Du lịch Sơn Đồng – Chùa Thầy – Chùa Tây Phương các bạn đã ghé thăm những nơi này chưa nào. Khi nhắc đến du lịch ở Việt Nam, chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những điểm đến nổi tiếng như Hạ Long, Sapa hay Huế. Tuy nhiên, nếu bạn muốn khám phá một vùng đất đầy bí ẩn và mang đậm nét truyền thống, hãy cùng tôi tới Sơn Đồng – Chùa Thầy – Chùa Tây Phương. Hôm nay hãy cùng mình tìm hiểu thêm các thông tin về chuyến du lịch này nhé!
Lịch trình Du lịch Sơn Đồng – Chùa Thầy – Chùa Tây Phương
- 7h Tập trung tại điểm hẹn
- 8h: Có mặt tại chùa tây phương tham quan , lễ phật
- 10h : Tham quan chùa thầy
- 12h30: Ăn trưa nghỉ ngơi
- 14h: Thăm quan làng mỹ nghệ sơn đồng
- 16h30: Lên xe về điểm hẹn kết thúc chuyến du lịch
Đặc điểm: Năm 2007, làng mỹ nghệ Sơn Đồng đã được sách Kỷ lục Việt Nam ghi nhận là làng tạc tượng Mỹ Nghệ và đồ thờ phụng Phật giáo lớn nhất Việt Nam.
Lịch sử du lich làng truyền thông Mỹ Nghệ Sơn Đồng
Thái Phó Đào Trực hóa hiệu vi Tự .
Vào khoảng thời Ngô Vương , Loạn 12 sứ quân , có đôi vợ chồng ở Bạch Hạc Phong châu , già cả chưa có mụn con , nghe tiếng núi Sài Sơn ( Phổ Đà , núi Thầy ) ở Quốc Oai linh thiêng nên xuôi theo sông Thao , sông Hát đến cầu tự .
Cụ bà nằm mơ sao sáng rơi và nuốt vào bụng , sau 12 tháng sinh 1 bé trai khôi ngô tuấn tú đặt tên là Nguyễn Đào Trực .Chàng Đào Trực được dạy dỗ bởi nhiều bậc thầy tinh thông văn võ , trong số các thầy có cả Tiên Nhân chứ không chỉ người thường .
Khi cha mẹ qua đời , chàng đem hết tiền bạc , nhà cửa , ruộng vườn chia cho dân chúng rồi đi ngao du sơn thủy .
Địa lý phong thủy làng sơn đồng .
Du lịch Sơn Đồng – Chùa Thầy – Chùa Tây Phương
Đi tới địa phận làng Sơn Đồng ( Hoài Đức , Hà Nội ) , thấy thế đất hình con Dơi ( Phúc ) lại có long chầu hổ phục liền ở lại dựng trường dạy học .
Trường xây hình chữ Nhị , có kẻ xấu bụng tấu lên triều đình cho chàng có ý thoán nghịch .Được tin quan quân về dò xét , chàng cùng dân chúng rước tượng Phật ở chùa gần đó về bày ở tiền đường coi như là Phật Điện , quan quân rút đi ,
Chàng tiếp tục dạy học và truyền nghề tạc tượng cho dân xứ ấy .
Khi nhà Tống mang quân xâm lược , Lê Hoàn Hoàng Đế truyền người hiền giúp nước , chàng Đào Trực dựng cờ tụ hiền sĩ theo vua đánh giặc , giúp diệt tướng Hầu Nhân Bảo. Vua phong ông là Lê Công Thái Phó , ban thực ấp ở Quốc Oai .
Sau khi hóa , ngôi trường dạy học chữ nhị đó , phía sau biến thành đền thờ gọi là Đền Thượng , gia tiền đường thờ Phật biến thành chùa gọi là Chùa Diên Phúc .
Dân ở vùng đó nổi tiếng nghề tạc tượng Phật do ông dạy nên tôn ông là thánh sư, Tiền Lê Triều Thái phó, Lê tướng công nguyên soái đẳng thần Thánh Hậu Vương Từ .
Trước khi Chàng Đào Trực tới Sơn Đồng thì ở đó đã có làng và có 1 ngôi đình thờ nhân thần không rõ là ai , có người gọi là Vương Thanh Cao .
khi vua Lê Lợi đi qua cho hỏi dân tình rồi cấp tiền cho dân thờ phụng 2 vị gồm : Đương cảnh thành hoàng Hùng Triều và Thái Phó Đào Trực .
Di lịch làng truyền thống Mỹ Nghệ Sơn Đồng
Nói đến điêu khắc đồ thờ- tượng phật người ta thường nghĩ ngay đến làng Sơn Đồng nổi tiếng bởi các sản phẩm chạm khắc.
Nhưng ít ai biết rằng, ngoài chạm khắc, còn có một nghề vô cùng đặc biệt với nhiệm vụ “trang điểm” và thổi hồn cho những pho tượng Phật
Đó là nghề sơn son thếp vàng truyền thống . Cùng với kỹ thuật đục, tac, chạm, khắc thì thếp vàng là một trong những khâu quan trọng để tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh.
Không chỉ làm bật lên vẻ đẹp, đây còn là khâu cuối cùng với vai trò lưu giữ độ bền của món đồ theo thời gian.
Nghe tưởng đơn giản nhưng thếp vàng chính là bước khó khăn nhất, bởi nó đòi hỏi người nghệ nhân phải có kỹ thuật cao và phải thấy được sự thiêng liêng cao quý của nghề thì mới làm được .
Trên đây là thông tin về Du lịch Sơn Đồng – Chùa Thầy – Chùa Tây Phương mà Đồ Thờ Hưng Vũ muốn chia sẻ với bạn. Nếu các bạn vẫn đang muốn tìm thêm các thông tin về các điểm du lịch khác thì hãy đón đọc những bài viết tiếp theo của Đồ Thờ Hưng Vũ nhé!