Ngai gụ ta thếp vàng điểm
Ý nghĩa của Ngai thờ, Ỷ thờ trong tín ngưỡng thờ cúng Việt
Trong phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt, có nhiều người vẫn còn thắc mắc hay chưa rõ về ý nghĩa của ngai thờ trên bàn thờ gia tiên.
Sau đây, Xưởng sản xuất Đồ thờ – Tượng phật Sơn Đồng xin được chia sẻ một số thông tin để giải đáp những băn khoăn đó.
Ý nghĩa của Ngai thờ trên bàn thờ gia tiên
Người Việt Nam từ xưa tới nay có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vì thế dòng họ nào,
gia đình nào cũng có không gian riêng để thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ.
Ngai gụ ta thếp vàng điểm
Vị trí đặt Ngai, Ỷ thờ trên bàn thờ gia tiên
Ngai thờ : Theo quy định nhận dạng là có 6 cột hai bên .
Ngai Thờ thường để thờ cho Vua, Quan, hay Thủy tổ dòng họ.
Tuy nhiên các hoa văn chạm khắc phải phù hợp với chức tước địa vị của từng người được thờ.
Ngai Thờ được đặt vị trí ở giữa và trong cùng trên ban thờ,
Bên trong ngai thường đặt thần chủ hay còn gọi là Bài Vị tượng trưng cho sự hiện diện, có mặt của người được thờ .
Với cách bài trí ở trong cùng trên ban thờ, ngai thờ còn tượng trưng là nơi an vị dành cho tổ tiên thuộc hàng cao nhất để có thể quan sát,
chứng giám và phù hộ cho toàn bộ con cháu trong gia đình, dòng tộc.
Ngai gụ ta thếp vàng điểm
Trên cùng là một tay ngai tròn ôm lấy lưng rồi chạy ra hai bên phía trước, tay ngai như thân của đôi rồng,
đầu tay ngai thờ được chạm hai đầu rồng trong tư thế quay chéo vào để chầu vị thần hay bài vị đặt trên ngai.
Thân ngai thường bao gồm hai trụ chính đỡ cổ tay ngai, một số trụ phụ ở hai bên.
Lưng ngai là mảnh ván hơi cong ra phía sau, mặt ván lưng được bổ ô cân đối,
với những đề tài trang trí như rồng, linh thú và hoa thiêng cùng vân xoắn.
Phần dưới bệ ngai thờ được chia nhiều cấp nhô ra thụt vào với các đường diềm phang hoặc cong vỏ măng…
trên đó trang trí những cánh sen vuông, rồng, lân, hoa cúc và nhiều biểu tượng khác.
Bốn chân ngai thờ thường dưới dạng chân quỳ.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.