Công chúa Huyền Trân – sứ giả của tình hoà bình và hữu nghị

Đường Huyền Trân công chúa

Huyền Trân công chúa (1287 – 1340), là con gái vua Trần Nhân Tông với Bảo Thánh hoàng hậu họ Trần, là em gái vua Trần Anh Tông. Sau khi đánh thắng quân Mông Nguyên, năm 1293, vua Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông (1293 – 1314).

Để mừng vua Trần Anh Tông lên ngôi, vua Chiêm Thành khi đó tên là Chế Mân sai sứ sang chúc mừng. Tháng 3 – 1301, Thượng hoàng Trần Nhân Tông đã đến Chiêm Thành và được Chế Mân đón tiếp nồng hậu. Để thắt chặt mối quan hệ bang giao đang trên đà tốt đẹp, tránh cho dân Đại Việt khỏi những trận cướp phá của Chiêm Thành, vua đã hứa gả con gái là Công chúa Huyền Trân cho Chế Mân.

Năm 1305, Chế Mân đem dâng tờ biểu, vàng ngọc, kỳ hương và các phẩm vật lạ, làm lễ vật cầu hôn. Năm 1306, Chế Mân lại xin dâng đất Châu Ô, Châu Lý Lý (sau này hai châu được vua Trần Anh Tông đổi là Thuận Châu và Hóa Châu – tức đất từ Quảng Trị đến Bắc Quảng Nam) làm sính lễ, vua Anh Tông mới để Huyền Trân về với vua Champa

. Tháng 6 năm 1306, lễ rước dâu được cử hành trọng thể, Huyền Trân về nước Champa, đăng quang hoàng hậu. Năm sau (1307) vua Chế Mân mất. Theo tục lệ Chăm, khi vua mất thì hoàng hậu phải lên dàn hỏa thiêu chết theo.

Vua Trần Anh Tông biết chuyện, sợ công chúa bị hại bèn sai Nhập nội hành khiển thượng thư bộc xạ Trần Khắc Chung sang Champa mượn cớ làm lễ viếng, tìm kế đưa công chúa về nước bằng đường biển. Phải mất tới 10 tháng, thuyền của Huyền Trân mới về đến Thăng Long.

Năm 1311, bà về lập am riêng dưới chân núi Hổ thuộc làng Hổ Sơn, huyện Thiên Bản (nay là xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) để tu hành.

Huyền Trân Công Chúa

Am này về sau được dựng thành chùa, tức chùa Nộn Sơn (Quảng Nghiêm tự ngày nay). Năm 1340, bà bị bệnh rồi qua đời tại chùa Nộn Sơn, dân làng thương tiếc lập đền thờ bà bên cạnh chùa, bà được tôn gọi là Thần Mẫu.

Đến thời Nguyễn, bà được sắc phong là Trai tĩnh Trung đẳng thần vì có nhiều linh ứng và có công trong việc giữ nước giúp dân, đền thờ bà được lập trên núi Ngũ Phong ở Huế.

Tên bà được đặt cho nhiều đường phố tại Việt Nam. Tại thành phố Đà Nẵng, tên đường Huyền Trân Công chúa được đặt năm 1998. Đường dài 1.600m, rộng 8m từ đường Lê Văn Hiến đến đường Trường Sa, quận Ngũ Hành Sơn

Sự ra đời của đất Thuận Hóa

Năm 1305, vua Chiêm sai sứ bộ hơn một trăm người do Chế Đô Đài cầm đầu, đem nhiều báu vật gồm nhiều vàng bạc, hương liệu quý làm lễ vật cầu hôn. Nhưng triều Trần không nhất trí.

Duy chỉ có Văn Túc Vương, Trần Đạo Tái trong hàng quý tộc và Nhập nội hành khiển Trần Khắc Chung trong hàng ngũ sĩ phu hiểu được ý Thượng hoàng và đã thuyết phục mọi người, cho là việc tốt đẹp nên làm. Năm 1306, vua Trần Anh Tông gả công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm Chế Mân và Chiêm Thành đem hai châu Ô, châu Lý làm lễ dẫn cưới.

Huyền Trân về làm dâu Chiêm Thành thì dân hai châu Hoan, Ái (Thanh Hoá, Nghệ An) cũng rầm rộ kéo nhau vào tiếp nhận hai châu Ô, châu Lý.

Châu Ô đổi thành châu Thuận, châu Lý đổi thành châu Hoá, nhân dân thường gọi chung là Thuận – Hóa. Nhà Trần còn cử một trọng thần là tham tri chính sự Đoàn Nhữ Hài, người đã từng cùng đi Chiêm Thành với Thượng hoàng Trần Nhân Tông về tận nơi phủ dụ, ban hành chính sách bổ dụng người Chiêm làm quan, cấp ruộng đất tha tô thuế trong 3 năm.

Huyền Trân Công Chúa

Đất Thuận Hoá ra đời trong sự hội nhập vào lãnh thổ Đại Việt không bằng chiến tranh xâm lấn mà là sản phẩm của quan hệ đồng minh, của sự hoà hiếu và của một cuộc hôn nhân Việt – Chiêm mang ý nghĩa lịch sử của hai dân tộc.

Trên đây là một số thông tin về Đường Huyền Trân Công ChúaĐồ Thờ Hưng Vũ muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về Đường Huyền Trân Công Chúa cũng như tiền thân của Phật  ở nơi này nhé!

Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các thông tin khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tôi nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *