Những Điều Bạn Cần Biết Về Thiền Buông Thư

Thể chất và tinh thần được thư giãn từ bên trong chính là trạng thái tuyệt vời nhất cho cơ thể.

Bạn đang tìm hiểu về thiền buông thư nhưng vẫn thấy khái niệm này còn khá mới mẻ? Bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ thiền buông thư là gì, tác dụng và hướng dẫn tập thiền buông thư chi tiết cho người mới!

Thiền buông thư là gì?

Thiền buông thư là một dạng thiền chánh niệm – phương pháp rèn luyện tinh thần làm dịu tâm trí và cơ thể của bạn.

Người thiền sẽ sử dụng năng lượng chánh niệm ôm ấp, vỗ về và yêu thương từng bộ phận trên cơ thể từ đỉnh đầu đến ngón tay, ngón chân. Những thương tổn về tâm hồn và thể xác sẽ được xoa dịu và chữa lành.

Thiền buông thư chính là cơ hội cho thân tâm của bạn được nghỉ ngơi, hồi phục và chữa trị.

Hình thức tập luyện này sẽ giúp người tập buông bỏ được những mệt nhọc.

Thiền nằm buông thư sẽ giải tỏa giúp bạn những căng thẳng và mệt mỏi cả ở hệ thần kinh và các bắp thịt.

Thiền Buông Thư

Tác dụng của thiền buông thư

Thiền buông thư có tác dụng đem đến nhiều hiệu quả tích cực giúp thư giãn, trị liệu sâu đến từng tế bào. Các tác dụng chủ yếu của thiền buông thư:

Thiền nằm buông thư làm giảm căng thẳng và stress

Trong cuộc sống, công việc và học tập không thể tránh khỏi những áp lực và mệt mỏi khiến tâm trạng của bạn luôn ở trạng thái căng thẳng. Chắc chắn bạn sẽ muốn thoát khỏi nó càng nhanh càng tốt. Chỉ cần dành 10 phút cho thiền buông thư, thể chất lẫn tinh thần của bạn sẽ được làm mới nhanh chóng.

Thiền tập trung vào cảm xúc nhiều hơn, chính vì thế bạn sẽ cảm thấy yêu thương chính bản thân mình hơn. Nhiều nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, thiền buông thư có thể giảm 100% stress mà bạn không tốn bất cứ một chi phí nào.

Phục hồi năng lượng cơ thể 

Thực hiện thiền buông thư chính là bạn đang trong trạng thái tái tạo năng lượng

Sau một ngày dài mệt mỏi, tác dụng của thiền buông thư sẽ mang lại sự khoan khoái, an lạc. Những tổn thương sẽ được phục hồi và lấy lại chỉ với 15 phút luyện tập.

Thiền buông thư hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả

Nếu muốn chăm sóc bản thân thật tốt, bạn nhất định không thể bỏ qua cách điều trị bằng thiền nằm buông thư. Không chỉ những vấn đề ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý được loại bỏ mà các căn bệnh liên quan đến thể chất như vảy nến, hội chứng ruột kích thích… cũng được ngăn ngừa và điều trị.

Tác dụng của thiền buông thư như một chất xúc tác để cơ thể có thể nhanh chữa lành được vết thương nhất.

Ở những bệnh nhân thường xuyên bị mất ngủ, giấc ngủ ngắn và hay giật mình giữa đêm, thiền sẽ cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp bạn ngủ ngon và sâu hơn.

Dành 15 phút thiền bạn sẽ thấy tinh thần trở nên sảng khoái thư thái, sức khỏe có sự thay đổi rõ rệt.

Không những hỗ trợ bạn chống lại những căn bệnh về tâm lý như trầm cảm, lo âu, rối loạn căng thẳng sau chấn thương mà thiền còn giúp bạn chống lại các căn bệnh liên quan đến thể chất như vảy nến, hội chứng ruột kích thích…

Thật không quá bất ngờ khi nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, thiền buông thư dành cho người mất ngủ sẽ giúp người bệnh ngủ ngon và sâu hơn.

Thiền buông thư giúp kiềm chế cảm xúc

Đối với những người có bản tính nóng nảy, thiền buông thư chính là liều thuốc hữu hiệu. Bản chất của thiền buông thư là tập trung quan sát cảm xúc của bản thân chứ không phải là chìm đắm trong nó.

Bạn phải chú ý, vỗ về và chấp nhận nó. Nhận biết được tâm trạng của mình, có ý thức về nó dần dần sẽ kiểm soát được nó dễ dàng.

Trường hợp minh họa điển hình cho tác dụng kiềm chế cảm xúc của thiền nằm buông thư:

Trong cuộc sống bạn đã từng có lúc giận quá mất khôn hành động theo cảm tính, thiền buông thư từng bước sẽ cải thiện khả năng tiết chế của bạn. Vào thời điểm giận dữ, bạn sẽ nhận biết được mình đang làm gì, dừng lại một nhịp suy nghĩ sẽ giúp cơn giận lập tức giảm đi.

Thiền Buông Thư

Hướng dẫn thực hiện thiền buông thư cho người mới

Có khả năng chữa lành những nỗi đau tâm lý, trị liệu sâu đến từng tế bào loại bỏ căng thẳng và phục hồi chấn thương, nhưng tập thiền buông thư như thế nào mới mang lại hiệu quả? Bạn nên thực hiện thiền buông thư nhiều lần trong ngày với 2 bài tập hướng dẫn thiền buông thư cơ bản sau đây.

Đồng thời cần chú ý, nên nằm trên thảm tập yoga để bài tập được thoải mái và thư giãn nhất.

Bài tập thiền buông thư thứ nhất

Bài tập thiền buông thư này yêu cầu tập trung trị liệu sâu đến từng tế bào. Người tập sẽ ở trong thư thế ngồi thoải mái hoặc nằm nới lỏng toàn thân. Nằm trên sàn, lưu ý đầu, lưng, chân, tay phải ở trên cùng 1 mặt phẳng, đầu không kê gối. Nhắm mắt lại từ từ, buông xuôi 2 cánh tay và giữ đầu trống rỗng.

Bạn có thể sử dụng thiền ngữ: “Thở vào, tôi ý thức về mắt tôi – Thở ra, tôi mỉm cười với mắt tôi”.

Mở mắt ra về khoảnh khắc hiện tại là bạn đã có thể thấy cả một bầu trời tràn ngập màu sắc, hình ảnh: “Thở vào, tôi ý thức về trái tim tôi – Thở ra, tôi mỉm cười với trái tim”. Hãy chú tâm vào hơi thở của mình một cách tự nhiên nhất, không cần gồng lên đếm.

Hãy cảm nhận sự buông thư, ôm ấp trái tim và lắng dịu với nó. Suy nghĩ lại những lúc bạn thờ ơ, gây rối loạn ngày đêm làm cho trái tim đau khổ. Tiếp tục, bạn hãy gửi gắm năng lượng đến những bộ phận khác: miệng, vai, tay, chân. Nhẹ nhàng xoa dịu vùng bị đau nhức, dành nhiều thời gian hơn với nó.

Ở bài tập thiền buông thư thứ nhất này, nếu quỹ thời gian hạn chế bạn nên chọn tập trung 1 – 2 bộ phận để tập buông thư 1 – 2 lần/ngày. Trong quá trình tập chú ý điều tiết hơi thở đều và sự phồng xẹp của cơ bụng. Kết thúc buổi thiền, người tập cần theo dõi hơi thở và đưa ý thức về lay động tay và chân, duỗi thẳng ra. Nhẹ nhàng ngồi dậy, đứng lên.

Bài tập thiền buông thư thứ hai

Người tập cần dành ít nhất 2 phút mỗi ngày để thực hiện thiền buông thư. Phù hợp với mọi lứa tuổi và tình trạng cơ thể, bạn có thể tập thiền nằm buông thư ở bất cứ đâu cảm thấy thoải mái.

Người sẽ nằm trong trạng thái thư giãn, tay buông xuôi theo thân thể để não bộ nhận biết được nghỉ ngơi. Hít vào thở ra đều đặn. Thở vào bạn sẽ thấy bụng mình phồng lên, ngược lại thở ra bụng sẽ xẹp xuống.

Đối với đôi mắt, thở ra sẽ giúp chúng được thư giãn và nghỉ ngơi hiệu quả. Bạn sẽ thấy được rất nhiều màu sắc tuyệt vời được hiện hữu trên đôi mắt của mình. Miệng và vùng cơ bắp xung quanh được thư giãn nên bạn cũng cần chú ý đến bộ phận này. Chỉ cần cười nhẹ nhàng cũng sẽ làm tan biến căng thẳng, quai hàm và cổ họng thư giãn.

Vai sẽ được thư giãn bằng cách lún dần xuống dàn nhà. Trút bỏ hết tất cả lo âu, muộn phiền tích lũy trước đó, đặt chúng xuống đất để được nhẹ nhõm hơn.

Thiền nằm buông thư gửi đến đôi vai tình cảm biết ơn và thương quý. Vị trí buông thư tiếp theo là 2 tay lún dần xuống sàn nhà, từ cánh tay, khuỷu tay đến cổ và ngón tay. Cử động một chút đầu ngón sẽ làm cho các bắp được thư giãn.

Thiền Buông Thư

Còn với trái tim đã luôn luôn hoạt động hết công suất, bạn hãy xin lỗi nó bằng chánh niệm và hứa sẽ biết ơn, chăm sóc nó bằng tình cảm từ tận đáy lòng.

Tiếp tục, đưa ý thức xuống 2 chân khi thở vào, thư giãn chúng khi thở ra. Thư giãn từ bắp đùi đến đầu gối, mắt cá chân, bàn chân và các ngón chân. Cử động một chút để các ngón chân được thư giãn.

Ai có thể tập thiền buông thư?

Thiền nằm buông thư không quy định về đối tượng có thể tập luyện. Nó phù hợp với tất cả mọi người cảm thấy yêu thích. Khi bạn cảm thấy phiền muộn, việc hành thiền sẽ giải tỏa được nỗi lo đó. Nguồn năng lượng sẽ được nạp thêm đầy đặn sau đó. Ngay cả ở những người có sức khỏe bình thường thì việc thiền sẽ giúp bạn có thêm năng lượng.

Thiền buông thư đặc biệt tốt cho những người bị mất ngủ. Vì thế nếu cảm thấy chất lượng giấc ngủ của mình chưa tốt, hãy sử dụng liều thuốc chữa lành tâm trí này nhé.

Trên đây là một số thông tin về Thiền Buông ThưĐồ Thờ Hưng Vũ muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về Thiền Buông Thư cũng như tiền thân của Phật  ở nơi này nhé!

Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các thông tin khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tôi nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *