Chùa Bát Nhã Đà Nẵng: Địa chỉ, lịch sử, kiến trúc và khám phá

Chùa Bát Nhã Đà Nẵng từ lâu đã là điểm đến du lịch tâm linh nổi tiếng của người dân nơi đây. Giữa lòng thành phố Đà Nẵng ồn ào, tấp nập có một địa điểm thanh tĩnh đến lạ thường chính là chùa Bát Nhã.

Khi di chuyển tới quận Hải Châu vào sáng sớm bạn đã nghe văng vẳng tiếng chuông chùa vọng lại, bao bộn bề của nhịp sống đô thị nhường chỗ cho sự an yên trong tâm hồn.

Vậy sau đây hãy cùng Đồ Thờ Hưng Vũ tìm hiểu về chùa Bát Nhã qua nội dung sau nhé

Giới thiệu chùa Bát Nhã

Chùa Bát Nhã là một trong những ngôi chùa Đà Nẵng nổi tiếng linh thiêng, thu hút nhiều Phật tử tứ phương. Chùa tọa lạc trong lòng thành phố, với vẻ đẹp uy nghiêm, thanh tịnh cùng cánh cổng màu trắng muốt ấn tượng.

Chùa được thiết kế với 2 tầng lớn để thờ tự, một khoảng sân vừa phải có tượng Phật Quan Âm để Phật tử và người dân có thể đến thắp hương, chiêm bái.

Chùa Bát Nhã Đà Nẵng được xem là chỗ dựa tâm linh vững chắc của người dân nơi đây. Đây cũng là ngôi chùa có hoạt động cầu an diễn ra sôi nổi và thường xuyên nhất ở Đà thành. Các buổi cầu an được tổ chức long trọng, thu hút hàng ngàn Phật tử quy tụ về đây thắp hương, cúng bái.

Chùa Bát Nhã Đà Nẵng

Chùa Bát Nhã ở đâu?

Bát Nhã Đà Nẵng có địa chỉ tại: số 176 Triệu Nữ Vương, Nam Dương, Hải Châu, Đà Nẵng.

Vị trí chùa Bát Nhã

Ngôi chùa Bát Nhã nằm trong lòng thành phố Đà Nẵng. Tuy không có vị trí đắc địa như ” lưng tựa núi, mặt hướng ra sông” nhưng chùa luôn luôn tỏa ra sự uy nghiêm, tĩnh lặng.

Hướng dẫn di chuyển:

  • Chùa Bát Nhã là một trong những ngôi chùa Đà Nẵng nổi tiếng linh thiêng, nằm cách trung tâm thành phố khoảng 20km. Nếu di chuyển tới chùa từ sân bay Đà Nẵng du khách có thể di chuyển theo lộ trình sau: từ sân bay quốc tế Đà Nẵng, đi về hướng Nam khoảng 200m sau đó rẽ trái vào hướng Duy Tân và di chuyển 500m.
  • Tại vòng xuyến, đi theo lối ra thứ nhất vào Nguyễn Văn Linh, di chuyển 1,5 km sẽ đến vòng xuyến tiếp theo. Tại vòng xuyến thứ 2, du khách đi theo lối thứ 4 vào Triệu Nữ Vương. Cuối cùng di chuyển thêm 150m, bạn sẽ thấy chùa Bát Nhã nằm bên tay trái.

Lịch sử chùa Bát Nhã Đà Nẵng

Năm 1949, chùa Bát Nhã Đà Nẵng được xây dựng và trụ trì bởi hòa thượng Đại Đức Thích Chơn. Tượng Quan Âm Bồ Tát, do ông tôn tạo, đã trở thành biểu tượng tâm linh của ngôi chùa, mang lại may mắn và an lành cho những ai đến chiêm bái và cầu nguyện. Trải qua hơn nửa thế kỷ, chùa đã trải qua nhiều đợt trùng tu và xây dựng vào các năm 1970, 1991, 1997, 2001 và 2004.

Mặc dù kiến trúc chùa đã có sự thay đổi qua thời gian, tượng Phật và các di vật vẫn được bảo tồn nguyên vẹn, thể hiện lòng tin bền vững và lòng kính trọng sâu sắc. Qua nhiều lần trùng tu, ngôi chùa đã trở nên uy nghi và khang trang hơn và trở thành một trong những địa điểm du lịch Đà Nẵng được nhiều người quan tâm. Hiện nay, Đại Đức Thích Chúc Tín là trụ trì chùa Bát Nhã Đà Nẵng.

Kiến trúc chùa Bát Nhã

Mặc dù tọa lạc ở giữa phố thị nhưng không gian của chùa Bát Nhã khá rộng. Bước qua cổng chùa du khách sẽ cảm nhận được không khí hoàn toàn khác. Thanh bình, yên ả, ấm cúng và linh thiêng là những đặc điểm mà ngôi chùa sở hữu. Về kiến trúc chùa được xây hai tầng rộng rãi, khoảng sân với cảnh quan thiên nhiên tươi mát và tượng Phật Quan Âm linh ứng.

Nét nổi bật của chùa đó là cánh cổng trắng muốt, đẹp và lạ so với kiến trúc cổng chùa khác tại Đà Nẵng, thường lấy màu vàng làm chủ đạo. Những bậc thang được chạm trổ thủ công vô cùng tỉ mỉ, tinh xảo và đẹp mắt. Ở tầng 1 là chánh điện khang trang, sạch sẽ làm nơi thờ Phật và các vị thần được nhân dân tín ngưỡng.

Khu vực tầng trệt là nơi để giảng dạy cho các Phật tử và người dân khắp nơi đến học tập và tĩnh tâm. Hạng mục này được khánh thành vào ngày 20 – 10 – 1983. Sau nhiều năm thực hiện hoạt động này đã trở thành chủ đạo ở chùa và được nhiều người đón nhận.

Đặc biệt, cánh cổng trắng muốt của chùa Bát Nhã Đà Nẵng là một nét đẹp khác biệt so với lối kiến trúc chùa chiền Việt Nam.

Thông thường cổng chùa được làm lấy màu vàng đồng làm chủ đạo còn tại đây lại có màu trắng thuần khiết. Như để minh chứng cho tâm hồn thanh cao.

Nếu du khách đang muốn tìm một ngôi chùa hay điểm du lịch tâm linh không quá đông tại Đà Nẵng thì chắc chắn chùa Bát Nhãn là chọn lựa phù hợp nhất.

Chùa Bát Nhã Đà Nẵng

Nên tới chùa Bát Nhã khi nào?

Từ lâu Đà Nẵng đã biết tới là thành phố du lịch, nên du khách có thể ghé thăm chùa Bát Nhã bất kỳ thời điểm nào trong chuyến du lịch của mình.

  • Giờ mở cửa: Vào những ngày thường, chùa Bát Nhã mở cửa từ 6:00 – 20:30. Tuy nhiên, vào những ngày lễ cầu bình an thì chùa sẽ mở cửa muộn hơn để các Phật tử tham gia các hoạt động tâm linh.
  • Giá vé: Chùa không thu bất kỳ khoản phí nào khi mở cửa đón khách hành hương và người dân địa phương.

Đây là thời gian mở cửa vào các ngày thường nhưng tới những ngày lễ cầu bình an thì chùa sẽ mở cửa rất muộn để các phật tử tham gia các hoạt động.

Theo kinh nghiệm của Đồ Thờ Hưng Vũ việc chiêm bái hay vãn cảnh, check in tại chùa Bát Nhã thường diễn ra ngoài trời. Đó là lý do du khách nên chọn thời điểm từ tháng 3 tới tháng 8 để du lịch Đà Nẵng và tới chùa.

Lúc này, thời tiết Đà Nẵng ít mưa, nắng vàng rất thuận tiện cho các hoạt động ngoài trời. Hoặc nếu muốn có thể đi vào tháng 1, 2, các tháng đầu năm thời tiết dịu mát thích hợp tới chùa Bát Nhã cầu may đầu năm mới.

Chùa Bát Nhã Đà Nẵng

Những hoạt động tại chùa Bát Nhã

Chùa Bát Nẵng là cổ tự linh thiêng, chính sự linh thiêng nổi tiếng này đã giúp cho ngôi chùa trở thành nơi cúng bái, cầu an của các Phật tử mỗi dịp trăng rằm hoặc đầu xuân năm mới.

Ghé chùa, du khách sẽ có cơ hội tham gia vào nhiều hoạt động độc đáo.

Các khóa tu tại chùa

Khu vực tầng trệt của chùa thường là nơi tổ chức những khóa học, buổi thảo luận và lớp học về triết lý Phật giáo, đạo đức và tâm linh. Tại đây, các Phật tử sẽ được học những bài giảng về 48 lời nguyện của Đức Phật A Di Đà, bài tĩnh tâm… để nâng cao nhận thức về sự thiện lương và đạo đức.

Và trong các ngày quan trọng như Tết Đoan Ngọ hay lễ Phật đản chùa thường tổ chức các khóa tu và những buổi dạy học góp phần lan tỏa những thông điệp ý nghĩa.

Các buổi lễ cầu an

Tham gia các buổi lễ cầu an là hoạt động thu hút đông đảo cư dân địa phương cũng như những du khách tham gia. Buổi lễ cầu an thường diễn ra vào những dịp lễ Phật hay trong những thời điểm đất nước đang trải qua những biến động hoặc có những sự kiện buồn.

Trong không gian ấy, ánh nến lung linh phối hợp với tiếng cầu kinh từ các nhà sư của chùa Bát Nhã Đà Nẵng tạo nên một bầu không khí rất linh thiêng. Tất cả cùng hướng tâm cầu sức khỏe, sự bình an, may mắn và quốc thái, dân an.

Tổ chức giảng dạy phật pháp và tĩnh tâm

Trên tầng 2 của chùa mở các lớp dạy về phật pháp cho các phật tử hay mọi người dân trên khắp mọi nơi. Các bài giảng về 48 lời nguyện của Đức Phật A Di Đà, bài tĩnh tâm… Để con người sống thiện lành hơn, đạo đức hơn.

Vào các dịp như tết Đoan Ngọ hay lễ Phật Đản cũng diễn ra các buổi dạy. Chùa cũng thường xuyên tổ chức các khóa tu. Đây là dịp phật tử các nơi học hỏi về phật, tu tâm dưỡng tính.

Chùa Bát Nhã Đà Nẵng

Tới du lịch Đà Nẵng – chùa Bát Nhã ăn gì?

Những quán ăn ngon gần chùa Bát Nhã ở đâu? Sau khi tham quan chùa Bát Nhã bạn có thể lấp đầy năng lượng bằng một số món ngon Đà Nẵng như: bánh canh, cơm tấm, cơm gà…

Dưới đây là gợi ý một số quan ăn ngon gần chùa mà bạn có thể tham khảo:

  • Bánh canh ruộng bà Thu: 78 đường Nguyễn Chí Thanh, phường Hải Châu, TP. Đà Nẵng
  • Bánh canh ngon Đà Nẵng: 222 đường Tố Hữu, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
  • Cơm Tấm House: số nhà 56 Đường 2 Tháng 9, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
  • Cơm tấm Hồng Phúc: 46 đường Phan Bội Châu, TP. Đà Nẵng

Địa điểm du lịch gần chùa Bát Nhã

Các địa điểm tham quan gần chùa Bát Nhã tại Đà Nẵng có những đâu? Gần chùa Bát Nhã Đà Nẵng có nhiều địa danh vô cùng nổi tiếng, bạn có thể kết hợp tham quan để hành trình du lịch Đà thành trọn vẹn hơn!

Cầu Rồng Đà Nẵng

Cầu Rồng Đà Nẵng được xem là biểu tượng của Đà thành với tổng chiều dài 666m mô phỏng hình dáng một con rồng với trọng lượng gần 900 tấn. Thời điểm đẹp nhất để chiêm ngưỡng cầu Rồng là buổi tối, khi hệ thống đèn led được hoạt động, cây cầu thay đổi màu sắc liên tục và vô cùng lung linh.

Đặc biệt, vào 9 giờ tối thứ 7 và Chủ nhật hằng tuần, ghé cầu Rồng bạn sẽ được thưởng thức màn phun lửa và phun nước vô cùng ấn tượng.

  • Địa chỉ: đường Nguyễn Văn Linh, phường Phước Ninh, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng

Cách chùa Bát Nhã Đà Nẵng không xa là bảo tàng Điêu khắc Chăm. Đây là nơi bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa về thời kỳ hưng thịnh của Vương quốc Chăm Pa cổ xưa. Bảo tàng được thiết kế theo kiến trúc Gothic nổi tiếng với các mái hình vòng cung có đầu nhọn vô cùng độc đáo.

Đến bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng du khách không chỉ được chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo và tha hồ check in với nhiều góc sống ảo cực đẹp.

  • Địa chỉ: Số 02 đường 2 Tháng 9, Bình Hiên, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Nhà thờ Con Gà

Nhà thờ Con Gà Đà Nẵng mang vẻ đẹp tráng lệ và nguy nga như những tòa lâu đài ở Châu Âu. Với lối kiến trúc Gothic, nhà thờ nổi bật với những đường nét thiết kế sang trọng, cổ điển cùng biểu tượng con gà màu xám đặc biệt nằm trên nóc nhà thờ. Nhà thờ Con Gà có nhiều background đẹp để hội mê sống ảo có thể thỏa thích check in.

  • Địa chỉ: 156 Trần Phú, Hải Châu 1, Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Cầu tình yêu Đà Nẵng

Cây cầu này được lấy cảm hứng từ những cây cầu tình yêu nổi tiếng trên thế giới như: Nga, Pháp, Ý, Đức. Đây là nơi chứng giám và ước hẹn cho tình cảm đôi lứa với ổ khóa tình yêu thể hiện tình cảm sắt son, bền chặt.

Cầu tình yêu Đà Nẵng được thiết kế vòng cung, tựa như dải lụa mềm mại nằm vắt qua sông Hàn. Với kiến trúc độc đáo, nơi đây trở thành địa điểm nổi tiếng thu hút nhiều du khách đến check in.

  • Địa chỉ: phía Đông sông Hàn, đường Trần Hưng Đạo, quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng

Tới chùa Bát Nhã cần lưu ý gì?

Những lưu ý khi tham quan chùa Bát Nhã Đà Nẵng gồm:

  • Mặc các trang phục kín đáo, lịch sự, dễ di chuyển để không làm ảnh hưởng tới các hạng mục của chùa.
  • Đi nhẹ, nói khẽ, không hò hét gây mất trật tự.
  • Chỉ dâng lễ chay tại các ban phật thờ.
  • Khi vào chùa chỉ được đi bên 2 cửa phụ, tuyệt đối không đi cửa chính.
  • Quản lý trẻ nhỏ để trẻ không làm rơi, đổ các tài sản của chùa.
  • Luôn giữ gìn vệ sinh trong khuôn viên chùa.

Trên đây là thông tin về Chùa Bát Nhã Đà Nẵng do Đồ Thờ Hưng Vũ đã tổng hợp và gửi tới bạn. Hy vọng qua nội dung trên sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về kiến trúc, lịch sử nơi đây!

Có thể bạn quan tâm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *