Đền Mẫu Phố Cò Sông Công Thái Nguyên: Ở đâu, lịch sử, lễ hội

Đền Mẫu Phố Cò Sông Công Thái Nguyên có nguồn gốc thế nào? Địa chỉ của đền nằm ở đâu? Nơi đây thờ ai? Lễ hội Đền Mẫu Phố Cò thường tổ chức vào thời điểm nào?

Sau đây hãy cùng Đồ Thờ Hưng Vũ khám phá chi tiết nhé!

Giới thiệu Đền mẫu Phố Cò

Đền Mẫu Phố Cò do cụ Tư Thục lập nên từ giữa thế kỷ XIX, ban đầu thờ Thổ Thần. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, Đền Mẫu đã trở thành nơi sinh hoạt văn hoá tâm linh của nhân dân trong vùng và khách thập phương. Đền Mẫu Phố Cò hiện thờ Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh; Đức Thánh Trần Hưng Đạo đại vương, Tam phủ, Tứ phủ; thờ Bác Hồ và các Anh hùng liệt sĩ của phường.

Đền Mẫu Phố Cò từ lâu đã nổi tiếng là một ngôi Đền linh thiêng, không chỉ du khách trong tỉnh mà còn thu hút khách thập phương. Mỗi du khách khi đặt chân lên đất Thái Nguyên tham quan, du lịch, khi đi qua Đền Mẫu đều dừng chân vào vãn cảnh, thắp nén nhang tại Đền với đức tin được phù hộ độ trì sức khỏe, hạnh phúc và thịnh vượng.

Đền Mẫu Phố Cò Sông Công Thái Nguyên

Địa chỉ Đền mẫu Phố Cò

Đền mẫu Phố Cò có địa chỉ tại QL7 tổ 1, Thành Phố Sông Công, Tỉnh Thái Nguyên

Vị trí Đền Mẫu Phố Cò Sông Công Thái Nguyên

Lịch sử Đền Mẫu Phố Cò Sông Công Thái Nguyên

Theo các cụ cao niên kể lại, vào khoảng giữa thế kỷ 19, Phố Cò vẫn là nơi hoang vu. Đến khoảng năm 1860, mọi người đến khai hoang vỡ đất, làm ăn sinh sống và lập nên một ngôi miếu nhỏ để thờ thổ thần với mục đích cầu bình yên, mưa thuận, gió hòa.

Với địa thế cảnh quan đẹp, hài hòa, có vị trị thuận lợi là đường Quốc lộ 3 chạy qua, nhiều khách bộ hành qua lại, dừng chân vãn cảnh, cầu phúc, cầu lộc, cầu tài, người dân trong vùng đã lập thành Đền Mẫu, thờ Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh – là mẹ của muôn dân, sau thờ cả Đức Thánh Hưng Đạo Đại Vương, Tam phủ, Tứ phủ.

Trải qua những thăng trầm của lịch sử, Đền Mẫu Phố Cò đã từng bị hư hỏng, xuống cấp, trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, thiên tai…

Nhưng được sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền, nhân dân trong ngoài phường Phố Cò đã phục dựng tự do tín ngưỡng, tôn giáo, trùng tu, tôn tạo;

với mong muốn là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh, các tổ chức, cá nhân đã lòng hảo tâm công đức tiền của, vật chất để xây dựng, tu bổ, tôn tạo lại ngôi Đền khang trang nhưng vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam như ngày hôm nay.

Năm 2008, Đền Mẫu Phố Cò đã được UBND tỉnh Thái Nguyên xếp hạng và công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

Theo Nghệ nhân ưu tú Đặng Ngọc Anh – Phó chủ tịch Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn Di sản văn hóa phi vật thể tín ngưỡng đạo Mẫu Việt Nam, thì Tín ngưỡng thờ Mẫu là một nét sinh hoạt văn hóa truyền thống chứa đựng nhiều giá trị nhân văn và đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia. Đền Mẫu Phố Cò được công nhận là di tích lịch sử quốc gia là vinh dự đối với địa phương,cần tiếp tục được trùng tu và phát triển. Qua quá trình 12 năm đón nhận di tích văn hóa cấp tỉnh. Đền Mẫu Phố Cò luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy đảng chính quyền, đặc biệt là sự quan tâm ủng hộ tiến lễ, công đức, phát linh của các cơ quan, doanh nghiệp, nhà hảo tâm, các phật tử xa gần trong và ngoài địa bàn, trong đó có sự phát linh, công đức  xây dựng, tôn tạo, trùng tu và duy trì và phát triển của Đền Mẫu Phố Cò khang trang, to đẹp như ngày hôm nay.

Đền Mẫu Phố Cò Sông Công Thái Nguyên

Lễ Hội Đền Mẫu Phố Cò

Hàng năm, cứ đến ngày 15 tháng 10 âm lịch là ngày Lễ hội truyền thống của Đền Mẫu, nhân dân và du khách thập phương gần, xa lại hội tụ về đây tế lễ, cầu tài, cầu lộc, cầu an tại đền Mẫu, tổ chức lễ hội văn hóa, múa lân, đón rước long trọng; tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống, đáp ứng nhu cầu văn hóa tín ngưỡng của nhân dân.

Các hoạt động văn hoá, tín ngưỡng giúp cho mọi người trên địa bàn gần gũi với nhau hơn. Không những thế những hoạt động mang đậm những giá trị lịch sử, văn hoá truyền thống, những chuẩn mực đạo đức, tính hướng thiện được người dân truyền đạt và tác động trực tiếp đến nhận thức của thế hệ trẻ. Từ đó tạo dựng thêm bề dày lịch sử văn hóa của phường Phố Cò nói riêng và thành phố Sông Công nói chung.

Di tích văn hóa cấp tỉnh Đền Mẫu Phố Cò

Sáng ngày 10/2, đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, các đại biểu và đông đảo Nhân dân địa phương, du khách đã tham dự khai hội Lễ hội xuân đền Mẫu Phố Cò, phường Phố Cò (TP. Sông Công).

Do tác động của thiên tai và 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đền Mẫu bị xuống cấp nặng và tu sửa nhiều lần.

Năm 2007, được sự tài trợ của HTX Công nghiệp và Vận tải Chiến Công (trên 1 tỷ đồng), sự đóng góp, ủng hộ của nhân dân trong phường ( trị giá 5 cây vàng), Đền đã được trùng tu, tôn tạo lại khang trang.

Ngày 19/8/2008, nhân dân phường Phố Cò đã tổ chức Đại lễ yên vị tượng Phật Thánh Mẫu.

Sau khi xây dựng xong, theo đề nghị của các cơ quan chức năng, UBND tỉnh đã có Quyết định số 2782, ngày 6-11-2008, xếp hạng Đền là di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh.

Tại buổi lễ, lãnh đạo Sở VH-TT&DL đã trao Bằng di tích văn hoá cho lãnh đạo phường; đồng thời, phường tổ chức khánh thành Đền Mẫu trước sự chứng kiến của đông đảo nhân dân. Sau lễ đón nhận, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cùng các quan khách và nhân dân đã dâng hương tại Đền.

Hình ảnh về Đền Mẫu Phố Cò

Sau đây Đồ Thờ Hưng Vũ sẽ gửi tới bạn đọc một số hình ảnh về Đền Mẫu Phố Cò như sau:

Đền Mẫu Phố Cò Sông Công Thái Nguyên

Đền Mẫu Phố Cò Sông Công Thái Nguyên

Đền Mẫu Phố Cò Sông Công Thái Nguyên

Đền Mẫu Phố Cò Sông Công Thái Nguyên

Đền Mẫu Phố Cò Sông Công Thái Nguyên

Đền Mẫu Phố Cò Sông Công Thái Nguyên

Đền Mẫu Phố Cò Sông Công Thái Nguyên

Đền Mẫu Phố Cò Sông Công Thái Nguyên

Đền Mẫu Phố Cò Sông Công Thái Nguyên

Trên đây là một số thông tin về Đền Mẫu Phố Cò mà Đồ thờ Hưng Vũ muốn chia sẻ với các bạn. Nơi đây từ lâu đã một ngôi đền nổi tiếng của thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên

Nếu bạn đọc quan tâm tới các công trình văn hóa – Phật giáo khác thì hãy đón đọc bài viết mới nhất của chúng tôi nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *