Sư bà Hải Triều Âm? Tiểu sử Sư bà Hải Triều Âm là ai? Ở chùa nào, cuộc đời và đạo hạnh ra sao?

Sư bà Hải Triều Âm? Sư bà Hải Triều Âm là một bậc Trưởng lão Ni vô cùng được yêu mến. Bà là người hết lòng vì Phật giáo nước nhà, luôn yêu thương mọi người, khuyến khích phát quang nền Phật giáo ra khắp thế giới. Vậy bạn đã biết được đầy đủ cuộc đời và đạo hạnh của bà như thế nào hay chưa?

Tiểu sử Sư bà Hải Triều Âm

Sư bà Hải Triều Âm có thế danh là Nguyễn Thị Ni, sinh năm 1920 tại Hòa Bình, Bắc Việt (nay là quận Hà Đông, Hà Nội hiện nay). Cha của bà có tên là Etienne Catallan. Còn mẹ của bà có tên là Nguyễn Thị Đắc. Do mang trong mình 2 dòng máu Việt – Pháp, Sư bà còn có tên tiếng Pháp là Eugénie Catallan.

Sư bà Hải Triều Âm được sinh ra và lớn lên trong một gia đình kiểu mẫu, nề nếp gia phong và đạo đức mang đậm nét châu Á, cùng với sự trí thức, lịch thiệp, gọn gàng mang đậm nét châu Âu. Chính vì vậy đã hình thành nên tính cách sống khuôn phép, lịch sự, hiểu biết, cương trực, lễ nghi.

Sư bà Hải Triều Âm?

Một số nét chính về cuộc đời và đạo nghiệp của Sư bà Hải Triều Âm

Thời niên thiếu, Sư bà Hải Triều Âm được cha mẹ cho học hành vô cùng tử tế. Bà đã tốt nghiệp trường Diplôme D’étude Primaire Superieur của Pháp. Sau đó bà dành phần lớn thời gian để đi dạy học, cùng với đó là tích cực làm thiện nguyện tại các bệnh viện, trại trẻ mồ côi, viện dưỡng lão,… Nhờ vậy mà trong Sư bà đã hình thành nên đức tính lương thiện, yêu thương mọi người, cảm thông, trắc ẩn,…

Sư bà Hải Triều Âm có cơ duyên với Phật pháp một cách tình cờ bởi Sư cụ Thích Tuệ Nhuận. Bà đã được nghe Sư cụ giảng giải các bài pháp kinh Lăng Nghiêm, phẩm Quán Âm Quảng Trần và chương Đại Thế Chí niệm Phật tại chùa Quán Sứ, Hà Nội. Được lắng nghe những bài giảng này, Sư bà đã giác ngộ sự kỳ diệu của Phật pháp. Từ đó Sư bà dùng Phật pháp để mang lại niềm an vui cho mọi người, bà thường hay in những quyển kinh nhỏ để gửi tới các Phật tử gần xa nhằm giúp họ tụng kinh hàng ngày.

Đến năm 1949, khi đó Sư bà Hải Triều Âm được 29 tuổi, cơ duyên lúc này đã chín muồi, bà chính thức xuất gia với hòa thượng Thích Đức Nhuận (sau này là Đệ nhất pháp chủ của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam). Hòa thượng Thích Đức Nhuận đã cho Sư bà được y chỉ và thọ giới với Hòa thượng Ni Tịnh Uyển, ngụ tại chùa Thanh Xuân, làng Phùng Khoang, Hà Nội.

Đến năm 1952, vâng lời Hòa thượng Bổn Sư, Sư bà Hải Triều Âm di cư vào Nam. Sư bà nhập chúng tại Ni trường Dược Sư, thuộc tỉnh Gia Định, thành phố Sài Gòn. Khi này bà vừa phải lo tu học, vừa hầu mẹ già bị bệnh bán thân, vừa phải lãnh việc chuyên giảng dạy cho chúng Tăng ni, Phật tử tại đây. Sư bà tinh trì giới luật, nghe kinh Kim Cang lãnh ngộ được tông chỉ niệm Phật. Sư bà tu quán Tứ Niệm Xứ để khai tuệ giác tỉnh, sở đắc về bộ kinh Lăng Nghiêm để khai tri kiến Phật.

Đến năm 1962, sau khi mẹ mất, vì muốn báo hiếu công ơn dưỡng dục của mẹ, sư bà nhập thất 5 năm tại chùa Vạn Đức, thành phố Thủ Đức, TPHCM. Những mong nhập Niệm Phật tam muội.

Đến năm 1968, Hòa thượng Thích Thiền Tâm khai mở tông Tịnh độ ở thôn Phú An, Đức Trọng, Lâm Đồng. Khi đó hòa thượng đã mời Sư bà về để cùng một số Ni chúng thành lập xã Hoa Sen, noi gương Tổ Huệ Viễn. Nơi đây, Sư bà nhập thất tại tịnh thất Linh Quang, chuyên tâm niệm Phật.

Đến năm 1970, Hòa thượng Thích Thanh Từ mở lớp tu thiền 3 năm ở Thiền viện Chơn Không, Vũng Tàu. Sư bà là một trong 10 vị khóa đầu được Hòa thượng chiêu sinh. Sư bà Hải Triều Âm theo khóa học thiền để hỗ trợ cho công hạnh tu Tịnh độ. Sau thời gian tu tập, sư bà ngộ được tôn chỉ “Tri vọng vọng tan, chính là quán hạnh Tứ Niệm Xứ”.

Đến năm 1973, Sư bà trở về Tịnh thất Linh Quang, Lâm Đồng nối tiếp công phu tu niệm. Sư bà Hải Triều Âm đã an nhiên thu thần thị tịch vào lúc 11 giờ 56 phút ngày 24/6 năm Quý Tỵ (tức ngày 31/7/2013) tại chùa Dược Sư, thôn Phú An, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, trụ thế 94 năm, 60 năm tuổi đạo.

Sư bà Hải Triều Âm?

Tại sao Sư bà Hải Triều Âm lại được mọi người yêu mến đến vậy?

Sư bà Hải Triều Âm không thể bỏ được việc phổ độ chúng sanh, do đó mà sư bà đã bắt đầu độ chúng, lúc đó chỉ có vài chục người. Đến nay Sư bà đã thành lập nên được 9 ngôi chùa gồm chùa Ni Liên, Linh Quang, Liên Hoa, Viên Thông, Hương Sen, Dược Sư, Lăng Nghiêm, Bát Nhã và Dược Sư 2. Đủ các căn cơ, già trẻ, lớn bé cho đến người tàn tật, trẻ mồ côi thì đều được Sư bà đưa tay tế độ, mong họ được kết duyên với Phật pháp. Phật tử quy y theo học Sư bà thì không biết bao nhiêu mà kể hết.

Mặc dù Sư bà Hải Triều Âm giác biết chúng sanh huyễn có, ngày ngày vẫn dùng pháp huyễn để phổ độ chúng sanh. Thế nhưng Sư bà vẫn miệt mài lên lớp giảng dạy, từ sáng đến trưa, từ trưa đến chiều, với lời lẽ uyên bác, tri thức để chỉ ra mặt phải, răn dạy mặt trái. Sư bà hay nhắc đi nhắc lại, cặn kẽ từng lời, mong sao cho các con thấm nhuần kinh pháp. Lời giảng dạy của Sư bà ai nghe cũng thấy đúng với tâm trạng của mình, hợp thời, hợp cơ, lại vô cùng giản dị dễ hiểu, đúng với thực tế.

Đối với đại chúng, Sư bà Hải Triều Âm vô cùng khiêm tốn, giản dị, từ hòa. Nhưng Sư bà cũng rất nghiêm khắc đưa đại chúng vào khuôn khổ giới luật, nội quy.

Sửa trị những xấu ác, nhưng bao dung những lỗi lầm chỉ cốt, để cho đại chúng thành những bậc pháp khí trong Phật pháp. Sư bà một lòng lo cho đại chúng, từ tinh thần đến vật chất, hy sinh sức khỏe thời giờ, tận tình từ đời sống tạm thời đến rồi đi, tới đời sống đạo vị lợi ích vĩnh viễn trong kiếp tương lai. Suốt ngày suốt đêm, không giờ phút nào mà Sư bà có thể ngơi nghỉ trong bổn phận tự giác giác tha.

Lúc Sư bà ở chùa Liên Hoa, Bình Thạnh, TP.HCM, học chúng đổ về học pháp vô cùng nhiều. Sư bà đã biên soạn toát yếu lại những bộ kinh Hoa Nghiêm, Bát Nhã, Lăng Nghiêm, Pháp Hoa, luật Tỳ-kheo-ni v.v… với lời văn vô cùng mộc mạc, giản dị, xác thực để học chúng dễ nắm được yếu chỉ của kinh luật.

Mắt đeo kính, dưới ánh đèn dầu, Sư bà vẫn miệt mài đọc sách dịch kinh. Từng bộ kinh Hán văn dày cộm đầy những chữ với bộ óc tuổi già thật khó nhọc, thế nhưng Sư bà vẫn hết sức cố gắng cặm cụi dịch sang Việt ngữ để lớp hậu lai có sách mà học tập. Sư bà đã biên dịch, biên soạn đến nay đã gần 100 đầu sách các loại.

Sư bà Hải Triều Âm chính là tấm gương sáng của một bậc Trưởng lão Ni, hết lòng tôn kính Phật – Pháp – Tăng. Khi gặp bất cứ hình tượng Phật nào thì Sư bà đều thành kính đảnh lễ.

Sư bà là người tận tình học pháp, nghiên cứu pháp, truyền bá giáo pháp đến với tất cả mọi người. Đối với Tăng Ni, Sư bà khiêm cung, kính trọng, luôn dạy hàng đệ tử suốt đời phải thực hành Bát kính pháp, sống lục hòa, kính trên nhường dưới. Sư bà luôn lấy Giới – Định – Tuệ làm sự nghiệp chính của mình, là nơi quy ngưỡng của nhiều người.

Trên đây là thông tin về Sư bà Hải Triều Âm? mà Đồ Thờ Hưng Vũ đã tổng hợp. Hy vọng qua nội dung trên các bạn sẽ hiểu hơn về Sư bà Hải Triều Âm? hiện nay

Nếu có nhu cầu đặt bộ chấp kích hãy liên hệ cho chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất nhé!

Thông tin liên hệ

Đồ Thờ Hưng Vũ

Địa chỉ: 36 Xóm Ngã Tư – Xã Sơn Đồng – Huyện Hoài Đức – Tp. Hà Nội

Hotline – Zalo: 0908.867.888

Số điện thoại: 0907.200.988

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *