Chùa Vĩnh Tràng là một ngôi chùa lâu đời nhất ở miền Tây thuộc tỉnh Tiền Giang, chùa mang nhiều giá trị văn hóa và kiến trúc của người xưa. Chùa Vĩnh Tràng hay còn được biết đến là một ngôi chùa độc đáo có nét giao thoa văn hóa phương Đông và phương Tây.
Vậy các bạn hãy cùng chứng tớ tìm hiểu thêm về ngôi chùa nổi tiếng của miền sông nước miệt vườn này nhé!
Giới thiệu chùa Vĩnh Tràng
Chùa Vĩnh Tràng hay còn được gọi là Tổ đình Vĩnh Tràng. Chùa được ông Bùi Công Đạt, một vị quan dưới triều vua Minh Mạng (1820 – 1840) xây dựng. Kiến trúc của chùa Vĩnh Tràng thuộc dạng độc đáo ở vùng Nam Bộ nước ta.
Chùa Vĩnh Tràng Tiền Giang không chỉ hấp dẫn bởi bề thế và sự rộng lớn mà còn bởi kiến trúc độc đáo của chùa. Kiến trúc của chùa là sự kết hợp giữa văn hoá phương Đông và phương Tây hoà quyện cùng cái hồn của nghệ thuật Việt Nam truyền thống. Bên cạnh đó, chùa Vĩnh Tràng Tiền Giang cũng chính là một trong những ngôi chùa lớn nhất miền Tây, nằm cách trung tâm thành phố Mỹ Tho khoảng 3 km nên hoàn toàn có thể dễ dàng di chuyển đến nơi này.
Bạn có thể viếng thăm chùa kết hợp du xuân vãn cảnh với lễ chùa cầu may từ thời điểm từ tháng 01 đến tháng 03 âm lịch hàng năm, vào tiết trời mùa xuân ấm áp. Tuy nhiên, đây cũng là mùa cao điểm du lịch, thường xảy ra tình trạng đông đúc, quá tải khách tham quan. Vì vậy, với những ai đặc biệt yêu thích sự tĩnh lặng, trang nghiêm chốn chùa chiền thì có thể lựa chọn thời gian khác trong năm để viếng Chùa Vĩnh Tràng Tiền Giang.
Chùa Vĩnh Tràng ở đâu?
Chùa Vĩnh Tràng có địa chỉ tại Đường Nguyễn Trung Trực, Ấp Mỹ An, Xã Mỹ Phong, Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
Vị trí chùa Vĩnh Tràng
Lịch sử chùa Vĩnh Tràng
Chùa Vĩnh Tràng trải qua các giải đoạn xây dựng và phát triển như:
- Đầu thế kỷ 19, chùa được ông bà Bùi Công Đạt bắt đầu xây dựng.
- Năm 1849, Hòa thượng Thích Huệ Đăng ở chùa Giác Lâm (Gia Định) về trụ trì đã tổ chức xây dựng thành ngôi đại tự và đặt tên là chùa Vĩnh Trường với ngụ ý ước cho chùa được “Vĩnh cửu đối sơn hà, trường tồn tề thiên địa”. Người dân vùng lân cận đến nay vẫn quen gọi là chùa Vĩnh Tràng.
- Năm 1907, Hòa thượng Chánh Hậu đã cho trùng kiến ngôi chùa, pha hòa cả nét kiến trúc Á – Âu. Đây là một ngôi chùa nổi tiếng ở Nam Bộ, và là một điểm hành hương và du lịch nổi tiếng.
- Năm 1984, chùa Vĩnh Tràng đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích cấp Quốc gia
Kiến trúc chùa Vĩnh Tràng
Là ngôi chùa có lối kiến trúc độc đáo nhất Nam bộ, điểm nhấn của chùa Vĩnh Tràng là cổng tam quan với nghệ thuật ghép mảnh sành, sứ. Từ màu sắc của các loại sành sứ, những nghệ nhân xưa đã khéo léo xếp đặt thành nhiều bức tranh minh họa sự tích nhà Phật, truyện tích dân gian, đề tài tứ linh, tứ quý, hoa lá, mây trời… với sự hòa sắc tuyệt vời như tranh vẽ. Các bức thủ quyển mềm mại ghi những câu Phật hiệu bằng nét chữ điêu luyện: Trấn tịnh sơn môn, Quảng đại nguyện môn, Tịnh độ huyền môn…
Gồm có bốn hạng mục nối tiếp nhau (tiền đường, chánh điện, nhà tổ, nhà hậu), ngôi chùa có diện tích 14.000m², dài 70m, rộng 20m, xây bằng xi măng và gỗ quý, nền đúc cao 1m, xung quanh xây tường vững chắc. Riêng mặt trước của tiền đường thì được xây dựng theo lối kiến trúc hài hòa Âu – Á với những hàng cột thanh mảnh, vòm cong và hoa văn nhiều màu sắc. Đi vào bên trong ta sẽ thấy một màu vàng óng ánh được thếp trên các hình chạm, trên các tượng phật. Đáng chú ý hơn cả là những đôi long trụ trong ngôi chính điện, đó là những cây cột tròn to, bằng gỗ quý kiến trúc theo kiểu “thượng thu hạ cách”.
Nhìn từ xa du khách sẽ có cảm tưởng chùa như một ngôi nhà mang phong cách kiến trúc Châu Âu với những hàng cột thanh mảnh vòm cong, với bộ phù điêu bát tiên cưỡi thú cùng hoa văn thời phục hưng, vòm cửa kiểu La Mã, bông sắt của Pháp, gạch men của Nhật. Bên trong chánh điện và nhà tổ lại mang đậm nét kiến trúc Việt Nam, các hoành phi, tượng gỗ được chạm khắc rất khéo léo và tinh xảo với những hình ảnh vui tươi và sống động.
Không gian bên trong chùa là nơi tập trung nhiều tác phẩm mỹ thuật của các thế hệ nghệ nhân khắp ba miền Bắc, Trung, Nam. Chẳng hạn như giữa lòng cột cái là bộ bao lam bát tiên kỵ thú. Tác phẩm này ra đời vào khoảng năm 1907 – 1908 do những nghệ nhân tại địa phương thực hiện. So với các bộ bao lam xung quanh, bộ này có niên đại sớm hơn, nhưng đạt trình độ mỹ thuật cao hơn. Đây là một bức phù điêu hiếm có của những năm đầu thế kỷ 20, chứng tỏ nghệ thuật tạo hình ở Nam bộ phát triển khá sớm. Bốn cột cái của chùa Vĩnh Tràng đều treo long trụ. Đôi phía ngoài chạm tứ linh do bà Lê Thị Ngởi ở Ba Tri (Bến Tre) hiến cúng vào năm 1909. Nét đặc biệt là đôi long trụ này có lối sắp xếp bố cục độc đáo có một không hai: chạm chim phượng đứng trên đầu rồng. Có thể nói toàn bộ cái đẹp của chùa Vĩnh Tràng đều tập trung vào nghệ thuật tạo hình, trong đó phần tượng chiếm đa số.
Đặc biệt, tại chùa còn có Bộ tượng mười tám vị La Hán không thua kém về mặt nghệ thuật so với tượng các vị La Hán chùa Tây Phương. 18 bức tượng này nằm ở hai bên tường chánh điện, được tạc từ gỗ mít, mỗi tượng cao khoảng 0,8m, bề ngang gối là 0,58m. Các vị La Hán đều cưỡi thú, trên tay cầm bửu bối. Lối đặc tả của nhóm tượng này cũng mang dáng dấp riêng, rất Nam bộ, nhưng lại thành công trong việc mô tả cảm xúc đặc trưng của từng vị La Hán, chứng tỏ ngoài tay nghề, tác giả còn khá am tường giáo lý nhà Phật. Nhà nghiên cứu Trương Ngọc Tường xác định những pho tượng đẹp nhất của chùa này là do thầy trò nghệ nhân Tài Công Nguyên thực hiện khoảng đầu thế kỷ 20. To nhất là tượng Di Đà do ông Tống Hữu Trung ở Vĩnh Long hiến cúng. Ngoài ra còn có tượng Hộ Pháp khuyến thiện trừng ác… Tất cả thể hiện đỉnh cao của nghệ thuật tạc tượng tròn khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Xung quanh chùa là những vườn cây cảnh trồng nhiều loại hoa thơm cỏ lạ, những hồ nước thơm ngát hương sen và những cây cổ thụ che trùm bóng mát, tạo nên sự hài hòa tuyệt vời giữa khung cảnh thiên nhiên với không gian kiến trúc, khiến chùa thêm cổ kính, thâm nghiêm. Nổi bật giữa hoa viên là pho tượng phật Di Đà cao 24m (bệ 6m, tượng 18m). Tượng màu trắng, diễn tả Phật đang đứng trông nom chúng sinh các cõi. Tượng Phật được nhiều người địa phương cho là biểu tượng của ngôi chùa hiện nay.
Các đời trụ trì của Chùa Vĩnh Tràng
Chùa Vĩnh Trường được xây cất năm 1849, trước đó, chùa mới chỉ là một cái am nhỏ, mái lá vách đất, quang cảnh hoang vu, do ông Bùi Công Đạt kiến tạo.
Cho đến hiện nay ngôi chùa đã trải qua rất nhiều đời trụ trì:
- Năm 1849, Hòa thượng Huệ Đăng khởi tạo xây chùa, ngoài việc lo kinh kệ, Huệ Đăng còn gánh đất đắp nền cùng với nhiều đạo hữu đến giúp.
- Năm 1864, Hòa Thượng Huệ Đăng mất trong lúc công việc chưa hoàn tất. Do không có đệ tử kế truyền nên bổn đạo thỉnh ông Minh Đề làm trụ trì.
- Năm 1878, Hòa thượng Minh Đề tịch hòa thượng Quản Ân thay thế được một thời gian rồi đi du học ở Thái Lan. Bổn đạo thỉnh sư Minh Truyện về chủ trì được một thời gian rồi cũng chuyển đi nơi khác. Vì chùa không có người chủ trì nên phật tử trong bổn đạo họp nhau lại bàn bạc và nhất trí đến hội ý Hòa thượng Tổ Từ Trung, Hoà thượng Trung (chùa Bửu Lâm, Mỹ Tho) đến thỉnh Hòa thượng Trà Chánh Hậu (hiệu là Quảng Ân) về trụ trì, tiếp tục công việc của Hòa thượng Huệ Đăng.
- Năm 1907, Hòa thượng Trà Chánh Hậu bắt đầu trùng tu lại ngôi chùa, tầng 1 của gian chánh điện được xây cất. Hòa thượng Lê Ngọc Xuyên, pháp danh Tục Thông, tự Tâm Liễu, pháp hiệu An Lạc là đệ tử kế thế của Hòa thượng Quảng Ân lên thay.
- Đến năm 1930, Sư lo chỉnh trang nóc chùa và mặt dựng bốn phía chùa. Cuối 1930, chùa được hoàn tất thêm 3 gian và tầng 2 của gian chánh điện.
- Năm 1933, Sư cho xây 2 cổng Tam quan và xây rào xung quanh.
- Ngày 22 tháng 6 năm 1939, Hòa thượng Quảng Ân qua đời, thọ 67 tuổi.
- Thượng tọa Thích Trí Long là đệ tử được Hòa thượng Lê Ngọc Xuyên di chúc làm Trụ trì nhưng vì Thích Trí Long mới 19 tuổi nên thầy yết ma Tục Chơn tự Tâm Giác, là anh ruột của hòa thượng Tục Thông thay quyền trụ trì và làm vị sư bảo hộ.
- Ngày 25 tháng 3 năm 1954, thầy Yết ma Tục Chơn mất (thọ 94 tuổi), Thượng tọa Thích Trí Long chính thức trụ trì
- Hòa thượng Thích Bửu Thông: Trụ trì từ năm 1987 – 1988
- Hòa thượng Thích Hoằng Từ: Trụ trì từ năm 1988 – 1991
- Hòa thượng Thích Hoằng Thông: Trụ trì từ năm 1992 – 1994
- Hòa thượng Thích Nhựt Long: Trụ trì từ năm 1995 – 2002
- Hòa thượng Thích Huệ Minh: Trụ trì từ năm 2002 đến nay.
Đường đi đến chùa Vĩnh Tràng
Cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 80km, Vĩnh Tràng được xem là ngôi chùa cổ danh tiếng và là một công trình kiến trúc đặc sắc. Có thể nói rằng vẻ đẹp của chùa tập trung ở nghệ thuật tạo hình và cũng chính là sự phản ánh lịch sử mỹ thuật của mảnh đất Tiền Giang.
Ngày nay, chùa đã trở thành điểm du lịch không thể bỏ qua của những du khách trong nước cũng như nước ngoài khi có dịp đến tham quan thành phố Mỹ Tho. Hơn thế nữa còn là nơi nghiên cứu tìm hiểu của nhiều người khi đến tham quan ngôi chùa ấn tượng này.
- Để đến được Chùa Vĩnh Tràng Tiền Giang thì bạn có thể đi xe khách từ Thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ hoặc các tỉnh lân cận đến Mỹ Tho. Sau đó đến chùa bằng taxi hoặc xe ôm. Đường đi chùa Vĩnh Tràng cũng khá dễ để tìm nên hoàn toàn có thể lựa chọn phương tiện phù hợp nhất để di chuyển.
Trường hợp bạn thích phượt bằng xe máy thì hãy xuất phát từ trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, đi thẳng theo đường Quốc lộ 1A để tới thành phố Mỹ Tho. Từ đây, tiếp tục đi theo đường Tỉnh lộ 819 khoảng 3 km nữa là tới công viên Vĩnh Tràng. Rẽ trái và đi tiếp khoảng 300 m nữa là sẽ “cập bến” Chùa Vĩnh Tràng Tiền Giang. Hãy ghi chú thật kỹ vào cẩm nang du lịch của mình trước khi chính thức lên đường bạn nhé!
Các pho tượng khổng lồ tại chùa Vĩnh Tràng
Chùa Vĩnh Tràng Tiền Giang gây trầm trồ vì sở hữu những kiến trúc hình điêu khắc cùng tượng Phật được thếp vàng óng ánh vô cùng đặc biệt. Chi tiết này vừa là điểm nhấn cho không gian chùa, vừa để phòng chống mối mọt. Chánh điện được nâng đỡ bằng những cây cột gỗ to lớn từ các loại gỗ quý hiếm, bên dưới được đổ lớp bê tông vững chắc.
Chùa Vĩnh Tràng có đến khoảng 60 tượng Phật được đúc bằng nhiều loại vật liệu khác nhau như gỗ, đồng, xi măng, đất nung và toàn bộ được sơn son thếp vàng, có niên đại từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Nổi bật nhất trong số đó phải kể đến:
- Tượng Phật Di Lặc: Pho tượng được khánh thành vào năm 2010 làm bằng chất liệu bê tông, cốt thép có chiều cao lên đến 20 m và nặng khoảng 250 tấn. Bên trong tượng Phật còn được tận dụng để thiết kế cơ quan làm việc của Ban Trị Sự Phật Giáo tỉnh Tiền Giang. Trong đó có giảng đường và nơi nghỉ phục vụ cho 200 người
- Tượng Phật A Di Đà: Pho tượng Phật A Di Đà được khánh thành năm 2008. Tượng đứng có chiều cao tính từ chân đến đỉnh cao 18 m, bệ cao 7 m và nặng đến 150 tấn
- Tượng Phật Thích Ca nằm: Nhiều người đến chùa tham quan thường hay hiểu lầm là tượng Phật A Di Đà. Tượng Phật Thích Ca này được hoàn thành vào năm 2013 với chiều dài 32 m, cao 10 m, nặng 250 tấn bằng chất liệu bê tông, cốt thép
- Tòa tháp cao 7 tầng: Bên cạnh những tượng Phật khổng lồ, uy nghiêm thì chùa Vĩnh Tràng còn có một tòa lầu tháp nằm ở phía sau. Tòa tháp này cao 7 tầng và đây cũng là nơi lữu giữ tro cốt của các Phật tử và chư tăng trong chùa
Nên tham quan chùa Vĩnh Tràng khi nào?
Từ tháng 1 – tháng 3 âm lịch khi tiết trời mùa xuân ấm áp cũng là thời điểm thích hợp để bạn viếng thăm chùa Vĩnh Tràng ở Tiền Giang; kết hợp du xuân vãn cảnh với lễ chùa cầu may.
Tuy nhiên, thời điểm này chùa thường khá đông đúc nên bạn có thể cân nhắc trước khi đi.
Chuyến tham quan Chùa Vĩnh Tràng Tiền Giang của bạn sẽ không thể trọn vẹn nếu bỏ qua việc lưu lại những tấm ảnh tuyệt đẹp đấy. Từng góc nhỏ trong khuôn viên chùa đều chính là những “background” cực đẹp, đảm bảo khoảnh khắc sống ảo không “góc chết”.
Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác cũng là nơi du lịch tâm linh đáng để lưu tâm nếu bạn có ý định ghé thăm các địa điểm chùa chiền nổi tiếng tại Tiền Giang. Vì thế đừng ngần ngại lên kế hoạch ghé thăm những nơi này nhé.
Lưu ý khi tới chùa Vĩnh Tràng
Một số lưu ý khi đến tham quan chùa Vĩnh Tràng:
- Chùa Quán Sứ là nơi linh thiêng nên khi đến đây bạn không nên ăn mặc những trang phục quá màu mè và gây phản cảm làm mất đi tính trang nghiêm vốn có của chùa.
- Đến chùa, bạn nên thành tâm cầu bình an và tận hưởng vẻ đẹp an lạc, linh thiêng thay vì mải mê chụp ảnh.
- Không tùy ý đụng, chạm hay lấy bất cứ đồ vật nào trong chùa khi không được sự cho phép của nhà chùa.
- Không dẫm đạp lên cây cối, hoa cỏ hay bàn ghế trong chùa. Vứt rác đúng nơi quy định để tránh làm ô nhiễm môi trường.
- Nên xin phép trước với ban quản lý nhà chùa để được sự đồng ý nếu muốn quay phim, chụp hình.
- Không bỏ tiền vào tượng Phật, chỉ để tiền vào hòm công đức.
- Chắp tay hình hoa sen và cúi chào sư thầy, sư cô.
- Không mang theo vũ khí, chất gây cháy nổ, các chất ma túy, gây nghiện, văn hóa phẩm đồi trụy và các loại tài liệu chưa được sự kiểm duyệt và cho phép của nhà chùa.
- Không tự ý xả rác bừa bãi trong khuôn viên chùa.
- Tuyệt đối không tự ý đánh chuông, trống và các pháp khí của chùa.
Các điểm du lịch gần chùa Vĩnh Tràng
Những địa điểm tham quan khác khi đi du lịch Tiền Giang gần chùa Vĩnh Tràng gồm:
Nhà thờ Cái Bè
Nhắc đến Tiền Giang ắt hẳn các bạn thường hay liên tưởng đến miền sông nước đúng không nào. Và nhà thờ Cái Bè chính là một trong những địa danh du lịch mang đậm nét đẹp chỉ có miền Tây mới có khi là một nhà thờ nằm ngay ngã ba sông, hướng nhìn ra chợ nổi Cái Bè và được bao bọc bởi nhà dân sinh sống xung quanh.
Nếu nhìn từ xa hoặc nhìn từ trên cao xuống thì bạn sẽ thấy phần thân của nhà thờ được xây dựng theo hình dáng hình cây thánh giá với mái ngói đỏ thẫm. Sự tồn tại của nhà thờ Cái Bè mang vẻ đẹp bình yên khi được bao phủ bởi khuôn viên xanh mát giữa khu dân cư đông đúc, nhộn nhịp.
Chợ nổi Cái Bè
Đã đến miền Tây mà không đi chợ nổi thì quá là thiếu sót luôn rồi í. Bạn biết không, tọa lạc tại huyện Cái Bè có khu chợ nổi cùng tên nằm trong top các địa điểm du lịch Tiền Giang luôn thu hút đông đảo du khách ghé thăm hàng năm. Trái ngược với khung cảnh chợ trời thường thấy, tại chợ nổi Cái Bè phương tiện di chuyển chủ yếu chính là xuồng ghe chạy xuôi dọc con sông Tiền rộng lớn.
Đã đến miền Tây mà không đi chợ nổi thì quá là thiếu sót luôn rồi í. Bạn biết không, tọa lạc tại huyện Cái Bè có khu chợ nổi cùng tên nằm trong top các địa điểm du lịch Tiền Giang luôn thu hút đông đảo du khách ghé thăm hàng năm. Trái ngược với khung cảnh chợ trời thường thấy, tại chợ nổi Cái Bè phương tiện di chuyển chủ yếu chính là xuồng ghe chạy xuôi dọc con sông Tiền rộng lớn.
Điểm hay và thú vị của chợ nổi là không cần bảng hiệu, không có các sạp hàng san sát nhau và họ sẽ tấp lại thuyền của bạn để chào mời hàng. Đó có thể là nước dừa, là các món ăn sáng như hủ tíu, bún riêu được phục vụ ăn ngay tại chỗ trên sông vô cùng thi vị. Thú vị là thế nhưng thường thì họ bán các đặc sản Tiền Giang như trái cây, rau củ là chủ yếu. Ngắm nhìn các cô chú cất tiếng rao chào mời khách, cảm nhận vẻ đẹp vùng sông nước vô cùng đặc biệt tại khu chợ nổi chắc chắn sẽ để lại cho bạn những kỷ niệm khó thể nào quên.
Nhà cổ Ông Kiệt
Ngoài các loại hình du lịch miệt vườn, đi chợ nổi thì tại Tiền Giang còn có trải nghiệm ghé thăm các nhà cổ lâu đời có tuổi đời lên đến 200 năm tại khu vực dân cư nơi đây cũng hấp dẫn không kém. Trong danh sách các nhà cổ Tiền Giang như Nhà Đốc phủ Hải, Nhà cổ Ba Đức, Dinh tỉnh trưởng Gò Công hay Nhà Bạch công tử thì Nhà cổ Ông Kiệt lại thu hút sự chú ý của du khách bởi vẻ đẹp mộc mạc, bình dị nhưng cũng không kém phần nguy nga, tráng lệ.
Đầu tiên hết, những nội thất gỗ chiếm phần lớn trong căn nhà mang lại cảm giác vô cùng sang trọng. Từng chi tiết hoa văn trang trí được chạm khắc tinh xảo, các câu đối chữ Hán được khắc trên các cột nhà, các bộ bàn ghế gỗ,… được làm từ các loại vật liệu gỗ quý như gỗ lim, gỗ cẩm lai, giáng hương,… đã nói lên được độ giàu có của gia chủ (là ông Trần Tuấn Kiệt) với tuổi đời 180 năm, được truyền qua 5 đời.
Điểm cộng lớn cho nơi này chính là gia đình cô chủ có phục vụ các bữa cơm trưa đậm chất miền Tây rất ngon; được thưởng thức trong không gian thoáng đãng, trong lành của khu nhà rộng lớn.
Trên đây là một số thông tin về Chùa Vĩnh Tràng mà Đồ thờ Hưng Vũ muốn chia sẻ với các bạn về một ngôi chùa nằm ở Tiền Giang. Hy vọng nôi dung trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về ngôi chùa Vĩnh Tràng này nhé!
Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các ngôi chùa khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tớ nhé!