế bạn cần lưu ý các điểm như:

Đường đi đến chùa Thiên Mụ

Để có cơ hội ngắm nhìn hình ảnh chùa Thiên Mụ Huế sừng sững bên dòng sông Hương như sau:

Từ Kinh thành Huế, bạn đi qua đường Đặng Thái Thân rồi rẽ trái qua đường Yết Kiêu.  Đi thêm một đoạn nữa, rẽ trái qua đường Lê Duẩn. Gặp vòng xuyến rồi rẽ phải vào đường Kim Long. Tiếp tục đi thêm 2km nữa là tới nơi rồi

Cách di chuyển đến chùa Thiên Mụ

Du lịch Huế rất phát triển. Vì vậy, có rất nhiều dịch vụ di chuyển mà bạn có thể sử dụng.

Chẳng hạn như:

  • Xe máy: các địa điểm du lịch Huế cách nhau không quá xa. Với việc di chuyển bằng xe máy, bạn sẽ chủ động hơn về điểm đến cũng như thời gian. Bạn có thể thuê dịch vụ xe máy theo ngày tại khách sạn nơi bạn ở. Với giá thuê dao động từ 80.000 – 150.000 VNĐ/ngày.
  • Taxi: chỉ cách trung tâm TP 5km, vì vậy di chuyển tới chùa Thiên Mụ Huế bằng Taxi cũng là một ý tưởng không quá tồi. Vừa rẻ lại vừa tiết kiệm thời gian. Trước khi thuê Taxi bạn nên tham khảo bảng giá dịch vụ Taxi tại Huế để tránh bị đắt nhé!
  • Xe ôm: nếu tay lái bạn còn yếu, mà lại không thích ngồi xe taxi thì thuê xe ôm di chuyển tới chùa Thiên Mụ cũng rất hợp lý. Đặc biệt, dịch vụ taxi công nghệ ở Huế cũng rất phát triển. Không quá mất nhiều thời gian để chờ và bắt được xe đâu!
  • Đi thuyền: Đi thuyền rồng dọc theo sông Hương khoảng 30 phút để đến chùa Thiên Mụ, tận hưởng làn gió thổi trên bờ sông mát rượi cùng phong cảnh tuyệt đẹp.

Lưu ý khi đến chùa Thiên Mụ

Một vài lưu ý khi tới chùa Thiên Mụ như:

  • Vì chùa Thiên Mụ Huế là một địa điểm du lịch tâm linh nên khi tới đây tham quan bạn nên mặc trang phục kín đáo, lịch sự. Không nên mặc đồ quá ngắn hay hở. Khi vào bên trong cầu khấn không được đội mũ.
  • Nếu đi chùa vào mùa hè bạn nên chuẩn bị ô che nắng, nước uống bởi để tham quan chùa sẽ mất khá nhiều thời gian đó.
  • Đến du lịch chùa Thiên Mụ bạn sẽ thấy vô cùng bình yên, do đó không nên trò chuyện lớn tiếng hay đùa nghịch, nói tục…

Trên đây là thông tin về Chùa Thiên Mụ do Đồ Thờ Hưng Vũ đã tổng hợp và gửi tới các bạn. Hy vọng qua nội dung trên sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về sự tích lịch sử và kiến trúc chùa Thiên Mụ tại Huế

Nếu quan tâm tới các địa điểm văn hóa tâm linh khác tại Việt Nam thì hãy theo dõi bài viết khác của chúng tôi nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *