Chùa Vạn Phước, một ngôi chùa tuyệt đẹp và truyền thống, nằm ẩn mình giữa những cánh đồng vàng rực rỡ của Việt Nam. Với kiến trúc độc đáo và sự tinh tế trong từng chi tiết, chùa Vạn Phước mang đến một không gian yên bình và thanh tịnh cho những ai đến thăm. Những tượng Phật và các vị thần linh được chạm khắc tỉ mỉ, tạo nên một không gian trang nghiêm và thiêng liêng. Chùa Vạn Phước không chỉ là nơi để thờ phượng, mà còn là một điểm đến tuyệt vời để tìm kiếm sự cân bằng và hài hòa trong cuộc sống. Nơi đây, ta có thể tìm thấy sự bình an và tìm hiểu về những giá trị tâm linh và văn hóa của dân tộc.
Chùa Vạn Phước ở đâu?
Chùa Vạn Phước ở Bến Tre được xây dựng từ năm 2000 đến nay đã hình thành và phát triển hơn 20 năm. Chùa được xây dựng tại địa chỉ: Ấp Bình Chiến thuộc huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre.
Chùa Vạn Phước được biết đến như một viên ngọc quý xuất hiện giữa một vùng đất lầy lội lấp đầy cây cỏ của tỉnh Bến Tre, bao quanh là những vuông tôm và rừng đước xanh mát ngập mặn.
Từ ngày mở cửa đón du khách thập phương đến nay, chùa đã thu hút đông đảo bà con, bạn bè, tăng ni, phật tử địa phương đến đảnh lễ Đức Phật.
Ngoài chùa Vạn Phước ở Bình Đại tỉnh Bến Tre thì còn có 2 chùa Vạn Phước khác ở TP Hồ Chí Minh, Cà Mau và Vũng Tàu…. Vì vậy, đến khu du lịch chùa Vạn Phước bạn nên nắm rõ vị trí chính xác của chùa để tránh đi nhầm chùa.
Đến Chùa Vạn Phước ở Bến Tre bằng cách nào?
Từ trung tâm thành phố Bến Tre đến chùa Vạn Phước khoảng 47 km. Nếu bạn di chuyển bằng ô tô cá nhân hoặc xe máy sẽ mất hơn 1 giờ.
Đường đi Chùa Vạn Phước Bến Tre:
- Đi về hướng Tây từ trung tâm thành phố Bến Tre đến Trần Quốc Tuấn (Đại lộ Đông Tây).
- Đến đường 30/4 rẽ vào đại lộ Đồng Khởi, tiếp tục đi theo đường Nguyễn Huệ
- Đi tiếp theo đường Nguyễn Thị Định – Huỳnh Tấn Phát – Cầu Ba Lai
- Chạy xe theo đường bộ khoảng 30 cây số trên Tỉnh lộ 883, hỏi đường mọi người dân ở đó đường vào Chùa Vạn Phước là tới được ngay.
Đối với những bạn mới đi lần đầu và ít khi đi đến Bến Tre và chưa quen đường thì không nên thử cách này, rất dễ bị lạc và mất nhiều thời gian.
Tốt nhất bạn nên sử dụng dịch vụ theo tour du lịch hoặc thuê xe có lái để an toàn và đỡ tốn thời gian hơn, hiện nay rất nhiều những thông tin du lịch Miền Tây đã được chia sẽ nên bạn hoàn toàn yên tâm.
Lịch sử Chùa Vạn Phước Bến Tre
Năm 2005, Đại đức Thích Phước Chí lúc bấy giờ là tu sỹ về đây lập một ngôi tịnh xá nhỏ để tu hành. Dần dần, Phật tử khắp nơi đã cúng dường và xây dựng ngôi chùa trên diện tích đất rộng 12ha.
Chùa Vạn Phước được cho khởi công xây dựng trên địa hình cực kỳ khó khăn, mặt bằng trước đây khi chưa xây dựng chùa vẫn là bãi đất hoang, cỏ dại mọc um tùm, đất chất đống và ngập mặn.
Hầu như không ai có thể tin rằng trong điều kiện địa lý khắc nghiệt như vậy lại xuất hiện một ngôi chùa đẹp như viên ngọc giữa đầm lầy. Toàn bộ ngôi chùa được dát màu ánh vàng càng làm tăng thêm vẻ lộng lẫy của ngôi chùa giữa bùn đất và cỏ hoang dại, nơi đây có diện tích khoảng 8 hecta, xung quanh được trồng nhiều loại cây cổ thụ.
Vì vậy, khi bước vào không gian chùa bạn sẽ có cảm giác đặc biệt thoáng mát và trong lành. Nơi đây không chỉ là điểm du lịch nổi tiếng, là điểm hành hương lễ Phật, còn là mái ấm của những người tàn tật, tâm thần.
Chùa được xây dựng từ năm 2000, nhưng đến nay, chùa vẫn tiếp tục được tu sửa và xây dựng thêm các công trình tượng, các khu nhà chức năng và mở rộng quy mô ngày càng khang trang, rộng rãi hơn, đón thêm nhiều du khách thập phương, tăng ni, phật tử về hành hương mỗi năm.
Vào năm 2008, được Giáo hội phật giáo Việt Nam công nhận là Chùa và đã trở thành điểm đến hành hương của du khách khắp mọi miền đất nước.
Kiến trúc Chùa Vạn Phước Bến Tre có gì đặc biệt
Kiến trúc độc đáo chùa Vạn Phước Bến Tre
Chùa Vạn Phước Bến Tre bao gồm cổng Tam quan với cặp rồng vàng hai bên tả hữu. Ở giữa là tượng phật Di Lặc cao 12,45m, khối lượng của tượng đạt khoảng 99 tấn làm bằng bê tông, cốt thép với kinh phí ước chừng 2,27 tỷ đồng.
Bên trong chùa gồm có khu chánh điện, khu vực tượng Bồ tát Quán Thế Âm, khu vực tượng Đức Phật Thích Ca ngồi dưới gốc bồ đề. Phần khu nhà chính gồm có phòng làm việc, phòng khách, bảng công đức, bàn thờ Tổ quốc với bức chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh,…
Phía sau khuôn viên chùa Vạn Phước Bến Tre có một hồ trồng súng khá rộng, với độ sâu khoảng 1,5 m. Trong hồ có trồng nhiều loại sen và súng khác nhau, đến mùa hoa nở hoa rất đẹp, dưới hồ nước có nuôi cá La Hán.
Phía trong hồ có tượng hai vị bồ tát là Quan Thế Âm và Đại Thế Chí, đi sâu vào bên trong còn có tượng Phật A Di Đà.
Phía sau hồ nước còn có một dãy nhà mới xây, là nơi lưu trú cho các tăng ni hay Phật tử từ xa đến ở qua đêm.
Nhìn bao quát các công trình kiến trúc trong chùa đều được thiết kế hài hòa trong sân chùa mang tới không gian vô cùng đối xứng và đẹp mắt.
Cổng Tam Quan ở Chùa Vạn Phước
Khung cảnh khi bạn vừa bắt đầu khám phá Chùa Vạn Phước sẽ là cánh Cổng Tam Quan ngay bên ngoài, lối chính dẫn vào Chùa.
Cổng được xây dựng rất bề thế khang trang, một phần cổng được cho dát vàng, phần khác được sơn nhũ vàng tạo ra những vùng ánh sáng lấp lánh rực rỡ ngay từ bên ngoài chùa.
Ngoài ra, ở cổng này nhà chùa còn cho tạc đôi rồng vàng ngự ngay ở cổng mang ý nghĩa bảo vệ sự bình yên cho chùa.
Chính điện chùa Vạn Phước Bến Tre
Đi qua cổng Tam Quan, vào sân trong bạn sẽ thấy sảnh chính điện được xây dựng rất hoành tráng.
Phần mái của chánh điện gồm 2 tầng, lợp ngói đỏ tươi, các hoa văn đều được khảm hình chạm trổ vòng cung tinh xảo, dát vàng lấp lánh.
Từ chính điện này, du khách có thể chiêm bái, hành hương khấn phật.
Nhà thờ tự Phật ở Chùa Vạn Phước Bến Tre
Ngoài khu chính điện, chùa Vạn Phước còn có khu thờ Phật Bà Quan Âm và Phật Thích Ca dưới gốc cây bồ đề.
Điểm nhất nổi bật nhất ở chùa Vạn Phước trong tất cả các bức tượng là tượng Phật Di Lặc cao lớn.
Tượng Phật Di Lặc được Trụ trì Thích Phước Chí khởi công xây dựng vào rằm tháng 7 năm 2009 và hoàn thành vào đầu năm 2010.
Tượng Phật cao hơn 12 mét, nặng khoảng 99 tấn. Kể từ khi khai trương tượng Phật Di Lặc đã có hàng nghìn du khách đến để chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc của ngôi chùa và tượng Phật này.
Ngoài quần thể tượng và các khu thờ tự, chùa còn có nhà làm việc, phòng đón tiếp, phòng ở cho tăng ni và người tàn tật, nhà thuốc chữa bệnh từ thiện và khu thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, phía sau chùa còn có Liên Hoa Thất Bảo, được mệnh danh là chốn thần tiên nơi hạ giới, du khách không nên bỏ qua.
Chùa Vạn Phước Bến Tre có gì hấp dẫn?
Điều đặc biệt tại chùa Vạn Phước chính là bức tượng Phật Di Lặc vô cùng to lớn và nổi tiếng tại đây. Từ lúc khánh thành bức tượng Phật Di Lặc, có rất nhiều du khách và người hành hương ghé thăm và chiếm chùa Vạn Phước.
Được biết, bức tượng này chính là tâm nguyện của phật tử tứ phương mong muốn được xây dựng. Chính vì thế, vào ngày 29/01/2010 bức tượng đã được ra đời dưới bàn tay tài hoa của nghệ nhân Thuỵ Lam. Tất cả những công trình kiến trúc tại chùa Vạn Phước có được xây dựng và thành công như ngày hôm nay là nhờ vào sự chung tay giúp sức của quý Phật tử thập phương.
Bức tượng Phật Di Lặc được chạm khắc vô cùng tinh xảo và tỉ mỉ với kích thước cực kỳ khổng lồ. Được biết, bức tượng có khối lượng lên đến 99 tấn với chiều cao là 12m45 và được làm từ bê tông cốt thép mạ vàng với trị giá được ước tính là 2,27 tỷ đồng.
Bức tượng được chạm khắc hình tượng Phật Di Lặc, với khuôn mặt vô cùng hiền từ nhưng lại rất tích cực. Ý nghĩa của bức tượng chính là muốn cổ vũ mọi người sống tích cực hằng ngày và bỏ qua những chuyện làm mình đau khổ, luôn mỉm cười hướng về tương lai phía trước. Toàn bộ bức tượng tại chùa Vạn Phước được mạ vàng óng ánh, với kích thước to lớn bức tượng dễ dàng đón nhận những tia nắng chói chang của mặt trời. Khi ánh nắng buông xuống, bức tượng Phật Di Lặc như đang phát sáng và chíu rọi xuống nhân gian.
Những lưu ý khi đến chùa Vạn Phước
- Chùa là nơi linh thiêng nên khi đến đây bạn không nên ăn mặc những trang phục quá màu mè và gây phản cảm làm mất đi tính trang nghiêm vốn có của chùa.
- Đến chùa, bạn nên thành tâm cầu bình an và tận hưởng vẻ đẹp an lạc, linh thiêng thay vì mải mê chụp ảnh.
- Không tùy ý đụng, chạm hay lấy bất cứ đồ vật nào trong chùa khi không được sự cho phép của nhà chùa.
- Không dẫm đạp lên cây cối, hoa cỏ hay bàn ghế trong chùa. Vứt rác đúng nơi quy định để tránh làm ô nhiễm môi trường.
- Nên xin phép trước với ban quản lý nhà chùa để được sự đồng ý nếu muốn quay phim, chụp hình
Trên đây là một số thông tin về Chùa Vạn Phước mà Đồ thờ Hưng Vũ muốn chia sẻ với các bạn về một ngôi chùa nằm ở Bến Tre. Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về ngôi chùa này nhé!
Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các ngôi chùa khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tớ nhé.