Đền Ngọc Sơn – Vẻ đẹp trầm mặc giữa thủ đô Hà Nội ngàn hoa

Đền Ngọc Sơn là một ngôi đền thờ nằm trên đảo Ngọc của hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội, Việt Nam. Đền được xây dựng từ thế kỷ 19 và được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam. Trong đền, người ta thờ thần Văn Xương Đế Quân và Trần Hưng Đạo, vị anh hùng có công phá quân Nguyên thế kỷ 13. Đền Ngọc Sơn là một điểm tham quan nổi tiếng và thu hút đông đảo du khách. Hôm nay hãy cùng mình tìm hiểu thêm về ngôi đền này nhé!

Đôi nét về đền Ngọc Sơn

Đền Ngọc Sơn ở đâu? Đền Ngọc Sơn nằm trên một gò đất nổi ở Đảo Ngọc của Hồ Hoàn Kiếm Hà Nội. Cũng thuộc phía Đông Bắc của hồ, đền cùng với Tháp Rùa và các công trình khác tạo nên một quần thể di tích hài hòa với thiên nhiên, trở thành biểu tượng văn hóa – lịch sử nổi tiếng của Thủ đô.

Đền Ngọc Sơn là một ngôi đền cổ được xây dựng từ thế kỷ XIX, đã trải qua nhiều lần sửa chữa và đổi tên. Trong lần đại trùng tu vào năm 1865, nhiều công trình ý nghĩa được xây dựng thêm, bao gồm Đình Trấn Ba, Cầu Thê Húc, Tháp Bút và Đài Nghiên.

Với những biến động của lịch sử, đền Ngọc Sơn đã gắn liền với nhiều giai đoạn phát triển, đổi mới của dân tộc và được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2013.

Ngày nay, đền Ngọc Sơn không chỉ là một địa điểm tâm linh mà còn là cái tên nổi bật trong bản đồ du lịch Hà Nội, hấp dẫn du khách bởi nét đẹp cổ kính, trầm mặc mang đậm nét văn hóa lâu đời của Thủ đô.

Vậy đền Ngọc Sơn thờ ai? Đền Ngọc Sơn là nơi thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và thần Văn Xương Đế Quân, một vị thần được tôn sùng là thần chủ quản công danh phúc lộc cho sĩ nhân.

Ngoài ra, đền cũng có cung thờ Phật, Tam Tòa Thánh Mẫu, bàn thờ Công Đồng… Thể hiện quan niệm Tam giáo đồng nguyên của người Việt thời đó là Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo. Sự hòa hợp này thể hiện rõ trong kiến trúc, bài trí và hệ thống câu đối, hoành phi tại đền Ngọc Sơn.

Đền ngọc sơn

Phương tiện di chuyển đến di tích đền Ngọc Sơn

Đền Ngọc Sơn tọa lạc ngay bên Hồ Hoàn Kiếm, ở trung tâm Hà Nội nên việc ghé thăm nơi đây không hề khó khăn. Bạn có thể di chuyển bằng xe cá nhân, taxi hoặc phương tiện công cộng.

Nếu lựa chọn xe buýt, có những tuyến đi qua khu vực Hồ Hoàn Kiếm như:

  • Tuyến 08: đi từ bến Long Biên
  • Tuyến 14: đi từ Cổ Nhuế
  • Tuyến 31: đi từ Đại học Bách Khoa
  • Tuyến 36: đi từ điểm trung chuyển Long Biên

Xe máy và ô tô cũng là phương tiện được nhiều du khách lựa chọn. 3 lộ trình di chuyển tới Đền Ngọc Sơn dành cho xe máy, ô tô:

  • Tuyến đường 1: Giảng Võ → Nguyễn Thái Học → Hai Bà Trưng → Đinh Tiên Hoàng.
  • Tuyến đường 2: Đại Cồ Việt → Phố Huế → Đinh Tiên Hoàng.
  • Tuyến đường 3: Khâm Thiên → Trần Hưng Đạo → Hàng Bài → Đinh Tiên Hoàng.

Lưu ý: phố đi bộ Hà Nội sẽ diễn ra trong 2 ngày cuối tuần nên các phương tiện sẽ không được đi lại trong khu vực này. Do đó, nếu bạn có dự định đi tham quan đền Ngọc Sơn vào khoảng thời gian này thì cần sắp xếp sao cho hợp lý.

Giờ mở cửa & giá vé vào đền Ngọc Sơn Hà Nội

Đền Ngọc Sơn mở cửa cả tuần để đón khách tham quan. Giờ mở cửa đền Ngọc Sơn cụ thể như sau, du khách có thể tự sắp xếp thời gian và lịch trình tham quan phù hợp:

  • Từ thứ Hai đến thứ Sáu, đền mở cửa từ 7:00 – 18:00
  • Thứ Bảy và Chủ nhật mở cửa từ 7:00 – 21:00.

Khi đến tham quan Đắc Nguyệt Lâu, du khách sẽ phải mua vé vào cửa. Còn nếu bạn chỉ tới cầu Thê Húc thì không cần phải mua vé. Giá vé được áp dụng tùy thuộc vào từng đối tượng khác nhau, bao gồm:

  • Trẻ em dưới 15 tuổi: miễn phí
  • Sinh viên: 15.000 VNĐ/vé (với điều kiện xuất trình thẻ sinh viên)
  • Người lớn trên 15 tuổi: 30.000 VNĐ/vé

Đền Ngọc Sơn thờ ai? Lịch sử đền Ngọc Sơn

Đền Ngọc Sơn thuộc cụm di tích Hồ Hoàn Kiếm, là ngôi đền thờ vị anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và thần chủ quản công danh Văn Xương Đế Quân. Bên cạnh đó, đây cũng là nơi thờ Phật, ban Công Đồng,… Qua việc thờ cúng cùng với phong cách kiến trúc, hệ thống câu đối, hoành phi và cách bài trí của đền Ngọc Sơn đã thể hiện rõ nét quan niệm Tam giáo đồng nguyên (Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo) của người dân Việt Nam khi xưa.

Đền Ngọc Sơn được xây dựng từ thế kỷ XIX, ban đầu được gọi là chùa Ngọc Sơn và sau đó đổi tên thành đền Ngọc Sơn vì trong đền chỉ thờ hai vị thần: Văn Xương Đế Quân – ngôi sao chủ việc văn chương khoa cử, và Trần Hưng Đạo – vị anh hùng có công phá quân Nguyên thế kỷ XIII.

Nơi đây được đặt tên là Ngọc Tượng khi vua Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long, sau đổi tên thành Ngọc Sơn ở thời đại nhà Trần, nơi thờ các vị anh hùng liệt sĩ đã hy sinh anh dũng trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông.

Ít lâu sau, ngôi đền này sụp đổ. Tới thời vua Vĩnh Hựu nhà Lê (1735 – 1739), chúa Trịnh Giang đã cho xây cung Khánh Thuỵ. Cuối đời nhà Lê, cung này bị Lê Chiêu Thống phá hủy mất một phần.

Thế nhưng, nhân dân trong Làng Tả Khánh đã cùng nhau dựng đền Khánh Thuỵ trên nền đất lịch sử đó. Đến ngày nay, nơi này vẫn tồn tại trong ngõ Hàng Hành, P. Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm. Đền Khánh Thuỵ cũng có kết nối với di tích Ngọc Sơn khi xưa trên nền đất cũ, thông qua những thông tin được thể hiện trên một bia đá còn được giữ lại.

Trải qua biết bao nhiêu đổi thay, thăng trầm của lịch sử, đền Ngọc Sơn đã được tu sửa lại vào năm 1865 bởi nhà nho Nguyễn Văn Siêu. Đền này được sửa đắp thêm đất và xây kè đá xung quanh, xây đình Trấn Ba và một cầu từ bờ Đông đi vào được gọi là cầu Thê Húc.

Sự tích đền Ngọc Sơn

Sự tích đền Ngọc Sơn gắn liền với câu chuyện về vua Lý Thái Tổ. Khi dời đô ra Thăng Long, ông đổi tên ngôi đền hiện có là Ngọc Tượng. Đến thời Trần, đền được đổi tên là Ngọc Sơn để tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông. Do lâu ngày đền không được tu bổ nên đã bị sập.

Thời Lê đời Vĩnh Hựu, chúa Trịnh Giang  cho xây Điện Thụy Khánh trên nền đền Ngọc Sơn cũ và  đắp hai ngọn núi đất ở  bờ phía Đông đối diện với đền Ngọc Sơn và gọi là núi Đào Tai Ngọc Bội. Cuối thời Lê, Lê Chiêu Thống  cho người phá cung Thụy Khánh. Sau đó, một nhà hảo tâm tên là Tín Trai đã xây dựng một ngôi chùa trên nền cũ của cung Thụy Khánh và đặt tên là chùa Ngọc Sơn để thờ Phật.

Chùa xây quay về hướng Nam, phía trước có tháp, tạo nên một phong cảnh thơ mộng, trữ tình, được nhiều người viếng thăm. Dưới sự tàn phá của thời gian, ngôi chùa dần mục nát. Một thời gian sau, con trai ông Tín Luyện đã quyên góp từ thiện cho chùa. Họ đã phá bỏ ngôi tháp và cải tạo ngôi chùa thành một ngôi đền thờ Văn Xương Đế Quân, vị thần cai quản công danh và tài lộc của mọi người.

Năm 1865, đền Ngọc Sơn được trùng tu do Nho sĩ Nguyễn Văn Siêu phụ trách. Ngôi đền mới được đắp bằng đất và có tường đá bao quanh. Ngoài ra, ông còn cho xây dựng  một số công trình khác như: đình Trấn Ba, bắc chiếc cầu từ bờ đông sang chùa gọi là cầu Thê Húc, dựng Đài Nghiên  bên tả chùa, dựng động Tháp trên núi Ngọc Bội ở phía đông. Tất cả đều tượng trưng cho nền văn vật.

Ở đền Ngọc Sơn không chỉ thờ Văn Xương Đế Quân mà còn thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và thần y Lã Tổ. Đền Ngọc Sơn dù bị phong hóa bởi tàn tích của thời gian vẫn đứng sừng sững uy nghi, tráng lệ.

Đền ngọc sơn

Kiến trúc đền Ngọc Sơn

Kiến trúc theo hình chữ Tam

Sau nhiều lần sửa chữa, thay đổi tên và phục dựng, đền Ngọc Sơn vẫn giữ được kiến trúc cổ kính đặc trưng của nó. Du khách khi bước vào từ cổng ngoài sẽ được chào đón bởi một bức tường được trang trí bằng bảng rồng, bảng hổ, cùng với hai câu đối thể hiện tinh thần học hành và thi cử.

Sau khi vượt qua cầu Thê Húc, du khách sẽ đến Đắc Nguyệt Lâu – một tòa nhà được xây dựng với hai tầng mái vòm, trang trí bằng phù điêu gợn mây tại bốn góc. Hai bức tranh đắp nổi, bao gồm bức Hoành Phi Long Mã Hà Đồ ở bên phải và bức Hoành Phi Thần Quy Lạc Thư ở bên trái được treo trên Đắc Nguyệt Lâu.

Kiến trúc của đền Ngọc Sơn được thiết kế theo hình dạng chữ Tam, với ba khu vực chính bao gồm bái đường, trung đường và hậu cung:

  • Bái đường là nơi du khách hành lễ đầu tiên, được trang trí bằng một hương án lớn cùng hai đôi chim anh.
  • Trung đường là nơi tôn vinh các vị thần học vấn nổi tiếng, bao gồm Văn Xương, Quan Vũ và Lã Tổ.
  • Hậu cung là nơi tôn kính vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo, người đã ba lần đánh bại quân Nguyên Mông.

Phía Nam của đền có một đình được gọi là Trấn Ba (đình chắn sóng) được xây dựng theo kiến trúc hình vuông với tám mái, trong đó có tám cột chống đỡ. Bốn cột ở bên ngoài được làm bằng đá và bốn cột bên trong được làm bằng gỗ.

Bao quanh bởi các công trình kiến trúc độc đáo

Tháp Bút

Tháp Bút nằm tại cổng đền, được xây bằng đá với chiều cao 9m, đặt trên một gò đá tượng trưng cho ngọn núi Độc Tôn. Trên tháp, khắc dòng chữ “Tả Thanh Thiên” có ý nghĩa “Viết Lên Trời Xanh”. Tháp này đã trải qua hơn 150 năm lịch sử tính đến hiện nay.

 Đài Nghiên

Ở vị trí dưới chân Tháp Bút, có một Đài Nghiên được chế tác từ đá xanh và được đặt trên ba con thiềm thừ. Trên mặt Đài Nghiên có khắc bài thơ của Nho sĩ Nguyễn Văn Siêu. Nếu may mắn, du khách đến tham quan đền vào lúc mặt trời đứng bóng sẽ được chiêm ngưỡng cảnh bóng Tháp Bút chấm chính xác vào giữa lòng Đài Nghiên, tạo nên hình ảnh độc đáo khó quên.

Cầu Thê Húc

Cầu Thê Húc là một cây cầu được chế tác bằng gỗ, có hình dáng cong cong giống như con tôm. Tên gọi “Thê Húc” mang ý nghĩa là nơi đón tia nắng Mặt Trời đầu tiên vào buổi sáng sớm. Đây là một biểu tượng đặc trưng cho thần Mặt Trời và cũng là con đường dẫn vào đền Ngọc Sơn.

Bên trong đền Ngọc Sơn có gì? Khám phá tiêu bản cụ rùa trong đền Ngọc Sơn

Điểm đặc biệt thu hút sự chú ý của du khách đến tham quan đền Ngọc Sơn là nơi trưng bày hai bản sao cụ rùa được đặt trong lồng kính. Với bên trái là bản sao của cụ rùa qua đời vào năm 1967, còn bên phải là bản sao cụ rùa cuối cùng được tìm thấy vào năm 2016.

Để tạo ra bản sao của cụ rùa cuối cùng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã hợp tác với các chuyên gia từ Bảo tàng Berlin thực hiện bằng phương pháp nhựa hóa của Đức trong hai năm.

Sử dụng hệ thống chiếu sáng hiện đại và công nghệ bảo quản mẫu vật, hình ảnh của bản sao cụ rùa hiển thị rất rõ nét. Nếu có dịp đến đền Ngọc Sơn, du khách không nên bỏ qua khu vực này.

Kinh nghiệm đi lễ ở đền Ngọc Sơn Hồ Hoàn Kiếm

Vào các dịp lễ Tết hoặc các ngày đặc biệt trong năm, du khách thường tới đền Ngọc Sơn để dâng lễ, xin lộc, cầu bình an và may mắn. Đền Ngọc Sơn cũng là nơi sĩ tử đến để cầu khấn trước khi thi, mong được phù hộ để đỗ đạt và thành công trong cuộc sống.

Để thực hiện nghi lễ tại đền Ngọc Sơn, du khách nên lựa chọn những lễ vật trang trọng và phù hợp để dâng cửa đề. Một trong những lựa chọn phổ biến hiện nay là oản lễ bởi tính thẩm mỹ cao và ý nghĩa tâm linh sâu sắc.

Tại đền Ngọc Sơn, du khách có thể thực hiện các bài văn khấn tùy theo nhu cầu. Có ba bài văn khấn đền Ngọc Sơn phổ biến là: văn khấn Thành Hoàng, văn khấn Tam Tòa Thánh Mẫu, văn khấn Ban Công Đồng, tương ứng với từng bàn thờ khác nhau trong đền. Các bài khấn này cũng có thể áp dụng cho các đền khác ở Hà Nội và trên toàn quốc.

Thời điểm thích hợp để đến đền Ngọc Sơn

Đền Ngọc Sơn luôn tấp nập du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, chiêm bái. Đây cũng là nơi học sinh thường lui tới mỗi khi mùa thi đến. Bạn có thể đến thăm ngôi đền bất cứ lúc nào. Nếu đến cúng thì nên đến vào ngày rằm hoặc mùng một hàng tháng.

Nếu đến để tham quan, bạn không nên đi đền Ngọc Sơn vào hai ngày này để tránh đông đúc, bạn sẽ không được chiêm ngưỡng, khám phá hay cảm nhận vẻ đẹp của ngôi đền trong những ngày đó. Ngoài ra, nếu muốn lưu giữ những khoảnh khắc cầu Thê Húc trước chùa, bạn nên chọn những ngày nắng đẹp, thời tiết dễ chịu.

Đền Ngọc Sơn luôn là niềm tự hào của người dân Hà Thành. Ngôi đền này không chỉ mang vẻ đẹp cổ kính mà còn mang ý nghĩa tâm linh to lớn đối với người dân Hà Nội. Mỗi khi mùa thi đến, nơi đây chật ních học sinh, sinh viên đến thắp hương mong đỗ đạt. Ngoài ra, đây còn là điểm tham quan không thể bỏ qua của du khách trong nước và quốc tế mỗi khi đặt chân đến thủ đô ngàn năm văn hiến.

Đền ngọc sơn

Những lưu ý khi tham quan đền Ngọc Sơn

  • Trong chùa, không đặt tiền thật hoặc tiền âm phủ trên bàn thờ hoặc đài hành lễ. Có thể đặt tiền âm phủ vào đình nhưng không nên đặt tiền thật.
  • Rượu, bia, thuốc lá không được đặt trên bàn thờ Phật, nhưng có thể đặt trên bàn thờ Thánh.
  • Nhiều bạn có thói quen mang đồ từ chùa chiền về bàn thờ tại gia, điều này là không nên. Đồ đã cúng rồi không còn gì để cúng lại. Ngoài ra, nhiều đồ vật chứa trường khí âm ảnh hưởng không tốt đến bàn thờ.
  • Không được lấy cành lộc đặt trên bàn thờ trong nhà. Cành lộc chứa nhiều trường khí xấu có hại cho tổ tiên, thần linh trong nhà.
  • Ăn nói phải nhẹ nhàng, ăn mặc lịch sự, không được tùy tiện chỉ vào đền thần.
  • Không nên chụp ảnh ở khu thờ tự.
  • Khi thắp hương không để hương bị tắt.
  • Chỉ cần bỏ tiền vào hòm công đức, không rải tiền khắp chùa.
  • Khi vào chính điện của đền, chùa không được vào bằng cửa chính mà phải qua hai cửa phụ, đồng thời không được đẫm lên bậu cửa.
  • Khi bước đi không nên cắt ngang qua mặt các người đang quỳ lạy.
  • Muốn hành lễ thì không được quỳ sau người thắp hương. Tùy theo giáo phái, có thể đứng/quỳ trong buổi lễ, nhưng bạn phải đi lên trước.
  • Không dâng, cúng thức ăn mặn trong chùa như đình, đền. Đa số chúng ta nghĩ rằng chỉ có trong chùa mới được cúng chay và Thánh Thần mới được cúng mặn, điều này không phải vậy.
  • Khi làm lễ ở đền Ngọc Sơn cần lưu ý hành lễ từ chính điện rồi từ phải qua trái vào sâu bên trong.
  • Khi vào chính điện, người ta vào từ hai cửa bên, không qua cửa giữa mà phải bước qua bậu cửa.

Trên đây là một số thông tin về Đền Ngọc Sơn mà Đồ thờ Hưng Vũ muốn chia sẻ với các bạn về một ngôi chùa nằm ở Hà Nội. Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về ngôi đền này nhé!

Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các ngôi chùa khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tớ nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *