Quy Trình Sản Xuất Tượng Phật Bằng Gỗ – Điêu Khắc – Hoàn Thiện Tượng Phật .

Quy Trình Sản Xuất Tượng Phật Bằng Gỗ Tại Vũ Đồ Thờ .

Sản Xuất Tượng Phật Bằng Gỗ

Về quy trình chế tác, ngoài công thức chung kế thừa của cha ông thì mỗi nghệ nhân ở Sơn Đồng cũng có những thủ pháp, những bí truyền với cách phân, quân tỷ lệ không hoàn toàn giống nhau.

Chẳng hạn một nghệ nhân khi đục pho tượng Phật bà Quan Âm ngồi thường là đục bốn diện (khuôn mặt tính từ chân tóc tới cằm gọi là “mặt diện”.

Trong giải phẫu tạo hình hiện đại gọi là “một đầu”). Nhưng cũng có khi Phật ngồi chỉ có ba diện rưỡi, hoặc bốn diện rưỡi.

Cũng có khi làm một pho tượng đứng phải “dựng” tới bảy diện.

Điểm chung giữa các nghệ nhân khi làm tượng là đều lấy diện (bằng một đầu) làm chuẩn để tính tỷ lệ.

Tỷ lệ tượng ngồi bằng bốn diện và tượng đứng bằng bảy diện.

Ngoài ra, về chiều cao thân tượng thì phải tuân thủ theo một số công thức sau: rộng vai tượng: từ 2 đến 4 diện; dài tay: 3 diện; bề dày thân từ 1,5 đến 2 diện.

Công thức đó có xê dịch tùy theo tượng béo hay gầy, tượng nam hay nữ (tượng béo có độ dày thân tượng cao, tượng nam vai rộng hơn tượng nữ…).

Sản Xuất Tượng Phật Bằng Gỗ

Quy Trình Sản Xuất Tượng Phật Bằng Gỗ Chất Liệu Gỗ Mít .

Việc đục tượng bao giờ cũng bắt đầu từ việc chọn gỗ.

Nguyên liệu để làm tượng Phật phổ biến là gỗ mít, làm đồ thờ có thêm gỗ dổi, gỗ vàng tâm.

  • Gỗ mít có đặc tính dẻo, mềm, thớ dặm, nhờ đó tránh được những sơ suất trong khi đục.
  • Gỗ mít còn có độ bền cao, ít nứt, dễ gọt.

Người dân Sơn Đồng phải mua nguồn gỗ mít từ các tỉnh như Phú Thọ, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An…

Gỗ chở về loại bỏ hết phần giác, chỉ dùng lõi để đục.

Sau đó, người thợ dùng dây đo thể tích để cắt phần gỗ: chiều cao, chiều ngang và bề dày (kích thước của một khối hình), rồi đến cắt “dưỡng” – hình mẫu cắt theo “công tua” hai chiều: chiều nghiêng (nhìn mặt bên tượng) và chiều đứng (nhìn chính diện).

 

Sản Xuất Tượng Phật Bằng Gỗ

  • Quy Trình Sản Xuất Tượng Phật
  • Phần gia công đầu tiên là đầu và mặt tượng.
  • Đục phác thảo những khối mũ (nếu có) rồi trán, mũi, môi, tai…
  • Trên khuôn mặt tượng, người thợ cũng phân chia từng mảng, diện như khoảng cách giữa hai con mắt, từ chân tóc tới chân mày, chiều dài sống mũi, bề rộng cánh mũi, khoảng cách giữa môi trên và môi dưới, từ môi dưới tới cằm, độ dày của môi…
  • Điểm nhãn là phần khó và quan trọng nhất trên khuôn mặt tượng
  • . Đối với tượng Phật, đặc biệt còn có tai Phật, phải tính đặt cân đối hợp lý trong khoảng cách từ chân tóc (2 bên đầu) tới cằm.
  • Sau khi đục phác lấy dáng chung một lượt suốt từ diện tới bệ, đến khâu đục chi tiết, người thợ cũng thể hiện dần từng bộ phận.
  • Khâu này được coi là quan trọng nhất trong cả quá trình hoàn thành pho tượng.
  • Cuối cùng là khâu gọt, nạo, rồi đánh giấy ráp cho nhẵn.
  • Trong khi gọt, người thợ dùng loại đục dẹt, mỏng để tách các chi tiết, sao cho các mảng các khối (chân tay và các ngón) khỏi “dính” vào nhau, nhất là phải thể hiện kỹ các đường lượn, mảng miếng. Gọt nạo là khâu hoàn chỉnh phần gỗ trước khi chuyển sang phần sơn.

Sản Xuất Tượng Phật Bằng Gỗ

Quy Trình Sơn Son Thếp Vàng Sản Xuất Tượng Phật Bằng Gỗ Tại Vũ Đồ Thờ .

Kỹ thuật sơn son thếp vàng tượng cũng kỳ công như nghệ thuật làm vóc sơn mài.

Đầu tiên “hom” tượng bằng sơn trộn đất phù sa (tỷ lệ sao cho không được non sơn, cũng không được già quá) rồi “bó” bằng sơn sống rồi sơn “thí”.

Sau mỗi công đoạn đều phải mài tượng bằng đá và nước.

Sơn lên rồi lại mài đi, rồi lại sơn lên…, cứ thế, bao giờ thấy bề mặt tượng phẳng nhẵn và mọng lên thì dùng một lớp sơn (gọi là sơn cầm thếp) phủ lên.

Để sơn cầm thếp se (sờ tay thấy còn hơi dính) thì dán bạc hoặc dán vàng (bạc, vàng quỳ) tùy theo yêu cầu của khách.

Quy Trình Sản Xuất Tượng Phật bằng gỗ .

Quỳ là một loại bột từ vàng, bạc miết trên một tờ giấy mỏng (giấy quỳ). Người ta đem những lá vàng, lá bạc (loại cao tuổi) dát mỏng cắt thành những mảnh vuông, xếp vào giữa những tờ giấy, rồi dùng búa nện đều cho đến khi vàng tan thành bột.

Vàng, bạc, quỳ được các nghệ nhân Sơn Đồng mua về từ làng dát vàng, bạc Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm – Hà Nội, nơi duy nhất trong cả nước còn làm nghề này.

Dát vàng bạc ở Kiêu Kỵ đã có lịch sử mấy trăm năm, do tổ nghề của làng là danh nhân Nguyễn Quý Trị (quan thời Cảnh Hưng), do đi sứ Trung Quốc, học được nghề và về truyền dạy.

Các sản phẩm gỗ dát vàng được tạo qua 14 công đoạn như: đập bóc giấy, lướt quỳ mới, đập giấy vỡ, cắt dòng nong quỳ…

Mỗi công đoạn đó lại có nhiều khâu nhỏ hơn, tính tổng lên tới hơn 40 công đoạn lớn nhỏ khác nhau để cho ra thành phẩm, do đó đòi hỏi người thợ sự kiên trì, tỉ mỉ với những thao tác kỹ thuật cao.

Sản Xuất Tượng Phật Bằng Gỗ

Quy Trình Sản Xuất Tượng Phật

Làm tượng là khó nhất, người thợ phải thổi được hồn vào pho tượng, nhìn có dáng, khách trông thấy là nhận ra ngay là ông tượng nào…

Người dân Sơn Đồng từ trẻ đến già đều có lòng thành kính với các pho tượng Phật, đều gọi tượng là Ông, là Ngài.

Thành quả mà những người thợ Sơn Đồng thu được sau bao ngày đêm miệt mài bên xưởng gỗ là tiếng thơm không chỉ vang danh khắp mọi miền tổ quốc, mà còn vang xa tới nhiều quốc gia trên thế giới.

Nhắc đến tượng Phật là người ta nghĩ ngay đến Sơn Đồng.

Với đôi bàn tay tài hoa, những người thợ làng Sơn Đồng đã cho ra đời nhiều tác phẩm nghệ thuật đòi hỏi độ tinh xảo cao như bức tượng Phật bà nghìn tay, nghìn mắt, tượng ông Thiện, ông Ác, tượng La Hán, kiệu bát cống…

Đi đến đâu trong cả nước, du khách đều có thể bắt gặp các tượng thờ do người thợ Sơn Đồng chế tác.

Sản Xuất Tượng Phật Bằng Gỗ

Đồ Thờ Hưng Vũ – Quy Trình Cơ sở sản xuất Tượng Phật bằng gỗ uy tín tại làng nghề Sơn Đồng

Đồ Thờ Hưng Vũ là một xưởng sản xuất đồ thờ – tượng phật uy tín đã có tiếng tại làng nghề Sơn Đồng hiện nay.

Tiếp nối truyền thống cha ông , lưu truyền và phát huy nét tinh hoa của làng nghề. Xưởng sản xuất Đồ Thờ Hưng Vũ ra đời nhằm đem lại cho quý khách những sản phẩm chất lượng cao nhất, mẫu mã phong phú, giá cả hợp lý.

Các sản phẩm mà chúng tôi đang cung cấp cho bà con trên toàn quốc gồm có:

Sản Xuất Tượng Phật Bằng Gỗ

Xưởng đồ thờ tại Làng Nghề Sơn Đồng

Khi đến với chúng tôi quy khách sẽ luộn nhận được:

  • Tư vấn, thiết kế đình, chùa, nhà thờ, gian thờ tại nhà riêng…
  • Làm mới, tu sửa đồ thờ cúng, tượng phật.
  • Cung cấp sản phẩm tượng phật trưng bày tại cửa hàng. Đồ cung tiến vào đình, chùa

Địa chỉ cơ sở sản xuất Đồ Thờ Hưng Vũ

Trên đây là thông tin về làng nghề Sơn Đồng mà Đồ Thờ Hưng Vũ đã tổng hợp.

Hy vọng qua nội dung trên các bạn đã hiểu hơn về làng nghề điêu khắc Sơn Đồng tại Hoài Đức – Hà Nội.

Thông tin liên hệ

Đồ Thờ Hưng Vũ

Địa chỉ: 36 Xóm Ngã Tư – Xã Sơn Đồng – Huyện Hoài Đức – Tp. Hà Nội

Hotline – Zalo: 0908.867.888

Số điện thoại: 0907.200.988

Sản Xuất Tượng Phật Bằng Gỗ

 

Sản Xuất Tượng Phật Bằng Gỗ

 

Sản Xuất Tượng Phật Bằng Gỗ

 

Sản Xuất Tượng Phật Bằng Gỗ

 

Sản Xuất Tượng Phật Bằng Gỗ

 

Sản Xuất Tượng Phật Bằng Gỗ

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *