Chùa Vạn Niên Hà Nội từ lâu đã nổi tiếng là một ngôi chùa độc đáo và tráng lệ, nằm ở một vùng đất phong cảnh tuyệt đẹp. Với kiến trúc truyền thống và sự tinh tế trong từng chi tiết, chùa Vạn Niên mang đến một không gian thanh tịnh và yên bình cho những ai đến thăm.
Những tượng Phật và các vị thần linh được chạm khắc tỉ mỉ, tạo nên một không gian trang nghiêm và thiêng liêng. Chùa Vạn Niên không chỉ là nơi để thờ phượng, mà còn là một điểm đến tuyệt vời để tìm kiếm sự cân bằng và hài hòa trong cuộc sống. Nơi đây, ta có thể tìm thấy sự bình an và tìm hiểu về những giá trị tâm linh và văn hóa của dân tộc.
Vậy khi tới chùa Vạn Niên thì cầu gì? Nơi đây thờ ai? Hãy cùng Đồ Thờ Hưng Vũ khám phá nhé!
GIới thiệu chùa Vạn Niên
Chùa Vạn Niên là ngôi chùa nằm ở bờ phía tây hồ Tây, Hà Nội. Chùa từng có tên là Vạn Tuế, thuộc địa phận ấp Quán La, nay thuộc thôn Vệ Hồ, phường Xuân La, quận Tây Hồ.
Đời nhà Lý năm Giáp Dần, niên hiệu Thuận Thiên thứ Năm (1014), Thạch Nhai tăng thống Tấu xin cho lập giới đàn ở đây để tập hợp tăng đồ thụ giới, được chiếu chuẩn y. Nhiều nhà sư danh tiếng như Lâm Tuệ Sinh, Lý Thảo Đường kế tiếp nhau trụ trì ở đây. Về sau có vị tăng ở Quảng Châu là Biện Tài đến tu trì, có sách đối lục lưu hành ở đời.
Chùa xưa thuộc phái Thảo Đường, từ các đời trụ trì gần đây gồm có: Hòa Thượng Thích Viên Thành (1950 – 2002), Thượng tọa Thích Minh Tuệ, chùa thuộc về sơn môn Hương Tích, và hoằng dương Mật Tông
Chùa Vạn Niên ở đâu?
Chùa Vạn Niên nằm ven bờ phía tây hồ Tây, có địa chỉ cổng phụ là 364 đường Lạc Long Quân, thuộc thôn Vệ Hồ, phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Vị trí chùa Vạn Niên
Chùa hiện có 2 cổng vào là cổng phụ nằm tại 364 đường Lạc Long Quân và cổng chính nằm ở hướng phía Tây ven hồ Tây.
Lịch sử chùa Vạn Niên
Tương truyền, chùa có gốc tích từ năm 1014 vào thời Lý Thuận Thiên, khi thiền sư Hữu Nhai Tăng xin nhà vua cho lập giới đàn ở chùa Vạn Niên để tập hợp tăng đồ thụ giới. Vua xuống chiếu ban xây dựng chùa, trở thành chốn tùng lâm thị giới cho các tăng đồ. Nơi đây cũng là nơi trụ trì của nhiều nhà sư danh tiếng kế tiếp nhau như nhà sư Lâm Tuệ Sinh, nhà sư Lý Thảo Đường.
Chùa xưa thuộc phái Thảo Đường, từ các đời trụ trì gần đây gồm có: Hòa Thượng Thích Viên Thành (1950 – 2002), Thượng tọa Thích Minh Tuệ. Chùa thuộc về sơn môn Hương Tích và là một trong những ngôi chùa theo phái Mật Tông.
Chùa Vạn Niên Hà Nội được bộ Văn hóa, Thông tin và du lịch công nhận là di tích nghệ thuật cấp Quốc gia vào năm 1996.
Ngôi cổ tự này cũng là nơi dừng chân của nhiều du khách đến tham quan vãn cảnh và chiêm bái cụm di tích phủ – đền – chùa Hồ Tây của Thủ đô ngàn năm tuổi. Bài ký trên chuông đồng “Vạn Niên Tự Chung” đúc vào đời Gia Long cho biết:
“Chùa Vạn Niên là một di tích cổ có quy mô bề thế, một danh lam cổ tích lớn ở phía tây kinh đô Thăng Long”.
Kiến trúc ngôi chùa Vạn Niên Mật Tông
Tính đến nay, ngôi chùa Vạn Niên đã trải qua quãng thời gian hơn 1.000 năm lịch sử với nhiều lần trùng tu tôn tạo. Tuy vậy, chùa vẫn giữ được nét đẹp cổ kính và độc đáo về văn hóa kiến trúc xen giữa lòng thủ đô hiện đại và phát triển. Lần trùng tu lớn nhất của chùa là vào khoảng thế kỷ 19 dưới thời nhà Nguyễn. Do đó đến nay, chùa vẫn giữ nét đặc trưng phong cách chùa chiền thời Nguyễn với hạng mục chính như: Cổng Tam quan, khu chùa chính (đền Mẫu), nhà Tăng và nhà phụ.
Cổng Tam quan chùa gồm có 2 cổng:
- Một cổng chính ở phía bờ hồ Tây và một cổng phụ ở đường Lạc Long Quân. Cổng chính ban đầu được xây dựng từ bằng gạch, vôi, trên nóc chùa còn ba chữ triện đắp nổi “Vạn Niên tự” với những mảng rêu phong minh chứng cho tuổi đời ngàn năm của chùa. Đến ngày nay cổng chính đã được tu tạo lại bằng gỗ sao cho đồng nhất với kiến trúc cổng phụ.
- Cổng phụ mới được xây dựng, được làm từ gỗ hoàn toàn tạo nên sự trang trọng, uy nghi.
Qua cổng Tam quan, ta sẽ được chiêm ngưỡng khuôn viên sân chùa khá rộng, được xây dựng và sắp xếp vô cùng trang nghiêm, sạch sẽ, mát mẻ. Đặc biệt nổi bật tại sân chùa là bức tượng Phật Thích Ca do trụ trì Thích Minh Tuệ đề xướng xây dựng.
Pho tượng cao gần 1,5m, nặng gần 600 cân được làm từ phiến đá quý nguyên khối mà không hề có sự chắp ghép. Pho tượng này được khánh thành vào đúng ngày lễ Vu Lan (rằm tháng 7), sau 2 năm hoàn thiện trước sự chứng kiến của rất nhiều Phật tử và du khách. Bên cạnh bức tượng là ao cá trong vắt với nhiều loại cá quý tạo cảm giác thanh cảnh nơi cửa Phật. Nhìn qua các gian điện thờ tại chùa đều được xây dựng quay về phía Đông đón ánh sáng.
Chùa Vạn Niên là ngôi chùa thờ Mẫu Liễu Hạnh tại khu chùa chính. Tòa chùa chính gồm 5 gian với kiến trúc từ cửa, nền, tủ đến các ban thờ hầu như làm từ gỗ mới. Do đó, tại đây luôn thoang thoảng mùi hương dịu nhẹ của gỗ và hương nhang tạo cảm giác dễ chịu.
Chùa Vạn Niên thờ ai?
Hiện nay, chùa Vạn Niên thờ Phật và bà chúa Liễu Hạnh. Suốt hơn 1.000 năm lịch sử, trải qua nhiều thay đổi, ngôi chùa đã nhiều lần được tu sửa.
Đến thế kỷ 19, chùa được tu sửa gần như hoàn toàn với kiểu dáng kiến trúc và nghệ thuật mang đậm phong cách kiến trúc thời Nguyễn. Mặt bằng chùa gồm: tam quan, chùa chính và điện mẫu, ẩn hiện dưới những vòm cây cổ thụ và in bóng xuống hồ Tây.
Cách di chuyển tới chùa Vạn Niên
Chùa Vạn Niên Hồ Tây nằm ven bờ phía tây hồ Tây thuộc thôn Vệ Hồ, phường Xuân La, quận Tây Hồ. Đến với chùa Vạn Niên, bạn có thể lựa chọn nhiều loại phương tiện di chuyển những tối ưu hơn cả vẫn là di chuyển bằng phương tiện cá nhân. Chùa Vạn Niên cách trung tâm của thành phố Hà Nội khoảng 10km.
- Các bạn có thể tham khảo lộ trình tối ưu thời gian nhất từ trung tâm Hà Nội (hồ Gươm) tới chùa Vạn Niên là Hồ Gươm – đường Lê Thái Tổ (hướng nam) – hàng Trống – Tràng Thi – Điện Biên Phủ – Thụy Khuê – Trích Sài – Lạc Long Quân.
- Còn nếu quý khách lựa chọn phương tiện xe bus thì tuyến xe thích hợp là tuyến số 25, 33, 55 và điểm dừng lân cận tại ngã ba Lạc Long Quân – Nguyễn Hoàng Tôn cách chùa khoảng 500m.
Ngoài ra, quý khách có thể tham quan di tích chùa Tảo Sách gần đó để chuyến hành trình tâm linh thêm trọn vẹn. Chùa Tảo Sách chỉ cách chùa Vạn Niên khoảng 200m, với địa chỉ tại số 386 đường Lạc Long Quân.
Một số di vật của chùa Vạn Niên
Chùa Vạn Niên không chỉ được biết đến là một ngôi chùa cổ linh thiêng, nơi đây còn được biết đến là một trong những nơi lưu trữ rất nhiều di vật mang nhiều giá trị lịch sử và giá trị văn hoá cao.
Trong chùa hiện tại còn lưu trữ 46 pho tượng phật, tượng mẫu, tượng tổ các loại từ thời nhà Lý, trong đó có bức tượng phật Thích Ca, cao hơn 1,3 m và nặng 600kg, được làm từ ngọc Phỉ Thuý (Jadeit tự nhiên). Cùng với đó là 2 quả chuông được đúc hoàn toàn bằng đồng dưới triều Nguyễn, làm cho bộ di vật của ngôi chùa thêm độc đáo, đa dạng.
Năm 1996, chùa đã được Bộ VHTT xếp hạng Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia. Ngày nay, chùa là nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của các tăng ni Phật tử trong và ngoài thành phố, là nơi để các du khách tham quan thắng cảnh chùa.
Chùa Vạn Niên cầu gì?
Tới chùa Vạn Niên thì quý du khách có thể cầu bình an, sức khỏe và hạnh phúc cho gia đình, họ tộc. Chùa Vạn Niên không phải là nơi để cầu tài cầu lộc như nhiều ngồi chùa khác
Chùa tuy không lớn nhưng do nằm ở gần hồ Tây nên cảnh quan thoáng đãng, trong lành. Chính vì vậy, ngày thường, chùa thường vắng lặng, chỉ những ngày rằm và vào dịp lễ tết, chùa mới có đông du khách thập phương đến viếng cảnh chùa và lễ Phật. Có lẽ nhờ đó mà chùa luôn có không khí thanh tịnh, yên ắng, rất hợp với khung cảnh của chốn thiền môn
Sắm lễ đến chùa Vạn Niên cần chú ý điều gì?
Trong hành trình tâm linh tại Thủ đô, chùa Vạn Niên là địa điểm hành hương vãn cảnh và chiêm bái được nhiều con nhang đệ tử và du khách gần xa. Đặc biệt trong những dịp đặc biệt như lễ Tết hay các ngày hội Phật giáo, chùa đón tiếp hàng ngàn người dân tới chiêm ngưỡng kiến trúc cổ xưa, vãn cảnh và lễ bái các vị chư Phật cùng lòng hướng thiện tới cầu bình an, sức khỏe. Ngay cả ngày thường, người dân và du khách cũng tìm đến đây để vãn cảnh chiêm bái chùa chiền cho lòng thanh thản, thoát khỏi những âu lo.
Lúc này, mọi người nên sắm sửa lễ vật thành tâm để bái yết nơi cửa chùa. Cũng như những ngôi chùa khác, con hương đệ tử đến chùa Vạn Niên không cần sắm sửa lễ vật mâm cao cỗ đầy mà chỉ cần đơn giản nhưng thành tâm là đủ. Đến với chùa Vạn Niên, ta nên dâng đặt hương án Phật những đồ chay, tịnh như hương hoa, quả tươi chín, trầu cau, xôi chè hay phẩm oản. Khi dâng lễ Mẫu tại chùa, ta có thể sắm sửa lễ chay mặn tùy tâm nhưng nếu là lễ mặn thì chỉ nên dâng đồ mặn đơn giản như rượu, giò, gà.
Trong những vật lễ dâng lên hương án nhà chùa, Oản Tài Lộc là Ngọc thực được nhiều người lựa chọn để thêm phần trang trọng, linh thiêng và chỉn chu. Oản Tài Lộc cô Tâm là vật lễ thiết kế độc lạ, ý nghĩa, có thể trưng lễ trong thời gian dài mà không bị hỏng, mốc.
Trên đây là một số thông tin về Chùa Vạn Niên mà Đồ thờ Hưng Vũ muốn chia sẻ với các bạn về một ngôi chùa nằm ở Hà Nội. Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về ngôi chùa này nhé!
Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các ngôi chùa khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tôi nhé!
Có thể bạn quan tâm:
- Chùa Trấn Quốc
- Chùa Một Cột
- Chùa Hương Hà Nội
- Chùa Sủi Gia Lâm
- Bàn thờ đẹp
- Hoành phi câu đối bằng gỗ
- Ngai thờ đẹp
- Mẫu án gian thờ bằng gỗ
- Mẫu sập thờ đẹp
- Cửa võng thờ đẹp