Núi Bà Đen là ngọn núi lửa đã tắt nằm ở trung tâm tỉnh Tây Ninh, Việt Nam. Với độ cao 986 m, đây là ngọn núi cao nhất miền Nam Việt Nam hiện nay, được mệnh danh “Đệ nhất thiên sơn”
Theo Gia Định thành thông chí, tên gốc của núi Bà Đen là Bà Dinh. Những bậc kỳ lão địa phương thì cho rằng tên gốc là núi Một.
Đến khoảng nửa thế kỷ XVIII mới xuất hiện tên gọi núi Bà Đênh, sau gọi trại dần thành núi Bà Đen. Cũng có người gọi là núi Điện Bà.Trong Chiến tranh Việt Nam, khu vực xung quanh núi là một điểm nóng khi là nơi đường mòn Hồ Chí Minh kết thúc và cách biên giới Campuchia vài km về phía Tây.
Khu vực này thực chất là một cụm gồm ba núi nằm liền kề nhau là Núi Bà Đen (còn được gọi tắt là Núi Bà), Núi Heo và Núi Phụng trên tổng diện tích 24 km². Quần thể Núi Bà Đen được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử và danh thắng cấp quốc gia vào ngày 21 tháng 1 năm 1989.
Núi Bà Đen (núi Bà)
Ở độ cao 996 mét (3.268 ft), ngọn núi lửa đã tắt này mọc lên từ khu đất nông nghiệp bằng phẳng của vùng Đông Nam bộ. Ngọn núi gần như là một hình nón hoàn hảo và hơi phình ra ở phía Tây Bắc. Núi Bà Đen sở hữu nhiều hang động và được bao phủ bởi nhiều đá bazan lớn. Vị trí của ngọn núi nằm ở phía Đông Bắc thành phố Tây Ninh, thuộc địa phận xã Thạnh Tân và cách trung tâm thành phố 11 km; cách Thành phố Hồ Chí Minh 96 km về phía Tây Bắc.
Một loài tắc kè, Gekko badenii (tắc kè núi Bà Đen), đã được đặt theo tên ngọn núi và là loài đặc hữu của ngọn núi.
Sự Tích Núi Bà Đen Tây Ninh
Vào thời nhà Nguyễn, Lý Thiên – quan trấn nhậm Trảng Bàng – và ái thê Ðặng Ngọc Phụng có một người con gái tên là Lý Thị Thiên Hương.
Trong một lần lên núi vãng cảnh chùa, nàng chẳng may bị côn đồ ức hiếp và được Lê Sĩ Triệt cứu giúp.
Khâm phục tài đức hơn người của thiếu niên họ Lê, cha mẹ Thiên Hương đã hứa gả nàng cho Sĩ Triệt. Tạo hoá sao mà khéo trêu ngươi! Khi chờ đợi Sĩ Triệt tòng quân đánh Tây Sơn trở về, Thiên Hương lại bị kẻ xấu vây bắt toan hãm hiếp.
Để giữ đức hạnh và nghĩa tình với vị hôn phu, Thiên Hương đã nhảy xuống khe núi tiết tử. Hương hồn Thiên Hương trở về báo mộng cho vị sư trụ trì của ngôi chùa trên núi trong diện mạo màu đen sẫm.
Từ đó, người đời gọi nàng là Bà Đen và lập miếu thờ để an ủi vong linh nàng tiểu thư đẹp người, đẹp nết nhưng yểu mệnh.
Hướng Dẫn Đến Núi Bà Đen Từ Thành Phố Hồ Chí Minh
Núi Bà Đen cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 110km. Từ trung tâm Sài Gòn, bạn có thể chọn xe buýt, xe máy hoặc để đi du lịch Núi Bà Đen.
hậu miền Nam tương đối khô nóng; thế nên, hành trình đi xe máy từ thành phố Hồ Chí Minh đến Tây Ninh không phải là lựa chọn tốt nhất cho người có sức khoẻ kém.
Dù vậy, một chuyến đi “phượt” trên ngựa sắt vẫn là trải nghiệm thú vị được nhiều
Đi núi Bà Đen từ thành phố Hồ Chí Minh bằng xe máy
Cách 1: Bạn đi theo Quốc Lộ 22A rồi rẽ phải ở Ngã Ba Trảng Bàng để vào Tỉnh Lộ 782; di chuyển khoảng 62km nữa là đến được Núi Bà Đen, Tây Ninh.
Cách 2: Bạn đi theo Quốc Lộ 22A rồi rẽ trái ở Ngã Ba Trảng Bàng để đến Thị Trấn Gò Dầu. Đi tiếp theo Quốc Lộ 22B khoảng 62km nữa là tới nơi.
Đi núi Bà Đen từ thành phố Hồ Chí Minh bằng xe buýt
Bạn chọn xe buýt 703, tuyến Bến Thành – Mộc Bài để đến Mộc Bài. Sau đó, đi xe buýt tuyến Mộc Bài – Tây Ninh để đến Núi Bà Đen.
“Tổng thiệt hại” khoảng 60.000đ cho cả hai chuyến lượt đi.
Thông Tin Cáp Treo Núi Bà Đen Tây Ninh
Du khách dễ dàng đến được nơi cao nhất của Núi Bà Đen nhờ vào hệ thống cáp treo hiện đại.
Trong hành trình kéo dài vỏn vẹn 8 phút, có thể “thả hồn” theo những cánh đồng lúa xanh bát ngát, tựa hồ như toả sáng lấp lánh dưới ánh nắng vàng. Vừa ra mắt vào đầu năm 2020
cáp treo Núi Bà Đen Tây Ninh đã gây tiếng vang bởi danh hiệu “nhà ga cáp treo lớn nhất thế giới”, sở hữu trên dưới 100 cabin cùng khả năng vận chuyển đến hơn 4.000 lượt khách mỗi giờ.
Có hai tuyến cáp treo chính là Chùa Hang (chân Núi Bà Đen <=> Chùa Bà Đen) và Vân Sơn (đi từ chân lên đỉnh núi và ngược lại).
Nếu nhà ga Chùa Hang tái hiện hình ảnh của một ngôi chùa cổ năm tầng cổ kính thì nhà ga Vân Sơn chính là hiện thân của “thế giới cổ tích Bắc Âu thu nhỏ”.
Bạn hãy chọn trang phục tinh tế để lưu lại khoảnh khắc ảo diệu ở hai nhà ga tuyệt đẹp này nhé.
Lưu ý khi mua vé Cáp Treo Núi Bà Đen Tây Ninh:
- Trẻ em cao dưới 1 mét được MIỄN PHÍ.
- Khách VIP sẽ được nhận đặc quyền “Lối Đi Ưu Tiên”.
Giá Vé Khu Du Lịch Núi Bà Đen Tây Ninh Tham Khảo
Để tham quan, ngắm cảnh tại khu du lịch núi Bà Đen Tây Ninh, du khách sẽ phải mua vé vào cổng. Mức giá vé tham khảo như sau:
- Người lớn: 16.000 đồng/ khách.
- Trẻ em (từ 1 – 1,4m), người cao tuổi (trên 60 tuổi), người khuyết tật: 8.000 đồng/ vé.
- Trẻ em dưới 1m: Miễn phí.
- Lưu ý rằng giá vé có thể thay đổi tuỳ theo thời gian bạn ghé thăm. Hãy tham khảo thêm các gói vé tham quan, cáp treo + phương tiện di chuyển trên Klook để tiết kiệm chi phí tối đa nhé.
Leo núi Bà Đen
Núi Bà Đen vào năm 2019
Có hai tuyến đường để du khách leo lên đỉnh núi Bà Đen là đường mòn nằm sau lưng chùa Bà, đoạn đường này được cho là khá dốc, ngắn nhưng lại ẩn chứa nhiều nguy hiểm như đá lở, trơn trượt và rắn độc. Ở dọc đường có 4 trạm tiếp tế thức ăn và lương thực.
Hai đường mòn khác là bắt đầu từ đài Liệt sĩ đi theo các cột điện lên đỉnh núi. Đường này dễ đi, tuy nhiên khá dài, nắng và không có trạm tiếp tế.
Tuy nhiên, đến ngày 14 tháng 5 năm 2021, ông Phạm Văn Hải, Phó trưởng ban quản lý Khu du lịch quốc gia núi Bà Đen, thuộc UBND tỉnh Tây Ninh đã có thông báo về việc yêu cầu tạm dừng chinh phục đỉnh núi Bà Đen bằng đường bộ như đường từ chùa Bà lên đỉnh, đường cột điện và đường mòn khu vực Ma Thiên Lãnh.
Lý do được Ban quản lý đưa ra là do ảnh hưởng từ mùa mưa bão, gây xói mòn, sạt lở, nguy hiểm đến các phượt thủ và đồng thời, nhà đầu tư đang xây dựng công trình đường bộ lên đỉnh núi Bà Đen.
Lễ hội Xuân núi Bà Đen
Lễ hội Xuân núi Bà Đen được tổ chức bắt đầu từ mùng 4 tháng Giêng cho đến hết tháng Giêng hằng năm với 3 ngày quan trọng nhất là mùng 4, 5 và 6. Trong dịp này những người hành hương về Núi Bà, thường xin những gói giấy đỏ trong đựng một nhúm gạo, hoặc tiền lẻ coi như xin lộc Bà đầu năm để làm ăn phát lộc, phát tài.
Vào năm 2022, Lễ hội Xuân núi Bà Đen đã thu hút lượng khách tham quan nhiều nhất ở khu vực Đông nam Bộ. Ngày 14 tháng 8 năm 2019, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận lễ vía bà Linh Sơn Thánh Mẫu núi Bà Đen là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Đây được xem là lễ hội dân gian lớn ở Tây Ninh nói riêng và khu vực Đông Nam Bộ nói chung.
Núi Bà Đen Có Gì Chơi? Các Gợi Ý Du Lịch Hấp Dẫn Ở Núi Bà Đen Tây Ninh
Chiêm Bái Tượng Phật Bà Cao Nhất Đông Nam Á
Được kiến tạo từ 170 tấn đồng đỏ cùng chiều cao 72 mét, tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn trên đỉnh Núi Bà Đen là tượng Phật Bà cao nhất Đông Nam Á.
Lấy cảm hứng từ nhiều tượng Phật Quán Thế Âm “quốc bảo” ở miền Bắc, tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn có sắc diện từ bi; đầu đội vương miện khắc hình Đức Phật A Di Đà, tay phải nâng bắt quyết Giáo hóa ấn Karana Mudr, tay trái cầm bình cam lộ.
Tại nơi nguyên khí tự nhiên hài hoà như tỉnh Tây Ninh, sự hiện diện của tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn như củng cố thêm niềm tin cho “linh sơn”, là biểu tượng của trí tuệ, lòng vị tha và khuyến khích Phật Tử sống hướng thiện.
Chùa Bà Đen – Công Trình Kiến Trúc Tâm Linh Đặc Sắc
Đi du lịch Núi Bà Đen là để chiêm bái Chùa Bà Đen (hay Linh Sơn Thiên Thạch Tự) nằm ở độ cao 200 mét.
Thuở sơ khai, nơi đây chỉ là một ngôi miếu nhỏ thờ tự Linh Sơn Thánh Mẫu; sau hơn 300 năm, đã trở thành điểm hội tụ tâm linh được Phật Tử thập phương lui tới.
Để đến được Chùa Bà Đen tại độ cao 200 mét, bạn có thể chọn cáp treo hoặc vượt qua quãng đường bộ 1.500 bậc thang giữa rừng cây toả bóng mát.
Chùa sở hữu lối thiết kế truyền thống như nhiều ngôi đền, chùa cổ khác ở miền Nam, lấy chất liệu sơn vàng, gạch ngói đỏ cam làm chủ đạo. Phần mái vát nhọn thành nhiều góc,
chạm khắc tinh xảo các biểu tượng đa ý nghĩa trong Phật Giáo. Bà Đen được thờ tự trong một hang đá rộng khoảng 5 mét vuông.
Tương truyền rằng khi Chúa Nguyễn Ánh bị thất thế trong cuộc chiến với quân Tây Sơn, Linh Sơn Thánh Mẫu đã hiển linh báo mộng để cứu giúp ngài và binh sĩ.
Bên cạnh Linh Sơn Thánh Mẫu, Chùa Bà Đen còn thờ tự Phật Thích Ca, Bồ Tát Di Lặc, Bồ Tát Quan Âm, Tiêu Diện, Thập Bát La Hán cùng nhiều vị Bồ Tát khác ở khu vực chánh điện.
Chùa Linh Sơn Phước Trung – Nơi Ghi Dấu Một Việt Nam Hào Hùng
Nằm ở chân núi – sát cạnh nhà ga – Linh Sơn Phước Trung Tự (hay Chùa Trung) từng là nơi diễn ra Hội nghị Xây dựng Lực lượng Kháng chiến chống Pháp và Hội nghị Nông hội của tỉnh Tây Ninh từ năm 1946.
Đên đây, du khách cảm nhận được sự thiền tịnh khi dạo bước qua con đường mòn nhuộm sắc tím hoa bằng lăng, hóng mát dưới gốc cây bồ đề cổ thụ hay tựa người vào ghế đá mà nhìn ngắm đồi núi trập trùng. Linh Sơn Phước
Trung Tự có đặt một tượng đài chiến sĩ có tên “Dũng Sĩ Núi Bà Đen”, nhằm ghi lại sự hi sinh của lực lượng quân dân Tây Ninh trong thời chiến.
Hoà Mình Trong Không Khí Lễ Hội Nhộn Nhịp Núi Bà Đen
Núi Bà Đen, Tây Ninh đông đúc nhất trong giai đoạn từ rằm tháng Giêng (Nguyên Tiêu) đến hết tháng 3 âm lịch. chọn du lịch Núi Bà Đen vào ba tháng đầu năm, để “bắt trọn” khoảnh khắc thiên nhiên chuyển mình vào xuân rực rỡ.
Nếu muốn tham gia Lễ Vía Bà Đen hay mục sở thị nghi thức tắm tượng, bạn hãy đến đây vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch nhé.
Khám Phá Vũ Trụ Phật Giáo Qua Công Nghệ 3D Mapping Mái Vòm
Chiêm Ngưỡng Các Bảo Vật Quốc Gia Bằng Công Nghệ 3D Hologram
Bước chân lên tầng 2, bạn sẽ không khỏi “mắt chữ O mồm chữ A” với trải nghiệm đặc biệt mới lạ. Tại đây, bạn sẽ phải đi hết bất ngờ này đến bất ngờ khác với loạt công nghệ 3D hologram trưng bày các bảo vật quốc gia, các ngôi chùa nổi tiếng cực kì ảo diệu.
Bật mí với các bạn là tầng 2 còn có một gian phòng hết sức đặt biệt – gian phòng của các trụ Kinh Luân. Trụ Kinh Luân hay còn gọi là bánh xe cầu nguyện, vốn một loại pháp khí được tín đồ Phật giáo Tây Tạng sử dụng cho việc hành trì tụng niệm.
Tương truyền rằng, với mỗi vòng xoay bánh xe, người xoay sẽ được hỗ trợ bởi sức mạnh của tất cả các câu thần chú được chứa trong khối trụ.
Do đó, người ta tin rằng việc quay bánh xe Kinh Luân có thể là một hình thức đơn giản nhất để tích luỹ công đức vô hạn. Chỉ cần chạm vào bánh xe và cầu nguyện, đã đủ để tạo ra một sự tịnh hóa to lớn, giúp tiêu tan nghiệp chướng và đạt được sự thanh tịnh.
Nghệ Thuật Phật Giáo Ấn Tượng Tại Sun World Bà Đen
Trong không gian này, các tượng Phật nổi tiếng của Việt Nam và thế giới được tái hiện một cách sống động;
những tác phẩm nghệ thuật thể hiện tinh hoa từ những cổ vật trong kiến trúc Phật giáo, được chế tác từ gỗ và đá, mang niên đại từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIII, tọa lạc tại tầng 3.
Đây chính là nơi bạn có thể bắt gặp những tượng Phật nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới.
Đồng thời, không gian này còn thể hiện các tác phẩm nghệ thuật lấy cảm hứng từ kiến trúc cổ điển của Phật giáo, được chế tác từ gỗ và đá, bao gồm cả những tác phẩm từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIII.
Cuối cùng, tầng 4 không chỉ đơn thuần là nơi lưu giữ và trưng bày Xá lợi Phật, mà còn thể hiện sự cầu nguyện quốc thái dân an, tạo nên một không gian tràn đầy lòng thành kính.
Ăn Gì Khi Du Lịch Núi Bà Đen Tây Ninh?
Bánh Tráng Phơi Sương
Khi bạn đến thăm núi Bà Đen, không thể bỏ qua cơ hội thưởng thức món đặc sản này. Bánh tráng phơi sương có vỏ dày,
màu trắng đục và mang hương vị độc đáo, hơi mặn. Nếm thử một miếng bánh này, bạn sẽ cảm nhận được sự ngon lành và say đắm, khiến trái tim của mọi thực khách phải xiêu lòng.
Thằn Lằn Núi
Bò Tơ Tây Ninh
Ốc Xu Núi Bà
Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các thông tin khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tôi nhé!