Chùa Hàng Hải Phòng từ lâu đã làm điểm đến du lịch tâm linh được nhiều người biết tới. Chùa Dư Hàng hay Phúc Lâm Tự với kiến trúc cổ kính mang đậm nét văn hóa VIệt Nam ta.
Nếu bạn là du khách đang muốn tới Hải Phòng du lịch thì đừng bỏ qua điểm đến này nhé!
Giới thiệu chùa Hàng (Dư Hàng)
Chùa Hàng, tên đầy đủ là chùa Dư Hàng (tên chữ là Phúc Lâm Tự) là một ngôi chùa cổ, trước thuộc xã Dư Hàng Kênh, huyện An Dương; nay thuộc địa bàn phường Hồ Nam, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng. Căn cứ theo bản ghi chép bia ký tại đây thì chùa có nguồn gốc từ thời Tiền Lê (980-1009).
Chùa Hàng hay còn được gọi là chùa Dư Hàng, đây là một ngôi chùa tại Thành Phố cảng Hải Phòng. Chùa Hàng được biết đến là một ngôi chùa ngàn năm tuổi ở Hải Phòng là nơi còn lưu giữ rất nhiều hiện vật quý mang tính lịch sử. Nơi đây còn đường xem là một kho tàng lịch sử mà du khách không thể bỏ qua.
Chùa Dư Hàng Hải Phòng với không gian bề thế mang nét kiến trúc cổ xưa luôn là điểm đến thu hút đông đảo du khách mỗi dịp Tết đến xuân về. Nếu bạn đang băn khoăn không biết đi du lịch Hải Phòng có điểm tâm linh nào không thì chắc chắn chùa Hàng là một gợi ý vô cùng phù hợp
Chùa Hàng ở đâu?
Chùa Hàng có địa chỉ tại số 121 Dư Hàng, Q. Lê Chân, Tp. Hải Phòng
Chùa Dư Hàng ở Hải Phòng tọa lạc ở ngay trung tâm thành phố cảng. Đây là một trong những con phố lớn, tấp nập người qua lại nhưng bước vào chùa sẽ là một không gian bình yên, thanh tịnh đối lập hoàn toàn với bên ngoài.
Ngoài ra, con phố lớn này cũng rất dễ tìm kiếm, nếu bạn chỉ đi du lịch Hải Phòng 2 ngày 1 đêm mà còn băn khoăn không biết có thời gian để tới chùa Hàng, Lê Chân, Hải Phòng không thì đừng lo nhé. Bạn sẽ dễ dàng tìm được đường đến đây nhanh chóng, không mất quá nhiều thời gian.
Vị trí chùa Hàng
Nguồn gốc tên gọi chùa Dư Hàng
Chùa Dư Hàng hay còn gọi là chùa Hàng hay Phúc Lâm Tự, là một ngôi chùa cổ, xưa thuộc xã Dư Hàng Kênh, huyện An Dương.
Nay thuộc địa bàn phường Hồ Nam, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng được xây dựng từ thời Tiền Lê vào khoảng đầu thế kỷ XI.
Với lối kiến trúc mang đậm dấu ấn phong kiến cùng việc lưu giữ hàng trăm hiện vật lịch sử. Chùa Dư Hàng đã trở thành điểm đến không thể bỏ qua trong bản đồ du lịch của thành phố hoa phượng đỏ.
Lịch sử chùa Hàng
Căn cứ theo bản ghi chép bia ký tại đây thì chùa có nguồn gốc từ thời Tiền Lê (980-1009). Cuối thời vua Lê Đại Hành đã có vị sư tổ đến đây thuyết pháp, khai sáng giáo lý nhà Phật. Đến thời Trần (1225-1400), các vị sư tổ thiền phái Trúc Lâm ở Yên Tử Sơn, đã có những mối quan hệ thâm giao với chùa. Vì vậy, từ xưa đến nay, chùa Hàng vẫn truyền lệ kỷ niệm sinh nhật vị sư tổ đệ nhất “Đền ngự giác hoàng tinh tuệ thiền sư” tức vua Trần Nhân Tông, vào ngày 02/11 âm lịch và vị tổ thứ 3 của phái Trúc Lâm là thiền sư Huyền Quang Lý Đạo Tái vào ngày 03/11 âm lịch hàng năm.
Vào đời vua Lê Gia Tông (1672), sư cụ Nguyễn Đình Sách (tự là Chân Huyền) đã xuất tiền để tậu ruộng đất, cải tạo chùa to rộng, có đủ gác chuông, nhà thờ tổ, nhà tăng… Đến đời vua Thành Thái (năm 1899), chùa tiếp tục được trùng tu. Vào năm 1917, chùa được xây thêm thư các, vườn tượng, vườn tháp và sửa sang một số hạng mục.
Từ đó trở đi, dù trải qua bao thăng trầm của lịch sử, ngôi chùa cổ này đã được các thế hệ hoà thượng, tăng ni và các tín đồ phật tử sở tại chung sức, chung lòng sửa sang, xây đắp để ngày thêm khang trang, đẹp đẽ.
Trong thời kỳ tiền khởi nghĩa, chùa Hàng là nơi hoạt động cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1926, đông đảo tăng ni, phật tử và học sinh… đã làm lễ truy điệu nhà yêu nước Phan Chu Trinh ngay tại chùa. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, chùa còn là nơi diễn ra lễ ra mắt của hội Tăng gia cứu quốc Hải Phòng, tổ chức “Tuần lễ vàng”…
Năm 1986, chùa Hàng đã vinh dự được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử – văn hoá cấp quốc gia.
Kiến trúc của chùa Hàng
Là ngôi chùa đã có niên đại hàng ngàn năm nhưng chùa Hàng ngày nay vẫn giữ được khá vẹn nguyên dáng dấp, đường nét cổ xưa. Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc cổ, kiểu chữ Đinh. Trung tâm là tòa Phật điện 7 gian bằng gỗ lợp mái ngói, được dựng theo kiểu vì kèo giá chiêng, với các hàng cột lim lớn đã ngả màu. Phía trong được bày biện, trang trí bởi nhiều bức hoành phi, câu đối sơn son thếp vàng, những cửa võng có các mảng chạm khắc tinh xảo theo phong cách nghệ thuật và thẩm mỹ nhà Nguyễn (giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX), với các đề tài đa dạng như mai điểu, ngũ phúc, rồng mây…
Phía trước tòa Phật điện, cách một khoảng sân rộng là Tam quan, nơi có gác chuông 5 gian với 3 tầng mái đao cong vút, uốn lượn tạo thế rồng phượng; bên trong có một quả chuông đồng cỡ lớn đề chữ “Phúc Lâm tự chung”, nghĩa là chuông chùa Phúc Lâm; bên phải là 5 gian nhà Tổ, nhà thọ trai và nhà ngang; bên trái là 5 gian nhà hậu. Ngoài ra chùa còn có đầy đủ nhà thờ Mẫu, nhà phương trượng, tăng xá…
Phía bên phải tòa Tam quan, theo hướng từ cổng chính đi vào, là khu vườn tượng của chùa, nơi có nhiều loại cây trái và hoa cảnh tươi tốt và rực rỡ quanh năm. Điều đặc biệt khiến cho nơi đây mang dáng vẻ như một khu vườn nghệ thuật, là xung quanh hồ nước có đặt 12 bức tượng được chế tác tinh xảo với điểm nhấn chính là pho tượng đức Phật Tổ Như Lai tọa lạc trên đài sen, dưới bóng một cây bồ đề mang dáng vẻ uy nghi, trầm mặc. Đối diện với tượng Phật Tổ về phía bên kia hồ nước là pho tượng đức Phật Di Lặc màu đen, trong tâm thế vui vẻ, hạnh phúc. Xung quanh hồ và sân vườn là các pho tượng của 10 vị Tôn giả được tạc bằng đá trắng, trong các diện mạo, tư thế và dáng vẻ khác nhau.
Bên trái của tòa Tam quan là khu vườn tháp tĩnh mịch, gồm 11 tòa tháp nhỏ được làm bằng đá, là nơi đặt di thể các vị sư tổ thiền phái Trúc Lâm Yên Tử vàcác vị sư tổ, trụ trì đã viên tịch tại chùa. Tất cả đã tạo lên một quần thể kiến trúc tôn nghiêm, hòa nhập với thiên nhiên,yên bình dù chùa ở ngay giữa lòng thành phốsầm uất và náo nhiệt.
Ngoài giá trị kiến trúc được hình thành và bồi đắp qua thời gian, chùa Hàng hiện nay còn lưu giữ được rất nhiều cổ vật từ thời kì phong kiến, có giá trị cao về mặt vật chất cũng như tinh thần như: chuông, khánh, đỉnh đồng, đồ trang trí mỹ nghệ bằng gốm sứ, đá xanh, tượng đồng (bộ Tam thế; tòa Cửu long – Thích Ca sơ sinh, hộ thiện, trừ ác; bộ Phật điện minh vương)và tủ chạm trổ đẹp mắt… Đặc biệt là bộ sách kinh Tràng A Hàm – một tài liệu cổ về giáo lý đạo Phật, đượcbiết đến như là phần đầu tiên của bộ sưu tập các Kinh điển Phật giáo sơ khai, một học thuyết Phật giáo cổ xưa được lưu truyền từ các thế hệ tu sĩ đầu tiên và có giá trị lịch sử và tâm linh đối với Phật giáo Việt Nam.
Nên đến chùa Dư Hàng vào thời điểm nào?
Thời gian lý tưởng nhất để du lịch Hải Phòng sẽ là từ tháng 4 đến tháng 10, đây là thời điểm ít mưa, nắng ráo nên rất thuận lợi cho việc du lịch, tham quan các địa danh
Ngoài ra, bạn cũng có thể đến thành phố cảng khoảng từ tháng 1 đến tháng 5 để khám phá các lễ hội như lễ hội Voi, lễ cầu ngư, lễ hội Núi Voi,… giai đoạn đầu năm thời tiết rất mát mẻ, nắng nhẹ và rất thích hợp cho việc đi chùa cầu may.
Để tham quan chùa Dư Hàng tốt nhất thì bạn nên chọn buổi sáng sớm hay xế chiều nhé. Vào một số giai đoạn chùa Hàng sẽ có rất đông du khách đến tham quan, lễ Phật nên hãy nhớ cẩn thận trong việc di chuyển nhé.
Hướng dẫn đường đi tới chùa Dư Hàng
Chùa Dư Hàng có địa chỉ tại số 121 Dư Hàng, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng và tọa lạc ngay tại một trong những con phố sầm uất nhất xứ đất cảng.
Chính vì thế mà đường đi đến đây khá dễ dàng, bạn có thể dễ dàng lựa chọn các phương tiện như taxi, xe bus, xe ôm công nghệ hay là thuê xe máy,… để đến đây.
Với các bạn xuất phát từ Hà Nội đến Hải Phòng thì nên lựa chọn một trong những phương tiện như:
- Xe máy: Khoảng cách từ Hà Nội đến Hải Phòng là 120km, tuy nhiên với những bạn trẻ yêu thích khám phá thì đây chắc chắn không phải là vấn đề. Các bạn nên tham khảo lộ trình đi từ QL1A – QL5B – Tỉnh lộ 253 – rẽ vào Nguyễn Văn Linh – đường Hoàng Minh Thảo – Phố Dư Hàng nhé.
- Xe khách: Từ Hà Nội, bạn hãy đến các bến xe như Giáp Bát, Yên Nghĩa, Gia Lâm, Nước Ngầm,… tại đây có rất nhiều tuyến xe xuất phát đến Hải Phòng với giá cả từ 80.000 – 200.000 VNĐ/người.
- Tàu hoả: Nếu có nhiều thời gian và yêu thích việc ngắm cảnh thì tàu hoả sẽ là phương tiện cực kỳ lý tưởng luôn. Tại ga Hà Nội, bạn có thể lựa chọn các tuyến như HP1, LP5, LP3, LP7,… với mức giá vé từ 83.000 đến 130.000 VNĐ/người.
Chùa Dư Hàng khám phá gì?
Khi tới chùa Dư Hàng thì bạn có thể tham quan những điểm độc đáo như:
Kiến trúc đặc trưng thời phong kiến
Không có nhiều lần trải qua quá trình trùng tu, vì vậy Chùa Dư Hàng vẫn giữ được lối thiết kế truyền thống của ông cha ta thời trước.
Các khu vực tại chùa được khéo léo bố trí theo kiểu chữ Đinh cổ xưa. Đi vào chùa, đầu tiên bạn sẽ thấy ở chính giữa là Tam quan, trong là Phật điện với 7 gian rộng lớn, hai bên là nhà thờ Tổ, khu vực chuông gác và không gian vườn tượng xanh mát.
Khu Phật điện
Bước vào bên trong Phật điện, bạn sẽ chiêm ngưỡng những bức hoành phi, những câu đối, màu sơn son,… và đặc biệt là bức tranh về thầy trò Đường Tăng vô cùng tinh xảo và tỉ mỉ. Ngoài ra, trong chùa còn có những hình vẽ mang đậm dấu ấn thời nhà Nguyễn.
Không gian vườn tượng độc đáo
Đến thăm Chùa Dư Hàng, bạn sẽ phải ngạc nhiên với không gian vườn tượng “có một không hai” ở đây. 12 pho tượng tượng trưng cho sự đỉnh cao nghệ thuật của thời xưa, nổi bật trong số đó là 2 pho tượng của Phật Tổ ngự đài sen và Phật Di Lặc được đúc bằng đồng, cùng với đó là ngọn tháp 11 tầng – là nơi đặt di vị của các vị tổ có công xây dựng Chùa Dư Hàng Hải Phòng, tất cả tạo nên một không khí linh thiêng nhưng không kém phần đặc sắc.
Khu vực gác chuông Chùa Dư Hàng
Gác chuông là nơi mà bất cứ ai đến ngôi chùa nào cũng đều phải ghé thăm. Được xây dựng theo kiến trúc 3 tầng quen thuộc, tuy nhiên gác chuông tại Chùa Dư Hàng còn được trang trí chi tiết rồng phượng uốn lượn mềm mại, bên trên khắc dòng chữ “Phúc Lâm Tự” nổi bật.
Nhà Tổ và khu Thượng viện
Nhà Tổ chùa Dư Hàng nằm ở sau lưng gác chuông và được thiết kế với 5 gian rộng rãi. Bao quanh đó là nhà Hậu, tiền đường và khu Thượng viện.
Gỗ là vật liệu làm nên khu Thượng viện Chùa Dư Hàng, các bức tường nơi đây vẫn còn in dấu những vết chạm trổ của người xưa.
Chùa Dư Hàng – nơi lưu giữ nhiều hiện vật lịch sử
Dù trải qua nhiều biến cố lịch sử, song Chùa Dư Hàng Hải Phòng vẫn giữ cho mình nhiều di vật nghìn năm như: chuông, khánh, gốm sứ,… đặc biệt nhất là bộ kinh phật Tràng A Hàm được truyền lại từ nhiều đời trụ trì của chùa.
Phong tục đi chùa Dư Hàng
Ngày nay, chùa Dư Hàng được coi là trung tâm Phật giáo của tỉnh Hải Phòng và được đông đảo người dân Việt Nam và du khách nước ngoài biết đến. Đi lễ chùa, đặc biệt là vào các ngày rằm, ngày Tết và ngày 15 hàng tháng đã trở thành thói quen của người Việt Nam. Họ thường đi lễ chùa vào những ngày đó để cầu sức khỏe và bình an.
Như thường lệ, họ chỉ đốt số lượng hương lẻ. Số 1 là biểu tượng cho sự kết nối vững chắc giữa bầu trời và trái đất. Số 3 có nghĩa là ba phần của cuộc sống; cụ thể là con người, bầu trời và đất. Số 5 có thể là năm yếu tố cơ bản tạo ra thế giới được gọi là sắt, gỗ, nước, lửa, đất.
Họ sẽ chuẩn bị hoa quả, hương và hoa trước khi vào chùa. Khi bước vào cửa, họ thường cúi đầu một chút để tỏ lòng thành kính với Phật và chỉ cúi trước bàn thờ 3 lần là quá khứ, hiện tại và tương lai.
Tới chùa Hàng Hải Phòng ăn gì?
Nếu bạn muốn đi du lich hoặc đến viếng thăm chùa Hang ở Hải Phòng thì đây là một số món ăn bạn có thể tham khảo:
- Bánh Đúc Tàu: 7 Dư Hàng; mở cửa từ 15:00 – 18:30; giá khoảng 10-15k.
- Bánh Bèo: 109 Dư Hàng; mở cửa từ 15:00 – 21:00; giá khoảng 10-20k.
- Bánh Bèo và Bánh Gối: 4 Dư Hàng; mở cửa từ 14:00 – 18:00; giá khoảng 10-20k.
- Phở Bò: Trường THPT Dư Hàng Kênh; mở cửa từ: 18:00 – 23:00; giá khoảng 20-30k.
- Bún Móng Giò Thập Cẩm, Bánh Đa Cá: 60 Dư Hàng; mở cửa từ 06:00 – 10:00; giá khoảng 15-30k.
- Lợn Quay Vịt Quay: 151 Dư Hàng; mở cửa từ 17:00 – 20:00; giá khoảng 30-50k.
- Bánh Cuốn Nóng và Trứng Vịt Lộn: Ngõ 1 Dư Hàng; mở cửa từ 06:00 – 10:00; giá khoảng 15-20k.
- Bánh Xèo Nam Bộ: 42 Dư Hàng; mở cửa từ 14:00 – 18:00; giá khoảng 20k.
Các điểm du lịch khám phá quanh chùa Hàng
Khi đi du lịch chùa Dư Hàng mà vẫn còn nhiều thời gian thì có thể kết hợp tham quan với một vài địa điểm dưới đây nhé! Có vị trí thuận lợi di chuyển nên lựa chọn tham quan là cực kì hợp lí.
Chùa Phổ Chiếu
- Địa chỉ: Xóm Miếu 2, phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân, TP Hải Phòng
Với vị trí gần chùa Dư Hàng Hải Phòng nên đây cũng là một địa điểm lý tưởng cho chuyến du lịch của bạn. Chùa Phổ Chiếu Hải Phòng được xây dựng vào năm 1953, chùa được xây dựng trên một khu đất rộng rãi, gồm 5 gian tiền đường, 3 gian ống muống và 3 gian hậu cung, xung quanh các gian xây theo kiểu nghinh, tả hữu rất đẹp.
Chùa Phổ Chiếu được xây dựng giữa hồ, với lối kiến trúc chùa độc đáo, mang phong cách chùa truyền thống nên gây ấn tượng mạnh với du khách khi đến đây. Nhìn từ xa, chùa như một bông sen giữa hồ, soi bóng giữa non nước.
Hồ Tam Bạc
- Địa chỉ: Trung tâm thành phố Hải Phòng, Quận Hồng Bàng, Hải Phòng.
Với vị trí rất gần chùa Dư Hàng Hải Phòng chỉ khoảng 2km, Hồ Tam Bạc hay sông Tam Bạc là địa điểm check in thơ mộng nhất thành phố hoa phượng đỏ.
Nơi đây cũng gắn liền với bao thăng trầm của lịch sử thành phố, luôn mang một vẻ đẹp dịu dàng, yên bình làm say lòng người. Về đêm, Tam Bạc khoác lên mình chiếc áo mới lộng lẫy, rực rỡ bởi nhiều ánh đèn của hệ thống đèn chiếu sáng.
Đền Tam Kỳ
- Địa chỉ: Tam Bạc, Cát Dài, Lê Chân, Hải Phòng.
Đền Tam Kỳ là ngôi đền nổi tiếng linh thiêng, thờ quan lớn Đệ tam Thời Phủ. Tọa lạc trên đường Tam Bạc, phường Cát Dài, quận Lê Chân, TP Hải Phòng. Có không gian đẹp, thoáng mát, hoành tráng nằm ngay trung tâm thành phố, ngay vườn hoa, hồ Tam Bạc, gần chùa Dư Hàng Hải Phòng.
Đây là nơi rất linh thiêng, vào ngày mùng 1 hàng năm du khách thập phương đến rất đông. Ngôi chùa rất cổ kính, nằm ngay giữa công viên. Khi bị giải tỏa để làm công viên, ngôi đền không bị phá vỡ chứng tỏ ý nghĩa lịch sử và sự linh thiêng của ngôi đền.
Chùa Đỏ Hải Phòng
- Địa chỉ: 286 Lê Lai, Máy Chai, Ngô Quyền, Hải Phòng.
Thêm một địa điểm nữa bạn có thể kết hợp tham quan khi đi chùa Dư Hàng Hải Phòng đó là Chùa Đỏ. Một trong những ngôi chùa đẹp Hải Phòng nổi tiếng gần xa, còn có tên gọi khác là chùa cổ Linh Độ Tự.
Chùa Đỏ Hải Phòng được thiết kế độc đáo, có sự kết hợp của các khu tiền đình – trung – hậu cung tạo nên sự nguy nga, tráng lệ và vẻ đẹp khó có thể chê bởi sự giao nhau của hai mái. Với không gian rộng rãi, cùng lối thiết kế độc đáo, ngôi chùa Hải Phòng này đã thu hút rất nhiều du khách đến đây tham quan, lễ Phật. Vì vậy nếu đến đây bạn không nên bỏ qua ngôi chùa này.
Đình Hàng Kênh
- Địa chỉ: số 55 đường Nguyễn Công Trứ, phường Hàng Kênh, Lê Chân, Hải Phòng.
Bạn chỉ mất khoảng 5 phút đi xe máy đi từ chùa Dư Hàng Hải Phòng để đến Đình Hàng Kênh. Đây là là một công trình kiến trúc mang phong cách và dáng dấp của một ngôi đình cổ Việt Nam. Nơi đây xưa được xây dựng để thờ Thành Hoàng của làng, sau được vua Tự Đức sắc phong và thờ trung tổ Ngô Quyền.
Ngoài khám phá thiên nhiên kỳ thú và thưởng thức những món ăn đặc sản, khi du lịch Hải Phòng bạn đừng quên ghé thăm đình Hàng Kênh. Nơi đây vẫn còn lưu lại nhiều di vật có giá trị. Đặc biệt nhất trong số đó là văn bia ghi danh các bậc hiền triết thời kỳ 1460-1693.
Tới chùa Dư Hàng cần lưu ý gì?
Khi đến tham quan hay cúng viếng ở chùa Hàng bạn cần lưu ý những điều sau đây:
- Chú ý trong vấn đề ăn mặc khi vào chùa: trang phục gọn gàng, lịch sự, quần áo dài tay, váy trên đầu gối, không mặc quần áo bó sát hoặc quá ngắn.
- Đi đứng nhẹ nhàng, nói năng nhẹ nhàng, cười duyên, không đùa nghịch gây mất trật tự làm ảnh hưởng đến không khí thanh tịnh, trang nghiêm của chùa.
- Chùa Dư Hàng Hải Phòng khá to và rộng, bạn nên đi giày thể thao hoặc xăng đan thay vì giày cao gót, dễ gây đau chân và khó di chuyển.
- Nhiều du khách có thói quen nhét tiền vào bàn thờ hoặc tay tượng Phật. Việc này là không nên nhé! Đi chùa lễ Phật không bắt buộc phải vào chùa mua lễ. Bạn có thể chỉ đơn giản là thưởng ngoạn phong cảnh, thắp nén nhang hay hành lễ, theo sự hướng dẫn của các tăng ni, phật tử làm việc tại đó
- Mỗi chùa đều có ban lễ, bình hoa, mâm cúng. lễ, không nên tùy tiện sắp lễ, cắm hoa bừa bãi
Trên đây là một số thông tin về Chùa Hàng Hải Phòng mà Đồ thờ Hưng Vũ muốn chia sẻ với các bạn về một ngôi chùa nằm ở Hải Phòng. Hy vọng nôi dung trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về ngôi chùa Dư Hàng này nhé!
Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các ngôi chùa khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tớ nhé.
Có thể bạn quan tâm: