Tương khắc là gì? Tìm hiểu ý nghĩa và cách hóa giải tương khắc

Tương khắc là gì? Tại sao trong phong thủy mọi người hay nói đến tương sinh tương khắc? Tương khắc có quy luật gì không? Nếu bạn đang thắc mắc về vấn đề này mà cần lời giải thì hãy để Đồ Thờ Hưng Vũ thông tin đến bạn qua nội dung sau.

Cùng theo dõi nhé!

Tương khắc là gì?

Tương khắc được hiểu là sự cản trở và khắc chế về sự sinh trưởng, phát triển của nhau. Cụ thể là sự tương khắc trong ngũ hành giữa các mệnh Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ để tạo nên sự hài hoà về mặt phong thuỷ. Tương khắc có tác dụng duy trì sự cân bằng nhưng nếu thái quá sẽ khiến vạn vật bị suy vong, hủy diệt. Trong quy luật ngũ hành tương khắc bao gồm hai mối quan hệ đó là: cái khắc nó và cái nó khắc

Khi đó thứ tự tương khắc được quy định đó là: Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thuỷ, Thuỷ khắc Hoả, Hoả khắc Kim. Quy luật này cũng giúp mang tới một trạng thái tối ưu nhất cho sự vận động và sự phát triển của vũ trụ.

Trong ngũ hành, tương khắc và tương sinh là hai quy luật được tồn tại song song với nhau, có sinh chắc chắn sẽ có khắc và có khắc chắc chắn sẽ có sinh. Nếu trường hợp sinh quá nhiều có thể khiến tạo nên sự phát triển quá lớn và khó kiểm soát đoạt.

Cũng như vậy nếu có khắc mà không có sinh thì vạn vật sẽ không có được cơ hội sinh sôi, nảy nở và tồn tại. Chính vì thế sinh khắc là hai quy luật luôn đi liền và không bao giờ tách rời nhau.

Tương khắc là gì

Quy luật tương khắc

Quy luật tương khắc được biểu hiện dựa trên 2 phương diện khác nhau đó là cái khắc nó và cái nó khắc.

Đối với 5 ngũ hành Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ không chỉ là những biểu thị cho 5 loại vật chất mà đây còn chính là biểu tượng của nhiều loại trạng thái hoàn toàn khác nhau như:

  • Kim còn có nghĩa là Tòng Cách. Ở đây Tòng được hiểu là sự thuận, phục tùng, bao hàm ý nghĩa là sự biến đổi, cải cách. Kim có đặc tính đặc trưng đó là có thể thay đổi về trạng trái mềm, cứng, dài ra hay nhỏ lại và có tính đàn hồi cao.
  • Mộc còn được hiểu là Khúc Trực. Khúc ở đây có nghĩa là thẳng, vươn lên phía trước. Mộc có ý nghĩa là luôn đứng thắng và vươn lên, có khả năng hấp thu khí của Thuỷ Thổ để trưởng thành và phát triển.
  • Hỏa còn được hiểu là Viêm Thượng mà Viêm lại có nghĩa là sự tán nhiệt, Thượng có nghĩa là tán lên. Hoả có đặc tính là sự phát tán nhiệt và bốc lên trên, nó có khả năng giữ nhiệt và chế luyện ra kim loại.
  • Thổ hay còn được hiểu là Giá Sắt, trong đó Giá có nghĩa là trồng trọt, Sắt có nghĩa là thu hoạch. Đặc tính của Thổ là chúa muôn vật, mang nhiều chức năng liên quan tới sự sinh hoá, dưỡng dục và là mẹ của muôn vật.

Chính những lý giải trên mà quy luật ngũ hành tương khắc sẽ được giải thích theo quy luật sau:

  • Thuỷ khắc Hoả: Nước có thể khiến cho lửa bị tắt,khắc sẽ được giải thích đó là:
  • Hoả khắc Kim: Nếu lửa lớn kim loại sẽ bị nung chảy.
  • Kim khắc Mộc: Dùng sao có thể chặt đổ cây.
  • Mộc khắc Thổ: Cây cối sẽ hút và hấp thụ hết các chất dinh dưỡng có trong đất.
  • Thổ khắc Thuỷ: Đất hút được nước và thường sử dụng đất trong việc đắp để ngăn lũ lụt.

Tương khắc là gì

Ý nghĩa của tương khắc trong cuộc sống

Có thể thấy quy luật tương khắc có rất nhiều ý nghĩa quan trọng và ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của mỗi con người.

Cũng nhờ vào những mối quan hệ ức chế và sự cản trở giữa các mệnh khắc nhau có thể giúp cho con người tránh đi được những điều không may mắn và tránh được điều rủi ro có thể xảy ra đối với bản thân và tất cả mọi người xung quanh.

Nếu chỉ có sinh mà không có khắc thì sự phát triển cực độ sẽ gây ra nhiều tác hại. Ngược lại nếu chỉ có khắc mà không có sinh thì vạn vật sẽ không thể nảy nở, phát triển. Do đó, sinh – khắc tạo ra quy luật chế hóa không thể tách rời.

  • Kim khắc Mộc: Cương thắng Nhu, Kim có rắn mới thắng được Mộc.
  • Mộc khắc Thổ: Tụ thắng Tán, Cây có thành bụi mới làm kiệt được Đất.
  • Thổ khắc Thủy: Thực thắng Hư, Đất có vững mới thắng được Nước.
  • Thủy khắc Hỏa: Chúng (đông, nhiều) thắng Cô, Nước có nhiều mới dập được Lửa.
  • Hỏa khắc Kim: Tinh thắng Kiên, Lửa có nóng mới nung chảy được Kim loại.

Ngũ hành phản sinh là gì?

Trong những nguyên lý tương khắc chỉ là sự tương tác giữa những vật thể với nhau để đi đến sự hủy diệt. Như vậy trong cái nguyên lý mệnh tương sinh tương khắc của Ngũ hành thì trong đó người xưa đã bao hàm cả triết lý về sự sống đó là được bắt nguồn từ Trời, thế nhưng trường tồn hay là hủy diệt thì lại là do vạn vật trên trái đất quyết định mà thôi.

Ngoài ra, ở đó nó cũng đã bao hàm hết cả quá trình Sinh – Vượng – Tử – Tuyệt của vạn vật.

Tương sinh là quy luật phát triển của vạn vật, nhưng nếu sinh nhiều quá đôi khi lại trở thành tai hại. Điều này cũng tương tự như 1 em bé cần phải ăn uống cho nhiều thì mới mau lớn. Thế nhưng nếu như ép ăn quá nhiều đôi khi lại có thể sinh ra bệnh tật gây tử vong.

Đó chính là nguyên do có sự phản sinh trong quy luật ngũ hành. Nguyên lý của Ngũ hành phản sinh như sau:

  • Kim cần có Thổ sinh, nhưng Thổ nhiều thì Kim bị vùi lấp.
  • Thổ cần có Hỏa sinh, nhưng Hỏa nhiều thì Thổ thành than.
  • Hỏa cần có Mộc sinh, nhưng Mộc nhiều thì Hỏa bị nghẹt.
  • Mộc cần có Thủy sinh, nhưng Thủy nhiều thì Mộc bị trôi dạt.
  • Thủy cần có Kim sinh, nhưng Kim nhiều thì Thủy bị đục.

Ngũ hành phản khắc là gì?

Khác với quy luật phản sinh, Ngũ hành phản khắc là khi một hành bị khắc, nhưng do lực của nó qúa lớn, khiến cho hành khắc nó đã không thể khắc được mà lại còn bị thương tổn, gây nên sự phản khắc.

Nguyên lý của Ngũ hành phản khắc như sau:

  • Kim khắc được Mộc, nhưng Mộc cứng thì Kim bị gãy.
  • Mộc khắc được Thổ, nhưng Thổ nhiều thì Mộc bị gầy yếu.
  • Thổ khắc được Thủy, nhưng Thủy nhiều thì Thổ bị trôi dạt.
  • Thủy khắc được Hỏa, nhưng Hỏa nhiều thì Thủy phải cạn.
  • Hỏa khắc được Kim, nhưng Kim nhiều thì Hỏa sẽ tắt.

Chính vì vậy trong sự tương tác giữa Ngũ hành với nhau không chỉ đơn thuần là tương sinh hay tương khắc, mà còn có những trường hợp phản sinh, phản khắc sẽ xảy ra nữa.

Biết rõ được các mỗi quan hệ đó sẽ biết được sự tinh tế trong mối quan hệ của vạn vật, của trời đất, và con người.

Tương khắc là gì

Ngũ hành tương khắc của từng mệnh

Chi tiết ngũ hành tương khắc theo từng mệnh như sau:

Ngũ hành tương khắc của Mệnh Kim

  • Hỏa khắc Kim: Hỏa làm Kim bị biến đổi và tan chảy.
  • Kim khắc Mộc: Kim loại làm tổn hại đến cây cối.
  • Mộc khắc Thổ: Cây cối phát triển lấy đi dinh dưỡng của đất.
  • Thổ khắc Thủy: Đất ngăn chặn dòng chảy của nước hoặc thấm hút hết nước thành chất dinh dưỡng của đất.
  • Thủy khắc Hỏa: Nước làm lụi tàn ngọn lửa của hỏa.

Do đó, theo mối quan hệ tương khắc ở trên, có thể thấy hành Kim đại diện cho mạng Kim khắc với mệnh Hỏa và mệnh Mộc. Đặc biệt những người thuộc các mệnh Hải Trung Kim, Bạch Lạp Kim, Thoa Xuyến Kim, Kim Bạch Kim đầu khắc Mộc và Hỏa rất mạnh.

Tương khắc là gì

Ngũ hành tương khắc của Mệnh Mộc

Cũng tương tự như trong định nghĩa về tương sinh, sự tương khắc trong ngũ hành cũng được chia thành 2 phần khác nhau đó là:

  • Mộc khắc Thổ: Mộc hút chất dinh dưỡng từ Thổ nhưng nếu như Thổ lớn hơn, nhiều hơn thì Mộc bị lấn át, Thổ yếu gặp Mộc thì dễ khô cằn nứt nẻ.
  • Kim khắc Mộc: Nếu như Mộc cứng hơn Kim thì Kim có thể bị gãy và Kim mạnh hơn Mộc thì có thể hạ gục được Mộc.

Ngũ hành tương khắc của Mệnh Thủy

Thủy khắc mệnh gì? Cần tránh kết hôn hoặc hợp tác với mệnh nào? Dựa theo ngũ hành tương sinh tương khắc, ta có thể biết được mệnh này khắc với mệnh Hỏa và mệnh Thổ.

Nếu kết hợp với những mệnh này trong hôn nhân thì vợ chồng xung khắc như nước với lửa, gia đình có nhiều việc phải lo toan; còn nếu làm ăn với những người mệnh này thì việc làm ăn gặp nhiều điều bất ngờ, khó có thể làm ăn lớn.

Cụ thể hơn về các mệnh hợp và khắc với Thủy, bạn có thể xem thêm dựa vào Ngũ hành nạp âm của mình.

Ngũ hành tương khắc của Mệnh Hỏa

Mệnh Hỏa theo ngũ hành được chia làm 6 nạp âm như sau: Tích Lịch Hỏa, Thiên Thượng Hỏa, Sơn Hạ Hỏa, Phúc Đăng Hỏa, Sơn Đầu Hỏa và Lư Trung Hỏa. Quan hệ tương khắc của sáu nạp âm này được viết như sau:

  • Phúc Đăng, Lư Trung dữ Sơn Đầu
  • Tam Họa nguyên lai phách Thủy lưu
  • Thiên Thượng, Tích , Sơn hạ Hỏa
  • Thủy trung nhất ngô cân vương hậu

Diễn giải như sau:

  • Trong ba loại nạp âm: Phúc Đăng Hỏa, Lư Trung Hỏa và Sơn Đầu Hỏa nếu gặp phải hành Thủy thì vô cùng khắc kỵ, sẽ bị dập tắt đúng nghĩa như nước dập lửa. Thủy khắc Hỏa, khắc nhập mất phần phúc.
  • Còn lại là Thiên Thượng Hỏa, Tích Lịch Hỏa và Sơn Hạ Hỏa thì lại hợp với Thủy. Phải kết hợp với người mệnh Thủy thì mới phát huy được tối đa tính chất. Cuộc đời sẽ sàng sáng lạn hơn.

Ngũ hành tương khắc của Mệnh Thổ

Theo quan hệ ngũ hành tương khắc, mộc khắc thổ. Cho nên mệnh mộc sẽ là mệnh cản trở sự phát triển của mệnh thổ. Đất sẽ bị hút hết chất dinh dưỡng bởi cây.

Do đó khi chọn người mệnh mộc để hợp tác làm ăn hay kết duyên đều không tốt. Người mệnh mộc sẽ hút hết sinh khí của người mệnh thổ. Cuộc sống và công việc thường xuyên gặp bất lợi.

Cách hoá giải quy luật tương khắc

Sau đây là cách hóa giải quy luật tương khắc mà bạn nên biết như:

  • Kim khắc Mộc: Thủy làm trung gian (Kim sinh Thuỷ – Thuỷ sinh Mộc)
  • Thủy khắc Hỏa: Mộc làm trung gian (Thuỷ sinh Mộc – Mộc sinh Hoả)
  • Mộc khắc Thổ: Hỏa làm trung gian (Mộc sinh Hoả – Hoả sinh Thổ)
  • Hỏa khắc Kim: Thổ làm trung gian (Hỏa sinh Thổ – Thổ sinh Kim)
  • Thổ khắc Thủy: Kim làm trung gian (Thổ sinh Kim – Kim sinh Thuỷ)

Trong hôn nhân, nếu hai vợ chồng có mệnh tương khắc với nhau thì cần có con cái làm trung gian giữa hai mệnh để dung hòa. Theo nguyên tắc, mệnh này kiềm chế mệnh kia, tương sinh, tương khắc hài hòa sẽ tạo thế cân bằng.

Giữa đồng nghiệp, đối tác… mà tương khắc với bản mệnh, quý bạn có thể lựa chọn một người làm trung gian theo nguyên tắc chế hóa xung khắc phía trên. Khi ấy, giữa mọi người sẽ tạo được tiếng nói chung, giảm bớt xung đột khi hợp tác. Đồng thời cũng giúp công việc được thuận lợi, suôn sẻ và đạt kết quả cao hơn.

Quy luật tránh máu tương khắc với mệnh

Màu tương khắc trong nội thất, trang phục, xe…sẽ làm giảm năng lượng sinh khi cho mệnh chủ. Do đó, chủ nhà từng mệnh: Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ cần tránh những màu tương khắc cụ thể sau đây:

Tương khắc là gì

Chủ nhà mệnh Kim

Các tuổi: Giáp Tý (1984), Ất Sửu (1985), Nhâm Dần (1962), Quý Mão (1963), Canh Thìn (1940 – 2000), Tân Tỵ (1941 – 2001), Giáp Ngọ (1954 – 2014), Ất Mùi (1955 – 2015), Nhâm Thân (1932 – 1992), Quý Dậu (1933 – 1993), Canh Tuất (1970 – 2030), Tân Hợi (1971 – 2031)

  • Màu tương khắc: Đỏ, hồng, tím, xanh lục.

Chủ nhà mệnh Mộc

Các tuổi: Nhâm Tý (1972 – 2032),  Ất Sửu (1985 – 2045), Canh Dần (1950 – 2010), Tân Mão (1951 – 2011), Mậu Thìn (1928 – 1988), Kỷ Tỵ (1929 – 1989), Nhâm Ngọ (1942 – 2002), Quý Mùi (1943 – 2003), Canh Thân (1980 – 2040), Tân Dậu (1981 – 2041), Mậu Tuất (1958 – 2018), Kỷ Hợi (1959 – 2019)

  • Màu tương khắc: Vàng, nâu đất, trắng, xám, ghi

Chủ nhà mệnh Thủy

Các tuổi: Bính Tý (1936 – 1996), Đinh Sửu (1937 – 1997), Giáp Dần (1974 – 2034), Ất Mão (1975 – 2035), Nhâm Thìn (1952 – 2012), Quý Tỵ (1953 – 2013), Bính Ngọ (1966 – 2026), Đinh Mùi (1967 – 2027), Giáp Thân (1944 – 2004), Ất Dậu (1945 – 2005), Nhâm Tuất (1982 – 1922), Quý Hợi (1983 – 1923)

  • Màu tương khắc: Đỏ, hồng, tím, vàng, nâu đất.

Chủ nhà mệnh Hỏa

Các tuổi: Mậu Tý (1948 – 2008), Kỷ Sửu (1949 – 2009), Bính Dần (1986 – 1926), Đinh Mão (1987 – 1927), Giáp Thìn (1964 – 2024), Ất Tỵ (1965 – 2025), Mậu Ngọ (1978 – 2038), Kỷ Mùi (1979 – 2039), Bính Thân (1956 – 2016), Đinh Dậu (1957 – 2017), Giáp Tuất (1934 – 1994), Ất Hợi (1935 – 1995)

  • Màu tương khắc: Trắng, xám, ghi, đen, xanh nước.

Chủ nhà mệnh Thổ

Các tuổi: Canh Tý (1960 – 2020), Tân Sửu (1961 – 2021), Mậu Dần |(1938 – 1998), Kỷ Mão (1939 – 1999), Bính Thìn (1976 – 2036), Đinh Tỵ (1977 – 2037), Canh Ngọ (1990 – 1930), Tân Mùi (1991 – 1931), Mậu Thân (1968 – 2028), Kỷ Dậu (1969 – 2029), Bính Tuất (1946 – 2006),  Đinh Hợi (1947 – 2007)

  • Màu tương khắc: Đỏ, hồng, tím, xanh lục.

Ứng dụng quy luật tương khắc trong cuộc sống

Khi đã nắm được về thuyết ngũ hành bạn sẽ ứng dụng được quy luật tương khắc vào nhiều phương diện khác nhau. Chẳng hạn như:

Chọn màu sơn nhà

Khi lựa chọn màu sơn nhà gia chủ cần phải tìm hiểu để chọn màu tương sinh hợp với mệnh của gia chủ và cần tránh đi được những màu xung khắc. Việc chọn đúng màu sơn nhà sẽ giúp mang tới nhiều may mắn, tài lộc cho ngôi nhà bạn, gia đạo luôn được hạnh phúc, vui vẻ.

Tất cả các thành viên trong gia đình sẽ có một sức khỏe tốt, công việc thuận buồm xuôi gió. Cụ thể về màu sắc tương sinh, tương khắc của các mệnh trong phong thuỷ như sau:

  • Mệnh Kim có màu tương sinh là vàng, nâu đất, màu tương khắc là xanh lục, đỏ, hồng tím.
  • Mệnh Mộc có màu tương sinh là mầu đen, xanh nước biển, màu tương khắc là vàng, nâu đất, trắng, xám.
  • Mệnh Thuỷ có màu tương sinh là trắng, xám, màu tương khắc là đỏ, hồng, tím, vàng, nâu đất.
  • Mệnh Hoả có màu tương sinh là xanh lục, đỏ, hồng, màu tương khắc là trắng, xám, đen, xanh nước biển.
  • Mệnh Thổ có màu tương sinh là đỏ, hồng, tím, màu tương khắc là đen, xanh nước biển, xanh lục.

Ứng dụng trong việc chọn hướng nhà

Dựa trên quy luật ngũ hành tương sinh tương khắc gia chủ nên xem xét để lựa chọn hướng nhà hợp mệnh và tránh được tương khắc. Cụ thể đó là:

  • Gia chủ mệnh Kim nên lựa chọn hướng Tây, Tây Bắc, Đông Bắc và hướng Tây Nam. Cần tránh làm nhà theo hướng chính Nam và hướng chính Bắc.
  • Gia chủ mệnh Mộc nên chọn hướng làm nhà là hướng Chính Bắc, Đông Nam và hướng Đông. Tránh làm nhà theo hướng chính Nam.
  • Gia chủ mệnh Thuỷ nên chọn hướng làm nhà là đông Nam, Tây Bắc và hướng Bắc. Tránh làm nhà theo hướng chính Đông.
  • Gia chủ mệnh Hoả nên chọn hướng làm nhà là hướng Nam Mệnh, tránh làm nhà theo hướng Đông Nam và Tây Bắc.
  • Gia chủ mệnh Thổ chọn hướng làm nhà hợp là Tây Nam và Đông Bắc. Không nên làm nhà theo hướng Tây và Đông.

Bài viết trên là tất tần tật các thông tin có liên quan tới tương khắc là gìĐồ Thờ Hưng Vũ muốn chia sẻ tới các bạn.

Mong rằng qua đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy luật này và vận dụng nó phù hợp nhất cho cuộc sống của mình.

Nếu quan tâm tới các tin tức phong thủy khác thì hãy đón đọc bài viết mới nhất của chúng tôi nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *