Đền Quan Giám Sát Lạng Sơn: Lịch sử, kiến trúc, văn khấn

Đền Quan Giám Sát Lạng Sơn từ lâu đã là điểm đến văn hóa tâm linh được nhiều du khách biết tới. Quan Đệ Nhị Giám Sát là một trong những vị Quan Ông linh thiêng, anh linh Tứ Phủ.

Ngài là một trong 10 vị tôn quan thuộc Hội Đồng Quan Lớn, có công giúp Vua Cha Bát Hải Động Đình đánh giặc ngoại xâm và được nhân dân vô cùng biết ơn, phụng thờ tại rất nhiều ngôi đền trên cả nước.

Vậy sau đây hãy cùng Đồ Thờ Hưng Vũ khám phá thêm về ngôi đền thờ vị tôn Ông này nhé!

Đền Quan Giám Sát

Giới thiệu đền Quan Giám Sát

Đền Quan Giám Sát là ngôi đền thờ Quan Giám Sát, ngài là vị quan được thờ tại chính cung ngôi đền cùng tên tại xứ Lạng. Quan Giám Sát còn có nhiều tên gọi khác là Quan Lớn Đệ Nhị Thượng Ngàn, Quan Đệ Nhị Giám Sát, Quan Thanh Tra Giám Sát.

Ngài là vị tôn quan đứng bậc thứ hai sau Quan Lớn Đệ Nhất trong hàng Ngũ Vị Tôn Quan Tứ Phủ. Ngài vốn là Đức Thánh Thượng được hạ giáng xuống thoải cung thành Thần Rắn. Sau đó, ngài lần lượt giáng trần qua các thời đại.

Đền Quan Giám Sát ở đâu?

Di tích Đền Quan Giám Sát thuộc thôn Việt Thắng, xã Hòa Lạc, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Di tích cách UBND xã Hòa Lạc 02km về phía Tây Bắc, cách thị trấn Hữu Lũng 14km về hướng Đông Nam.

 

Vị trí đền Quan Giám Sát

Sự tích về Quan lớn Đệ Nhị

Tương truyền rằng, Ngài là con của Thiên Đế Chí Tôn, tuy nhiên vì thương nhân dân khổ cực nên người đã hạ phàm và đầu thai vào Hoàng Cung, chi tiết ông hạ phàm vào thời triều nào thì không được nhắc tới. Ở một sự tích khác lại cho biết rằng, ngài hạ sinh ở Nam Ninh vào ngày 11 tháng 11 năm Ất Dậu và có lấy tên là Nguyễn Chiêu Minh.

Ông là người tài giỏi, văn võ song toàn, cực kỳ thông minh, được người khắp muôn nơi ngưỡng mộ. Có không ít các vương tôn công tử đều tìm đến nguyện làm học trò của ông. Ông đã có công giúp vua Hùng dẹp giặc bảo vệ bờ cõi. Đến khi mãn hạn ở dưới nhân gian, ngài đã về tiên, về chầu thiên đình. Quốc mẫu đã phong cho ông được giao quyền giám sát cai quản khu vực Sơn lâm, Thượng ngàn. Ông đã giáng thế và ban phúc cho nhân dân, giúp dân chúng mỗi khi bị hạn hán, cầu cho mưa thuận gió hòa, người dân sống cuộc sống ấm no hạnh phúc.

Quan đệ nhị là một trong 3 vị quan lớn hay ngự về đồng, khi ngự đồng ông sẽ mặc áo xanh có thêu rồng, hổ phù, làm lễ tấu hương, khai quang, múa kiếm và chứng sớ. Cũng như quan đệ nhất, mỗi khi khai đàn mở phủ, người ta thỉnh quan đệ nhị về chứng đàn nhạc phủ, ngoài ra những dịp đại lễ như tạ phủ, mở phủ khai đàn trước ngày làm lễ, người ta thường thỉnh quan đệ nhị về thanh tra và giám sát đàn mã đền phủ.

Đền Quan Giám Sát

Kiến trúc Đền Quan Giám Sát

Đền Quan Giám Sát Lạng Sơn được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX. Kiến trúc đền lúc đầu có kiểu kiến trúc chữ Nhất, làm bằng gỗ, mái lợp bằng cỏ gianh, sau này đền phát triển dần và có kiến trúc kiểu chữ Nhị với diện tích nhỏ, gồm hai gian: Tiền Tế và Hậu Cung, tường xây gạch chỉ, mái lợp ngói âm dương.

Trải qua nhiều năm do thiên nhiên, chiến tranh và môi trường tác động, đền bị đổ nát và không thờ phụng nữa. Đến năm 1991, do sự phát triển của đất nước nên việc bảo tồn và gìn giữ phát huy những di sản văn hóa có giá trị tích cực, bảo tồn truyền thống tổ tiên và tôn vinh những vị thánh có công với đất nước, đồng thời đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân địa phương và trong vùng.

Tại đền Quan Giám Sát còn lưu giữ được 4 bản sắc phong do các triều vua trước đây phong tặng, bản sớm nhất được phong tặng vào thời nhà Lê (thế kỷ XVIII), bản muộn nhất được phong tặng vào thời nhà Nguyễn (đầu thế kỷ XX), cùng nhiều đồ thờ tự, đồ trang trí khác có giá trị như hoành phi, câu đối, chuông đồng cổ (6 chiếc), khánh đồng…

Đền Quan Giám Sát xứ Lạng được xây dựng với kiến trúc đền điện truyền thống với hệ thống cửa, cột, vì kèo bằng gỗ, mái lợp ngói mũi hài bên trên đắp hình lưỡng long chầu nhật. Sân đền được lát toàn bộ bằng đá xanh đã tô thêm vẻ uy nghi bề thế của ngôi đền linh thiêng này.

Tọa lạc tại góc sân của đền là cung thờ Cậu Bé Cây Mít nho nhỏ. Sở dĩ cậu được gọi với cái tên Cậu Bé Cây Mít là bởi vì cung cậu nằm kế bên cây mít cổ thụ lâu đời, sai chĩu chít quả. Bên trong cung thờ có ban thờ đặt bát hương, bên dưới ban là sập lễ cho con hương đến dâng bái cậu. Ở giữa sân của đền được đặt một cái lư hương bằng đá.

Sau nhiều lần trùng tu, tôn tạo, hiện nay đền có kiến trúc chữ Tam, gồm ba gian: Tiền Tế, Đại Bái, Hậu Cung, thờ vị tướng Quan Giám Sát (Thiên Thần)

  • Gian Tiền Bái gồm có Ban Công Đồng nằm chính giữa gian, cung Chầu Đệ Nhị nằm bên phải, cung Sơn Trang nằm bên trái.
  • Gian Trung Bái gồm có chính giữa là ban thờ Vua Cha Ngọc Hoàng cùng quan Nam Tào, Bắc Đẩu; bên phải là ban thờ Đức Trần Triều, bên trái là cung Thành Hoàng – cung này ban đầu là thờ thủ lĩnh nghĩa quân Hoàng Đình Kinh.
  • Gian Đại Bái gồm có chính giữa là ban thờ Quan Lớn Giám Sát, bên phải thờ Quan Hoàng Bảy, Quan Hoàng Mười; bên trái thờ Quan Hoàng Đôi, Quan Hoàng Bơ. Tại gian này, tượng Quan Lớn Đệ Nhị được đặt trong khám thờ bọc kính uy nghiêm, tráng lệ cùng theo đó được trang trí họa tiết chạm khắc hình rồng bay vô cùng tỉ mỉ và tinh xảo.

Tổng kết lại, theo cách sắp xếp thờ các ngài như trên thì có thể coi Tứ Phủ Quan Hoàng là hầu cận của Đức Quan Giám Sát.

Đền Quan Giám Sát

Văn khấn Đền Quan Giám Sát

Mẫu văn khấn Đền Quan Giám Sát như sau:

Nam mô a di đà phật! (3 lần)

Hương tử chúng con thành tâm kính lạy đức Hiệu Thiên Chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Huyền cung cao Thượng đế

Kính lạy

Đức Cửu Trùng Thánh Vân lục cung công chúa

Đức Thiên tiên Quỳnh Hoa Liễu Hạnh Mã Hoàng công chúa, sắc phong Chế Thắng Hỏa Diệu Đại Vương, gia phong Tiên Hương Thánh mẫu

Đức đệ nhị đỉnh thượng cao sơn triều Mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương

Đức đệ tam Thủy phủ, Lân nữ Công Chúa

Đức đệ tứ khâm sai Thánh Mẫu, tứ vị chầu bà, năm tòa quan lớn.

Con xin cung thỉnh Đệ Nhị Tôn Quan, mười dinh các quan, mười hai Tiên Cô, mười hai thánh cậu, Ngũ hổ Đại tướng, Thanh Hoàng Bạch Xà Đại tướng.

Hôm nay là ….

Tín chủ con là ………..

Ngụ tại:……………………………

Cùng toàn thể gia đình đến điện (phủ, đền) chấp tay kính lễ khấu đầu vọng bái.

Lòng con thành khẩn, dạ con thiết tha kính dâng lễ vật con cúi xin các ngài xét thương cứu độ cho gia đình con tiêu trừ tai nạn điều lành thường tới, cầu tài được tài, cầu lộc được lộc, cầu bình an được bình an.

Nam mô a di đà phật! (3 lần)

Thần tích Quan Giám Sát

Quan Lớn Đệ Nhị là Quan đứng thứ hai trong Ngũ Vị Tôn Ông. Quan Lớn Đệ Nhị vốn là con trai thứ hai của Vua Cha Bát Hải Động Đình. Có truyền thuyết cho rằng Ông có hạ phàm đầu thai vào Hoàng Cung, nhưng hạ phàm triều nào và hạ phàm nơi đâu thì không thấy nói tới.

Ông là người văn võ toàn tài, thông minh chính trực, được khắp muôn nơi ngưỡng mộ, các vương tôn công tử đều thuận tình đến làm học trò. Đến khi về chầu Thiên Đình, ông lại được giao quyền giám sát quản cai Sơn Lâm, Thượng Ngàn. Ông giáng thế ban phúc cho dân, khi dân chúng bị hạn hán, cầu đảo ông thì lập tức có mưa thuận gió hòa.

Quan Lớn Đệ Nhị hầu như không tìm thấy tư liệu về thần tích của Ngài. Căn cứ theo các văn hầu từ thời xưa để lại chúng ta có thể mường tượng về Ngài như sau:

Ông vốn là ở cõi Thiên Đình, con vua Ngọc Hoàng được giáng xuống trần gian trong một gia đình quý tộc. Ngay từ thủa nhỏ Ngài đã giỏi văn thơ và nổi tiếng thông minh, không ngoan.

Tuổi vừa ba bốn đi chơi

Văn thi phú lục mọi tài khôn ngoan.

Đến hạn về thiên, trời bỗng nổi mưa gió, bão bùng. Thủy thần đã đến rước Ngài đi. Về chốn Thiên Cung ông có nhiệm vụ “Quản tam giới quyền cai giám sát” chuyên lo về sổ sách sinh tử của cõi trần gian:

Sổ hội đồng một tay nắm giữ

Số trần gian sinh tử sót ai.

Ông chính là vị thánh chuyên cân đong tội, công và điều chỉnh họa phước cho các sinh linh trong cõi trần thế.

Rút dây tội phước cân người tội công.

Ông còn là một vị thánh văn võ song toàn:

Võ thời ví với Đức Quan

Văn thời sánh ví Mạnh Nhan thay là.

Ông còn giỏi cờ, thi ca, phú họa:

Cờ Tiên một đấu thơ vài trăm thiên.

Ông là một vị thánh anh minh, độ lượng, hết lòng cứu giúp cho mọi sự an khiên, bất hạnh của cõi dương gian:

Dù ai hữu sự kêu van

Khấn Quan Đệ Nhị thọ khang yên lành

Đó là một vị thánh nổi tiêng trong tứ phủ bởi sự thông minh, chính trực, luôn một lòng độ cho nước cho dân:

Thông minh chính trực, giúp nước phù đời

Quyền sơn lâm cai khắp mọi nơi

Vâng ngọc chỉ giáng thần Nam Việt

Anh hùng hào kiệt, độ khắp vạn dân.

Quan Đệ Nhị Giám Sát là một trong ba vị quan lớn rất hay ngự về đồng. Khi ngự đồng, ông mặc áo xanh thêu rồng, hổ phù; làm lễ tấu hương, khai quang, chứng sớ và múa kiếm. Cũng như Quan Đệ Nhất, khi khai đàn mở phủ, người ta thỉnh Quan Đệ Nhị về chứng đàn Nhạc Phủ.

Ngoài ra vào những dịp đại lễ như mở phủ khai đàn, tạ phủ…, trước ngày làm lễ, người ta thường thỉnh Quan Đệ Nhị về thanh tra giám sát đàn mã đền phủ.

Lễ hội đền Quan Giám Sát

Thông thường, mỗi đền đều có một dịp để tổ chức lễ hội để kỉ niệm một điều gì đó thế nhưng đền Quan Giám Sát xứ Lạng thì ngược lại.

Các ngày Lễ và Hội của Đền được tổ chức vào ngày 06 tháng Giêng âm lịch (Lễ đập đất hay còn gọi là ngày Bầu Sôn); 15 tháng 2 âm lịch; 10 tháng 5 âm lịch (Lễ nhập hạ); ngày 20 tháng 7 âm lịch (lễ tán hạ); 20 tháng 8 âm lịch; 10 tháng 10 âm lịch (Tiệc ngài Quan Giám sát).

Thông thường, nhân dân thường đến đây cúng lễ để cầu mong làm ăn thuận lợi, phát tài phát lộc, sự nghiệp thăng tiến. Vì vậy, việc sắm lễ là điều vô cùng quan trọng, nên chuẩn bị thật kỹ, thật thành tâm thì các ngài mới chứng.

Để lễ ngài ngoài việc chuẩn bị tiền thật đặt lên ban thờ thì cần phải chuẩn bị một đĩa hoa quả nhiều loại khác nhau, cơi trầu, quả cau, cút rượu, xôi thịt, giấy tiền, thẻ hương cùng một cánh sớ.

Phương thức di chuyển đến đền Quan Giám Sát

Đền Quan Giám Sát xứ Lạng cách thành phố Hà Nội một quãng đường cũng khá xa, khoảng 110km. Thế nhưng việc di chuyển cũng khá thuận lợi bởi vì đường sá bây giờ được cải tạo rất bằng phẳng và đẹp đẽ.

  • Khi di chuyển bằng phương tiện cá nhân ô tô hoặc xe máy thì thời gian di chuyển dự kiến khoảng hơn 2 giờ đồng hồ. Lộ trình di chuyển như sau: ĐCT Hà Nội/ Bắc Giang -nối vào cao tốc Bắc Giang/ Lạng Sơn – đi theo lối ra về hướng ĐT 242/ Đt 245 – rẽ vào QL1A – rẽ phải tại quán nước Bà béo để vào đền.
  • Khi di chuyển bằng xe khách thời gian di chuyển cũng giống như phương tiện cá nhân khoảng hơn 2 tiếng một chút. Bạn có thể bắt xe khách đi thành phố Lạng Sơn đi đường cao tốc Bắc Giang Lạng Sơn hoặc đường Quốc Lộ 1A tại các bến Mỹ Đình, Giáp Bát, Gia Lâm. Yêu cầu nhà xe trả khách tại nơi gần đền quan Giám Sát nhất rồi đi bộ một đoạn là đền đền.

Các đền thờ Quan Lớn Đệ Nhị tại Việt Nam

Trên khắp đất nước, có 4 ngôi đền thờ Quan Lớn Đệ Nhị Giám Sát được nhân dân cho là vô cùng linh thiêng và thường xuyên đến dâng lễ cúng bái.

Đền Quan Giám Sát Linh Từ – Lạng Sơn

Đền Giám Sát Linh Từ được cho là nơi Quan Đệ Nhị trấn giữ miền Sơn Lâm, là ngôi đền đầu tiên được nhắc đến khi nói đến những ngôi đền thờ chính Quan Đệ Nhị.

  • Địa chỉ: thuộc xã Hòa Lạc, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn

Khi xưa ngôi đền được xây dựng rất đơn sơ với tường tranh lá nứa, số cung thờ và tượng thờ rất ít ỏi. Lâu dần theo thời gian, nhân dân hưng công cúng tiến, đền được tu bổ sửa sang và ngày một khang trang, rộng rãi, bề thế hơn.

Hầu hết nguyên vật liệu xây dựng đền đều được làm từ vật liệu đá xanh trạm trổ vô cùng đẹp mắt và bề thế. Bên trong khuôn viên đền ngày nay không chỉ có cung chính thờ Quan Lớn Đệ Nhị mà còn mở rộng thêm ra các gian đại bái, gian tiền bái và trung bái, bên ngoài còn có cung thờ Cậu Bé.

Đền Quan Đệ Nhị – Đồng Bằng

Đền nằm trong khu di tích đền Đồng Bằng thờ Vua Cha Bát Hải rất rộng lớn. Ngôi đền có lịch sử tồn tại từ đời Hùng Duệ Vương thứ 18 cùng thời điểm xây dựng đền Vua Cha Bát Hải Động Đình và cách đền Vua Cha khoảng 500m. Người dân quanh vùng tương truyền rằng đền Quan Đệ Nhị rất linh thiêng, gắn với nhiều câu chuyện tâm linh rất ly kỳ.

  • Địa chỉ: thuộc Đông Hải, Quỳnh Phụ, Thái Bình

Đầu tiên phải kể là câu chuyện vào thời gian nhân dân ta chống giặc Nguyên Mông xâm lược. Khi ấy, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn cùng các tướng lĩnh trong triều dùng chính vùng đất của Trang Đào Động lập căn cứ quân sự. Đã nhiều lần Đức Trần Triều năm mơ, chiêm bao được Đức Vua Cha và Quan Giám Sát về hiến kế cho.

Sau đó, Hưng Đạo Vương đã cho quân lính dàn trận theo đúng giấc mơ và quả nhiên các trận đánh đều linh ứng, quân ta chiến thắng giòn giã mà thương vong rất ít. Sau này, nhờ vào những sự linh ứng phù giúp của các thánh nhân đó mà Hưng Đạo Vương đã 3 lần đánh thắng giặc Nguyên Mông. Ngài sau này được triều đình sắc phong là “Hộ Quốc Tỷ Dân Hiển Liệt Phúc Thần”.

Câu chuyện thứ 2 xảy ra vào thế kỉ I, thời vua Khải Định. Lúc này, nhà vua đã qua tuổi tứ tuần, nhiều thê thiếp nhưng không có đến một người nối ngôi. Nghe danh về ngôi đền thờ Quan Lớn Đệ Nhị ở đất Đào Động linh thiêng nên nhà vua đã về tận nơi dâng hương và xin Ngài độ cho sớm hoàng nam.

Cuối cùng việc cầu tự của nhà vua cũng linh ứng, để cảm tạ ơn thánh thần, nhà vua đã bỏ ra rất nhiều vàng bạc để trùng tu toàn bộ đền chùa đình miếu tại vùng đất Đào Động khang trang và hoàn mỹ hơn.

Ngày nay, đền Quan Lớn Đệ Nhị là một ngôi đền có bề dày về kiến trúc cổ lâu đời chỉ xếp sau đền Đức Vua Cha Bát Hải và được nhân dân thường xuyên tới dâng lễ chiêm bái. Đông vui nhất là vào dịp tháng 8 âm lịch hàng năm, nhân dân từ mọi miền tổ quốc lại đổ về tham quan vãng cảnh và chiêm bái tại đền Quan Lớn Đệ Nhị rất tấp nập.

Đền Quan Giám Sát – Phố Cát

Tại Phố Cát Thanh Hóa cũng có đền thờ Quan Đệ Nhị Giám Sát. Tương truyền rằng, đây là nơi Quan Ông hay giáng hạ dạo chơi. Nhân dân nơi đây vì tôn thờ, sùng kính Ngài nên đã xây dựng đền thờ và hương khói hàng năm hàng tháng, bái lạy Ngài tại đây.

  • Địa chỉ: thuộc Thành Vân, Thạch Thành, Thanh Hóa

Đền Quan Giám – Phong Mục

Với vè ngoài không hào nhoáng, không phô trương, ngôi đền Quan Đệ Nhị Giám Sát được nhân dân thôn Phong Mục xây dựng và thành tâm hương khói hàng năm. Ngôi đền được xây dựng theo lối kiến trúc đơn giản, không cầu kỳ mà cốt là nơi để nhân dân có tâm đến để chiêm bái nhà Ngài thể hiện lòng thành kính, đồng thời cầu mong sức khỏe cho gia đình.

  • Địa chỉ: thuộc thôn Phong Mục, xã Châu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

Kinh nghiệm khi đi lễ Quan Lớn Đệ Nhị

Một vài kinh nghiệm khi đi lễ Đền Quan Lớn Đệ Nhị như sau:

Hầu giá Quan Lớn Đệ Nhị

Quan Lớn Đệ Nhị là một vị Quan Ông rất hay về ngự đồng. Khi văn thỉnh đến câu “Thỉnh mời đệ nhị Tôn quan..” thì ngài sẽ ra dấu bằng hai ngón tay trái.

Khi về ngự, Quan Đệ Nhị vận y phục màu xanh lá, thắt đai xanh, thêu rồng và hổ phù; đeo mạng xanh, nét xanh. Ngài về làm lễ tấu hương, khai quang, chứng sớ và múa kiếm, an tọa và ngự tửu. Các giá hầu Quan mỗi nơi mỗi khác, có nơi Quan về ngự múa đôi kiếm, cũng có nơi múa một kiếm, cũng có nơi thì Quan múa một kiếm một cờ.

Khi lập đàn mở phủ, Quan Lớn Đệ Nhị sẽ về chứng tòa Nhạc Phủ với đàn mã đều có màu sắc xanh. Không những thế, trước ngày làm lễ, người ta cũng thường thỉnh Quan Ông về để thanh tra giám sát đàn mã đền phủ trước.

Dâng lễ Quan Lớn Đệ Nhị

Quan Lớn Đệ Nhị vô cùng linh thiêng, người ta tin rằng đến đền lễ Quan cầu tài được tài, cầu lộc được lộc, cầu công danh được công danh. Nếu dâng lễ quan, nên dâng ngân trần (tiền thật), bởi vì Ngài là vị Quan Ông giám sát trên thượng ngàn, chuyên cấp tài lộc sơn lâm nên khi dâng kim ngân trần gian thì Ngài mới chứng cho lời khấn nguyện.

Tuy nhiên, đến lễ nhà Ngài thì không chỉ đặt tiền thật lên ban thờ Ngài mà bạn còn cần chuẩn bị thêm các thức lễ như: một đĩa hoa, một đĩa quả nhiều loại quả, cơi trầu, quả cau, cút rượu, xôi thịt, giấy tiền, thẻ hương, cánh sớ.

Đền Quan Giám Sát

Bài văn về Quan Lớn Đệ Nhị

Một vài bản văn hay về Quan Lớn Đệ Nhị Giám Sát như sau:

Bản 1: Bản Văn Quan Đệ Nhị Giám Sát

Sơn tiêu sơn động sơn trang

Đền thờ quan giám sát thượng ngàn tối linh

Muôn hoa đua nhị trên cành

Bộ nàng tha thướt yến quỳnh bẻ bai

Thượng ngàn giám sát quyền cai

Thông tri tam giới khâm sai đại thần

Có phen giá vũ đằng vân

Bát muôn công tử xa gần làm tôi

Trời làm đại hạn nắng nôi

Kiều quan đảo vũ một thôi giờ dần

Lệnh sai hà bá thuỷ thần

Tự nhiên dâng nước xoáy vần mưa sa

Điều thời thiên hạ xướng ca

Phong điều vũ thuận thái hoà thảnh thơi

Có phen thong thả ngự chơi

Tuyển người số mực chép người số son

Vua cha nghe hết nguồn cơn

Ai làm nấy chịu chẳng còn có oan

Lệnh truyền giáng hạ làm quan

Sinh vào quý tộc hiền lương đức lành

Vừa năm ất dậu thai sinh

Mồng ba tháng một đã sinh ra người

Tuổi vừa ba bốn đi chơi

Văn thi phú lục mọi tài khôn ngoan

Song đường mừng rỡ yêu thương

Rằng nhà có phúc kẻ thương người vì

Chẳng ngờ Thượng Đế đến kì

Mồng ba tháng một,một khi giờ dần

Sắc sai hà bá thuỷ thần

Quần tiên đón rước chẳng nhầm một ai

Ngũ lôi hiệu lệnh tướng trời

Nhị thập bát tú mọi nơi trương toà

Đều thời vâng lệnh vua cha

Rước quan đệ nhị lên toà thượng thiên

Song đường thương nhớ chẳng yên

Sao ông nỡ để mối phiền dương gian

Sinh thành dưỡng dục núi non

Lấy ai khuya sớm thần hôn cho đành

Vốn xưa ông ở thiên đình

Con vua Thượng Đế giáng thần dương gian

Dù ai có lệnh kêu van

Khấn ông đệ nhị thọ khang yên lành

Thiên tư chính trực thông minh

Giáng Đền giáng phủ anh linh muôn phần

Chữ rằng Thánh giáng lưu ân

Đa tài đa lộc thiên xuân thọ trường.

Bản 2: Văn Quan Đệ Nhị Giám Sát

Nhác trông lên biển đề choi chói

Dưới sân rồng nhang khói long lanh

Muôn hoa đua nhị trên cành

Sơn trang quan giám yến quyền bẻ bai

Quản tam giới quyền cai giám sát

Khâm thừa đế lệnh xưa nay

Quyền quan giám sát chức dày thiên cung

Sổ hội đồng một tay nắm giữ

Số trần gian sinh tử sót ai

Có phen ngự cảnh bồng lai

Rút dây tội phước cân người tội công

Có phen tới dân rồng chầu chực

Tấu đối xong nhật khắc tăng du

Có phen đằng giá Vân Cù

Mưa tuôn khói tỏa sấm ù dậy vang

Họp bàn loan đình Thần ca tụng

Chén rượu quỳnh Quan chú Quan anh

Cửa đền gió mát trăng thanh

Đàn ca sáo thổi dạo quanh trước lầu

Có phen ra tiếp hầu Lưu Quí

Ván cờ Tiên đấu trí một hai

Có phen thắng cảnh đua tài

Cờ Tiên một đấu thờ vài trăm thiên

Thơ Lý Bạch cờ tiên dám ví

Rượu lưu ly tửu chí coi chi

Ngắm xem hoa cúc hoa quỳ

Hoa lan hoa huệ tứ kỳ bách hoa

Vườn thượng uyển trăm hoa đua nở

Thú chơi hoa phải biết mùi hoa

Hoa lan hoa huệ hoa trà

So sánh có mai hoa là đệ nhất

Đã đẹp lại thơm hương cũng ngát

Màu trong so ngọc trảm nào thua

Mặn mà mọi vẻ mọi ưa

Bách hoa đua nở bốn mùa ngát hương

Vang tiếng trống bốn phương sấm động

Cửa thiên môn lồng lộng uy quang

Đức ông chính ngự ngai vàng

Kiên tri tam giới, Ngọc Hoàng sắc phong

Ban hiệu vị Quận Công Giám Sát

Quyền quản cai Phố Cát Đồi Ngang

Võ thời vó với Đức Quan

Văn thời sáng ví Mạnh Nhan thay là

Giáng sinh ngày mồng ba tháng một

Trung thiên thời chính ngọ xuất thân

Thung huyên mừng rỡ muôn phần

Sinh ra là đấng trung thần trượng phu

Tài văn võ cơ đồ bất nhị

Thượng đẳng thần Đệ nhị tôn quan

Dù ai hữu sự kêu van

Khấn Quan Đệ Nhị thọ khang yên lành

Nén nhang thơm tâm thành khấu thủ

Ứng pháp mầu đảo vũ thu vân

Chữ rằng thánh giáng lưu ân

Tôn Quan lưu phúc thiên xuân thọ trường.

Bản 3: Văn Quan Đệ Nhị Giám Sát

Nhác trông lên tòa vàng san sát,

Không đâu bằng Phố Cát Đồi Ngang.

Đá lô xô nước chảy làn làn,

Điều một thú cỏ hoa như vẽ.

Nhạn chiều hôm bay về lẻ tẻ,

Trên sườn non chim sẻ ríu ran.

Nước dưới khe tung tính tiếng đàn,

Trên đỉnh núi tung reo điểm trống

Có thơ rằng:

Ngần ngật Sòng Sơn kiêu dị lộc

Thanh thanh tri thủy chiếu trần tâm

Sơn tri cao hệ thủy chí thâm

Đây thực chốn non nhân nước trí.

Thượng phong tri thủy địa cốc lâm san

Nam thiên tri đệ nhất đền quan

Cảnh lạc thú thượng ngàn sơn cước

Thông minh chính trực, giúp nước phù đời

Quyền sơn lâm cai quản khắp nơi

Vâng ngọc chỉ giáng trần Nam Việt

Anh hùng hào kiệt, độ khắp vạn dân

Sắp gia ban: Thượng đẳng tối linh thần

Quyền giám sát, kiêm tri phủ viện

Nghe văn thỉnh luyện, giá ngự từ trung

Chữ “Sở cầu hữu cảm tất thông”

Hộ đệ tử đồng gia thời phú quý.

Trên đây là một số thông tin về Đền Quan Giám Sát Đồ thờ Hưng Vũ muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm nguồn gốc lịch sử và vị trí đền Quan Đệ Nhị

Có thể bạn quan tâm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *