Chùa Bà Đanh ở đâu? Có vắng khách như lời đồn

Chùa Bà Đanh ở xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng chính là địa danh trong câu truyền miệng “Vắng như chùa Bà Đanh”, câu nói đã quá phổ biến trong tâm thức của mọi người Việt.

Ngôi chùa vắng vẻ, tĩnh mịch đến độ đi vào thành ngữ “vắng như chùa Bà Đanh”. Nhưng chính sự tĩnh mịch đó lại tạo nên vẻ đẹp bình yên và thanh khiết cho ngôi chùa mà không phải nơi nào cũng. Hôm nay, hãy cũng theo chân chúng tớ để hiểu thêm về ngôi chùa này nhé!

Chùa Bà Đanh nằm ở đâu?

  • Nếu như các ngôi chùa khác nổi tiếng với sự đông đúc, kiến trúc đặc biệt thì chùa Bà Đanh Hà Nam được nhiều người biết tới bởi câu nói thương hiệu “Vắng như chùa Bà Đanh”. Ngôi chùa này còn có tên gọi khác là Bảo Sơn Tự, thuộc thôn Đanh, Ngọc Sơn, Kim Bảng, Hà Nam.
  • Để tìm đến chùa Bà Đanh Kim Bảng Hà Nam không hề khó, bạn cứ đi theo quốc lộ 1 từ Hà Nội tới thẳng thành phố Phủ Lý, sau đó rẽ phải qua cầu Hồng Phú, chạy thêm khoảng 10km theo quốc lộ 21 đến cầu treo Cấm Sơn là tới. Tùy vào sở thích cũng như khả năng mà bạn có thể lựa chọn phương tiện xe máy, ô tô hay xe khách để tới đây. Khoảng cách từ Hà Nội tới Hà Nam chỉ khoảng 60km nên việc đi lại vô cùng dễ dàng.
  • Chùa mở cửa từ 6:00 – 18:00 hằng ngày với giá vé là 30.000 VNĐ/người.

Chùa Bà Đanh thờ ai?

Được xây dựng từ thế kỷ VII với diện tích rất nhỏ, chùa Bà Đanh đến thời vua Lê Thánh Tông thì chùa được cải biến rộng rãi như hiện tại.

Chùa thờ Tứ Pháp là tín ngưỡng Tứ Phủ bao gồm: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện.

Tên gọi chùa Bà Đanh thì theo truyền thuyết của địa phương, chùa thờ nữ thần linh thiêng trông coi việc điều mưa khiển gió, giúp dân trừ lũ lụt, đem lại mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu nên được gọi là chùa Đức Bà làng Đanh, gọi tắt là chùa Bà Đanh như tên gọi ngày nay.

Câu so sánh “Vắng như chùa Bà Đanh” có từ bao giờ và vì sao lại có sự so sánh đó đến nay vẫn còn là thắc mắc của nhiều người. Có nhiều cách lý giải về câu nói này nhưng ý kiến được cho là chuẩn xác nhất là do chùa Bà Đanh nằm ở vị trí u tịch, xa dân cư, ba mặt là sông, rừng rậm chắn, lối đi độc đạo, lại có nhiều thú dữ nên không ai dám vào. Cách duy nhất an toàn là chèo thuyền qua sông Đáy nhưng vì bất tiện nên người hành hương thưa thớt.

Chùa Bà Đanh

Tại sao lại có sự tích Chùa Bà Đanh vắng khách 

Có nhiều cách lý giải về sự ra đời của câu nói “vắng như chùa Bà Đanh” nhưng theo ý kiến của nhiều người, là do chùa Bà Đanh nằm ở vị trí du tịch, xa dân cư, ba mặt là sông, rừng rậm chắn, lối đi độc đạo, lại có nhiều thú dữ nên không ai dám vào. Cách duy nhất an toàn là chèo thuyền qua sông Đáy nhưng vì bất tiện nên người hành hương thưa thớt.

Hiện nay chùa Bà Đanh với đền Trúc, Ngũ Động Thi Sơn (núi Cấm), khu du lịch sinh thái Tam Chúc (Ba Sao), Bát cảnh Tiên cùng với hệ thống các bến thuỷ dọc dài sông Đáy từ ngã 3 Hồng Phú, thành phố Phủ Lý sẽ hợp thành một tua du lịch “non nước hữu tình” giữa đường thuỷ và đường bộ, khá hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.

Kiến trúc của chùa Bà Đanh

Phía ngoài của hai tường bên là hai cột đồng trụ được xây nhô hẳn ra. Trên nóc tam quan đắp một đôi rồng chầu vào giữa. Đối diện với cổng, ở chính giữa về phải hai bên cách một đoạn tường ngắn là hai cổng nhỏ có tám mái, cửa phía trên lượn cong hình bán nguyệt. Hàng ngày, khách ra vào chủ yếu đi bằng hai cửa bên này, chỉ khi nào nhà chùa có đại lễ thì cổng chính giữa mới được mở.

Qua cổng tam quan là vào khu vườn hoa. Bóng mấy cây cau khẳng khiu vươn cao trên nền trời xanh và mấy gốc đại già thân mốc sằn sùi đứng ẩn trong một gốc vườn chỉ trồng những cây hao quen thuộc như mộc, nhài, mẫu đơn cành làm tăng tính chất cổ kính cho ngôi chùa.

Trước nhà bái đường là một sân lát gạch. Hai dãy hành lang nằm về hai bên, mỗi dãy có ba gian, khung gỗ lim lợp ngói lam, tường xây bao quanh đằng sau và hai đầu hồi. Nhà bái đường có năm gian, hai đầu bít đốc, lợp ngói nam, trên bờ nóc có đôi rồng chầu mặt nguyệt.

Trên tất cả các vì kèo đều chạm khắc ở hai mặt. Các đề tài chạm khắc trên các vì kèo tính từ đông sang tây như sau:

Vì kèo 1: (Một mặt áp vào tường đốc): mặt hổ phù, thông hóa long, trúc hóa long. Trên xà ngang có chạm: quả đào, mai, trúc, nho và lựu, đào và mai, quạt và quả.

Vì kèo 2:

  • Mặt trước: Mặt hổ phù và nghê chầu hai bên, mai hóa. Trên xà ngang chạm quả đào, phật thủ, lựu, hoa hồng, cuốn thư, con dơi.
  • Mặt sau: Chạm ngũ phúc, quả đào, hoa hồng, cuốn thư

Vì kèo 3:

  • Mặt trước: tứ linh (phía trên còn là đề tài lưỡng long chầu nguyệt), xà ngang chạm hoa hồng, cây thông, cuốn thư, kim tiền, đàn sáo.
  • Mặt sau: phía trên chạm tứ linh, xà ngang chạm trúc, mai, hồng, cuốn thư.

Vì kèo 4:

  • Mặt trước: phía trên chạm tứ linh, tùng, mã, mai, điểu. Xà ngang chạm đàn tranh, đàn nguyệt, sáo, phách.
  • Mặt đằng sau: chạm tứ linh, bầu rượu, cuốn thư.

Vì kèo 5:

  • Mặt trước: chạm ngũ phúc, hoa mai, hoa hồng, đàn tranh, bút lông, quạt và bầu rượu.
  • Mặt sau: chạm ngũ long tranh châu, hoa hồng, hoa lan, mai đá

Vì kèo 6: (một mặt áp vào tường đốc) Chạm các đề tài: mặt hổ phù, trúc hóa, hoa hồng, quả đào, quả lựu.

Tất cả các hình chạm ở đây không thấy hình bóng con người mà chủ yếu là động thực vật được kết hợp với nhau thành các đề tài, hình mẫu khá hoàn chỉnh. Ngoài con rồng được sáng tạo trên cơ sở từ một con vật tưởng tượng, còn các động thực vật thể hiện ở đây đều lấy từ cuộc sống thực tế để đưa vào trong nghệ thuật.

Với sự phối hợp tài tình, từ những vật như cây trúc, cây mai, các nghệ nhân đã tạo ra các con giống rất sinh động. Như vậy, trong một cái đơn thể đã hình thành những cái đa thể và trong cái chung lại có cái riêng. Đấy chính là sự hòa nhập của đất trời, của thiên nhiên và cuộc sống để tạo nên sự hòa hợp trong một sự thống nhất.

Bản thân mỗi khóm cây, mỗi cành hoa, mỗi con vật ít khi đứng riêng lẻ mà thường kết hợp với nhau để tạo nên một đề tài chung. Ở từng loài, nếu là động vật thì có các đề tài tứ linh (long, ly, quy, phượng), ngũ phúc (năm con dơi), lưỡng long chầu nguyệt (hai con rồng chầu mặt trời), còn ở thực vật thì có các đề tài tứ quý (tùng, mai, trúc, cúc), bát quả (đào, lựu, nho, phật thủ, na…).

Động thực vật được kết hợp với nhau thì có các đề tài mai điểu (chim và hoa mai), tùng mã (cây tùng và con ngựa). Ngoài ra trong các đề tài trang trí ở đây càn nhiều nhạc cụ cổ truyền như đàn tranh, đàn nhụy, phách, sáo hay các đồ vật như quạt, quả vải, tháp bút, ống tiêu, cái khánh, quả bầu đựng rượu… để tạo nên tám vật quý được gọi là bát bảo.

Trên sáu hệ thống vì kèo nhà bái đường, ngoài hai vì kèo đầu hồi, mặt phía trong đặt sát vào bờ tường đốc nhà nên chỉ chạm có một bên, còn bốn vì kèo phía trong được chạm cả hai mặt.

Các mảng chạm ở đây đã được các nghệ nhân dân gian kết hợp cả hai phương pháp là nhấn chìm và chạm nổi, các đường nét chạm thoáng, uyển chuyển, bố cục cân đối và hợp lý, kỹ thuật vững vàng của các nghệ nhân đã làm cho các mảng chạm trở nên linh hoạt, có hồn và rất sinh động. Tất cả các mảng chạm trên hệ thống vì kèo ở đây đã làm tăng giá trị cho khu nhà bái đường.

Nhà trung đường nối liền với nhà bái đường cũng gồm năm gian, hai đầu bít đốc, lợp ngói nam. Đằng trước là hệ thống cửa bức màn, chấn song con tiện được làm dày dặn, chắc chắn. Toàn bộ hệ thống vì kèo ở đây đều là dạng biến thể của dạng vì kèo giả chiên chồng rường con nhị.

Tất cả các trụ, con rường đều được chế tác đơn giản, chủ yếu vuông thành sắc cạnh nhưng được bố trí, sắp xếp một cách hợp lý để tạo nên một bộ khung chắc khỏe.

Nhà thượng điện có ba gian, đằng sau và hai bên xây tường bao, còn phía đằng trước là hệ thống cửa gỗ lim. Lòng nhà ở đây so với các khu nhà bái đường và trung đường thì hẹp hơn nhưng được xây cao vượt hẳn lên.

Từ các dãy hành lang đằng trước chùa, qua nhà bái đường đến khu thượng điện, về phía hai bên là các dãy nhà cầu khung bằng gỗ lim, lợp ngói nam. Nhà cầu để nối các công trình lại với nhau và kéo dài cho đến nhà tổ tới các công trình phụ khác. Nhờ vậy, khi mưa gió khách hành hương cũng như người trong chùa đi lại rất thuận lợi, ít ảnh hưởng tới các sinh hoạt.

Nằm về phía Tây chùa là khu nhà ngang gồm năm gian: ba gian giữa là nơi thờ các vị tổ đã trụ trì ở đây, còn hai gian đầu hồi được xây ngăn thành hai gian buồng để làm nơi ở cho người tu hành. Nối tiếp dãy nhà này gồm các công trình phụ như: bếp, chỗ chăn nuôi.

Đằng trước nhà tổ là một sân gạch và phía ngoài là khu vườn để trồng hoa với cây lưu niên. Phía Đông khu chùa là phủ thờ mẫu nằm giáp với dãy nhà trung đường, mặt quay về hướng Tây, toàn bộ khu vực chùa có tường bao quanh.

Trong nhà thượng đường của chùa Bà Đanh, có nhiều tượng thờ như tượng Tam thế, tượng Ngọc Hoàng và thái thượng Lão Quân, tượng Bà Chúa Đanh. Có thể coi pho tượng Bà Đanh là một trung tâm của chùa.

Tượng được tạc theo tư thế toạ thiền trên chiếc ngai đen bóng (chứ không phải là toà sen), với khuôn mặt đẹp, hiền từ, đầy nữ tính, gần gũi và thân thiết, chứ không có dáng vẻ siêu thoát, thần bí như các tượng Phật khác. Sự hài hoà giữa pho tượng và chiếc ngai tạo nên vẻ hấp dẫn của nghệ thuật điêu khắc chùa Bà Đanh.

Chùa Bà Đanh là một tổng thể bao gồm nhiều công trình với gần bốn mươi gian (chưa kể hệ thống nhà cầu) đan xen, bổ trợ cho nhau. Theo nhân dân địa phương cho biết thì ngôi chùa này được xây dựng từ lâu đời và đã được tu sửa nhiều lần. Các công trình hiện nay đều được xây dựng từ thế kỉ 19 trở lại đây.

Các kiến trúc từ tam quan, hành lang, nhà bái đường đến thượng điện đều được xây đăng đối theo một trục chính ở giữa và độ cao được nâng dần lên từ ngoài vào trong, điểm chốt cuối cùng là nhà thượng điện. Toàn bộ ngôi chùa từ bố cục đến kiến trúc, chạm khắc đều mang đậm phong cách xây dựng cổ truyền của dân tộc.

Chùa Bà Đanh

Một số lễ Hội Chùa Bà Đanh

Đã thành lệ bao đời, lễ hội chùa Bà Đanh được tổ chức vào tháng 2 âm lịch hàng năm nhằm tri ân đức thánh bà Pháp Vũ, một vị thần trong Tứ Pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện).

Đây là vị thần phù trợ cho việc sản xuất nông nghiệp được tốt tươi, đời sống nhân dân được no đủ. Đồng thời lễ hội cũng nhằm tôn vinh, cảm tạ ân đức của các vị thần phật được thờ ở trong chùa đã phù trợ cho cuộc sống của nhân dân.

Tùy từng năm và dựa vào tình hình thời tiết, thời vụ của nhân dân trong vùng mà nhà chùa chọn ngày đẹp rồi báo cáo với ủy ban nhân dân huyện Kim Bảng. Khi đã ấn định được ngày diễn ra lễ hội rồi mới thông báo rộng dãi cho toàn thể dân chúng.

Lễ hội thường được diễn ra trong ba ngày, có năm lấy ngày mồng 9-10-11 tháng 2 âm lịch, có năm lấy ngày 20-21-22 tháng 2, có năm là ngày 15-16-17 tháng 2 âm lịch để tổ chức lễ hội.

Vì sao chùa Bà Đanh nổi tiếng gần xa?

Giờ đây, Hà Nam không chỉ nổi tiếng với ngôi làng sinh ra Chí Phèo, Bá Kiến, nhà văn Nam Cao mà còn được biết đến với nhiều ngôi chùa độc đáo. Một trong số đó không thể không nhắc tới chùa Bà Đanh.

Lịch sử chùa Bà Đanh Hà Nam – di tích oai hùng của dân tộc

Chùa Bà Đanh Hà Nam có lịch sử hàng trăm năm tuổi với không gian yên bình, tĩnh lặng cùng nghệ thuật điêu khắc dân gian đặc sắc. Bao quanh chùa là dòng sông Đáy thơ mộng. Phía Nam là bến lên cổng tam quan với tam cấp trải dài có hai hàng trụ chóp hình búp sen.

Phía Bắc là núi Ngọc rất nhiều cây xanh, cành lá sum suê, trên đỉnh có một cây si cổ thụ hàng trăm tuổi thõng xuống vô số rễ bám vào vách đá rất kỳ vĩ. Chính vì vậy, người dân ngày càng thích đến chùa Bà Đanh để vãn cảnh.

Không chỉ mang vẻ đẹp thiên nhiên hữu tình, chùa Bà Đanh Hà Nam còn là “căn cứ địa” trong kháng chiến. Từ năm 1946 đến 1950, nơi đây là địa điểm tập luyện của du kích, là đầu não của cách mạng, nơi bộ đội đóng quân và là đầu mối giao thông quan trọng giúp cuộc kháng chiến giành thắng lợi.

Đặc sắc kiến trúc chùa Bà Đanh Hà Nam

Chùa Bà Đanh mang kiến trúc dân gian đặc sắc, nổi bật ở khu vực cổng tam quan, nhà Trung đường và nhà Thượng điện.

  • Cổng tam quan: xung quanh cổng có vườn hoa với hoa nhài, mẫu đơn cùng cây cau khẳng khiu che bóng mát. Hai dãy hành lang ở sân gạch trước Bái đường được dựng bằng gỗ lim tốt, lợp ngói lam, với tường bao quanh độc đáo.
  • Nhà Trung đường: có 5 gian liền kề với Bái đường được bít 2 đầu và lợp ngói lam. Ở trước nhà Trung đường có màn che, chấn song được làm từ con tiện gỗ vô cùng chắc chắn. Ngoài ra, trụ và tường ở đây đều được tạo vuông góc, trông vừa đẹp lại vô cùng chắc chắn.
  • Nhà Thượng điện: tuy nhỏ nhưng được bao xung quanh bằng gỗ lim thiết kế 3 gian

Chùa Bà Đanh

Uy nghi lễ hội của chùa Bà Đanh

Lễ hội chùa Bà Đanh Ngọc Sơn Kim Bảng Hà Nam được tổ chức vào tháng 2 âm lịch hằng năm, thu hút đông đảo người dân và cả du khách tứ phương. Lễ hội được tổ chức nhằm để người dân tôn vinh và cảm ơn Đức Bà đã phù hộ bình an và may mắn giúp mùa màng bội thu và cầu mong phù hộ cho vụ mùa tới ngày càng phát triển hơn.

Bên cạnh chùa Bà Đanh, du lịch Hà Nam còn rất nhiều điểm đến thú vị, những làng nghề truyền thống cùng nhiều món ăn đặc sản Hà Nam mà bạn không nên bỏ qua

Những lưu ý khi đến chùa Bà Đanh

Sau đây là một vài lưu ý nhoe khi các ban đến tham quan chùa Bà Đanh, note lại để tham khảo ngay nhé:

  • Chùa là nơi linh thiêng nên khi đến đây bạn không nên ăn mặc những trang phục quá màu mè và gây phản cảm làm mất đi tính trang nghiêm vốn có của chùa.
  • Đến chùa, bạn nên thành tâm cầu bình an và tận hưởng vẻ đẹp an lạc, linh thiêng thay vì mải mê chụp ảnh.
  • Không tùy ý đụng, chạm hay lấy bất cứ đồ vật nào trong chùa khi không được sự cho phép của nhà chùa.
  • Không dẫm đạp lên cây cối, hoa cỏ hay bàn ghế trong chùa. Vứt rác đúng nơi quy định để tránh làm ô nhiễm môi trường.
  • Nên xin phép trước với ban quản lý nhà chùa để được sự đồng ý nếu muốn quay phim, chụp hình.

rên đây là một số thông tin về Chùa Bà Đanh mà Đồ thờ Hưng Vũ muốn chia sẻ với các bạn về một ngôi chùa nằm ở Hà Nam. Hy vọng nôi dung trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về ngôi chùa Bà Đanh này nhé!

Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các ngôi chùa khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tớ nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *