Đền Cầu Muối Thái Nguyên: Cụm di tích Đình – Chùa nổi tiếng

Đền Muối Thái Nguyên từ lâu đã được nhiều du khách biết tới và ghé thăm. Tuy nhiên, đền Cầu Muối lại nằm trong cụm di tích đình, đền, chùa Cầu Muối vì vậy khiến nhiều người có thể nhầm lẫn.

Ngoài ra, đây là nơi thờ cúng thiêng liêng cũng như là địa điểm tham quan nổi tiếng của huyện Phú Bình. Là di tích gắn liền với lịch sử Cách Mạng đấu tranh của dân tộc ta.

Vậy hôm nay hãy cùng Đồ Thờ Hưng Vũ khám phá về cụm di tích Đền Cầu Muối tỉnh Thái Nguyên qua nội dung sau nhé!

Giới thiệu Đền Muối

Đền Muối hay Đền Cầu Muối là cụm di tích nằm ở trung tâm làng Cầu Muối thuộc xã Tân Thành, Phú Bình, Thái Nguyên

Đây là cụm di tích gồm 1 đình, 2 đền và 1 chùa, nằm ở thế tựa lưng vào núi:

  • Đình Cầu Muối
  • Chùa Cầu Muối
  • Đền Cầu Muối, hay còn được gọi là đình Muối
  • Chùa Muối và đền Muối.

Tên gọi của cụm di tích này thường là đình Cầu Muối, chùa Cầu Muối, đền Cầu Muối. Nhưng để gọi tên nhanh người ta hay gọi là đình – đền – chùa Cầu Muối, hay đình Muối, chùa Muối và đền Muối.

Đền Cầu Muối Thái Nguyên

Đền – Chùa Cầu Muối ở đâu?

Cụm di tích Chùa Cầu Muối cách thủ đô Hà Nội khoảng 70 km về phía Đông Bắc; cách thành phố Thái Nguyên khoảng 40km về phía Đông Nam; cách trung tâm huyện Phú Bình khoảng 11km về phía Đông.

Cụm di tích đình, đền, chùa Cầu Muối tọa lạc trên địa bàn xóm Cầu Muối, xã Tân Thành huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Đây là nơi thờ cúng thiêng liêng, là địa điểm thăm quan nổi tiếng của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

Vị trí Đền Cầu Muối (Đình Cầu Muối)

Lịch sử Đền Muối

Theo sử sách ghi lại, làng Cầu Muối có từ thế kỷ 18, thời hậu Lê, đời vua Lê Dụ Tông (1705-1729). Trong nội dung văn bia khắc trên cây hương đá tứ diện“Linh Sơn Tự” tại chùa Cầu Muốicho biết: vào năm 1719, tức năm Kỷ Hợi, niên hiệu Vĩnh Thịnh, đình – đền – chùa Cầu Muối được xây dựng ở trung tâm làng Cầu Muối, xã Tân Thành, huyện Tư Nông, phủ Phú Bình, xứ Thái Nguyên, gồm 1 đình, 2 đền và 1 chùa. Cụm di tích nằm ở thế tọa sơn, trên ba quả đồi rộng khoảng hơn 3ha, với cảnh mây núi bao phủ, gió mát quanh năm tạo nên môi trường tĩnh mịch, thanh bạch, cổ kính và uy nghiêm.

Truyền thuyết kể rằng, xưa kia vào thời Hậu Lê, có 2 mẹ con bà bán muối ở Tiên Du, Bắc Ninh đi cung cấp muối để nuôi quân và nuôi dân trong vùng. Khi ngang khu vực này, thì thấy không khí trong lành, núi non hùng vĩ và nhiều cây xanh tốt bèn dừng chân tại đây để nghỉ ngơi. Người con thấy khát nước nên đòi người mẹ đi lấy nước. Người mẹ xuống khe suối ngay dưới chân núi lấy nước rồi mang lên cho con.Nhưng lúc quay lại thì không thấy người con đâu. Lo lắng, người mẹ và dân làng đi tìm xung quanh, ba bốn ngày sau mới tìm thấy xác người con bị hổ vồ chết. Nhưng kỳ lạ, hổ đói lại không ăn thịt. Và cũng kì lạ hơn, không biết từ đâu, mối đã đùn đất che kín người con chỉ để hở 2 bàn chân. Dân làng thấy lạ, bèn làm lễ cúng, đắp mộvà chôn cất người con tại đó. Mỗi ngày, mỗi tháng qua đi phần mộ đó được mối đùn đất lên ngày một to hơn và thành một gò đất cao. Lúc đó, dân làng được Mẫu báo mộng cho biết đó là vùng đất thiêng, bèn lập đền thờ Công Đồng Cầu Muối, thờ mẫu Liễu Hạnh ngay trên gò đất đó và trông coi cẩn thận từ đó đến bây giờ.

Cũng từ ngày đó, biết đây là vùng đất thiêng, dân làng dựng thêm lên 01 ngôi đình, 01 ngôi chùa và 01 ngôi đền, đều đặt tên là Cầu Muối, chính là dựa theo truyền thuyết kể trên.

Hiện nay, đền Công Đồng Cầu Muối nằm trên một quả đồi hình bán nguyệt, cao chừng 50m, là nơi thờ Mẫu Liễu Hạnh, quan Trần Triều và bà chúa Muối, nơi được tương truyền là rất linh ứng và thiêng liêng. Bên trong hậu cung của đền Công Đồng ngay dưới tượng và ban thờ Ngũ Hổ thần quan là mộ của bà chúa Muối, có trong truyền thuyết được nhân dân truyền miệng tới ngày nay.

Đình và Chùa Cầu Muối cùng nằm trên một quả đồi thoai thoải rộng khoảng hơn 1ha, có thế tựa sơn, xung quanh có đồi cây tươi tốt, khuôn viên rộng rãi và thoáng đãng. Đình Cầu Muối thờ thành hoàng làng là Cao Sơn Quý Minh Đại Vương, tức đức thánh Đuổm Dương Tự Minh, thủ lĩnh phủ Phú Lương, một vị tướng tài dưới thời nhà Lý. Ông là một danh nhân lịch sử, người có công lớn giúp vua chỉ huy đánh đuổi giặc Tống, bảo vệ vững chắc vùng biên cương phía bắc của đất nước Đại Việt. Ông còn có công lớn trong việc khai khẩn điền địa, phát triển kinh tế và đã đưa phủ Phú Lương, trong đó có vùng đất Thái Nguyên trở nên trù phú, đem lại bình yên cho nhân dân vùng biên viễn phía Bắc. Sau khi mất, Dương Tự Minh được triều đình nhà Lý phong là “Uy viễn đôn Tĩnh Cao Sơn quảng độ chi thần”, các triều đại về sau đều có sắc phong ông là “Cao sơn quý minh thượng đẳng thần”. Dọc theo dải sông Cầu từ Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang…, nhân dân lập đền, miếu, đình để thờ cúng, tôn ông là Thành Hoàng Làng và được xem như là vị Thần hộ mệnh cho nhân dân.

Chùa Cầu Muối quay về phương Nam là nơi thờ Phật. Hướng Nam đón gió mát, tránh gió tây nóng; vừa là hướng thuận với triết lý âm dương ngũ hành; vừa có ý nghĩa là các Đức Phật và Bồ Tát ngồi quay hướng Nam để phổ độ và cứu vớt chúng sinh.

Đền Cầu Muối Thái Nguyên

Cụm di tích Đền Cầu Muối

Chi tiết thông tin về cụm di tích Đền Cầu Muối mà du khách nên biết:

Chùa Cầu Muối

Chùa Cầu Muối nằm trên một ngọn đồi thoai thoải, xung quanh là đồng ruộng, đồi cây tươi tốt, khuôn viên chùa rộng rãi, thoáng đãng. Chùa có thế tựa sơn, khung cảnh mây núi bao phủ, gió mát thổi quanh năm; còn có cây Trâm Mai cổ thụ trước chùa đã hơn 300 năm tuổi cành lá xum xuê tỏa bóng, gắn với nhiều câu chuyện li kì.

Hướng chùa quay về hướng Nam đón gió mát; tránh gió tây nóng; đúng là vừa là hướng thuận với triết lý âm dương ngũ hành; vừa có nghĩa các Đức Phật và Bồ Tát ngồi quay hướng Nam để nghe lời kêu cứu của chúng sinh. Cách bài trí tượng thờ như thu lại toàn bộ Tam Bảo; các đồ vật thờ trong chùa được bài trí theo giáo lý của đạo Phật. Các lớp tượng thờ được bày từ ngoài vào trong, sắp xếp từ thấp lên cao, làm cho không khí tĩnh lặng, linh thiêng.

Đình cầu Muối

Đình Cầu Muối là địa điểm đầu tiên ghé đến trong hành trình về với cụm di tích nổi tiếng ở Thái Nguyên này. Đình thờ thần Thành hoàng làng là Cao Sơn Quý Minh Đại Vương (tức Dương Tự Minh), một tướng tài dưới thời nhà Lý.

Dương Tự Minh là người có công lớn đối với Thái Nguyên, sau khi ông mất nhân dân lập đền, miếu, đình để thờ cúng và tôn ông lên thành Thành hoàng làng. Đình có tiền đình và hậu cung. Ban thờ Dương Tự Minh ở hậu cung, tại đây cũng lưu giữ hương án và ngai thờ là những hiện vật gốc của đình.

Đền Cầu Muối

Đền Cầu Muối hay đền Muối gồm đền Công Đồng thờ Mẫu Liễu Hạnh và đền Thượng thờ Mẫu Thượng Ngàn.

Đền Công Đồng gắn liền với câu chuyện truyền thuyết, rằng xưa kia cách đây chừng 300 trăm về trước tức là thời Hậu Lê, có 2 mẹ con nhà kia đi bán muối, đi đến khu vực ngôi Đền ngự trị bây giờ, thời đó dân cư còn thưa thớt nên rừng cây um tùm, rậm rạp có nhiều thú dữ. Đến đây hai mẹ con cảm thấy mệt và khát nước. Người mẹ ngồi nghỉ đợi đứa con đi lấy nước, nhưng đợi mãi không thấy người con quay lại.

Lo lắng người mẹ đi tìm đứa con. Tìm đến nơi thì đã thấy con bị hổ vồ chết nhưng lại không bị ăn thịt. Con hổ thấy người mẹ cũng vồ lấy. Hai mẹ con nằm chết cạnh nhau. Nhưng lạ thay chưa đầy một ngày mà mối đã đùn đắp đất đầy lên người hai mẹ con, chỉ để hở mỗi 2 bàn chân. Dân làng coi đó là việc lạ nên lập đền thờ và trông coi cẩn thận.

Cách Đền Công Đồng khoảng 300m về phía Tây Bắc là Đền Thượng, Ngôi đền tọa lạc trên một quả đồi cao trên 100m so với mặt bằng xung quanh. Nhìn xa xa ngôi đền như hình một con voi phủ phục. Cũng như Đình – Chùa Cầu Muối và Đền Công Đồng, quả đồi Đền Thượng tọa lạc cũng được phủ xanh cây keo lai và một số cây gỗ quý.

Đường lên Đền cũng được làm bằng bê tông xây gạch từ tháng 12/2003. Cụm di tích này còn lưu giữ lại một số hiện vật như: Chiêng núm đồng; chuông nhí đồng, giá văn tế, nhang án, ngai thờ, cối đá, 5 bát hương gốm cổ, 23 pho tượng và cây hương đá được lập năm 1719

Đến với cụm di tích Cầu Muối, không chỉ tìm hiều về những giá trị lịch sử nơi đây mà còn được chiêm bái, cầu nguyện. Đặc biệt là biết thêm về câu chuyện quanh đền Muối ở Thái Nguyên và những kiến trúc chùa, đình Cầu Muối.

Đền Cầu Muối Thái Nguyên

Đền Thượng

Điểm đến cuối cùng trong chuyến hành hương về với cụm di tích lịch sử đình – đền – chùa Cầu Muối là đền Thượng. Từ đền Công Đồng di chuyển khoảng hơn 300m về phía Tây Bắc, du khách sẽ tới đền Thượng nằm trên đỉnh một ngọn đồi cao. Đền Thượng thờ Mẫu Thượng Ngàn – một trong Tứ bất tử của đạo Mẫu. Trải qua những thăng trầm của thời gian, đền bị xuống cấp và được tôn tạo vào năm 1999.

Hiện nay, cụm di tích này còn lưu giữ được nhiều hiện vật gốc có giá trị nghệ thuật và niên đại cổ xưa như: chiêng núm đồng; chuông nhí đồng; giá văn tế; nhang án; ngai thờ; cối đá; bát hương gốm cổ; pho tượng và cây hương đá được lập năm 1719…

Du khách đến với cụm di tích Cầu Muối để cầu tài, cầu may, cầu sức khỏe. Trước đây, người đến chiêm bái chủ yếu là người trong tỉnh Thái Nguyên và những ước nguyện của họ đều thành hiện thực. Tiếng lành đồn xa, đình – đền – chùa Cầu Muối ngày càng được nhiều người tìm đến, không chỉ du khách khu vực phía Bắc mà có cả những người đến từ miền Trung, miền Nam.

Trong mâm lễ dâng lên các ban thờ khi đến với Cầu Muối không thể thiếu hai lễ vật là gạo và muối, tượng trưng cho sự đậm đà, ấm no.

“Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”

Vì lẽ đó mà dịp đầu xuân năm mới, lượng du khách tìm về với đình – đền – chùa Cầu Muối cực kì đông. Ngày khai hội của đền Cầu Muối vào mùng 4 tháng Giêng Âm lịch và kéo dài đến hết tháng Giêng. Dịp cuối năm, cụm di tích đình – đền – chùa Cầu Muối cũng sẽ mở cửa cho khách thập phương tới làm lễ, tỏ lòng biết ơn vì những điều mong cầu dịp đầu năm đã được như ý.

Trên đây là một số thông tin về Đền Muối mà Đồ thờ Hưng Vũ muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng qua nội dung trên bạn sẽ không còn bơ ngỡ về cụm di tích đình – đền – chùa Cầu Muối tại Thai Nguyên nữa.

Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các địa danh văn hóa khác thì hãy theo dõi bài viết mới nhất của chúng tôi nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *