Ngũ hành tương sinh tương khắc từ lâu đã gắn liền với văn hóa Á Đông từ nhiều đời nay. Nó cũng đã trở thành thuật ngữ quen thuộc trong cuộc sống của nhiều người.
Thuyết ngũ hành bao gồm các quy luật, mối quan hệ tương sinh, tương khắc, phản sinh, phản khắc. Tất cả các yếu tố này đều tồn tại song hành, dựa trên sự tương tác qua lại lẫn nhau, không thể phủ nhận, tách rời yếu tố nào.
Tuy nhiên chắc chắn một điều rằng không phải ai cũng hiểu rõ về ý nghĩa và quy luật này. Và cách thuyết ngũ hành sẽ tương tác nhau trong quan niệm từ xưa tới nay.
Cùng Đồ Thờ Hưng Vũ tìm hiểu chi tiết qua nội dung sau nhé!
Ngũ hành là gì?
Ngũ hành là tên gọi của 5 hành tố đó là Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ. Đây được xem là 5 vật chất đã tạo nên thể giới trong đó Kim tương ứng với Kim loại, Mộc tương ứng với cây cối, Thuỷ tương ứng với nước, Hỏa tương ứng với lửa và Thổ tương ứng với đất.
Đây đều là những yếu tố có mối quan hệ chặt chẽ, không thể thiếu và có sự ảnh hưởng quan trọng tới khả năng vận hành của trái đất cùng với sự phát triển của con người.
Ngũ hành luôn có đặc trưng đó là lưu hành, luân chuyển và có sự biến đổi không ngừng nghỉ. Người phương Đông còn quan niệm có sự tồn tại ngũ hành và nó được dụng trong hầu hết các phương diện của cuộc sống. Trong ngũ hành tồn tại các quy luật tương sinh, tương khắc, phản sinh và phản khắc. Mỗi quy luật sẽ có những đặc điểm riêng biệt tác động lớn đến đời sống của con người.
Ngũ hành tương sinh là gì?
Khi đã hiểu rõ về ngũ hành chắc chắn bạn sẽ quan tâm tới quy luật tương sinh. Theo đó ngũ hành tương sinh là việc chỉ các mệnh tốt hỗ trợ cho nhau và tạo điều kiện để cho các mệnh có thể phát huy năng lực và phát triển mạnh hơn và tạo nên vòng tròn khép kín đó là: Mộc – Hoả – Thổ – Kim – Thuỷ – Mộc
Những cặp mệnh tương sinh sẽ đem tới nhiều lợi ích vượt trội cho nhau. Đây là yếu tố để cho con người có thể ứng dụng vào trong cuộc sống nhằm tạo ra sự thuận lợi, suôn sẻ, thành công và gặp nhiều may mắn, bình an, tài lộc.
Quy luật ngũ hành tương sinh được xem là sự chuyển hoá mật thiết giữa Đất và Trời, cả hai liên kết chặt chẽ với nhau và không tách rời.
Đặc tính của ngũ hành là gì?
Ngũ hành có 3 đặc tính cốt lỡi là Lưu hành, luân chuyển, biến đổi không ngừng.
Ngũ hành không mất đi, tồn tại xuyến suốt theo không gian và thời gian. Đặc biệt, ngũ hành là nền tảng để vụ trụ vận động và vạn vật trên thế giới được sinh sối.
- Lưu hành: 5 vật chất lưu hành tự nhiên trong không gian và thời gian. Ví như lửa khi lưu hành, nó sẽ thiêu rụi, đốt cháy mọi thứ nó bắt gặp.
- Luân chuyển: 5 vật chất luân chuyển tự nhiên. Ví dụ hành mộc là cây sẽ phát triển từ mầm rồi lớn dần theo thời gian.
- Biến đổi: 5 vật chất sẽ biến đổi ví dụ như lửa đốt cây gỗ sẽ hòa thành than, kim loại trong lòng đất được khai thác để chế tác thành các vật dụng trong cuộc sống.
Quy luật trong ngũ hành tương sinh tương khắc
Theo triết học, vạn vật phát sinh từ 5 yếu tố: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. 5 yếu tố này được gọi là ngũ hành. Trong ngũ hành, có hai loại quan hệ là tương sinh và tương khắc.
Trong ngũ hành có hai quy luật lớn được ứng dụng nhiều là quy luật tương sinh và quy luật tương khắc. Đây cũng chính là nguyên lý cơ bản nhất để duy trì sự sống của vạn vật.
Quy luật ngũ hành tương sinh
Tương sinh luôn cho thấy sự tốt đẹp thể hiện qua sự thúc đẩy, hỗ trợ và tác động lẫn nhau để cùng phát triển.
5 hành tố trong ngũ hành sẽ có quy luật tương sinh như sau:
- Mộc sinh Hỏa: Cây khô sinh ra lửa, Lửa lấy gỗ làm nguyên liệu đốt.
- Hỏa sinh Thổ: Lửa đốt cháy mọi thứ thành tro bụi, tro bụi vun đắp thành đất.
- Thổ sinh Kim: Kim loại, quặng hình thành từ trong đất.
- Kim sinh Thủy: Kim loại nếu bị nung chảy ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra dung dịch ở thể lỏng.
- Thủy sinh Mộc: Nước duy trì sự sống của cây.
Kim sinh Thủy
Trong ngũ hành, mệnh Kim tượng trưng cho kim loại, vật cứng. Còn Thủy nghĩa là nước, đại dương. Theo quy luật tự nhiên, kim loại khi bị nung nóng đến nhiệt độ cao sẽ bị nóng chảy thành dung dịch lỏng (nước). Mối quan hệ Kim sinh Thủy cũng được lý giải tương tự.
Kim sinh Thủy tức là mệnh Kim hỗ trợ, thúc đẩy, nuôi dưỡng, là tiền đề để người mệnh Thủy sinh sôi, phát triển và tồn tại. Vì vậy Kim sinh Thủy sẽ có lợi hơn cho người mang mệnh Thủy.
Thủy sinh Mộc
Trong ngũ hành, Thủy sinh Mộc có nghĩa là nuôi dưỡng, thúc đẩy sự phát triển vì có Thủy (nước) thì Mộc (cây) sinh trưởng, sinh sôi, nảy nở và xanh tươi hơn.
Mộc sinh Hỏa
Trong ngũ hành, hành Hỏa tượng trưng cho lửa cháy, còn hành Mộc tượng trưng cho sự sinh trưởng của cây cối. Theo quy luật tự nhiên của đất trời, khi cây khô héo trở thành củi khô, là nguyên liệu để đốt và tạo ra ngọn lửa. Nhờ đó ta có được mối quan hệ Mộc – Hỏa trong ngũ hành.
Hoả sinh Thổ
Quy luật ngũ hành tương sinh trong phong thủy có nghĩa là thúc đẩy giúp đỡ, hỗ trợ nhau cùng nhau sinh sôi và phát triển. Quy luật ngũ hành tương sinh bao gồm hai mặt, đó là cái gì sinh ra nó và cái mà nó sinh ra hay còn gọi là mẫu – tử. Đây là mối quan hệ hai chiều, tạo nên sự cộng hưởng, nương tựa lẫn nhau và cùng nhau tồn tại.
Với quy luật này, người ta sẽ lựa chọn những thứ phù hợp với mệnh của mình để đem lại may mắn. Ví dụ mệnh hỏa hợp với mệnh Thổ, nên người mệnh Hỏa cũng có thể sử dụng những vật có màu sắc đại diện của mệnh Thổ.
Thổ sinh Kim
Theo thuyết ngũ hành, Thổ là đại diện của đất, là nơi nuôi dưỡng vạn vật trên trái đất nên cũng có thể ví như người mẹ nhân hậu, bao dung với mọi người con. Theo ngũ hành tương sinh, Thổ sinh Kim nghĩa là kim loại được sinh ra bởi đất.
Kim loại quý hiếm được tìm thấy dưới lòng đất. Cũng có thể nói, không có trái đất thì sẽ không có kim loại hiếm tồn tại.
Quy luật ngũ hành tương khắc
Ngược lại với quy luật tương sinh, tương khắc thể hiện sự cản trợ, khắc chế. Quy luật này có hai mối quan hệ bao gồm cái nó khắc và cái khắc nó. Mặc dù tương khắc cho thấy sự sát phạt, áp chế nhưng nó là cái phải có để cân bằng.
Tuy nhiên nếu mức độ thái quá thì sẽ dẫn đến sự diệt vong.
Quy luật tương khắc được thể hiện cụ thể như sau:
- Thủy khắc Hỏa: Nước sẽ dập tắt lửa
- Hỏa khắc Kim: Lửa mạnh sẽ nung chảy kim loại
- Kim khắc Mộc: Kim loại được rèn thành dao, kéo để chặt đổ cây.
- Mộc khắc Thổ: Cây hút hết chất dinh dưỡng khiến đất trở nên khô cằn.
- Thổ khắc Thủy: Đất hút nước, có thể ngăn chặn được dòng chảy của nước.
Dựa vào quy luật tương khắc, người ta có thể tránh được những việc xui xẻo đối với mình và gia đình. Ví dụ người mệnh Thủy sẽ hạn chế hoặc không nên dùng những thứ có liên quan đến mệnh Thổ.
Quy luật tương sinh và tương khắc có vai trò quan trọng đem đến sự cân bằng cho vũ trụ, chính vì vậy nó phải tồn tại song hành. Tốt nhất nên ở mức độ vừa phải, sinh nhiều quá sẽ dẫn đến sự phát triển cực độ gây ra tác hại, khắc nhiều thì vạn vật sẽ bị hủy diệt không thể phát triển.
Tương khắc mang nghĩa là áp bức lẫn nhau. Trong tương khắc, Mộc gặp Thổ, Thổ gặp Thủy, Thủy gặp Hỏa, Hỏa gặp Kim, Kim gặp Mộc. Các hiện tượng tương sinh và tương khắc không tồn tại độc lập với nhau. Trong tương lai, luôn có hạt giống của tương lai. Chính vì vậy, sự vật luôn tồn tại và phát triển.
Hướng dẫn xác định mệnh dựa vào năm sinh
Dựa vào năm sinh, người ta có thể xác định được bản thân thuộc mệnh nào, cụ thể:
- Người mệnh Kim sinh năm: 1954, 1955, 1962, 1963, 1970, 1971, 1984, 1985, 1992, 1993, 2000, 2001, 2014, 2015 …
- Người mệnh Mộc sinh năm: 1950, 1951, 1958, 1959, 1972, 1973, 1980, 1981, 1988, 1989, 2002, 2003, 2010, 2011, 2018, 2019…
- Người mệnh Thủy sinh năm: 1944, 1945, 1952, 1953, 1966, 1967, 1974, 1975, 1982, 1983, 1996, 1997, 2004, 2005, 2012, 2013…
- Người mệnh Hỏa sinh năm: 1948, 1949, 1956, 1957, 1964, 1965, 1978, 1979, 1986, 1987, 1994, 1995, 2008, 2009, 2016, 2017,…
- Người mệnh Thổ sinh năm: 1946, 1946, 1960, 1961, 1968, 1989, 1976, 1977, 1990, 1991, 1998, 1999, 2006…
Quy luật màu sắc tránh tương khắc với mệnh của mình
Màu tương khắc trong nội thất, trang phục, xe…sẽ làm giảm năng lượng sinh khi cho mệnh chủ. Do đó, chủ nhà từng mệnh: Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ cần tránh những màu tương khắc cụ thể sau đây:
Chủ nhà mệnh Kim
Các tuổi: Giáp Tý (1984), Ất Sửu (1985), Nhâm Dần (1962), Quý Mão (1963), Canh Thìn (1940 – 2000), Tân Tỵ (1941 – 2001), Giáp Ngọ (1954 – 2014), Ất Mùi (1955 – 2015), Nhâm Thân (1932 – 1992), Quý Dậu (1933 – 1993), Canh Tuất (1970 – 2030), Tân Hợi (1971 – 2031)
Màu tương khắc: Đỏ, hồng, tím, xanh lục.
Chủ nhà mệnh Mộc
Các tuổi: Nhâm Tý (1972 – 2032), Ất Sửu (1985 – 2045), Canh Dần (1950 – 2010), Tân Mão (1951 – 2011), Mậu Thìn (1928 – 1988), Kỷ Tỵ (1929 – 1989), Nhâm Ngọ (1942 – 2002), Quý Mùi (1943 – 2003), Canh Thân (1980 – 2040), Tân Dậu (1981 – 2041), Mậu Tuất (1958 – 2018), Kỷ Hợi (1959 – 2019)
Màu tương khắc: Vàng, nâu đất, trắng, xám, ghi
Chủ nhà mệnh Thủy
Các tuổi: Bính Tý (1936 – 1996), Đinh Sửu (1937 – 1997), Giáp Dần (1974 – 2034), Ất Mão (1975 – 2035), Nhâm Thìn (1952 – 2012), Quý Tỵ (1953 – 2013), Bính Ngọ (1966 – 2026), Đinh Mùi (1967 – 2027), Giáp Thân (1944 – 2004), Ất Dậu (1945 – 2005), Nhâm Tuất (1982 – 1922), Quý Hợi (1983 – 1923)
Màu tương khắc: Đỏ, hồng, tím, vàng, nâu đất.
Chủ nhà mệnh Hỏa
Các tuổi: Mậu Tý (1948 – 2008), Kỷ Sửu (1949 – 2009), Bính Dần (1986 – 1926), Đinh Mão (1987 – 1927), Giáp Thìn (1964 – 2024), Ất Tỵ (1965 – 2025), Mậu Ngọ ( 1978 – 2038), Kỷ Mùi (1979 – 2039), Bính Thân (1956 – 2016), Đinh Dậu (1957 -2017), Giáp Tuất (1934- 1994), Ất Hợi (1935 – 1995)
Màu tương khắc: Trắng, xám, ghi, đen, xanh nước.
Chủ nhà mệnh Thổ
Các tuổi: Canh Tý (1960 – 2020), Tân Sửu (1961 – 2021), Mậu Dần |(1938 – 1998), Kỷ Mão (1939 – 1999), Bính Thìn (1976 – 2036), Đinh Tỵ (1977 – 2037), Canh Ngọ (1990 – 1930), Tân Mùi (1991 – 1931), Mậu Thân (1968 – 2028), Kỷ Dậu (1969 – 2029), Bính Tuất (1946 – 2006), Đinh Hợi (1947 – 2007)
Màu tương khắc: Đỏ, hồng, tím, xanh lục.
Ngũ hành tương sinh 12 con giáp
Tam hợp là thuật ngữ trong ngũ hành, “tam” có nghĩa là “3” và “hợp” mang nghĩa là “sự hòa hợp”. Bộ ba ám chỉ sự liên kết, hòa hợp giữa ba con giáp với nhau.
Quy luật ngũ hành tương khắc khác với ngũ hành sinh ra những cặp bản mệnh bổ sung cho nhau và có lợi cho nhau. Quy luật ngũ hành tương khắc cũng có những cặp bản mệnh nhưng chúng sẽ đối nhau và có tính chất hoàn toàn trái ngược nhau.
Quy luật ngũ hành xung khắc áp dụng trong cuộc sống sẽ phải xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định làm một việc gì quan trọng.
Ngũ hành tương sinh theo tuổi mệnh (năm sinh)
Mỗi người chúng ta khi sinh ra sẽ tương ứng với một mệnh riêng thuộc vào 5 ngũ hành khác nhau. Từng mệnh sẽ mang đến những đặc điểm và tính cách riêng biệt.
Dưới đây, chúng ta hãy xem xét chi tiết về quy luật ngũ hành tương sinh của từng mệnh.
Ngũ hành tương sinh người mệnh Kim
Người mệnh Kim sinh vào các năm như: Nhâm Dần 1962, Quý Mão 1963, Canh Tuất 1970, Tân Hợi 1971, Giáp Tý 1984, Ất Sửu 1985, Nhâm Thân 1992, Quý Dậu 1993, Canh Thìn 2000 và Tân Tỵ 2001,…
Theo ngũ hành tương sinh, Kim đại diện cho quyền lực, sức mạnh và sự chỉnh chu.
Tính cách nổi bật của người mệnh Kim là ngọt ngào, luôn lạc quan và yêu đời. Người mệnh này thông minh, năng động, lãnh đạo tài ba và vượt qua khó khăn, thách thức. Họ cố gắng hoàn thành và đạt mục tiêu mà họ đề ra.
Tuy nhiên, điểm yếu của người mệnh Kim là lo lắng và phiền muộn. Họ cũng có xu hướng bảo thủ, cứng nhắc và ít lắng nghe ý kiến của người khác.
Ngũ hành tương sinh người mệnh Thuỷ
Người mệnh Thuỷ sinh vào các năm như: Bính Ngọ 1966, Đinh Mùi 1967, Giáp Dần 1974, Ất Mão 1975, Nhâm Tuất 1982, Quý Hợi 1983, Bính Tý 1996, Đinh Sửu 1997, Giáp Thân 2004, Ất Tuất 2005…
Người mệnh Thuỷ thường giỏi giao tiếp, linh hoạt trong xử thế và được mọi người xung quanh tin tưởng và yêu mến. Họ sống đầy tình cảm, luôn lắng nghe và chia sẻ với người khác.
Tuy nhiên, người mệnh Thuỷ thường nhạy cảm và dễ mắc phải tình trạng đa sầu đa cảm.
Ngũ hành tương sinh người mệnh Mộc
Người mệnh Mộc sinh vào các năm như: Mậu Tuất 1958, Kỷ Hợi 1959, Nhâm Tý 1972, Quý Sửu 1973, Canh Thân 1980, Tân Dậu 1981, Mậu Thìn 1988, Kỷ Tỵ 1989, Nhâm Ngọ 2002, Quý Mùi 2003,…
Người mệnh Mộc có tinh thần thông minh, năng động và sáng tạo. Họ giao tiếp tốt, có nhiều bạn bè và được yêu mến, giúp đỡ.
Tuy nhiên, điểm yếu của người mệnh Mộc là thiếu kiên nhẫn, dễ bộc phát cảm xúc và dễ nổi nóng. Điều này có thể làm khó cho họ trong việc đạt thành công trong công việc và cuộc sống.
Ngũ hành tương sinh người mệnh Hoả
Người mệnh Hoả thường sinh vào các năm như: Giáp Tuất 1994, Ất Hợi 1995, Bính Thân 1956, Đinh Dậu 1957, Giáp Thìn 1964, Ất Tỵ 1965, Bính Dần 1986, Đinh Mão 1987, Mậu Ngọ 1978, Kỷ Mùi 1979…
Tính cách của người mệnh Hoả đa dạng, có thể năng nổ, hoà đồng, và hoạt bát, nhưng đôi khi cũng có thể nóng nảy và khó gần gũi.
Ngoài ra, họ thường hành động hấp tấp, đánh giá cao sự chiến thắng, và có xu hướng mạo hiểm, điều này có thể đem lại những bất lợi cho bản thân.
Ngũ hành tương sinh người mệnh Thổ
Người mệnh Thổ rơi vào các năm như: Canh Tý 1960, Tân Sửu 1961, Mậu Thân 1968, Kỷ Dậu 1969, Bính Thìn 1976, Đinh Tỵ 1977, Canh Ngọ 1990, Tân Mùi 1991, Mậu Dần 1998, Kỷ Mão 1999…
Người mệnh Thổ có tính cách mạnh mẽ, ý chí quyết tâm và sống rất tình cảm. Đặc biệt, họ luôn trung thành và sẵn sàng làm người bạn đồng hành tinh thần cho những người xung quanh.
Tuy nhiên, điểm yếu của người mệnh Thổ là họ ít nói, sống khép kín và có sự ngại giao tiếp. Điều này có thể làm đối tác cảm thấy nhàm chán và không tạo được một mối quan hệ mạnh mẽ.
Ý nghĩa của ngũ hành tương sinh, tương khắc
Nhìn chung, quan niệm ngũ hành tương sinh giúp chúng ta dễ dàng tìm hiểu được mối quan hệ của các hành trong phong thủy. Từ đó có thể đưa ra những lựa chọn tốt để có được hành tương sinh, mang đến nhiều thuận lợi, may mắn, hạnh phúc.
Ngoài ra, dựa vào quy luật tương khắc người ta có thể biết được mình không hợp với mệnh nào để tránh các mệnh tương khắc, tránh những điều xui xẻo, không may mắn đối với bản thân và gia đình.
Nói chung, nắm rõ về ngũ hành tương sinh, tương khắc sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về con người cũng như vạn vật trong đời sống này.
Ứng dụng ngũ hành tương sinh tương khắc trong đời sống
Ngũ hành tương sinh tương khắc hiện được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như cưới hỏi xây nhà, sinh con, làm ăn buôn bán.
Ứng dụng ngũ hành trong xây nhà
Đây có lẽ là ứng dụng quan trọng nhất của ngũ hành tương sinh, tương khắc. Người ta sẽ dựa vào bản mệnh của mình để mua, xây dựng, tu sửa nhà cửa.
Tuy nhiên, tùy theo bản mệnh của gia chủ mà việc cân nhắc lựa chọn hướng nhà phù hợp để mang lại may mắn, hạnh phúc.
- Đối với gia chủ mang mệnh Mộc hợp với 02 hướng Đông, Nam và Đông Nam. Còn nếu chọn mua chung cư thì nên chọn các căn ở tầng số 3, số 8 (tượng trưng cho Mộc) hoặc căn số 1, số 6 (tượng trưng cho Thủy). Nên tránh các căn chung cư nằm ở các tầng có chứa chữ số 2,4,7,9. Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa nên xanh lá, trắng, nâu là những màu sơn vô cùng phù hợp với gia chủ mệnh Mộc
- Đối với gia chủ mang mệnh Kim thì nên ưu tiên lựa chọn xây, mua nhà theo các hướng Tây hoặc Tây Bắc. Ngoài ra, nếu chọn mua chung cư, người mệnh Kim nên chọn các số tầng: 2, 5, 9, 12, 15 hoặc 19. Về màu sắc nhà cửa, do Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, gia chủ nên chọn sơn nhà theo các tông màu tương sáng như vàng, trắng, xám,…
- Hướng nhà phù hợp với người mang mệnh Thủy nhất chính là hướng Bắc. Còn nếu chọn mua chung cư thì nên chọn các căn ở tầng 1,6,4 và 9. Tránh các con số 0,2,7,5 tượng trưng cho hành Hỏa và hành Thổ. Về màu sắc, người mệnh Thủy nên chọn sơn nhà màu trắng, xanh da trời,…
- Nếu bạn thuộc mệnh Hỏa, hãy chọn xây nhà hoặc mua nhà nằm ở hướng Nam thuộc bản mệnh là tốt nhất. Còn nếu chọn mua chung cư thì nên chọn các căn ở tầng 2,7,3 và 8. Tránh mua căn hộ nằm ở các tầng 1,6 thuộc hành Thủy. Người mệnh Hỏa hợp với những gam màu nóng như: đỏ, cam, hồng, tím, xanh lá.
- Với gia chủ mang mệnh Thổ, khi xây hay sửa nhà cửa nên lưu ý chọn hướng Đông Bắc và Tây Nam. Hãy chọn các căn hộ chung cư nằm ở các tầng liên quan tới số 0,2,5 hoặc số 7. Các đồ vật trang trí nên làm bằng gốm sứ, đá, cẩm thạch.
Chọn màu sơn nhà
Khi lựa chọn màu sơn nhà gia chủ cần phải tìm hiểu để chọn màu tương sinh hợp với mệnh của gia chủ và cần tránh đi được những màu xung khắc. Việc chọn đúng màu sơn nhà sẽ giúp mang tới nhiều may mắn, tài lộc cho ngôi nhà bạn, gia đạo luôn được hạnh phúc, vui vẻ.
Tất cả các thành viên trong gia đình sẽ có một sức khỏe tốt, công việc thuận buồm xuôi gió. Cụ thể về màu sắc tương sinh, tương khắc của các mệnh trong phong thuỷ như sau:
- Mệnh Kim có màu tương sinh là vàng, nâu đất, màu tương khắc là xanh lục, đỏ, hồng tím.
- Mệnh Mộc có màu tương sinh là mầu đen, xanh nước biển, màu tương khắc là vàng, nâu đất, trắng, xám.
- Mệnh Thuỷ có màu tương sinh là trắng, xám, màu tương khắc là đỏ, hồng, tím, vàng, nâu đất.
- Mệnh Hoả có màu tương sinh là xanh lục, đỏ, hồng, màu tương khắc là trắng, xám, đen, xanh nước biển.
- Mệnh Thổ có màu tương sinh là đỏ, hồng, tím, màu tương khắc là đen, xanh nước biển, xanh lục.
Ứng dụng ngũ hành trong cưới hỏi
Những người Châu Á thường tin rằng, mỗi cá thể là tinh hoa của tạo hóa và được quy tụ đủ các yếu tố tuổi và mệnh. Nếu hai người có mạng số tương hợp thì hôn nhân sẽ hạnh phúc, sự nghiệp thuận buồm xuôi gió. Ngược lại, chắc chắn hôn nhân lục đục, gia đạo sẽ gặp tai ương.
Vì vậy, trước khi tiến đến hôn nhân, người ta thường đi xem tuổi đôi trai gái xem có hợp mệnh hợp tuổi không? Mệnh chính là dựa vào ngũ hành tương sinh, tương khắc. Vì vậy để tránh lãng phí thời gian yêu đương mà không đến được với nhau thì tốt nhất hãy xem tuổi trước rồi hẵng yêu nhé.
Ứng dụng ngũ hàn trong sinh con
Dẫu biết rằng con cái là của trời cho, có con là có lộc. Tuy nhiên, không ít gia đình sau khi sinh con trở nên túng thiếu, con cái dễ ốm đau rồi trở nên hư hỏng chỉ vì con sinh ra không hợp mệnh hoặc hợp tuổi cha mẹ.
Bởi vậy, trong kế hoạch sinh còn của mình, việc lựa chọn năm sinh con để hợp tuổi bố mẹ cũng rất cần thiết. Để sinh con hợp tuổi bố mẹ ta có thể dựa vào Thiên Can, Địa Chi, và Ngũ Hành, mọi vật tồn tại đều có sự tương sinh và tương khắc nên dựa vào đó ta có thể xem tuổi hợp hay không.
Ứng dụng ngũ hành trong kinh doanh
Việc chọn tuổi hợp làm ăn buôn bán, kinh doanh là rất cần thiết. Bởi nếu chọn được đối tác có tuổi hợp làm ăn, công việc sẽ hanh thông thuận buồm xuôi gió. Ngược lại nếu đối tác không hợp tuổi hay phạm vào tứ hành xung sẽ dẫn đến tán gia bại sản, mất cả cơ đồ.
Tốt nhất, hãy chọn đối tác có mệnh tương sinh với mình để được hỗ trợ thật tốt trong công việc làm ăn. Tuy nhiên muốn chọn được người có tuổi hợp cần phải dựa vào rất nhiều yếu tố.
Có một số yếu tố là cơ sở cho việc chọn tuổi hợp nhau, đó là dựa vào Cung mệnh, vào Thiên can Địa chi và vào Thiên mệnh trong đó Cung mệnh là quan trọng nhất.
Ứng dụng ngũ hành với vật phẩm phong thủy/trang trí
Việc sử dụng các vật phẩm trang trí, đồ vật phong thủy cho không gian nội thất cần phải lựa chọn thật kỹ lưỡng. Nếu lựa chọn được vật phẩm phong thủy phù hợp với mệnh theo ngũ hành sẽ giúp hài hòa, cân bằng, nâng cao năng lượng tốt trong cuộc sống và công việc của gia chủ.
Chính vì vậy, việc nắm được quan niệm ngũ hành, bạn có thể dễ dàng lựa chọn những vật phẩm phù hợp với cung hoàng đạo của mình sẽ mang lại nhiều sức khỏe, may mắn và phú quý. Đồng thời biết nên đặt chúng ở đâu trong nhà để khiến không gian sống trở nên hoàn hảo hơn.
Ứng dụng ngũ hành trong việc chọn cây cảnh
Cây cảnh giúp cho không gian sống gia đình trở nên hài hòa, thoải mái hơn. Tuy nhiên, chọn được những loại cây hợp với mệnh của mình thì lại càng tốt nhất.
- Người thuộc hành Kim nên chọn cây Bạch Mã Hoàng Tử, cây Lan Ý, Cây Ngọc Ngân, cây Bạch Lan, cây Phát Tài,..
- Người thuộc hành Thủy nên lựa chọn cây Phát Tài Búp Sen, cây Phát Lộc, cây Kim Tiền, cây Lan Ý,…
- Người thuộc hành Hỏa thì cây Trầu bà Đế Vương đỏ, cây đa Búp Đỏ, cây Vạn Lộc, cây Đuôi Công Tím,…. là sự lựa chọn tốt nhất.
- Người thuộc hành Thổ thích hợp nhất vẫn là cây Lưỡi Hổ Vàng, cây Sen Đá Nâu, cây Lan Hồ Điệp hay cây Ngũ Gia Bì,…
- Người thuộc hành Mộc, cây Ngọc Bích, cây Vạn Niên Thanh, cây Trường Sinh, cây Cau Tiểu Trâm,…
Lưu ý khi ứng dụng ngũ hành tương sinh tương khắc
Việc ứng dụng ngũ hành tương sinh, tương khắc trong cuộc sống nghe có vẻ đơn giản nhưng thực ra không hề đơn giản chút nào. Nếu bạn làm đúng thì may mắn sẽ luôn tìm đến với bạn nhưng nếu sử dụng sai cách, nó có thể gây hại rất nhiều đến đời sống vật chất lẫn tinh thần.
Điều đó cũng giống như việc củi là thứ tạo ra lửa nhưng sẽ là một đám cháy lớn nếu như có quá nhiều củi, chúng có thể khiến bạn gặp phải hỏa hoạn, nguy hiểm đến tính mạng.
Cho nên nguyên lý ngũ hành phải được vận dụng đúng đắn, linh hoạt. Vì vậy, nếu không có kinh nghiệm, tốt nhất bạn nên học hỏi từ những chuyên gia để có được sự hỗ trợ tốt nhất.
Trên đây là những thông tin cơ bản về ngũ hành tương sinh tương khắc mà chúng tôi đã tổng hợp. Hy vọng những thông tin trên của Đồ Thờ Hưng Vũ đã giúp bạn lý giải các quy luật liên quan đến ngũ hành tương sinh và ngũ hành tương khắc và ứng dụng của nó trong đời sống.
Để xem thêm các bài viết liên quan đến vấn đề phong thủy, các bạn hãy nhớ ghé website của chúng tôi thường xuyên nhé!