Chùa Phật Cô Đơn: Bát Bửu Phật Đài – Thanh Tâm địa chỉ ở đâu?

Chùa Phật Cô Đơn có địa chỉ ở đâu? Nguồn gốc tên gọi nơi đây là gì? Hầu hết mỗi địa điểm du lịch tâm linh đều mang những nét độc đáo và phá cách riêng để hấp dẫn du khách gần xa đến tham quan.

Bát Bửu Phật Đài mang một cái tên được khá nhiều người tò mò là “Chùa Phật Cô Đơn“. Vậy nơi đây có gì đặc biệt? Tơi chùa Thanh Tâm cầu gì? Hãy cùng Đồ Thờ Hưng Vũ khám phá nhé!

Giới thiệu chùa Phật Cô Đơn

Chùa Phật Cô Đơn hay Bát Bửu Phật Đài hoặc chùa Thanh Tâm là một trong những ngôi ngôi chùa tuyệt đẹp và yên bình, nằm giữa những cánh đồng xanh mướt của Việt Nam. Với kiến trúc truyền thống và sự tinh tế trong từng chi tiết, chùa Phật Cô Đơn mang đến một không gian thanh tịnh và tĩnh lặng cho những ai đến thăm.

Những tượng Phật và các vị thần linh được chạm khắc tỉ mỉ, tạo nên một không gian trang nghiêm và thiêng liêng. Chùa Phật Cô Đơn không chỉ là nơi để thờ phượng, mà còn là một điểm đến tuyệt vời để tìm kiếm sự cân bằng và hài hòa trong cuộc sống.

Nơi đây, ta có thể tìm thấy sự bình an và tìm hiểu về những giá trị tâm linh và văn hóa của dân tộc. Không chỉ là một trong những điểm sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng thu hút đông đảo người dân đến lễ Phật, cầu nguyện, tham quan, chùa Phật Cô đơn còn là nơi giáo dục và đào tạo Tăng Ni tại TP Hồ Chí Minh.

Chùa Phật Cô Đơn

Sự tích chùa Phật Cô Đơn

Chùa Phật cô đơn, còn được biết đến với tên chính thống là Bát Bửu Phật Đài hoặc chùa Thanh Tâm. Do việc sử dụng tên gọi phổ biến là “Phật cô đơn”, nhiều người đã nhầm lẫn và nghĩ rằng đây là tên thật, tuy nhiên, đây chỉ là một tên gọi mà dân gian thường truyền miệng.

Thực tế, người dân gọi như vậy có thể do một số lý do cụ thể. Vào thời kỳ chiến tranh, khi chùa Thanh Tâm đã chịu sự tàn phá và bị thiêu đốt, tất cả người dân đã được di tản nhưng chỉ duy nhất tượng Đức Phật nơi đây vẫn nguyên vẹn, đứng vững, tĩnh lặng và an yên giữa chốn không người.

Chính vì điều đó, năm 1976, nhiều người dân cũng như các đoàn thanh niên tình nguyện đã tự nguyện đến Bát Bửu Phật Đài để tham gia vào các hoạt động xây dựng và lao động cộng đồng. Từ thời điểm này, tên gọi “Phật cô đơn” đã lan truyền trong cộng đồng từ khi mọi người thấy hình ảnh Đức Phật một mình đứng giữa đồng trống trải.

Chùa Phật Cô Đơn

Chùa Phật Cô Đơn địa chỉ ở đâu?

Chùa Phật Cô Đơn địa chỉ tại Ấp 1, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, cách trung tâm TP Hồ Chí Minh khoảng 30km về hướng Tây Nam.

Chùa Phật Cô Đơn là tên dân gian đặt cho và thường xuyên sử dụng trở thành một thói quen. Bát Bửu Phật Đài mới là tên chính thức của chùa. Nay chùa đổi tên thành Chùa Thanh Tâm.

Vị trí chùa Phật Cô Đơn

Lịch sử chùa Phật cô đơn

Chùa Phật cô đơn là tên gọi mà người dân địa phương và các phật tử dùng để gọi chùa “Bát Bửu Phật Đài”. Để có thể tôn tạo ngôi Tam bảo làm nơi nương tựa tâm linh cho người dân noi gương đạo đức sống yên ổn, cư sĩ Lê Chí Bình đã phát tâm cúng dường khu đất rộng khoảng 30 héc-ta của gia đình, tiến hành kiến tạo ngôi chùa Thanh Tâm bên kênh Cầu Xáng. Chùa được hoàn thành và an vị Phật vào ngày 12 tháng 7 năm 1956. Vào thời điểm đó, một nhánh cây bồ đề được chiết gốc từ đại thọ bồ-đề ở Benares, Ấn Độ – nơi mà Đức Thế Tôn tọa thiền để nhắc nhở thập phương về nguồn gốc của đạo thiêng.

Mặc dù có tôn tạo đơn sơ, nhưng ngôi chùa Thanh Tâm này mang theo tâm nguyện của những vị sáng lập “nhắc nhở cho lòng người luôn trong sạch mỗi khi vào chùa cúng bái”.

Tìm lại tư liệu xưa, với nguồn năng lượng thiện lành của tâm nguyện kiến tạo đất Phật, nơi này đã ứng hiện nhiều sự mầu nhiệm ngoài sức tưởng tượng của con người bình thường. Lòng người yên ổn mặc dù vùng đất này trải qua bao phen binh lửa khốc liệt, nguy nan trong chiến tranh giành lại nền độc lập của dân tộc, thống nhất và hòa bình nước nhà.

Chùa Thanh Tâm bắt đầu khởi công xây dựng năm 1955 và hoàn thành năm 1956. Bát Bửu Phật Đài cũng được tôn tạo vào năm 1959 và hoàn thành vào năm 1961. Phật đài có kiến trúc hình bát giác với chiều cao 3m. Trên đài, tôn trí tượng Đức Phật Thích Ca cao 7m, trọng lượng khoảng 4 tấn do Hội Phật học Nam Việt chủ trương tôn tạo, dưới sự tùy hỷ hiến cúng của cư sĩ Hội trưởng Chánh Trí Mai Thọ Truyền.

Thực tế, việc cung thỉnh tôn tượng Đức Phật từ chùa Xá Lợi về Cầu Xáng (Đức Hòa) trong điều kiện bấy giờ là vô cùng khó khăn. Chư vị tôn đức và cư sĩ lúc đó đã nhiều lần tổ chức các buổi cầu nguyện, chuyên tâm trì tụng kinh Pháp hoa trong thời khoảng thời gian dài và nhờ năng lực hộ trì đó, nhiều điều tốt lành huyền diệu đã xuất hiện, vượt qua mọi trở ngại để đạt được thành tựu tốt đẹp. Lễ an vị Phật được tổ chức từ ngày 22 đến 25- 8-1961 đúng vào mùa Vu lan – Báo hiếu năm Tân Sửu trong sự hân hoan, háo hức của đông đảo Tăng Ni, Phật tử.

Trải qua những năm tháng trong chiến tranh, bị bom đạn tàn phá nặng nề, chùa Thanh Tâm cũng đã bị thiêu rụi tuy nhiên kim thân Đức Phật lộ thiên vẫn sừng sững ở đó. Dân cư di tản, nơi đây không còn một bóng người, chỉ duy Đức Phật vẫn an nhiên tại nơi này. Chính vì điều này, Bát Bửu Phật Đài được người dân và các đoàn thanh niên xung phong đến đây lao động công ích vào năm 1976 truyền tai nhau là chùa “Phật Cô Đơn” nghĩa là Đức Phật đứng một mình giữa đồng không hoang vắng.

Sau khi hòa bình được lập lại trên đất nước ta, Bát Bửu Phật Đài dần trở thành nơi được người dân không chỉ tại thành phố mà cả các tỉnh thành lân cận đến lễ bái, cầu nguyện những điều tốt lành trong cuộc sống.

Chùa Phật Cô Đơn

Kiến trúc chùa Phật Cô Đơn

Toàn bộ không gian chùa được xây dựng trên khu đất rộng 30ha, trong đó kiến trúc độc đáo nhất chính là đài phật cao 3m được xây theo hình bát giác phía trên có tượng Thích Ca Mâu Ni nặng 4 tấn cao 7m. Trong khuôn viên rộng 10km2 có rất nhiều cây xanh, tiểu cảnh và tượng phát được điêu khắc tinh xảo.

Chùa Phật Cô Đơn có cổng được xây dựng theo lối kiến trúc cổng tam quan đặc trưng, trên cột có trạm trổ nhiều hoa văn đẹp mắt, mang tới không gian đậm chất phật giáo. Những bức tường bao quanh chùa được trang trí bởi hoa văn hoa sen cách điệu đẹp mắt. Du khách có thể gửi xe miễn phí trong sân chùa, cạnh cổng tam quan là cổng chính dẫn vào chùa sử dụng cửa kéo hiện đại.

Bước qua cổng Chùa Phật Cô Đơn du khách đã có thể cảm nhận được không gian xanh mát và sự tĩnh lặng, thanh tĩnh vốn có. Đúng như tên gọi “Thanh Tâm” không gian chùa khiến tâm thanh tĩnh, những lo toan cuộc sống hàng ngày cũng được trút bỏ.

Trong sân chùa có một đài hương lớn và một tấm bia, tiếp đến là tượng Quan Âm Bồ Tát, bậc tam cấp, tượng Phật Thích Ca Mâu Ni và chánh điện. Toàn bộ chánh điện, khu nội viện đều là sự kết hợp hài hòa của kiến trúc phật giáo đặc trưng và hoa văn hoa sen, hoa cúc mang tới cảm nhận thanh tịnh.

Chùa Phật Cô Đơn có khuôn viên rộng lớn và còn khá nhiều công trình đang trong quá trình thi công hoặc sắp hoàn thành, hứa hẹn sẽ mang tới nhiều trải nghiệm cho du khách cũng như người dân địa phương. Hiện nay chùa còn là nơi theo học chương trình Phật giáo chính thức và lưu trú của tăng ni; giữ chức năng là Nhà truyền thống của Phật giáo Tp Hồ Chí Minh; nơi các tăng ni theo học chương trình cao đẳng, cử nhân và sau đại học thuộc Học Viện.

Phía sân sau Chùa Phật Cô Đơn có tượng phật A Di Đà, tượng hai vị la hán và rất nhiều tượng phật nhỏ có màu trắng, giống hệt nhau được đặt trên bức tường. Phía trước tượng phật A Di Đà có hai tiểu cảnh được tạo hình lục bình vô cùng đẹp mắt.

Điêu khắc gia Trương Đình Ý bắt đầu làm tượng Phật từ ngày 30/06/1956 tại chùa Xá Lợi và hoàn thành vào ngày 20/01/1957. Tuy nhiên, do thiếu thốn cơ sở vật chất và máy móc nên việc di chuyển bức tượng cao 7m và nặng 4 tấn gặp nhiều khó khăn. Sau đó phải sử dụng tới phương pháp chia thành nhiều phần nhỏ để di chuyển, mỗi tảng phải 12 người khiêng.

Ngày 26/02/1959, Chùa Phật Cô Đơn khởi công đào móng xây đài bát giác nhưng đến ngày 26/04/1959 phải tạm dừng.12 tháng sau cư sĩ Ngô Chí Bình và huynh đệ đoàn Vô Úy phải lập đài cầu nguyện dưới sự chứng minh của chư tăng và hài hòa thượng Sư Thích Huyền Cơ và sư Thích Từ Quang trong ba ngày liên tiếp 1-3/5/1960.

Phải đến ngày 18/03/1961 thì toàn bộ quá trình di chuyển và lắp ráp tượng Phật Thích Ca Mâu Ni mới được hoàn tất. Phải mất thêm 5 tháng để hoàn tất Bát Bửu Phật Đài và làm lễ an vị tượng vào khoảng 23 – 25/08/1961.

Chùa Phật Cô Đơn

Chùa Phật Cô Đơn mở cửa giờ nào?

Hiện chùa Phật Cô Đơn mở cửa từ 05h00 – 21h00 tất cả các ngày trong tuần từ thứ 2 đến Chủ nhật.

Nhưng tốt nhất bạn nên không đến quá sớm cũng như về quá muộn.

Cách di chuyển đến chùa Phật Cô Đơn

Tọa lạc trong Thành phố Hồ Chí Minh, chùa Phật cô đơn (Bát Bửu Phật Đài) là một điểm đến linh thiêng, thu hút nhiều người dân đến cầu khấn cũng như tìm kiếm sự thanh tịnh trong không gian yên bình tại nơi đây.

Khoảng cách từ trung tâm Sài Gòn đến Chùa Phật cô đơn là 23km, tương đương 1 giờ để đi oto hoặc xe máy.

Dù bạn đi bằng phương tiện giao thông nào, dưới đây là hướng dẫn về cách di chuyển đến chùa:

  • Xe bus: Nếu đi xe bus hiện có tuyến bus số 71 có điểm dừng gần Bát Bửu Phật Đài. Thời gian xe bus hoạt động từ 5h20 – 19h, tần suất 122 chuyến mỗi ngày và giá vé là 6.0000đ/lượt.
  • Phương tiện cá nhân: Để chủ động về đi lại, bạn có thể di chuyển bằng phương tiện cá nhân như ô tô tự lái hoặc xe máy. Có 2 hướng đường mà bạn có thể tham khảo bao gồm:
    • Thứ nhất: Từ trung tâm Sài Gòn -> đi theo hướng đường Trường Chinh (QL1A) ngã từ 4 An Sương -> rẽ trái đi thêm 15 phút -> ngã rẽ sẽ thấy bảng chỉ dẫn -> đi thêm 30 phút trên Ql1A vào cổng chùa số 2.
    • Thứ 2: Đi từ Phan Văn Hớn -> Hóc Môn -> Đài tưởng niệm liệt sĩ Ba Giồng -> đi thêm 200m -> rẽ trái và đi dọc theo kênh khoảng 30 phút là tới.

Chùa Phật Cô Đơn

Tới chùa Phật Cô Đơn cầu gì?

Với các du khách lần đầu tới ngôi chùa này thì có thể cầu:

Cầu duyên

Tuy có tên là chùa Phật cô đơn nhưng đây là địa điểm cầu tình duyên nổi tiếng tại địa phận thành phố Hồ Chí Minh .Vì thế mà vào những ngày lễ tết hoặc lễ tình nhân hằng năm, rất nhiều bạn trẻ đến chùa Phật cô đơn mong cầu cho mình một mối lương duyên tốt.

Vào những ngày cuối tuần, ngày rằm, mùng một đặc biệt là vào ngày 14 tháng 2 rất đông các bạn trẻ từ khấp nơi đền đây để cầu duyên. Rất nhiều người đều tin tưởng, nếu thành tâm đến chùa cầu ban phước thì đường tình duyên sớm sẽ gặp nhiều may mắn, hạnh phúc ngập tràn và không còn cô đơn.

Cầu may mắn

Nghi thức cầu nguyện những điều may mắn dành cho quý phật tử khi đến chùa Phật cô đơn như sau: bạn có thể ghi lời cầu nguyện hay ước mong của mình vào giấy, sau đó dán lên chuông chùa và đánh chuông thật vang.

Bởi người ta quan niệm, chính tiếng chuông vang sẽ đưa theo những lời cầu xin của bạn đến với các vị Đức Phật.

Tới chùa Phật Cô Đơn cần lưu ý gì?

Chùa Phật cô đơn là nơi thờ tự trang nghiêm, yên tĩnh, nên khi đến tham quan hay cầu phúc bạn cần chú ý một số điều dưới đây:

  • Trang phục khi đến viếng chùa phải lịch sự, cẩn trọng, không nên mặc những loại quần áo quá lòe loẹt, quá ngắn quá hở có thể gây phản cảm.
  • Hạn chế chụp ảnh, hoặc chỉ chụp ở những khu vực khuôn viên bên ngoài. Nên giữ tâm an lạc khi thưởng thức cảnh quan chùa.
  • Không đụng chạm hoặc tự ý mang về những đồ vật trong chùa mà không có sự cho phép.
  • Không vứt rác bừa bãi, không ăn uống đùa giỡn hoặc nói to tiếng và làm ồn cảnh chùa yên tĩnh.
  • Nếu có mục đích quay phim, chụp ảnh, bạn cần xin phép trước để tránh gây phiền phức đến các tăng ni đang tu hành.
  • Khi cầu xin bất cứ điều gì, bạn nên giữ tấm lòng thành kính và tâm hồn an yên. Tránh mang những nguồn năng lượng tiêu cực đến chùa.
  • Bạn nên lưu ý giờ đóng và mở cửa của chùa, để sắp xếp lịch trình cho phù hợp. Không nên đến chùa quá sớm hoặc quá muộn.

Trên đây là một số thông tin về chùa Phật Cô Đơn Đồ thờ Hưng Vũ muốn chia sẻ với các bạn về một ngôi chùa nằm ở Thành phố HCM. Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về Bát Bửu Phật Đài nhé!

Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các ngôi chùa khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tôi nhé.

Có thể bạn quan tâm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *