Địa Tạng Vương Bồ Tát là ai? Hình ảnh, ý nghĩa, cuộc đời ngài

Địa Tạng Vương Bồ Tát là ai? Hình ảnh Địa Tạng Vương Bồ Tát trong Phật Giáo xây dựng thế nào? Các hóa thân của ngài gồm những ai? Địa Tạng Vương Bồ Tát được mệnh danh là một vị Bồ Tát cứu độ cho chúng sinh.

Tuy nhiên chắc hẳn có nhiều người thắc mắc rằng Ngài đã phải trải qua những gì để trở thành Bồ Tát? Ý nghĩa của việc thỉnh tượng của Ngài là như thế nào?

Vậy sau đây hãy cùng Đồ Thờ Hưng Vũ theo dõi bài viết sau để có câu trả lời nhé!

Địa Tạng Vương Bồ Tát là ai?

Địa Tạng Vương Bồ Tát là vị Bồ-tát có nhân duyên sâu nặng với chúng sanh trong thế giới Ta-bà. Ngài là vị Bồ-tát được Đức Phật giao phó trọng trách làm giáo chủ cõi Ta-bà trong khoảng thời gian Đức Thế Tôn nhập diệt, Bồ-tát Di Lặc chưa thành Phật.

Địa Tạng Vương Bồ Tát là một trong Sáu vị bồ tát quan trọng của Phật giáo Đại thừa, năm vị còn lại là các vị Quan Thế Âm Bồ tát, Đại Thế Chí Bồ tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ tát, Phổ Hiền Bồ tát và Di Lặc Bồ tát.

Địa Tạng Bồ-tát được biết đến bởi lời nguyện cứu độ tất cả chúng sinh trong lục đạo luân hồi vào thời kỳ sau khi Phật Thích-ca Mâu-ni nhập Niết-bàn cho đến khi Bồ-tát Di Lặc hạ sinh, và nguyện không chứng Phật quả nếu địa ngục chưa trống rỗng (Địa ngục không trống, Thề không thành Phật). Do đó, Địa Tạng thường được xem như là vị Bồ-tát của chúng sinh dưới địa ngục hay là giáo chủ của cõi U Minh

Nếu xét theo văn hóa tại Nhật Bản, Địa Tạng Vương được xem như là bùa hộ mệnh của trẻ em. Ngài sẽ bảo vệ cho mọi vong linh của trẻ em hay bảo vệ cho những bào thai được xem là yếu ớt nhất. Địa Tạng Vương xuất hiện sẽ giúp an ủi và giảng giải cho các trẻ em, tạo công đức để trẻ em bước qua sông và được đầu thai thành kiếp khác.

Địa Tạng thường được mô tả là một tỳ kheo trọc đầu với vầng hào quang, một tay cầm tích trượng để mở cửa địa ngục và đánh tan mọi sự đau khổ, tay kia cầm ngọc Như Ý tượng trưng cho ánh sáng xua tan bóng đêm.

Địa Tạng vương ở Trung Quốc và Việt Nam được khắc họa tượng cưỡi trên con linh thú Đế Thính (hay Thiện Thính) có hình dáng như con kỳ lân có một sừng, một số khắc họa linh khuyển Đế Thính này trông như một con sư tử tuyết Tây Tạng màu lam trông giống như một con chó ngao Tây Tạng (ngao Tạng)

Địa Tạng Vương Bồ Tát

Hình ảnh Địa Tạng Vương Bồ Tát

Hình ảnh Địa Tạng Vương Bồ Tát trong tư thế ngồi là một vị Bồ tát với vầng hào quang trên đầu, đầu đội mão tỳ lư, ngồi trên tòa sen do Đề Thính đỡ trên tòa sen. Tùy khí của ngài chính là viên ngọc Như Ý mà ngài thường cầm nơi tay trái tượng trưng cho ánh sáng xua tan bóng đêm, còn tay phải cầm tích trượng để mở cửa địa ngục.

Một số tranh tượng ở Việt Nam và Trung Quốc có khắc họa hình ảnh Bồ tát Địa Tạng đội mũ thất Phật và mặc áo cà sa đỏ.

Hình tượng Bồ tát Địa Tạng trong tư thế đứng: mình đắp áo cà-sa, tay phải cầm tích trượng, tay trái cầm hạt châu như ý, hiện tướng một vị Tỳ kheo Tăng đứng trên tòa sen báu.

Hình tượng Bồ tát Địa Tạng được tôn dựng trong các chùa, tháp thờ tro cốt, hương linh ở các tự viện, với mong muốn rằng Bồ tát Địa Tạng có thể dẫn dắt hương linh của chúng ta thoát khỏi chốn u đồ tối tăm, về với ánh sáng Phật pháp; thoát khỏi khổ đau luân hồi sinh tử.

Địa Tạng Vương Bồ Tát

Công hạnh của hình ảnh Địa Tạng Vương Bồ Tát

Trong kinh Địa Tạng, phẩm Phân thân tập hội thứ 2, Đức Phật Thích Ca trước khi nhập Niết-bàn đã có lời phó chúc: “Địa Tạng ghi nhớ! Hôm nay Ta ở cung trời Đao Lợi, trong đại hội có tất cả chư Phật, trời, rồng, bát bộ nhiều đến trăm ngàn muôn ức không thể nói, đem trời, người các chúng sanh chưa ra khỏi tam giới, còn ở trong nhà lửa giao phó cho ông. Ông chớ để các chúng sanh đó rơi vào đường ác cho dù trong một ngày đêm”.

Lời huyền ký đó đã xác lập vị trí cũng như niềm tin tưởng vững chắc của Đức Phật đối với Bồ-tát Địa Tạng, bởi Phật biết rằng trong giai đoạn “tiền Phật-hậu Phật” này, khi Phật pháp ngày càng suy vong, chúng sanh cang cường khó độ, thì chỉ có bi tâm, nguyện lực kiên cố như Bồ-tát Địa Tạng mới có thể kham lãnh nổi việc giáo hóa độ sanh.

Danh xưng Địa Tạng theo các kinh luận giải thích đã toát lên được bi tâm, nguyện lực kiên cố của Bồ-tát. Bài Tựa kinh Địa Tạng nói: “Địa là dày chắc, Tạng chứa đủ”. Địa Tạng thập luận nói: “An nhẫn bất động như đại địa, vắng lặng sâu kín giống như kho tàng nên gọi là Địa Tạng”.

Kinh Phương quảng thập luận nói: “Địa Tạng là kho báu giấu kín trong lòng đất”. Tóm thâu ý nghĩa của danh xưng Địa Tạng, Địa là đất, dụ cho bản thể chân tâm khéo làm nơi nương tựa và sanh trưởng vạn pháp. Tạng là hầm báu, kho báu. Địa Tạng ý nghĩa là trong bản thể chân tâm có chứa vô lượng báu vật Phật pháp, có thể đem bố thí khắp khiến chúng sanh đồng được vô lượng công đức.

Bồ-tát thường tùy nguyện ứng hiện vào thế giới Ta-bà bằng nhiều hình tướng sai khác để hóa độ chúng sanh. Tuy nhiên đa phần chúng ta biết đến Ngài qua hình ảnh một vị Tỳ-kheo thân tướng trang nghiêm, tay phải cầm tích trượng, tay trái cầm hạt minh châu, đầu đội mũ tỳ lư quán đảnh, đứng hoặc ngồi trên con Đế thính.

Sở dĩ Ngài hiện thân tướng Tỳ-kheo, do vì bản nguyện của Ngài là cứu độ chúng sanh ra khỏi cảnh giới sanh tử, nên hình ảnh Ngài là một vị xuất gia giải thoát. Tay phải cầm tích trượng, trên đầu tích trượng có mười hai khoen để nói lên ý nghĩa Ngài luôn dùng pháp Thập nhị nhân duyên để giáo hóa chúng sanh. Tay trái Bồ-tát cầm hạt minh châu biểu thị trí tuệ. Bồ-tát với trí tuệ rộng lớn thường soi sáng tất cả chốn u minh khiến cho chúng sanh hiện đang bị giam cầm trong ngục tối trông thấy ánh sáng đều được thoát ngục hình. Bồ-tát cỡi con Đế thính là con linh thú, khi mọp xuống đất trong giây lát thì biết rõ tất cả sự vật trong trời đất, biểu trưng cho Ngài là vị đã nhiếp tâm thanh tịnh, an lập các pháp thức thành tựu cảnh giới thiền định.

Kinh Địa Tạng có nói đến tiền thân hành Bồ-tát đạo của Ngài. Có kiếp Bồ-tát là con một vị trưởng giả, vì muốn được thân tướng trang nghiêm tốt đẹp như chư Phật mà phát thệ nguyện độ tất cả chúng sanh bị khổ nạn. Hoặc có kiếp Ngài làm một cô gái dòng Bà la môn, có người mẹ bất tín Tam bảo, không tin nhân quả, Ngài đã thành tâm cầu thỉnh Phật cứu độ thân mẫu. Có kiếp Ngài làm vua một nước nhỏ kết bạn với vua nước lớn, hai vua thấy nhân dân làm ác mà phát thệ nguyện độ tận nỗi khổ chúng sanh. Hoặc có kiếp Ngài làm cô gái Quang Mục, vì muốn cứu độ mẹ thoát địa ngục mà phát tâm cúng dường vị La hán và phát đại thệ nguyện độ sanh để dẫn dắt mẹ từ cảnh địa ngục vào đạo Bồ đề.

Qua tiền thân trong khi hành Bồ-tát đạo, phát thệ nguyện cứu khổ chúng sanh, chúng ta thấy được hạnh nguyện vĩ đại của Ngài. Hạnh nguyện nổi bật đó không ngoài hai điểm: tinh thần hiếu đạo và tâm nguyện độ tận pháp giới chúng sanh.

Nếu ngài Mục Kiền Liên được tôn xưng là đại hiếu, khi thấy mẹ đọa vào trong cảnh khổ địa ngục liền thỉnh Phật nói pháp Vu lan bồn, sắm sửa trai diên cung thỉnh chư Đại đức Tăng trong mười phương sau ba tháng an cư kiết hạ để nhờ thần lực chú nguyện của chúng Tăng mà mẹ được giải thoát thì việc thể hiện hiếu đạo của Bồ-tát Địa Tạng cao hơn, cứu độ cha mẹ bằng cách phát thệ nguyện độ tận tất cả những nỗi khổ chúng sanh.

Phải chăng, qua sự báo hiếu bằng việc phát nguyện độ tận chúng sanh của Bồ-tát, Đức Phật muốn nói lên tinh thần báo hiếu của chư Phật, Bồ-tát khác với hàng Nhị thừa và mong mỏi chúng sanh trong đời sau nên thực hành tinh thần báo hiếu tối thượng này. Bồ-tát Địa Tạng sơ phát đại nguyện độ sanh cũng không ngoài tinh thần hiếu đạo. Qua bốn lần phát đại nguyện thì trong đó có đến hai lần Bồ-tát vì hiếu đạo cứu độ mẹ mà phát thệ nguyện.

Các vị Đại Bồ-tát trong khi tu tập đều phát lập thệ nguyện nhưng so với thệ nguyện của Bồ-tát Địa Tạng thì sâu dày hơn. Điều này đã được xác quyết trong kinh Địa Tạng, phẩm Thần đất Kiên Lao thứ mười một. Thần đất Kiên Lao đã đối trước Phật nói rõ điều này: “Bạch Thế Tôn, từ trước đến nay con đã từng đảnh lễ chiêm ngưỡng vô lượng vị Đại Bồ-tát, đều là những bậc trí tuệ thần thông lớn không thể nghĩ bàn, độ khắp tất cả loài chúng sanh. Tuy nhiên ngài Địa Tạng Bồ-tát đây so với các vị Bồ-tát khác chỗ thệ nguyện rộng sâu hơn”.

Bồ-tát Địa Tạng trong khi hành Bồ-tát đạo đã phát thệ nguyện vĩ đại. Nội dung bốn lần phát thệ nguyện của Bồ-tát trong khi hành Bồ-tát đạo đều tóm thâu trong: “Chúng sanh độ tận phương chứng Bồ đề. Địa ngục vị không thệ bất thành Phật”.

Do vì, Bồ-tát với trí tuệ rộng lớn như hư không và lòng từ bi bao la ngập tràn như đại dương vô tận, Ngài luôn thấy tất cả chúng sanh là cha mẹ trong hiện tại và chư Phật trong vị lai. Vì thế, trong khi hành Bồ-tát đạo, Ngài đã phát thệ nguyện độ hết nỗi khổ chúng sanh, khi nào trên cuộc đời này không còn một chúng sanh đau khổ, đều thành tựu Phật đạo thì Ngài mới yên tâm thọ dụng cảnh giới Niết-bàn.

Có thể nói, Bồ-tát Địa Tạng đã đến với thế giới Ta-bà ác trược này chỉ vì một tâm nguyện duy nhất là cứu vớt tất cả chúng sanh đang lặn hụp trong đại dương sanh tử đưa lên bờ Niết-bàn. Cho dù chúng sanh có cang cường, nan điều nan phục đến mấy, Bồ-tát vẫn kiên trì không thối chuyển tâm nguyện, không bao giờ xa lìa ý niệm cứu độ chúng sanh.

Tâm nguyện độ sanh của Ngài vững chắc như núi cao, công hạnh lợi ích nhân thiên rộng sâu như biển cả. Chúng ta không thể tán thán hết được công hạnh của Bồ-tát, thật đúng như hai câu kệ trong bài tán Phật đã nói: “Xưng dương nhược tán thán, ức kiếp mạc năng tận”.

Mỗi khi niệm danh hiệu Bồ-tát, hàng Phật tử chúng ta lại nhớ đến hình ảnh và hạnh nguyện độ sanh vĩ đại của Ngài. Chúng ta hãy cùng nhau học và đồng phát lập thệ nguyện: “Chúng sanh độ tận phương chứng Bồ đề. Địa ngục vị không thệ bất thành Phật”.

Có phát lập được thệ nguyện như thế, chúng ta mới có thể biến Ta-bà thành Tịnh độ, khiến tất cả phàm phu đều thành tựu quả vị Vô thượng Bồ đề và để báo đáp thâm ân của Ngài trong muôn một.

Địa Tạng Vương Bồ Tát

Tiền thân và hóa thân Địa Tạng Vương Bồ Tát

Chi tiết các tiền thân và hóa thân của Địa Tạng Vương Bồ Tát như:

STT Tiền Thân – Hóa Thân Đại Nguyện Ghi Chú
1 Vị Trưởng Giả Từ nay tới tận đời vị lai, tôi vì những chúng sinh tội khổ trong sáu đạo mà giảng bày nhiều phương tiện làm cho chúng sinh giải thoát hết cả, rồi tự thân tôi mới chứng thành Phật quả. Cơ duyên chiêm ngưỡng, đảnh lễ, được sự chỉ dạy của Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai.
2 Người nữ dòng Bà La Môn nhiều phúc đức uy lực nhưng có mẹ không tin nhân quả Tôi nguyện từ nay nhẫn đến đời vị lai những chúng sinh mắc phải tội khổ, thì tôi lập nhiều phương chước làm cho chúng đó đều được giải thoát. được Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai độ thoát cho mẹ nên cô đã phát nguyện trước Phật
3 Vị Vua Từ bi thương dân Như Tôi chẳng trước độ những kẻ tội khổ được an vi đắc quả Bồ Đề, thời Tôi nguyện chưa chịu thành Phật. Thủa đức Nhất Thiết Trí Thành Tựu Như Lai
4 Thiếu nữ Quang Mục Từ nay nhẫn đến về sau trăm nghìn muôn ức kiếp, trong những thế giới nào mà chúng sinh chịu tội khổ nơi địa ngục cùng ba đường ác đạo, Tôi nguyện cứu vớt chúng sinh đó làm cho tất cả đều thoát khỏi chốn Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sinh… những kẻ mặc tội báo như vậy thành Phật cả rồi, sau Tôi mới thành bậc Chính Giác. Thời đức Liên Hoa Mục Như Lai
5 Hoàng Tử Kim Kiều Giác (Kim Kyo Gak) Hoàng Tử nước Tân La, sinh năm 696

Ứng với 4 đại nguyện của loài người, Địa Tạng Vương Bồ Tát có tất cả 4 tiền thân và hóa thân. Cụ thể như sau:

Vị trưởng giả

Tiền thân đầu tiên của Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát vốn là một vị trưởng giả. Trong một lần tình cờ Ngài được nhìn thấy Đức Phật có tướng mạo tốt đẹp, vô cùng trang nghiêm, thế nên vị trưởng giả mới mạnh dạn hỏi Đức Phật tu hạnh nguyện gì mà lại được tốt đẹp như thế?

Khi ấy, Đức Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai nói với vị trưởng giả rằng: “Muốn chứng được thân tướng tốt đẹp này, cần phải trải qua trong một thời gian lâu xa độ thoát tất cả chúng sanh bị khốn khổ”.

Vị trưởng giả nghe xong liền phát nguyện rằng: “Từ nay đến tột số chẳng thể kể xiết ở đời sau, tôi vì những chúng sanh tội khổ trong sáu đường mà giảng bày nhiều phương tiện làm cho chúng đó được giải thoát hết cả, rồi tự thân tôi mới chứng thành Phật Đạo”.

Chính vì lời thề nguyện rộng lớn đó mà cho đến nay, trải qua trăm nghìn muôn ức vô số kiếp, Ngài vẫn còn được làm một vị Bồ Tát.

Địa Tạng Vương Bồ Tát

Người phụ nữ dòng Bà La Môn

Địa Tạng Vương Bồ Tát trong vô số kiếp lâu xa về trước có tiền thân là một người con gái thuộc dòng Bà La Môn, phước đức sâu dày, thường có chư Thiên theo hộ vệ.

Mẹ của Ngài vốn là người mê tín tà đạo, khinh khi ngôi Tam Bảo, vậy nên dù cho Thánh nữ đã nhiều lời khuyên nhủ nhưng mẹ của Ngài chưa tin hẳn nên khi chết bị đọa vào địa ngục Vô Gián.

Vì tin nhân quả, biết mẹ sẽ phải sinh vào đường ác nên Ngài đã bán nhà, đất, sắm hương hoa, lễ quả, phát tâm cúng dường tại các ngôi chùa thờ Đức Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai.

Trong một lần chiêm bái hình tượng của Đức Phật, Ngài liền sinh lòng kính ngưỡng, thầm nghĩ nếu Đức Phật còn trụ ở đời thì sẽ biết rõ mẹ cô tái sinh vào nơi nào. Bỗng nhiên trên không trung có tiếng vọng rằng: “Ta là Đức Phật Quá Khứ Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai, thấy cô thương mẹ trội hơn thường tình nên ta đến chỉ bảo cách thức để cô biết nơi mẹ thác sinh”.

Vâng lời Đức Phật, sau khi cúng dường, Ngài trở về và đối trước tượng Phật, ngồi ngay thẳng quán tưởng danh hiệu Đức Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai.

Trải suốt một ngày một đêm, Ngài thấy mình đang đến một bờ biển, ở đó những người con trai cùng con gái đang chìm nổi trong biển sôi sùng sục, bị thú dữ giành nhau để ăn thịt.

Khi đó, Quỷ Vô Độc đến và cho Ngài biết rằng đây là địa ngục, những người đọa vào đây là do khi còn sống không gieo nhân lành, tạo bao ác nghiệp, vậy nên khi chết đi trong vòng 49 ngày không có người làm phúc hồi hướng cho thế nên cứ theo nghiệp mà chịu khổ.

Khi Ngài hỏi Quỷ Vương về nơi thác sinh của mẹ thì được hay nhờ có sự hiếu thuận làm phúc của Ngài trước kia, cho nên mẹ của Ngài có đầy đủ phúc duyên thoát khỏi địa ngục, được sinh về cõi Trời. Cũng nhờ công đức ấy mà trong ngày đó những tội nhân nơi địa ngục cũng tái sinh về cõi lành.

Bấy giờ, Ngài chiêm bao chợt tỉnh, thấu rõ mọi việc, liền đối trước tháp tượng của Đức Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai mà phát nguyện rộng lớn rằng: “Tôi nguyện từ nay nhẫn đến đời vị lai những chúng sanh mắc phải tội khổ, thì tôi lập ra nhiều phương chước làm cho chúng đó được giải thoát”.

Ông vua một nước

Trong vô lượng kiếp quá khứ trở về trước, có Đức Phật ra đời mang hiệu là Nhất Thiết Trí Thành Tựu Như Lai. Khi chưa xuất gia, Ngài làm vua nước nhỏ và kết bạn với một ông vua nước lân cận.

Ngài đã cùng với ông vua nước lân cận đó thực hành mười hạnh lành làm lợi ích cho nhân dân. Nhân dân trong nước lân cận đó phần nhiều tạo những việc ác, cho nên hai vị vua cùng nhau bàn tính những phương cách để dắt dìu dân chúng.

Một ông vua phát nguyện rằng: “Tôi nguyện sớm thành Phật sẽ độ dân chúng ấy làm cho đều được giải thoát không còn thừa”. Một ông vua còn lại phát nguyện rằng: “Như tôi chẳng trước độ những kẻ tội khổ làm cho đặng an vui chứng quả Bồ Đề, thời tôi nguyện chưa chịu thành Phật”.

Nhà vua phát nguyện sớm thành Phật rồi độ chúng sinh chính là Đức Phật Nhất Thiết Trí Thành Tựu Như Lai. Còn nhà vua phát nguyện độ hết chúng sinh rồi mới thành Phật chính là Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát mà chúng ta đã biết.

Thiếu nữ Quang Mục

Lại vô lượng vô số kiếp về trước, Địa Tạng Vương Bồ Tát từng là người thiếu nữ có tên là Quang Mục. Vì muốn cứu mẹ đã khuất không rơi vào địa ngục khổ đau, cho nên cô làm việc phước thiện, cúng dường vị La Hán để hồi hướng phước báu cho mẹ. Bởi vì khi còn sống, mẹ của Ngài ưa giết hại và ăn thịt các loài cá khác nhau.

Do đó cảm thương trước tâm hiếu hạnh của thiếu nữ Quang Mục, vị La Hán cho biết mẹ cô bị đọa dưới địa ngục và khuyên cô đem lòng chí thành niệm Đức Thanh Tịnh Liên Hoa Mục Như Lai, vẽ đắp hình tượng Phật thì kẻ còn người mất đều được phước lợi.

Cô vâng lời răn dạy, liền xuất tiền của, tạo tôn tượng Đức Phật Liên Hoa Mục Như Lai rồi thành kính thờ cúng, đảnh lễ hàng ngày.

Lòng thành kính của Quang Mục đã chạm tới Đức Liên Hoa Mục Như Lai. Vào một đêm, Quang Mục chiêm bao thấy Đức Phật phóng ánh sáng hào quang và dặn rằng: “Chẳng bao lâu mẹ của ngươi sẽ thác sinh vào trong nhà của ngươi, khi biết đói lạnh thì liền biết nói”.

Sau đó, đứa hầu gái trong nhà Quang Mục bỗng sinh bé trai, chưa đầy ba ngày đã biết nói, đứa trẻ buồn khóc và nói với Quang Mục rằng: “Ta là mẹ của ngươi, nhờ phước ngươi tạo nên nay được sinh làm kẻ hạ tiện nhưng đến năm 13 tuổi sẽ bị đọa lại về địa ngục”.

Vì không muốn mẹ và chúng sinh cứ phải chịu khổ đau trong luân hồi sinh tử, thiếu nữ Quang Mục đối trước tượng Đức Phật Liên Hoa Mục Như Lai và phát lời nguyện Bồ đề rộng lớn: “Từ ngày nay nhẫn về sau đến trăm nghìn muôn ức kiếp trong những thế giới nào mà các hàng chúng sanh bị tội khổ nơi địa ngục cùng ba ác đạo, tôi nguyện cứu vớt chúng đó làm cho tất cả đều thoát khỏi chốn ác đạo: địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ… Những kẻ mắc phải tội báo như thế thành Phật cả rồi, vậy sau tôi mới thành bậc Chánh Giác”.

Nhờ công đức phát nguyện rộng lớn đó, mẹ của Ngài khi bỏ báo thân tái sinh làm người Phạm Chí sống lâu trăm tuổi. Sau đó vãng sanh về cõi nước Vô Ưu sống lâu không thể tính kể. Cuối cùng cũng sẽ trở thành Phật, độ nhiều hạng người, Trời nhiều như số cát trên sông Hằng.

Linh thú của Địa Tạng Vương Bồ Tát

Địa Tạng Vương Bồ Tát thường được biết đến là ngồi trên linh thú Đề Thính. Đây là loại linh thú vô cùng đặc biệt, có khả năng nghe thấy mọi thứ trong Tam Thế, giúp Ngài có thể phân biệt được thật giả, đúng sai.

Đề Thính được biết đến vốn là một con chó. Trong Phật pháp thì loài chó đại diện cho nhị độc “Tham Sân”. Chó cũng là loại động vật nổi tiếng nhạy cảm và thông minh, chúng luôn nhờ vào khả năng thính giác của mình có thể phân biệt được mọi thứ thật giả – đúng sai

Không chỉ trong đạo Phật, khi nói đến chó, chúng ta liền hiểu đây là loài động vật thông minh và gần gũi với con người nhất. Chúng có thể dùng thính giác tuyệt vời của mình hỗ trợ cảnh sát phá án thì tất nhiên khả năng nhận biết đúng sai, thật giả đã được minh chứng rõ ràng.

Vậy thì huống gì nó lại là linh thú của Địa Tạng Vương Bồ Tát. Hưởng những đặc ân của ngài, loài linh thú này hỗ trợ ngài trên con đường đi cứu độ chúng sinh.

Địa Tạng Vương Bồ Tát

Ý nghĩa của Địa Tạng Vương Bồ Tát

Địa Tạng Vương là một vị bồ tát có hạnh nguyện cao cả. Biết rằng chúng sinh có nhiều người sa chân vào chốn lầm than nên Ngài nguyện xin xuống địa ngục để cứu vớt chúng sinh. Ngài thề rằng khi nào địa ngục còn có người khổ đau thì ngài vẫn sẽ còn là Bồ Tát chưa thể đắc quả lên vị Phật “Địa ngục vị không, Thệ bất thành Phật, Chúng sinh tận độ, Phương chứng bồ đề”.

Tượng thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát luôn được chạm khắc theo cùng một quy tắc. Vì bản nguyên vi bồ tát này là cứu thoát chúng sinh ra khỏi bề khổ của địa ngục, nên hình ảnh của Địa Tạng Vương Bồ Tát là người xuất gia, luôn ở trong tư thế mặc pháp phục, mình khoác hồng y có khóa y chỉnh tề. Đầu đội mão tỳ lư, tay cầm Tích trượng có 6 vòng tượng trưng cho lục đạo luân hồi.

Tay cầm Tích trượng mang ý nghĩa rằng Ngài dùng pháp thập nhị nhân duyên cảnh tỉnh chúng sinh. Nếu muốn thấy rõ lý nhân duyên phải có ánh sáng trí tuệ. Theo Đạo Phật, chúng sinh trầm luân mãi trong vòng tròn luân hồi bởi không có ánh sáng trí tuệ nên mãi không nhìn rõ lý nhân duyên.

Biểu thị của trí tuệ chính là viên minh châu soi sáng được cầm trên tay của Địa Tạng Vương Bồ Tát. Minh châu có thể phát sáng, soi đường cho bồ tát vào cõi u linh tăm tối để cứu vớt chúng sinh.

Thờ tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát có lợi ích gì?

Oai đức, công năng, hạnh nguyện của Địa Tạng Vương Bồ Tát bao trùm khắp Tam Giới. Ngài dùng pháp lực, lòng từ bi của mình để cứu rỗi linh hồn sa vào địa ngục, giúp họ thoát khỏi đau đớn, khổ ải, được siêu thoát và đầu thai.

Theo kinh Địa Tạng Bản Nguyên, khi thờ phụng, lễ bái, chiêm ngưỡng, cúng dường Địa Tạng Vương Bồ Tát sẽ giúp giảm trừ bệnh tật, tiêu trừ tai họa, giảm bớt nghiệp chướng, luôn được phù hộ độ trì.

Nương nhờ công năng, hạnh nguyện của Ngài, người thờ tôn tượng Ngài, thành tâm lễ bái, chiêm ngưỡng, cúng dường ngài sẽ đạt được những lợi ích sau đây:

  • Lợi ích trong cuộc sống hiện tại của chúng sinh:
    • Những nguyện lớn nhanh chóng thành tựu.
    • Được trí huệ lớn.
    • Tiêu trừ tai nạn.
    • Thoát khỏi hiểm nguy.
    • Tiêu trừ tội chướng và bệnh tật.
    • Được quỷ thần hộ vệ.
  • Lợi ích cho kiếp sau của chúng sinh:
    • Thoát khỏi thân nữ.
    • Được thân xinh đẹp.
    • Thoát kiếp nô lệ.
  • Lợi ích lúc lâm chung:
    • Khi trong gia đình có người thân sắp mất, chúng ta có thể niệm danh hiệu bồ tát hoặc tụng kinh Địa Tạng, làm nhiều việc thiện cho người đó.
    • Trong giai đoạn 49 ngày sau khi mất, việc Tụng Kinh Địa Tạng cho vong linh quá cố có thể giúp họ được siêu thoát mau chóng.
    • Lợi ích với người đã quá vãng:
  • Siêu độ vong linh:
    • Trong giấc ngủ nếu quý vị đạo hữu hay gặp ma quỷ, người lạ, các sự quái ác… thì chúng ta có thể chí tâm tụng kinh Địa Tạng.
    • Siêu độ, gặp lại người thân đã quá vãng.

Có nên thờ tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát tại nhà?

Câu trả lời rõ ràng là Có

Thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát tại nhà sẽ giúp cho Phật tử đạt đến sự chăm sóc và sự chỉ dạy của Ngài. Họ sẽ học hỏi theo hành độ của Ngài và được sự chăm sóc của Ngài.

Khi học hỏi theo hành độ của Địa Tạng Vương Bồ Tát, Phật tử sẽ được giúp cứu độ tất cả mọi sinh vật và sức mạnh của tâm họ sẽ giảm đi sự lo lắng và tâm trí sẽ trở nên tỉnh táo. Phật tử sẽ trở thành đắc Phật nhanh chóng.

Phật tử nên hiểu rõ và thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát tại nhà. Ngoài việc học hỏi theo hành độ của Ngài, họ còn được Ngài giúp xua đuổi những sự gian ác.

Nếu quý vị nguyện cầu và niệm danh Địa Tạng Vương Bồ Tát, tâm họ sẽ được ban cho sức mạnh lớn và ước nguyện sẽ đạt được kết quả tốt. Quý vị và gia đình của quý vị sẽ tránh được hoạn nạn, tội chướng và bệnh tật.

Địa Tạng Vương Bồ Tát sẽ phù hộ quý vị và giúp tránh đủ nạn. Trong tương lai, khi thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát, quý vị sẽ được phù hộ và tránh được khỏi thân nữ, sở hữu một thân hình xinh đẹp và tránh được kiếp nô lệ. Cuộc sống trong tương lai sẽ đầy an nhàn, sung túc và tránh đủ nghèo hèn.

Với những người sắp sửng sốt, tụng kinh Địa Tạng và làm những việc tốt sẽ giúp gia tăng thời gian sống của họ. 49 ngày liên tục tụng kinh Địa Tạng sẽ giúp người từ trần sớm đạt đến giải thoát. Với những người đã qua đời, thờ Địa Tạng Vương sẽ giúp họ đạt đến siêu độ, gặp lại những người thân yêu quý mà họ đã mất. Khi gặp ma quỷ, người lạ hoặc ác mộng trong giấc ngủ, tụng kinh Địa Tạng sẽ giúp đảm bảo sự an lành.

Cách thỉnh tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát

Kinh Phật có dạy rằng:

“Dốc lòng niệm tụng Bồ Tát Địa Tạng hoặc lễ bái cúng dường hình tượng của Bồ Tát Địa Tạng thì xa lìa khổ não, không đọa ác đạo, thành tựu được 28 điều lợi ích. Trời rồng hộ niệm, quả lành ngày thêm lớn, chứa góp nhân vô lượng. Không lui sụt đạo giác ngộ, áo cơm đầy đủ, không bị bệnh dịch, khỏi nạn lửa nước. Không có giặc hại, người thấy cung kính, quỷ thần hộ trì…”

Chính vì vậy, nhiều chùa chiền khắp mọi nơi trên cả nước đều chuẩn bị một vị trí trong các chư Phật và Bồ Tát để dành cho Ngài. Nhiều gia đình tu tập tại gia cũng thỉnh tượng Ngài về để thờ.

Cách thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát tại nhà

Ông bà ta có câu “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Do đó, khi thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát tại nhà quý Phật tử cũng nên lưu ý một số điều.

Về tượng Phật, quý vị Phật tử nên chọn những tôn tượng Địa Tạng Bồ Tát có diện mạo cân đối, gương mặt toát lên được sự từ bi hỷ xả. Không chọn những tôn tượng có khuôn mặt cau có, hay những bức tượng sứt mẻ, không hoàn thiện. Vì đây là điều thể hiện sự bất kính đối với Đức Phật.

Trước khi thờ Phật, quý vị cần phải lựa được ngày tốt. Bởi thỉnh Phật về thờ tại gia không phải chuyện đùa, việc này cần phải nghiêm túc, chấp hành đúng những lễ nghi cần thiết trước khi thờ Phật tại gia. Khi đặt Phật Địa Tạng lên bàn thờ thì không được để ngang hàng với bàn thờ gia tiên. Bàn thờ Phật phải được đặt cao hơn bàn thờ gia tiên.

Mỗi gia đình, mỗi nhà chỉ nên thờ tối đa ba vị Phật. Và các vị Phật phải được đặt ở chính giữa và ngang bằng nhau. Cách thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát không khác gì so với cách thờ những vị Phật khác. Quý Phật tử không cần quá cầu kỳ về lễ vật, chỉ cần tâm tốt, hướng thiện, hướng Phật là đủ.

Một số lưu ý khi thờ tượng Địa Tạng Vương Bồ tát

Việc thờ tôn tượng Địa Tạng Bồ tát, thành tâm dâng lễ, cúng dường Ngài có thể mang lại cho chúng ta phước báu dài lâu, to lớn. Khi thờ tượng Ngài tại gia thì gia chủ cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Tượng Bồ Tát Địa Tạng có thể được thờ độc tôn hoặc thờ trong bộ Ta Bà Tam Thánh (gồm Phật Thích Ca Mâu Ni, Quán Thế Âm Bồ tát và Địa Tạng Vương Bồ tát). Khi chọn tượng Ngài nên tỉ mỉ quan sát, thỉnh những tôn tượng có bố cục hợp lý, tính thẩm mỹ cao, tránh chọn những tượng môi chum, mày cau, không có thần thái từ bi hỷ xả
  • Nếu thờ cả tượng Phật thì tượng Phật đặt ở vị trí cao nhất rồi đến tượng Địa Tạng Bồ Tát. Bàn thờ Phật nên đặt ở vị trí trung tâm của ngôi nhà, đối diện với hướng đi chính để phát huy tối tác dụng cảm hóa an lạc, bàn thờ Phật nên cao hơn đầu gia chủ.
  • Với những nhà phố, đặt tượng Phật ở phòng cao nhất, đối diện ban công, không có không gian khác đè lên. Tránh đặt bàn thờ ở nơi đông người, nơi ăn uống, thường xuyên tiếp khách, cười đùa, nói chuyện. Không đặt bàn thờ hướng về phía nhà vệ sinh, nhà bếp, phòng ngủ hay chân cầu thang.
  • Trước khi thỉnh, nên chuẩn bị bàn thờ Phật chu đáo, trang nghiêm, đầy đủ những đồ dùng cần thiết như bình hoa, đĩa quả, lư hương, đôi đèn thờ, chén nước sạch.
  • Những vật phẩm nhanh hỏng như hoa, hoa quả nên nược thay thường xuyên. Nếu trái cây sử dụng được thì hãy dùng hoặc đem cho biếu , không vứt đi trừ trường hợp trái cây đã bị hỏng.
  • Nên dâng mâm cỗ vào những ngày như mùng 1, 15, các ngày lễ lớn của nhà Phật và ngày 30/7 âm lịch (ngày vía của Địa Tạng Bồ tát)

Câu hỏi thường gặp

Sau đây là một vài câu hỏi thường gặp mà bạn đọc thường thắc mắc về Địa Tạng Vương Bồ Tát như:

Ngày xin vía Địa Tạng Bồ Tát

Ngày vía Bồ Tát Địa tạng hàng năm là ngày 30/7 (Âm lịch). Trong ngày này, các Phật tử gần xa thường cùng nhau niệm kinh Địa Tạng và bày tỏ lòng kính trọng đối với Địa Tạng Vương Bồ Tát, làm việc thiện như phóng sinh, ăn chay, bố thí, tổ chức các buổi lễ thuyết giảng Phật pháp,….

Việc này sẽ giúp các Phật tử tránh xa được khổ đau, làm thiện tích đức, trời rồng hộ niệm, quả thành ngày càng lớn, có thể thoát khỏi dịch bệnh, đơn đau, người thấy cung kính, quỷ thần hộ trì vượt mọi gian nguy.

Địa Tạng Vương Bồ Tát có phải Đường Tam Tạng không?

Có rất nhiều người vẫn luôn thắc mắc rằng Địa Tạng Vương Bồ Tát có phải là Đương Tam Tạng hay không. Đồng thời vẫn còn có nhiều người nhầm lẫn hai người này là một. Bởi hiện các bức tượng của Địa Tạng Vương và Đường Tam Tạng được khắc họa có đôi nét giống nhau và pháp danh của hai Ngài nghe cũng dễ gây nhầm lẫn.

Câu trả lời cho thắc mắc trên đó là Địa Tạng Vương Bồ Tát không phải Đường Tam Tạng. Hai vị Bồ Tát này là hoàn toàn khác nhau và cuộc đời luân trải của hai Ngài cũng không giống nhau. Địa Tạng Vương Bồ Tát có cuộc đời đã giới thiệu chi tiết ở phần trên còn với Đường Tam Tạng thì cuộc đời luân trải của ngài lại khác.

Đường Tam Tạng hay còn được người đời gọi là Đường Tăng. Ngài đã phải trải qua 81 kiếp nạn cùng với các đồ đệ của mình đó là Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Tăng và Bạch Long Mã. Ngài phải tìm đường tới Thiên Trúc, đánh đổi sinh mạng của mình để có thể thỉnh kinh Phật về quê nhà và sau mới trở thành Phật.

Địa Tạng Vương Bồ Tát hợp với tuổi nào?

Đức Phật đã từng dạy rằng: “Tất cả chúng sanh đều bình đẳng”, “tất cả chúng sanh đều có thể trở thành Phật” hay “buông hạ đồ đao, lập địa thành Phật”. Điều này chứng minh rằng việc Phật tử tu tâm, tu đạo là việc bình đẳng. Không hề kể đến tuổi tác, hợp hay không hợp, sang hèn hay thiện ác.

Chỉ cần có tâm hướng Phật, tuổi nào cũng có thể thờ Phật Địa Tạng Vương Bồ Tát. Tuổi nào cũng sẽ được Ngài phù hộ độ trì để vượt qua những hoạn nạn, tội lỗi.

Địa Tạng Vương Bồ Tát là nam hay nữ?

Cũng vậy, ngài Địa Tạng Bồ Tát cũng trải qua nhiều kiếp số, có kiếp người là thân nữ, có kiếp là thân nam, có kiếp lại làm vua,… Khi ngài thành Bồ Tát Địa Tạng, ngài phát nguyện độ hết chúng sanh rồi mới trở thành Phật.

Ngài Địa Tạng vô cùng gần gũi với mọi chúng sinh từ địa ngục ngạ quỷ, súc sinh cho đến những vong linh vừa mất, ngày giỗ ông bà cha mẹ, anh chị em, lục thân quyến thuộc,… Dù ở hoàn cảnh nào, ngài cũng hết mình cứu giúp khổ nạn.

Địa chỉ mua tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát bằng gỗ uy tín

Hiện nay có rất nhiều cơ sở sản xuất tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát khiến cho khách hàng khó khăn trong việc lựa chọn sản phẩm chất lượng.

Đồ Thờ Hưng Vũ hiện là địa chỉ chuyên cung cấp và thiết kế tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát bằng gỗ với đa dạng hình tượng, đa dạng kích thước cho khách hàng lựa chọn.

Đặc biệt với đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình, chúng tôi sẽ hỗ trợ và tư vấn cho các bạn lựa chọn được mẫu tượng ưng ý và phù hợp nhất với độ tuổi, vận mệnh của bản thân.

Ngoài ra, khách hàng khi lựa chọn chúng tôi sẽ luôn nhân được:

  • Chính sách bảo hành uy tín .
  • Chất lượng gỗ đúng chủng loại 100%; gỗ đã được qua xử lý chống mối mọt cong vênh
  • Chất lượng sản phẩm: Trong ngoài như nhau
  • Phần sơn son thếp bạc được bảo hành 10 năm
  • Sơn Pu , vesni bảo hành 5 năm
  • Tuổi Thọ: Dùng càng lâu năm càng có giá trị theo đồ cổ
  • Chạm khắc tinh xảo.
  • Thời gian đúng hẹn.
  • Hỗ trợ vận chuyển bán kính 30km.
  • Uy tín làm nên thương hiệu

Trên đây là thông tin về Địa Tạng Vương Bồ Tát là aiĐồ Thờ Hưng Vũ đã tổng hợp và gửi tới bạn đọc. Hy vọng qua nội dung trên bạn sẽ biết được hình ảnh Địa Tạng Vương Bồ Tát như thế nào?

Nếu quan tâm tới các hình tượng phật giáo khác thì bạn có thể theo dõi bài viết khác của chúng tôi nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *