Niết Bàn là gì? Ý Nghĩa của Niết Bàn trong Phật giáo hiện nay

Theo góc nhìn Phật giáo, Niết bàn là một thực tại ở ngay nơi tâm chúng ta, đó không phải là một trú xứ với không gian và địa điểm cụ thể mà là trạng thái của tâm khi đã diệt hết các phiền não, sạch tất cả vô minh, tham sân si.

Niết bàn đồng nghĩa với thoát khỏi đau khổ ràng buộc của luân hồi sinh tử. Niết bàn chỉ là cảnh giới được tạo ra bởi trí tưởng tượng của con người hay Niết bàn là một trú xứ, đất nước ở nơi rất xa xôi nào đó.

Niết bàn là mục đích cuối cùng của những người tu hành.

Niết bàn là gì?

là sự viên tịch hay còn là hoàn toàn vắng lặng. Ở khía cạnh khác, niết bàn là vô sanh tức là không còn sanh diệt và giải thoát. Nghĩa của từ này xa rời cái chết, thay vào đó nhấn mạnh tới yếu tố giá trị cuộc sống.

Những người đạt được tới cuộc sống niết bàn có nghĩa là họ có đạo sống vắng lặng, dứt hết vọng tưởng vô minh, không còn phiền não, không mang thân nghiệp báo.

Ý nghĩa của Đức Phật nhập niết bàn

Niết bàn là sự chứng nhập và không có hình tướng. Vì thế, ít ai có thể dùng lời mà diễn tả được trọn vẹn ý nghĩa của quá trình niết bàn.

Chỉ có những Phật tử khi tu hành mới ngộ đạo và dần hướng bản thân tới niết bàn.

Hình tượng Đức Phật nhập niết bàn chính là việc đạt được cảnh giới cao nhất của tu hành. Hay nói cách khác, đây là mục đích chính của các nhà tu hành.

Trong Phật giáo, người ta nhìn nhận niết bàn là trạng thái diệt tận những yếu tố ái, sân, hận, si mê, tham lam.

Phải chấm dứt những yếu tố đó thì con người mới đạt đến trạng thái hạnh phúc tuyệt đối.

Niết bàn là con đường dẫn tới sự hạnh phúc, an nhiên.

Trong đạo Phật chia Niết bàn làm 4 loại.

Hữu dư y Niết bàn là trạng thái của các vị Thánh nhân khi còn sống, trong thân xác ngũ uẩn này mà chứng đắc Niết bàn.

Vô dư y Niết bàn là trạng thái của các bậc Thánh A La Hán khi đã bỏ thân xác, không còn thân ngũ uẩn mà chứng đắc

Niết bàn.Tự tính thanh tịnh Niết bàn mỗi chúng sinh đều có thể tính Niết bàn nhưng vì vô minh, ái dục che lấp, điên đảo, cho nên chúng ta không thấy Niết bàn

Vô trụ xứ Niết bàn trạng thái này dành cho các vị Bồ tát. Các Ngài đã chứng đạt Niết bàn nhưng vẫn tiếp tục vào lục đạo luân hồi để cứu độ chúng sinh, cho nên gọi là vô trụ xứ.

Các Ngài không có chấp trước, không an trụ, không dính mắc vào chỗ xứ nào, mà ứng hóa độ khắp tất cả chúng sinh.

Hai thứ Niết Bàn trên là của hàng Nhị thừa, hai thứ Niết Bàn dưới chỉ riêng hàng Đại thừa mới có.

Niết bàn

Niết bàn có ba loại theo đối tượng thiền tuệ, đó là:

Vô-hiện-tượng Niết bàn là Niết- bàn đối với hành giả thực hành pháp hành thiền tuệ có trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, danh pháp tam giới; thấy rõ,

biết rõ trạng thái vô thường  hiện rõ hơn trạng thái khổ và trạng thái vô ngã,

do năng lực tín pháp chủ có nhiều năng lực hơn 4 pháp chủ còn lại (tấn pháp chủ, niệm pháp chủ, định pháp chủ, tuệ pháp chủ), hoặc do năng lực của giới, dẫn đến chứng ngộ Niết bàn gọi là vô hiện tượng Niết bàn: Niết bàn không có hiện tượng các pháp hữu vi.

Vô ái Niết bàn là Niết bàn đối với hành-giả thực hành pháp hành thiền tuệ có trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc pháp, danh pháp tam giới;

thấy rõ, biết rõ trạng thái khổ hiện rõ hơn trạng thái vô thường và trạng thái vô ngã, do năng lực định pháp chủ có nhiều năng lực hơn 4 pháp chủ còn lại (tín pháp chủ, tấn pháp chủ, niệm pháp chủ, tuệ pháp chủ),

hoặc do năng lực của định, dẫn đến chứng ngộ Niết bàn gọi là vô ái Niết bàn : Niết bàn không có tham-ái nương nhờ.

Chân-không Niết bàn là Niết bàn đối với hàn giả thực hành pháp hành thiền tuệ có trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc pháp, danh pháp tam giới; thấy rõ, biết rõ trạng thái vô ngã )

hiện rõ hơn trạng thái khổ và trạng thái vô thường, do năng lực tuệ pháp chủ có nhiều năng lực hơn 4 pháp chủ còn lại (tín pháp chủ, tấn pháp chủ, niệm pháp chủ, định pháp chủ),

hoặc do năng lực của tuệ, dẫn đến chứng ngộ Niết bàn gọi là chân không Niết bàn: Niết bàn hoàn toàn vô ngã, không phải ta, không phải của ta.

Những đối tượng Niết bàn ấy thuộc về diệt khổ Thánh đế là pháp nên chứng ngộ.

Bản chất của Niết Bàn

Niết Bàn không phải là một vật thể mà chúng ta có thể nhìn thấy được hoặc sờ nắm được, mà Niết Bàn là một trạng thái của tâm chúng ta.

Đó là trạng thái đạt tới cảnh giới vô thường, nghĩa là hoàn toàn không còn những vô minh, khổ đau và không thỏa mãn. Có thể nói đây là một trạng thái an lạc cao cấp nhất.

Không phải dễ dàng để có thể đạt đến trạng thái Niết Bàn, mà là chúng sanh phải thực hành hoàn hảo giới định tuệ thì mới có thể đạt được Niết Bàn.

Khi quý vị tìm được bản chất của mình thông qua giới định tuệ, thì lúc đó bản chất của quý vị chính là bản chất của Niết Bàn.

 

Nhưng cơ bản bởi vì chúng ta theo đuổi cái bản thể bản ngã, chấp ngã chấp pháp nên không thể thấy được bản chất của Niết Bàn.

Niết bàn trong cuộc sống hiện nay có ý nghĩa như thế nào?

Niết bàn không chỉ xuất hiện trong Phật giáo mà còn tồn tại trong cuộc sống của chúng ta. Không cần phải là 1 Phật tử, chúng ta vẫn có thể hướng tâm hồn mình tới niết bàn.

Trong quá trình rèn luyện, chúng ta sẽ biết được cách để dẹp đi sự hỉ, nộ, ái, ố, tham lam, sân si,…

Từ đó, mỗi người tìm được sự an yên trong chính cõi lòng. Kể cả trong tình huống khó khăn, thách thức tới đâu, nhân cách và tâm hồn của con người không hề thay đổi.

Cũng vì thế mà hiện nay, nhiều người muốn áp dụng triết lý niết bàn trong đời sống của mình.

Niết bàn là mục đích chính của những người tu hành. Vì thế, có thể nói, đối với những người theo đạo Phật, hiểu được niết bàn là gì và tu hành hướng tới niết bàn là điều cốt lõi.

Hi vọng những chia sẻ từ bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về khái niệm niết bàn cũng như những điều cốt lõi cơ bản trong đạo Phật.

Nhập niết bàn là gì?

Về cơ bản, niết bàn nên được hiểu theo hai nghĩa lớn. Thứ nhất, hữu dư niết bàn là trạng thái tâm linh của người tu hành dứt trừ mọi phiền não, khổ đau, chứng nhập đạo quả giác ngộ.

Nghĩa thứ hai, vô dư niết bàn là khi lìa bỏ thân xác, nhập vào cảnh giới vắng lặng  pháp thân thường trú.

Cõi niết bàn là gì?

Thực tế, niết bàn trong đạo Phật không được định nghĩa rõ ràng, không có giới hạn về không gian, thời gian, không điểm đầu  không kết thúc. Vậy có thể tìm cõi niết bàn ở đâu ?

Phật dạy, có thể tìm thấy cõi niết bàn trong chính tấm thân thước mấy của con người.

Bởi niết bàn là không có giới hạn, không có nơi chốn, vô tướng nên để chạm đến cõi niết bàn người tu hành phải đạt được cảnh giới cao nhất: vô diệt, vô tướng, vô ngã.

Niết bàn

Đại niết bàn là gì?

Kinh đại niết bàn là một cuốn sách có giá trị to lớn đối với Phật giáo nói riêng và thế giới tâm linh nói chung.

Cuốn sách viết về thời kỳ sau khi Đức phật Thích ca giác ngộ và đi truyền bá Phật pháp.

Xét về thời gian, đặc điểm xã hội được ghi chép lại có thể thấy đây là bộ kinh xuất hiện đầu tiên và gần nhất với những lời dạy của Đức phật.

Tuy nhiên, kinh đại niết bàn được truyền khẩu trong thời gian khá dài (phải đến thế kỷ 3 TCN mới được ghi chép lại) nên xuất hiện rất nhiều dị bản.

Bát niết bàn là gì?

Bát niết bàn là khái niệm để chỉ một trong hai trạng thái niết bàn (đã nêu ở phần Nhập niết bàn là gì): Hữu dư niết bàn và vô dư  niết bàn.

Tuy nhiên, không có sự thống nhất nào trong việc sử dụng bát niết bàn.

Có tư liệu viết bát niết bàn là chỉ hữu dư  niết bàn, tức là sự giác ngộ của tâm trí. Cũng có ý kiến cho rằng bát niết bàn chỉ vô dư  niết bàn và dùng nó để nói về sự lìa đời của người xuất gia.

Làm sao để tiếp cận cảnh giới niết bàn?

Như đã nêu, niết bàn đạt được khi người tu hành nhận thức được những khổ đau ở cõi Ta bà và quyết tâm vượt ra khỏi những ràng buộc của thân xác, tư tưởng.

Để tiếp cận cảnh giới niết bàn, người tu hành cần học cách buông xả dục vọng, khai thông tư tưởng qua các tài liệu của đạo Phật.

Ý thức được rằng: kiếp người là giả tạo, thân xác này rồi cũng hóa hư vô chỉ có tư tưởng thoát tục mới khiến con người ta hoàn toàn thanh tịnh.

Trên đây là một số thông tin về Niết Bàn mà Đồ Thờ Hưng Vũ muốn chia sẻ với các bạn về Niết Bàn. Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về Niết Bàn cũng như tiền thân của ngài ở nơi này nhé!

Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các ngôi chùa khác khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tôi nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *