Quan Thế Âm Bồ Tát là ai? Lịch sử, cuộc đời phật bà Quan Âm

Quan Thế Âm Bồ Tát là ai? Phật bà Quan Thế Âm Bồ Tát gồm có những thế thân nào? Trong phật giáo Đại Thừa gồm những vị Quan Âm Bồ Tát nào? Cho đến nay thì có nhiều điều về xuất thân, ý nghĩa tên gọi của Ngài đã bị lãng quên.

Vậy hôm nay Đồ Thờ Hưng Vũ sẽ tổng hợp và gửi tới bạn đọc thông tin về Quan Thế Âm Bồ Tát và nguồn gốc ý nghĩa tên gọi của ngài!

Mục Lục

Quan Thế Âm Bồ Tát là ai?

Quan Âm Bồ Tát chính là một trong 4 vị Bồ Tát quan trọng của Phật Giáo Đại Thừa. Quan Âm Bồ Tát với hạnh nguyện từ bi, cứu khổ cứu nạn luôn sẵn sàng cứu vớt tất cả mọi chúng sanh nếu niệm danh hiệu của Người và cầu mong người giúp đỡ. Quan Âm Bồ Tát thường đứng cùng với Đại Thế Chí Bồ Tát bên cạnh Đức Phật A Di Đà. Quan Âm Bồ Tát tịnh độ tất cả chúng sanh có duyên được trở về cõi Tây Phương Cực Lạc. Nơi mà không còn đau buồn, mọi chúng sanh đều được sống trong an lạc và hạnh phúc vĩnh hằng.

Quan Thế Âm Bồ Tát là vị thánh hiền được chúng sinh tôn kính. Trong kinh điển Phật giáo Bắc truyền có rất nhiều vị bồ tát. Quan Thế Âm là một trong số đó. Phật Quan Âm được nhiều người biết đến bởi hạnh nguyện và nhân duyên của Ngài đối với cõi Ta Bà.

Khi con người cần tình yêu thương, sự chở che, cần được xoa dịu những nỗi đau thương tang tóc trong cuộc sống hàng ngày. Dường như hình tượng Quan Thế Âm Bồ Tát lại được dựng lên như một chỗ dựa tinh thần cho nhân loại.

Bồ tát Quan Thế Âm được chúng sinh vô cùng kính ngưỡng, được xem như là mẹ hiền, hiền nhất trong tất cả những người mẹ hiền. Ngài có tình yêu thương bao la vô bờ bến đối với nhân loại.

Mẹ Quan Âm có hạnh nguyện từ bi, đức độ, cứu khổ cứu nạn. Mỗi khi chúng sinh có nỗi đau, có sự cấp bách cần được cứu giúp, chỉ cần niệm danh hiệu của Ngài, Ngài sẽ lập tức quán xét và giúp đỡ. Ngài cứu khổ muôn vàn chúng sinh không biết mệt mỏi và không có giới hạn.

Quan Thế Âm Bồ Tát

Nguồn gốc tên gọi Quan Thế Âm Bồ Tát

Quán Thế Âm có nghĩa là quán chiếu, suy xét, lắng nghe âm thanh của thế gian. Theo Phẩm Phổ môn trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, sở dĩ ngài mang tên gọi như vậy là do hạnh nguyện từ bi cứu khổ nạn, mỗi khi chúng sanh bị khổ ách, nguy cấp liền nhất tâm niệm danh hiệu của bồ tát, ngài liền quán xét âm thanh đó, lập tức cứu họ thoát khỏi tai ách.

Trong Bát Nhã Tâm Kinh, vị Bồ-tát này mang tên là Quán Tự Tại dựa trên pháp môn tu tập của ngài. Khi quán chiếu thâm sâu vào chính mình, ngài nhận thấy năm uẩn không có tự tính và đều là giả tạm, ngộ ra được điều đó, ngài vượt thoát tất cả mọi khổ đau ách nạn.

Tên Avalokiteśvara được kết hợp bởi ava “xuống”; lokita , một phân từ quá khứ của động từ lok nghĩa là “quán chiếu”, ở đây được sử dụng theo nghĩa tích cực; và cuối cùng là īśvara nghĩa là “chúa tể”, “người cai trị”. Kết hợp lại, cái tên ấy có nghĩa là “chúa tể quán chiếu xuống (thế giới)”.

Tuy cụm từ loka (thế giới) không có nhưng được hiểu ngầm. Bản dịch tiếng Hoa đầu tiên về cái tên này được dịch bởi Đường Huyền Trang, dịch ra là Guānzìzài (Quán Tự Tại); từ bản dịch này cái tên dần dần được thay đổi thành là Guanyin (Trung Quốc: 觀音) hay dịch sang tiếng Việt là Quan Âm.

Cái tên ban đầu Phật giáo dùng để nói lên rằng vai trò của một vị Bồ tát là rất cao cả. Một số người cho rằng cái tên nguyên gốc có thể bị ảnh hưởng từ Ấn Độ giáo, cho rằng ngài là một minhsavara , thuật ngữ “Śvara” liên quan đến thần Vishnu (trong Vaishnavism) hoặc Śiva (trong Shaivism) cũng có nghĩa là “Chúa tể”, “Thượng đế”, “Đấng sáng tạo” và “Người cai trị”.

Nhưng những người tôn thờ Avalokiteśvara đã nhắc lại rằng Đức Phật vốn dĩ phủ nhận sự tồn tại của Thượng đế hay Thiên Chúa.

Quan Thế Âm Bồ Tát

Sự tích Quan Thế Âm Bồ Tát

Một trong các sự tích về Quan Thế Âm Bồ Tát có lẽ nổi tiếng nhất là Quan Âm Thị Kính. Đây được xem là sự kiện có thật và liên quan tới ứng thân của Quan Âm trong kiếp thứ 10.

Tại Kiếp này Quan Âm Bồ Tát giáng thế về làm con gái của một cặp vợ chồng nhà họ Sùng. Nhà họ Sùng này mặc dù khá giả nhưng mãi vẫn chưa có con. 2 Vợ chồng bèn đi cầu tự nhiều nơi và cuối cùng cũng có thai sau đó hạ sinh một cô con gái đặt tên là Thị Kính.

Thị Kính càng lớn càng xinh đẹp, tới tuổi cập kê cha mẹ liền tìm mối mai gả Thị Kính đi. Thị Kính trong lòng không thấy vui vì nàng biết rằng nếu xuất giá thì cha mẹ sau khi về già sẽ không có ai chăm sóc. Cô liền đem những tâm sự nói với cha mẹ. Tuy nhiên vợ chồng ông lão Sùng nói với cô rằng, con gái tới tuổi lấy chồng gả đi được cũng là niềm tự hào cho cha mẹ. Nếu cô ở nhà thì người đời sẽ bàn tán. Cô vì không muốn cha mẹ phiền lòng nên chiều theo ý cha mẹ gả vào nhà của Thiện Sĩ.

Vào một ngày nọ cô đang ngồi may. Thiện sĩ ngồi bên cạnh đọc sánh nhưng liền ngủ quên. Lúc này cô mới ngắm nhìn Thiện Sĩ thật lâu. Cô thấy trên mặt Thiện Sĩ có một cọng râu. Tiện cây kéo trên tay cô liền có ý định cắt bỏ. Tuy nhiên ngay lúc cô đưa lại gần thì Thiện Sĩ liền mở mắt và nghĩ rằng cô có ý hại chết mình. Sau đó Thiện Sĩ không nghe cô giải thích mà la lớn lên. Cha mẹ chồng cô cũng vì vậy mà nghe được liền cho rằng cô có tư tình với người khác nên có ý giết chồng. Mặc cho cô hết lời giải thích nhưng gia đình chồng đều không nghe. Họ gọi cha mẹ cô tới làm giấy từ hôn và trả lại con gái. Cha mẹ cô dù rất buồn nhưng nghĩ tới con gái nếu ở lại cũng sẽ phải chịu khổ nên đã đưa con gái về.

Cô sợ cha mẹ sẽ vì điều tiếng của cô mà phải chịu cảnh người đời mỉa mai. Một sáng nọ, cô đóng giả nam nhân rời khỏi thôn làng. Cô có ý định tìm đến một ngôi chùa để tu tập. Lúc ấy khi đi ngang một ngôi chùa bỗng nghe được những lời giảng của một sư ông cô liền cảm nhận số kiếp nhân gian cũng chỉ vậy. Thay vì cứ phải cuốn theo cuộc sống chi rằng chọn cho mình cách tu tâm. Lúc ấy thị Kính liền khẩn nguyện Sư ông cho mình xuống tóc đi tu. Sư ông lúc đó nhìn Thị Kính với vẻ thư sinh, tuổi trẻ còn ở phía trước, khuôn mặt lại đẹp trang nhã thì không khỏi nghi ngờ và sợ rằng nếu ta nạp vào chùa thì e rằng cuộc sống trong chùa sẽ bị xáo trộn hoặc có người ý không tốt muốn vào chùa để lấy đồ đem bán. Thị Kính lúc đó hết sức khẩn cầu và nói rằng mình vốn là thư sinh sẽ không sinh tâm đó.

Sư ông cuối cùng cũng bị thuyết phục. Sau khi xuống tóc đi tu lấy hiệu là Kính Tâm được làm sãi phụ sự trong chùa. Bởi vì vốn là một nữ nhân nên Sãi Kính Tâm có nước da trắng, mịn, khuôn mặt đẹp khiến cho nhiều tín nữ khi đi chùa thường hay chọc ghẹo. Trong số đó có một tín nữ là Thị Màu – con gái phú ông. Vì yêu mến Kính Tâm nên thường xuyên tìm cớ lên chùa chọc ghẹo. Tuy nhiên vì không được Kính Tâm đáp lại nên nàng ta bỏ cuộc và về tư tình với người ở. Sau đó Thị Màu có bầu và cái bụng mỗi ngày một lớn. Phú ông gặng hỏi thì Thị Màu thưa cái bầu đó là của Kính Tâm.

Lúc đó phú ông và thị màu thưa Kính Tâm lên quan. Quan cho hỏi nhiều lần nhưng Kính Tâm vẫn nhất mực kêu oan. Sau đó Quan cho xử phạt Kính Tâm. Được sư ông xin lãnh quan mới kêu dừng không đánh. Sư ông sau khi lãnh Kính Tâm liền cho Kính Tâm về tại am nhỏ cạnh chùa để tránh điều tiếng. Kính Tâm ở đó cho đến một thời gian sau thì Thị Mầu đem con lại để trước cửa và nói rằng, con của ngươi nay ta đem trả cho ngươi.

Kính Tâm sau đó vì thương cảm cho đứa bé nên đã đưa về nuôi dưỡng. Sư ông biết chuyện liền cho gọi Kính Tâm đến để hỏi sự tình. Sư Ông nói trước kia ta tin con là trong sạch nhưng nay con lại nhận đứa trẻ này thì mọi niềm tin ta dành cho con liệu có đúng.

Kính Tâm biết những nỗi lòng của Sư Ông nên bèn nói. Thưa sư ông con chỉ vâng theo lời người nếu cứu được một mạng người còn hơn xây 7 tòa tháp. Con thấy xót thương cho đứa bé này nên mới cứu mạng và đem về nuôi dưỡng.

Kính Tâm sau đó sợ sẽ làm ảnh hưởng tới danh tiếng của chùa nên đã bế theo đứa bé trở ra khỏi chùa về lại am. Sau 3 năm, lúc ấy đứa trẻ đã 3 tuổi, Kính Tâm cảm thấy rằng mình sắp rời khỏi thân thế ở cõi này. Nàng liền viết 2 bức thư. Một bức thư gửi cho cha mẹ mình. Một bức thư còn lại là kể lại sự tình cho Sư Ông nghe.

Sư ông sau khi đọc thư liền cho một vài ni cô sang đó để xem sự việc. Các Ni Cô khẳng định với sư ông là Kính Tâm đúng là một nữ nhi. Lúc đó để lấy lại danh dự cho Kính Tâm thì sư ông đã tâu lên quan.

Quan cho gọi và xử phạt Phú Ông cùng Thị Màu. Lúc này Thị Màu không còn mặt mũi sống trên cõi này nên đã quyên sinh để thoát khỏi những khổ nhục.

Kính Tâm sau khi chết được Sư Ông làm lễ và lúc ấy cha mẹ cùng Thiện Sĩ cũng tới. Thiện Sĩ lúc ấy đã rất ăn năn và hối hận nên đã phát nguyện tu hành trọn kiếp.

Quan Thế Âm sau khi rời bỏ thân xác phàm trần thì trở về cõi Tịnh Độ. Lúc ấy Phật Bà đã độ cho cha mẹ, thiện sĩ, cùng đứa con của Thị Mầu cũng được trở về cõi Phật.

Biểu tượng Quan Âm bế đứa trẻ trên tay chính là từ sự tích này mà ra.

Quan Thế Âm Bồ Tát là nam hay nữ?

Quan Thế Âm Bồ Tát là nam hay nữ là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Trong kinh Bi Hoa, Quan Thế Âm Bồ Tát thường được đức Phật gọi là Thiện – nam – tử tốt. Như vậy, Quan Thế Âm Bồ Tát chắc chắn phải là nam giới.

Mười phương chư Phật không hề có nữ thân. Hình tượng của Người chỉ là hình ảnh thị hiện chứ không phải là Phật thân của người.

Tuy nhiên ở các đời phong kiến thì mọi quyền sinh quyền sát đều nằm trong tay nam giới. Mặt khác nam giới cũng chính là những người quyết định sự thịnh suy của đất nước, làm tao loạn nhân gian.

Nhưng lại dễ bị đam mê, lung lay bởi nữ sắc, có thể bị nữ sắc điều khiển. Vì thế để chuyển hóa cái tâm địa xấu xa độc ác và cũng là để cải thiện, xóa bỏ những trụy lạc xa hoa, Quan Thế Âm Bồ Tát đã sự hiện là nữ nhân.

Quan Thế Âm Bồ Tát

Các hóa thân của Quan Thế Âm Bồ Tát

Trong Kinh Bát Nhã Ba-La-Mật thì Quán Thế Âm Bồ tát có 32 ứng hóa hiện thân là thân Phật, Bích Chi (Duyên Giác), Thanh Văn, Phạm Vương, Đế Thích, Đại Tự Tại Thiên, Đại Tự Tại, Thiên Đại tướng Quân, Tỳ Sa Môn, Tiểu Vương, Trưởng giả, Cư sĩ, Tể quan, Bà-la–môn, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, Phụ nữ, Đồng nam, Đồng nữ, Thiên, Long, Dạ xoa, Càn-thát-bà, Ca-lâu-la, A-tu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già, Nhân, Phi nhân, Thần chấp Kim Cang.

Sau này lại có thêm 33 hóa thân khác của Quán Âm, những hóa thân này không dựa vào Kinh sách mà chỉ dựa vào tư tưởng hóa độ lục đạo kết hợp với 33 Ứng hóa thân trên pha trộn với tín ngưỡng dân gian của Nhật Bản và Trung Hoa mà tạo thành, đó là các hồng danh gồm:

  1. Dương Liễu Quán Âm
  2. Long Đầu Quán Âm
  3. Trì Kinh Quán Âm
  4. Viên Quang Quán Âm
  5. Du Hý Quán Âm
  6. Bạch Y Quán Âm
  7. Liên Ngọa Quán Âm
  8. Lang Kiến Quán Âm
  9. Thí Dược Quán Âm
  10. Ngư Lam Quán Âm
  11. Đức Vương Quán Âm
  12. Thủy Nguyệt Quán Âm
  13. Nhất Diệp Quán Âm
  14. Thanh Cảnh Quán Âm
  15. Uy Đức Quán Âm
  16. Diên Mạng Quán Âm
  17. Chúng Bảo Quán Âm
  18. Nham Hộ Quán Âm
  19. Năng Tĩnh Quán Âm
  20. A Nậu Quán Âm
  21. Vô Úy Quán Âm
  22. Diệp Y Quán Âm
  23. Lưu Ly Quán Âm
  24. Đa La Quán Âm
  25. Cáp Lỵ Quán Âm
  26. Lục Thời Quán Âm
  27. Phổ Bi Quán Âm
  28. Mã Lang Phụ Quán Âm
  29. Hiệp Chưởng Quán Âm
  30. Nhất Như Quán Âm
  31. Bất Nhị Quán Âm
  32. Trì Liên Quán Âm
  33. Sái Thủy Quán Âm.

Tên gọi Phật Quan Thế Âm Bồ Tát có ý nghĩa gì?

Phật Quan Thế Âm Bồ Tát là tên gọi được phiên dịch từ tiếng Phạn. Nguyên gốc của cái tên này là “Avalokitesvara”, đọc là “A bà lô kiết đê xá bà la”, dịch theo tiếng Hán có nghĩa là “Đại từ, đại bi, cứu khổ cứu nạn Quán Thế Âm Bồ Tát”.

Tuy nhiên, khi người Việt bắt đầu biết đến đạo Phật và biết đến Ngài thì từ “Quán” trong tên Ngài được đọc thành “Quan”. Và từ “Thế” thường được lược bỏ bởi người dân kiêng kỵ húy với tên của vị vua Đường Thái Tông – Thế Dân.

Đến nay, Ngài vẫn thường được người Việt gọi dưới cái tên Phật Quan Thế Âm Bồ Tát hoặc Phật Quan Âm Bồ Tát.

Quan Thế Âm Bồ Tát

Ngày Quan Thế Âm Bồ Tát ra đời

Theo truyền thuyết Quan Thế Âm Bồ Tát thì Bất Huyền sau khi được Phật thọ ký vô cùng hoan hỷ nói rằng: Lời nguyện của con được viên mãn thì thật sự không còn gì hạnh phúc hơn.

Con xin nguyện các chư Phật mười phương cũng thọ ký cho con như vậy, để cả thế giới này rung chuyển như âm nhạc khiến ai nghe thấy cũng đều được giải thoát. Nói xong thái tử Bất Huyền cúi đầu đảnh lễ Đức Phật.

Lịch sử Quan Thế Âm Bồ Tát nói rằng lúc bấy giờ cả thế giới bỗng dưng rung chuyển, phát ra âm thanh như âm nhạc, ai nghe thấy cũng không còn dục vọng, tâm hồn thanh tịnh. Các chư phật mười phương đồng thanh thọ ký cho Quan Thế Âm Bồ Tát. Từ đó về sau Quan Thế Âm tu tập, hết lòng cứu độ chúng sinh.

Rất nhiều người có cùng chung một thắc mắc là ngày quan âm ra đời là ngày nào và nên làm gì trong ngày đó. Thực tế, hàng năm cứ đến các ngày 19/02, 19/06, 19/09 thì phật tử khắp nơi lại làm lễ cho ngày vía Quan Âm.

Tuy nhiên không có nhiều người hiểu được chính xác ý nghĩa của các ngày này. Cụ thể như sau:

  • Ngày 19/02 theo lịch âm là ngày Quán Thế Âm Đảng Sanh
  • Ngày 19/06 theo lịch âm là ngày Quan Âm Bồ Tát thành đạo
  • Ngày 19/09 theo lịch âm là ngày Quán Thế Âm xuất gia

Ngày cúng mẹ Quan Âm là ngày rất quan trọng. Vậy chúng ta nên làm gì trong ngày đó? Quán Thế Âm Bồ Tát là tượng trưng cho sự yêu thương, lòng từ bi cứu khổ cứu nạn. Vì thế trong ngày vía Quan Âm bạn nên làm những điều sau đây:

5 thứ quán của Phật Quan Thế Âm Bồ Tát

Theo điển tích Phật giáo, Phật Quan Thế Âm Bồ Tát là vị Phật có 5 thứ quán, hay chính là 5 thần lực. Đó là: Chân quán: Tức khả năng dung thông cả 6 giác quan với nhau, nên Ngài có khả năng cảm nhận hơn bất kỳ vị Bồ Tát nào.

  • Thanh tịnh quán: Là khả năng giữ gìn sự thanh tinh. Dựa vào cái thanh tịnh mà loại bỏ sự ô nhiễm của năng sở.
  • Từ quán: Là khả năng siêu độ chúng sinh thoát khỏi khổ đau để đến với sự hạnh phúc, vui vẻ.
  • Bi quán: Là lòng từ bi vô điều kiện, không giới hạn, giúp chúng sinh thoát khỏi cái tôi ích kỷ để tiêu diệt năng – sở.
  • Quảng đại trí huệ quán: Nghĩa là trí tuệ siêu việt, ánh sáng trí tuệ của Ngài soi sáng nhân gian khỏi mông muội, ngu dốt.

12 Đại nguyện Quan Thế Âm Bồ Tát

12 đại nguyện của Bồ Tát Quán Thế Âm bao gồm:

Nguyện thứ nhất: Khi thành Bồ Tát (Quán Âm Bồ Tát đệ nhất nguyện):

Danh hiệu tôi tự tại quán âm

Viên thông thanh tịnh căn trần

Nơi nào đau khổ tầm thanh cứu liền

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát

Nguyện thứ hai: Không nài gian khổ (Quán Âm Bồ Tát đệ nhị nguyện):

Nguyện một lòng cứu độ chúng sanh

Luôn luôn thị hiện biển đông

Vớt người chìm đắm khi giông gió nhiều

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát

Nguyện thứ ba: Ta bà ứng hiện (Quán Âm Bồ Tát đệ tam nguyện):

Chốn u minh nhiều chuyện khổ đau

Oan gia tương báo hại nhau

Nghe tiếng than thở mau mau cứu liền

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát

Nguyện thứ tư: Hay trừ yêu quái (Quán Âm Bồ Tát đệ tứ nguyện):

Bao nhiêu loài ma quỷ gớm ghê

Độ cho chúng hết u mê

Dứt trừ nguy hiểm không hề nhiễu nhương

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát

Nguyện thứ năm: Tay cầm dương liễu (Quán Âm Bồ Tát đệ ngũ nguyện):

Nước cam lồ rưới mát nhân thiên

Chúng sanh điên đảo đảo điên

An vui mát mẻ ưu phiền tiêu tan

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát

Nguyện thứ sáu: Thường hành bình đẳng (Quán Âm Bồ Tát đệ lục nguyện):

Lòng từ bi thương xót chúng sanh

Hỉ xả tất cả lỗi lầm

Không còn phân biệt sơ thân mọi loài

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát

Nguyện thứ bảy: Dứt ba đường dữ (Quán Âm Bồ Tát đệ thất nguyện):

Chốn ngục hình ngạ quỷ súc sanh

Cọp beo thú dữ vây quanh

Quán Âm thị hiện chúng sanh thoát nàn

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát

Nguyện thứ tám: Giải thoát tù lao (Quán Âm Bồ Tát đệ bát nguyện):

Tội nhân bị trói hành hình rồi lại khảo tra

Thành tâm lễ bái thiết tha

Quán âm phù hộ thoát ra nhẹ nhàng

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát

Nguyện thứ chín: Làm thuyền Bát Nhã (Quán Âm Bồ Tát đệ cửu nguyện):

Giúp cho người vượt khúc lênh đênh

Bốn bề biển khổ chông chênh

Quán Âm độ hết an nhiên niết bàn

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát

Nguyện thứ mười: Tây Phương tiếp dẫn (Quán Âm Bồ Tát đệ thập nguyện):

Vòng hoa thơm, kỹ nhạc lọng vàng

Tràng phan, bảo cái trang hoàng

Quán Âm tiếp dẫn đưa đường về tây

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát

Nguyện thứ mười một: Di Đà thọ ký (Quán Âm Bồ Tát đệ thập nhất nguyện)”

Cảnh tây phương tuổi thọ không lường

Chúng sanh muốn sống miên trường

Quán âm nhớ niệm tây phương mau về

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát

Nguyện thứ mười hai: Tu hành tinh tấn (Quán Âm Bồ Tát đệ thập nhị nguyện):

Dù thân này tan nát cũng đành

Thành tâm nỗ lực thực hành

Mười hai câu nguyện độ sanh đời đời

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát

Những hình tượng của Phật Quan Thế Âm Bồ Tát ít người biết

Phật Quan Thế Âm Bồ Tát là một vị Phật với lòng từ bi vô bờ, nên mỗi khi có chúng sinh kêu cầu cứu giúp, Ngài sẽ xuất hiện dưới một hiện thân phù hợp để cứu độ chúng sinh.

Trong đó, “Quan Âm Thị Kính” là một trong những hình tượng của Phật Quan Thế Âm Bồ Tát mà nhiều người không biết đến. Hình tượng đó biểu thị cho tấm lòng từ bi, yêu thương con trẻ của Ngài.

Điển tích về hóa thân của Phật Quan Thế Âm Bồ Tát vượt biển đến động Hương Tích (Chùa Hương ngày nay) thì nói Ngài có hình tượng là Quan Âm Nam Hải. Còn trong một truyền thuyết khác, thì sau khi đắc đạo. Ngài trở thành Quan Âm Nghìn Mắt Nghìn Tay để có thể nghe ngóng, nắm bắt mọi sự khổ cực nơi trần thế mà cứu độ.

Thờ Phật Quan Thế Âm Bồ Tát là để giác ngộ, giải thoát, trở thành con người từ bi hỷ xả, tình thương rộng lớn. Vậy nên, khi thỉnh tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát để thờ, người Phật tử nên hiểu rõ ý nghĩa hình tượng, hiểu rõ đức hạnh của Phật Quan Thế Âm Bồ Tát để từ đó yên tâm một lòng hướng Phật.

Địa chỉ sản xuất tượng phật Quan Âm Bồ Tát

Đồ Thờ Hưng Vũ hiện là địa chỉ sản xuất tượng Quan Âm Bồ Tát bằng gỗ uy tín chất lượng cao hiện nay. Chúng tôi với đội ngũ tay nghề sản xuất đồ thờ lâu năm được đào tạo chuyên nghiêp.

Khi khách hàng mua tượng quan âm của chúng tôi sẽ được tư vấn, thiết kế, thi công,… một cách trọn vẹn và tốt nhất.

Các sản phẩm của chúng tôi khác biệt với những làng nghề khác từ hoa văn họa tiết thẩm mỹ, cũng như chất liêu sơn son Thếp Vàng truyền thống đã được ghi nhận hàng trăm năm trong các công trình chùa, đền, nhà thờ,…

Khi khách hàng đến với chúng tôi sẽ nhận được:

  • Chất lượng gỗ đúng chủng loại 100%; gỗ đã được qua xử lý chống mối mọt cong vênh
  • Chất lượng sản phẩm: Trong ngoài như nhau
  • Phần sơn son thếp bac được bảo hành 10 năm
  • Sơn Pu, vesni bảo hành 5 năm
  • Tuổi Thọ: Dùng càng lâu năm càng có giá trị theo đồ cổ
  • Chạm khắc tinh xảo.
  • Thời gian đúng hẹn.
  • Hỗ trợ vận chuyển bán kính 30km.
  • Uy tín làm nên thương hiệu

Trên đây là thông tin về Quan Thế Âm Bồ Tát là ai? mà Đồ Thờ Hưng Vũ đã tổng hợp và gửi tới bạn đọc. Hy vọng quý vị đã được giải đáp những thắc mắc gặp phải.

Nếu quan tâm tới các thông tin về đạo Phật khác thì hãy đón đọc bài viết mới nhất của chúng tôi nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *