Miếu Bà Phi Yên (An Sơn Miếu) Côn Đảo: Sự tích lịch sử, đền thờ

Miếu Bà Phi Yến Côn Đảo từ lâu đã là điểm đến du lịch tâm linh được nhiều người biết tới. Ngoài ra, người dân nơi đây cũng thường gọi đến thờ này là An Sơn Miếu bởi sự linh thiêng.

Vậy sự tích, lịch sử về Miếu Bà Phi Yến thế nào? An Sơn Miếu có ngày giỗ Bà Phi Yến và Hoàng Tử Cải thời gian nào?

Sau đây hãy cùng Đồ Thờ Hưng Vũ khám phá nhé!

Giới thiệu Miếu Bà Phi Yến (An Sơn Miếu)

Miếu Bà Phi Yến hay An Sơn Miếu, đây là nơi thờ bà Phi Yến – Thứ phi của chúa Nguyễn Phúc Ánh (Nguyễn Ánh). Bà có tên thật là Lê Thị Răm.

Di tích lịch sử Miếu Bà Phi Yến là một điểm đến nổi tiếng tại Côn Đảo mà bạn không nên bỏ qua. Miếu Bà đã được UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh và là một trong những hạng mục của dự án quy hoạch tổng thể trùng tu, tôn tạo và phát huy tác dụng

Di tích lịch sử Côn Đảo theo quyết định số 264/2005/QĐ-TTg ngày 25-10-2005 của Thủ tướng Chính phủ về đề án phát triển kinh tế-xã hội huyện nơi này đến năm 2020. Có thể nói miếu Bà là một trong rất ít di sản văn hóa dân gian của mảnh đất này. được xây dựng từ năm 1785 để thờ Bà Phi Yến – vợ của chúa Nguyễn Ánh (vua Gia Long).

Khi chuẩn bị đi du lịch Côn Đảo bạn nên tìm hiểu qua di tích lịch sử Miếu Bà và cũng phải nói ngay rằng miếu Bà là ngôi miếu duy nhất ở Côn Đảo, ngày 18-10 âm lịch hàng năm, có diễn ra lễ hội trang trọng do ngành văn hóa tổ chức.

Miếu Bà Phi Yến

Miếu Bà Phi Yến ở đâu?

Di tích An Sơn Miếu (Miếu bà Phi Yến) nằm ở ngay khu vực trung tâm thị trấn Côn Đảo, khoảng 2km về phía Tây Nam, gần với những điểm tham quan nổi tiếng như Bảo tàng Côn Đảo, bãi biển An Hải, bãi biển Đất Dốc v.v.

An Sơn Miếu được người dân địa phương xây dựng vào năm 1785, đến năm 1861 do thực dân pháp chiếm đóng đảo và rời dân cư vào đất liền nên ngôi miếu bị bỏ hoang.

Đến năm 1958, nhân dân trên đảo đã cùng nhau xây dựng lại An Sơn Miếu (Miếu bà Phi Yến) Côn Đảo khang trang hơn và hương khói thờ phụng cho đến ngày hôm nay.

Vị trí An Sơn Miếu (Miếu Bà Phi Yến)

Sự tích Miếu Bà Phi Yến

Sự tích về Miếu Bà Phi Yến – An Sơn Miếu như sau:

An Sơn Miếu (Miếu bà Phi Yến) Côn Đảo được xây dựng xuất phát từ truyền thuyết về thứ phi Hoàng Phi Yến, vợ vua Nguyễn Ánh. Tương truyền, vào năm 1783, vua Nguyễn Ánh đưa theo vợ con và binh lính tháo chạy ra Côn Đảo khi bị quân Tây Sơn truy sát.

Tại đây, ông đã viết thư cầu viện quân Pháp để xin viện trợ chống lại quân Tây Sơn, còn có ý định gửi con trai là hoàng tử Cải sang làm con tin.

Lúc này, thứ phi Phi Yến đã can ngăn chồng vì theo suy nghĩ của bà, chuyện quân Tây Sơn chỉ là chuyện “trong nhà”, là nội chiến quốc gia, không nên nhờ đến ngoại bang can thiệp.

Bởi vì ngay cả khi quân Pháp hỗ trợ vua Nguyễn Ánh đánh thắng quân Tây Sơn thì chiến thắng này cũng không vẻ vang mà về sau còn phát sinh rất nhiều vấn đề rối rắm. Thế nhưng, ý kiến này của bà đã khiến vua Nguyễn Ánh tức giận, cho rằng bà thông đồng với địch nên đã ra lệnh xử chết bà.

Tuy nhiên nhờ quan đô đốc Ngọc Lân can gián rằng hoàng tử Hội An, là con trai của thứ phi và nhà vua còn quá nhỏ, nếu mất mẹ thì hoàng tử sẽ rất thiệt thòi.

Nhờ đó nhà vua mới rút lại lệnh xử tử, quyết định đày bà Phi Yến vào trong một hang đá trong núi, ngày nay gọi là Hòn Bà Côn Đảo, chỉ để lại một ít bánh nếp và một chum nước rồi lấp kín cửa hang bằng đá lớn.

Ngay sau đó thì quân Tây Sơn đánh ra tới Côn Đảo, Nguyễn Ánh bỏ lại thứ phi, cùng tùy tùng trốn chạy ra đảo Phú Quốc. Thế nhưng khi lên thuyền, hoàng từ Hội An không thấy mẹ đâu nên đã khóc lóc, kêu gào, xin vua cha tha cho mẹ và đưa mẹ đi cùng, nếu không sẽ chết cùng mẹ.

Trong lúc tức giận và lo sợ kẻ thù đuổi đến, Nguyễn Ánh đã tàn nhẫn ném đứa trẻ vô tội xuống biển, thi hài của hoàng tử xấu số dạt vào bãi san hô và được người dân làng Cỏ Ống chôn cất, dựng đền thờ tại khu rừng bên Bãi Đầm Trầu Côn Đảo.

Sau đó, bà Phi Yến được dân làng giải cứu khỏi hang đá, cho bà biết sự tình về hoàng tử. Trước tấm lòng thương con của thứ phi, mọi người đã giúp bà dựng một ngôi nhà nhỏ ngay bên mộ hoàng tử để bà hương hỏa cho con trai.

Tên tục của bà là Lê Thị Dăm, còn tên riêng của hoàng tử Hội An là Cải nên người dân Côn Đảo mới có câu ca: “Gió đưa cây Cải về trời / Rau Răm ở lại chịu đời đắng cay”.

Đến rằm tháng bảy năm 1785, bên làng An Hải có cuộc đàn chay lớn nên đã đưa kiệu qua làng Cỏ Ống, rước thỉnh thứ phi Phi Yến qua tham dự để ban phước thiện cho người dân. Năm ấy bà mới 24 tuổi, nhan sắc trẻ trung lay động lòng người nên đã khiến tên đồ tể tên Biện Thi nổi lòng tà dục.

Đêm đến, hắn lén chui vào phòng bà với ý định dở trò đồi bại, thế nhưng vừa chạm vào tay bà Phi Yến thì bà đã tỉnh dậy và truy hô dân làng.

Thế nhưng, vì cảm thấy xấu hổ và tủi nhục, bà Phi Yến đã chặt đi cánh tay bị tên đồ tể chạm vào, rồi sau đó tự tử vì cảm thấy bản thân mình đã không còn trong sạch.

Đau lòng trước sự ra đi của bà, người dân làng An Hải và Cỏ Ống đã xử tử tên đồ tể Biện Thi rồi lập nên An Sơn Miếu (Miếu bà Phi Yến) Côn Đảo để thờ phụng và hương khói cho thứ phi cùng hoàng tử.

Sau đó, theo những người dân sinh sống tại đây thì bà Phi Yến và hoàng tử Cải đã nhiều lần hiển linh để giúp đỡ người dân, mách cho dân làng biết điềm lành, điềm dữ sắp đến.

Thế nên, ngôi miếu này đã trở thành một phần trong tín ngưỡng và đức tin của người dân Côn Đảo, dù bị tàn phá khi thực dân Pháp xâm lược nhưng sau đó vẫn được xây dựng lại khang trang hơn.

Ngày 25/10/2005 An Sơn Miếu (Miếu bà Phi Yến) Côn Đảo đã được Ủy ban tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xếp hạng là di tích cấp tỉnh, cần trùng tu và tôn tạo để giữ gìn văn hóa, lịch sử của hòn đảo này.

Miếu Bà Phi Yến

Quy mô An Sơn Miếu Côn Đảo

An Sơn Miếu (Miếu bà Phi Yến) Côn Đảo có diện tích khoảng 4.200m2, được xây dựng theo hình chữ Nhất. Bên ngoài miếu là một tấm bia đá, bên trên ghi lại câu chuyện truyền thuyết về bà Phi Yến và Hoàng tử Cải – hai người đã có công rất lớn giúp đỡ cuộc sống của người dân Côn Đảo.

Khuôn viên tại đây trồng rất nhiều cây xanh, ngôi miếu nằm lọt giữa khu vườn xanh tươi và rậm rạp. Đặc biệt tại đây trồng rất nhiều cây thị hàng trăm năm tuổi nên đến mùa cây ra hoa rồi kết quả là cả An Sơn Miếu (Miếu bà Phi Yến) Côn Đảo lại chìm trong những mùi hương rất nhẹ nhàng và vấn vương.

  • Để vào miếu bạn sẽ đi qua khoảng sân lát xi măng rộng, sau đó gặp một hồ nước hình tròn được xây bằng xi măng. Giữa hồ là một hòn non bộ mô phỏng lại hình dạng hang đá nơi bà Phi Yến từng bị vua Nguyễn Ánh giam cầm.
  • Bước qua hồ là một bàn thờ quanh năm nghi ngút khói hương, đối diện dựng một cột cờ treo loại cờ ngũ sắc theo quan niệm âm dương ngũ hành.
  • Bên ngoài chính điện của An Sơn Miếu (Miếu bà Phi Yến) Côn Đảo đặt nhiều ghế đá để khách tham quan có thể dừng chân nghỉ ngơi. Giữa sân đặt một lư hương lớn để bạn có thể thắp nhang cầu bình an và may mắn.
  • Kiến trúc tại đây mang đậm phong cách đền chùa truyền thống Việt Nam với mái ngói và ba cổng ra vào, cổng chính giữa là một tấm hoành phi ghi ba chữ tiếng Hán, có ý nghĩa là “An Sơn Miếu”.
  • Bên trong chính điện đặt một bức tượng của bà Phi Yến, ngoài ra còn thờ đô đốc Ngọc Lân và các vị thần theo quan niệm Phật giáo.

Kiến trúc bên trong An Sơn Miếu (Miếu bà Phi Yến) Côn Đảo khá đơn giản, không gian tĩnh lặng, linh thiêng với những bức hoành phi chạm khắc tỉ mỉ, quanh năm nghi ngút khói hương.

Đồ lễ mỗi ngày là trái cây và hoa, các dịp rằm, mùng 1 đầu tháng, lễ tết thì sẽ dâng thêm các loại đồ chay khác.

Miếu Bà Phi Yến

Lễ giỗ bà Phi Yến 

Số phận đã an bà cho bà Thứ phi Phi Yến yên nghỉ tại làng An Hải, dân làng đã lo việc tống táng và lập miếu thờ bà – người phụ nữ “Trung trinh tiết liệt”. Hàng năm, cứ vào ngày 18 tháng 10 (Âm Lịch), người dân Côn Đảo đều tổ chức lễ giỗ của bà rất long trọng và thường là làm cỗ chay để tưởng nhớ về ký ức buồn “Vì một hội làm chay mà bà phải bỏ mình”.

Đối với những người dân đảo, ngôi miếu rất linh thiêng, gắn liền với câu chuyện bi thương của người phụ nữ tài sắc, đức hạnh và giàu lòng yêu nước. Sau khi Bà mất, nhân dân trên đảo thương tiếc đã lập miếu thờ.

Năm 1861, sau khi chiếm đảo, thực dân Pháp đã quyết định di toàn bộ dân vào đất liền để xây dựng nhà tù nên ngôi miếu dần bị đổ nát. Đến năm 19581 nhân dân trên đảo đã xây dựng lại ngôi miếu khang trang trên nền ngôi miếu cũ và thờ tự cho đến ngày nay.

Việc tham gia lễ giỗ của bà, cũng chính là thưởng thức một nét văn hóa truyền thống đặc sắc khi đi chuyến đi.

Tới Miếu Bà Phi Yến cần lưu ý gì?

An Sơn Miếu là một công trình tâm linh nên khi đến đây bạn lưu ý chọn trang phục lịch sự, kín đáo. Trong quá trình tham quan bạn cũng phải giữ trật tự, không nói cười đùa giỡn lớn tiếng, không hút thuốc hay ngắt cây bẻ cành.

Ngoài ra, bạn cũng không được mang đồ ăn thức uống vào khuôn viên miếu, không xả rác bừa bãi, nên mang theo nhang và hộp quẹt để dâng hương.

Câu hỏi thường gặp

Một vài câu hỏi thường gặp của độc giả khi tìm hiểu về Miếu Bà Phi Yến – An Sơn Miếu như:

Bà Phi Yến có thật không?

Bà Phi Yến có thật trong lịch sử Việt Nam. Bà là vợ chúa Nguyễn Ánh vào năm 1783 bà cùng chúa ra Côn Đảo để tránh sự theo dõi của lực lượng Tây Sơn. Vì thất bại liên tục nên ông đưa hoàng tử Hội An (có tên tục là hoàng tử Cải) tháp tùng cùng Bá Đa Lộc sang Pháp làm con tin để cầu viện.

Bà Phi Yến và Hoàng Tử Cải

Quanh hoàng tử Cải và bà thứ phi Phi Yến, chuyện kể rằng vào khoảng thời gian chúa Nguyễn Ánh bôn ba nhiều nơi, tìm chỗ ẩn lánh trước sự truy sát của quân Tây Sơn, có lần ông đã ra đến Côn Đảo (sách xưa gọi là đảo Côn Lôn, sau là Côn Nôn).

Tại đây, ông dự định đưa người con lớn là hoàng tử Cảnh sang Pháp cầu viện và bà Phi Yến đã hết lòng ngăn cản khiến ông tức giận, cách ly bà trên một hòn đảo nhỏ. Một hoàng tử tên Cải cứ nằng nặc đòi theo mẹ nên Nguyễn Ánh bực mình, ném ông xuống biển.

Xác Cải trôi tấp vào bãi biển gần con đường từ phi trường Cỏ Ống về thị xã và dân cư địa phương đã vớt lên chôn, lập miếu thờ tại chỗ.

Truyền thuyết còn kể rằng, trong thời gian bà phi sống trên đảo, có lần một viên chức trong ban hương chức hội tề đã sàm sỡ nắm lấy tay bà và bà đã chặt đứt cánh tay đó để tỏ niềm tiết liệt đoan trinh.

Trên đây là một số thông tin về miếu Bà Phi Yến mà Đồ Thờ Hưng Vũ muốn chia sẻ với các bạn. An Sơn Miếu từ lâu đã là một trong những điểm du lịch tâm linh mà bạn không nên bỏ lỡ trong hành trình du lịch Côn Đảo.

Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về Miếu bà Phi Yến cũng như nghệ thuật chạm khắc độc đáo ở nơi này nhé!

Nếu quan tâm tới các công trình văn hóa tâm linh khác thì hãy đón đọc bài viết khác của chúng tôi nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *