Đền Artemis – Nữ thần Artemis Trong Thần Thoại Hy Lạp

đền artemis

Đền Artemis là một ngôi đền thờ nữ thần săn bắn Artemis, còn được gọi là đền thờ Diana. Nó được xây dựng từ đá cẩm thạch bởi kiến trúc sư Chersiphron và con là Metagenes. Đền Artemis từng được coi là một trong những kỳ quan thế giới cổ đại. Tuy nhiên, ngôi đền đã bị hủy hoại nhiều lần trong suốt thời gian tồn tại của nó. Một trong những sự kiện nổi tiếng nhất là trận hỏa hoạn vào năm 356 TCN khi một kẻ cuồng danh đã đốt đền. Mặc dù ngôi đền đã bị phá hủy, nhưng vẫn còn tồn tại một số di tích và tượng Artemis không bị hư hại. Hôm nay hãy cùng mình tìm hiểu thêm về ngôi đền này nhé!

Nữ thần Artemis Trong Thần Thoại Hy Lạp

Người ta thường biết đến đền Artemis là một trong bảy kỳ quan từng tồn tại trong thế giới cổ đại, hay một công trình nằm giữa thành cổ Ephesus lộng lẫy và bí ẩn, nhưng nơi đây còn gắn liền với câu chuyện kẻ đốt đền Herostratus chấn động lịch sử một thời, gây xôn xao qua nhiều thế kỷ, không thể nào quên như cách người dân lúc đấy mong muốn.

Trong Thần Thoại Hy Lạp, nữ thần Artemis rất xinh đẹp, là con gái của thần Zeus tối cao và leto. Nàng là em sinh đôi của thần Appollo, rất giỏi việc săn bắn, là hiện thân cho sự chung thủy, trinh tiết trong tình yêu. Nữ thần này được người dân dựng đền thờ và cúng tế hàng năm như tất cả các vị thần lớn khác tại Hy Lạp.

Ngôi đền thờ vốn dĩ là chỗ rất linh thiêng, là một nơi để thần linh truyền ý muốn hoặc những lời nhắc nhở, cảnh bào đến loài người và cũng là nơi con người cầu nguyện thần linh giúp đỡ. Vậy mà có kẻ to gan đốt đến, không màng đến sự tức giận và trừng phạt của nữ thần. Đó là ai và câu chuyện ra sao?

Lịch sử của ngôi đền

Theo nhà văn La Mã thế kỷ thứ nhất Pliny the Elder, ngôi đền Ionic mới tráng lệ được giám sát bởi kiến trúc sư bậc thầy Chersiphron của Knossos trong khi Strabo, nhà địa lý người Hy Lạp (khoảng 64 TCN – khoảng 24 CN), báo cáo rằng công lao của cả Chersiphron và con trai ông ta là Metagenes. Tuy nhiên, cả hai nhân vật có thể đã thực sự sống vào thế kỷ thứ 8 trước Công nguyên và do đó đã tham gia vào phiên bản đầu tiên của ngôi đền. Tuy nhiên, một chuyên luận về ngôi đền được viết vào giữa thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên được cho là của Chersiphron và Metagenes. Vitruvius, kiến trúc sư và nhà văn La Mã thế kỷ 1 trước Công nguyên, đã bắt đầu dự án bởi cặp đôi cũ và hoàn thành bởi Paeonius của Ephesus.

Bắt đầu năm 550 TCN, ngôi đền bằng đá cẩm thạch sẽ mất 120 năm để hoàn thành, và giống như những người tiền nhiệm của nó, nó được dành riêng cho Artemis và vì vậy đôi khi được gọi là Artemisium (hoặc Artemision). Giống như hầu hết các đền thờ nữ thần trong thế giới Hy Lạp, nó nằm cách thành phố một quãng ngắn vì Artemis được cho là chủ trì các ranh giới (vật chất hoặc cách khác), thảm thực vật hoang dã, động vật và thiên nhiên nói chung. Theo Pliny the Elder trong cuốn Lịch sử tự nhiên của ông, ngôi đền có chiều dài 129,5 mét (425 ft) và rộng 68,6 mét (225 ft), gần gấp đôi kích thước của đền Parthenon thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên tại Athens (69,5 x 30,9m).

Nó có 127 cột cao 18,3 mét (60 ft) và đường kính 1,2 mét (4 ft). Các cột được sắp xếp thành một hàng kép ở cả bốn phía, tám hoặc chín cột ở các cạnh ngắn và 20 hoặc 21 cột ở các cạnh dài. Những cột trên mặt tiền được trang trí bằng những hình phù điêu trong thần thoại Hy Lạp.

Diềm trang trí của ngôi đền mang những cảnh liên quan đến Amazons, những người, trong thần thoại Hy Lạp, được cho là đã tìm nơi trú ẩn tại Ephesus từ Hercules. Các khối lưu trữ phía trên các cột được ước tính nặng 24 tấn mỗi khối, và kỳ công của kỹ thuật đã đặt chúng vào đúng vị trí khiến người Ephesian tin rằng đó là tác phẩm của chính Artemis. Theo Vitruvius trong On Architecture (2.9.13) của mình, bức tượng thần Artemis được sùng bái trong ngôi đền (và là bức tượng mà toàn bộ dự án thực sự được bắt đầu) được làm bằng gỗ tuyết tùng.

Nền móng của ngôi đền đã nhận được một số sự chú ý, đầu tiên là bởi Pliny the Elder, người đã ca ngợi kỹ sư và nhà điêu khắc Theodorus của Samos vì đã chuẩn bị chúng trên vùng đất đầm lầy và do đó giảm thiểu tác động của động đất. Pliny cũng lưu ý rằng các lớp da cừu xen kẽ và than củi được đóng gói đã được sử dụng để mang lại sự ổn định cần thiết nhằm hỗ trợ trọng lượng khổng lồ của các cấu trúc sắp được xây dựng bên trên. Các cuộc khai quật tại địa điểm này vào năm 1870 sau Công nguyên đã thực sự tiết lộ rằng nền móng của ngôi đền bao gồm các lớp vữa mềm và than củi. Các lớp vụn đá cẩm thạch và than củi cũng đã được phát hiện trong các cuộc khai quật vào thế kỷ 20 sau Công nguyên, nhưng cả hai cuộc thám hiểm đều không tìm thấy bằng chứng về da cừu.

đền artemis

Câu Chuyện Kẻ Đốt Đền

Chuyện kể rằng, vào một đêm hè của năm 356 TCN cũng là lúc vị đại đế Alexander ra đời. Một ngọn lửa lớn bất ngờ cháy bùng lên ở đền Artemis, từ những món đồ cúng tế và đến bức màn che trước tượng thần. Ngọn lửa càng lúc càng lan tỏa, nhanh chóng cháy đến các cửa ra vào bằng gỗ tẩm dầu, rồi cháy lên mái nhà.

Trong chốc lát, ngôi điện thờ duy nhất nằm trong 7 kỳ quan của cổ đại đã trở thành những đống đổ nát, khói lửa mịt mù, dưới bầu trời đen tối chỉ còn thấy nhô lên hình bóng những chiếc cột đá cẩm thạch. Sau vụ cháy lịch sử này, các nhà chức trách đã điều tra nguyên nhân và ngay lập tức xác định ra thủ phạm là một cái tên mãi mãi được lưu truyền về sau với biệt danh “kẻ đốt đền” – Herostratus.

Cũng một phần vì nguyên nhân này mà bây giờ, khi đi du lịch Thổ Nhĩ Kỳ, du khách chỉ còn nhìn thấy những tàn tích là các cột đá và phần nền chứ chẳng thể thấy cả công trình nguyên vẹn.

Người dân thành phố khi ấy vô cùng ngạc nhiên trước hành động đốt đền của kẻ tội phạm tày trời. Người ta thắc mắc vì sao một kẻ tầm thường lại dám phạm một tội lỗi khủng khiếp, đốt cả một ngôi đền thiêng liêng? Mà bất ngờ hơn cả là những lời thừa nhận của kẻ tội đồ tại phiên tòa xét xử sau đó. Herostratus đã làm ngỡ ngàng các quan tòa khi thừa nhận việc mình đốt ngôi đền chỉ vì muốn được nổi tiếng khắp thế gian, được lưu danh muôn thuở.

Hắn không có ý bất cứ ý đồ nào khác, chỉ quả quyêt rằng vụ việc mà hắn gây ra sẽ còn vang danh mãi về sau. Có người kinh sợ, có người ngạc nhiên trước những lời nói đó của hắn. Cuối cùng, người dân thành phố Ephesus đã đề ra một Nghị quyết, cho treo cổ Herostratus và kèm theo hình phạt bổ sung để cái tên hắn bị xóa bỏ hoàn toàn khỏi lịch sử: mãi mãi không được nhắc đến cái tên gắn liền với tội ác này theo bất kỳ hình thức nào!

Nhưng rồi thời gian trôi qua, cái tên Herostratus vẫn được ghi dấu cho đến ngày hôm nay. Có thể là vì sự kiện ngày ấy quá lớn khiến người ta không thể nào quên mà phải truyền lại cho đời sau, thế nhưng kỳ lạ là những điều tên phạm nhân khẳng định suốt mấy nghìn năm trước đã trở thành sự thật. Cái tên Herostratus chính thức trở thành kẻ đốt đền nổi tiếng nhất lịch sử nhân loại.

Lời Bàn Của Hậu Thế

Vào lúc đó có nhiều người thắc mắc tại sao nữ thần Artemis có quyền lực cao như vậy lại không bảo vệ được chính ngôi đền của mình? Câu hỏi đặt ra được người dân bàn tán xôn xao để tìm câu trả lời. Có nhiều câu trả lời được đưa ra, nhưng phần lớn mọi người đều cho rằng: “Vào lúc kẻ đốt đền ra tay thì nữ thần Artemis đang bận bịu với sự ra đời của đại đế Alexander. Nên người không thể bảo vệ được đền của mình”.

Quay trở lại với Herosteatus, trọng tội mà hắn gây ra đã khiến phần lớn ngôi đền thờ nữ thần Artemis thiêng liêng sụp đổ. Ngôi đền nguy nga và đồ sộ nhất thời bấy giờ, được dựng nên hoàn toàn bằng đá cẩm thạch sau đám cháy gần như tàn lụi. Tuy nhiên, ngôi đền không bị hủy diệt hoàn toàn. Trong đống đổ nát ấy, người dân thành Ephesus đã tìm thấy tượng Artemis hầu như vẫn còn nguyên vẹn. Bằng niềm tin vào sự bảo hộ và chỉ dẫn của vị thần đáng kính, họ lập tức tái thiết, xây dựng lại một ngôi đền mới ở đây với sự quyên góp tiền của của người dân khắp nơi đổ về.

Sau hơn 10 năm xây dựng, đền Artemis mới đã được hồi sinh và thậm chí còn cao lớn, sang trọng hơn ngôi đền cũ. Nơi đây tiếp tục là trung tâm đời sống tôn giáo, kinh tế và văn hóa của người dân Ephesus trong vài trăm năm tiếp theo, trước khi thành phố suy tàn, để ngôi đền bị bỏ hoang và một lần nữa bị phá hủy. Nhưng lần này, là hủy diệt bởi sức mạnh của thời gian.

Bây giờ, người ta xót xa trước những gì còn lại của ngôi đền Artemis kỳ vĩ. Thành cổ Ephesus nơi vẫn còn sót lại nhiều công trình kiến trúc tráng lệ, nhưng với đền thờ Artemis chỉ còn là một bãi hoang đầy lau sậy cùng những đống đổ nát, những cột đá chơ vơ. Ngôi đền hai lần bị tàn phá, một lần bởi con người và một lần bởi thời gian, chỉ còn câu chuyện về những giá trị to lớn của nó và kẻ đốt đền nổi tiếng nhất lịch sử gắn liền với nó thì vẫn mãi còn vang danh.

đền artemis

Công cuộc xây dựng lại ngôi đền mới cho nữ thần

Cách không bao lâu sau vụ cháy, ý kiến về một ngôi đền mới lại một lần nữa được đưa ra dưới sự hỗ trợ tài chính của Alexander Đại Đế. Kiến trúc sư là ông Scopas of Paros, một trong những nhà điêu khắc nổi tiếng nhất thời bấy giờ. Đến thời điểm này, Ephesus đã là một trong những thành phố lớn nhất ở Tiểu Á và ngôi đền mới này sẽ là một “tượng đài tuyệt vời cho sự tráng lệ của người Hy Lạp và là một trong những điều đáng ngưỡng mộ trong long mỗi người dân”.

Được xây dựng trên nền đất cũ cùng nhiều lớp than vụn bên dưới và phủ bên trên là những lớp lông cừu. Có nhiều lí do để khởi công lại ngay trên vị trí cũ nhưng họ cho rằng việc này sẽ giúp bảo vệ ngôi đền khỏi các trận động đất xảy ra tại khu vực này. Ngôi đền được cho là tòa nhà đầu tiên được xây hoàn toàn bằng đá cẩm thạch. Giống như người tiền nhiệm của nó, ngôi đền có 36 cột có phần dưới được chạm khắc tinh tế. Bên trong ngôi đền còn có nhiều tác phẩm nghệ thuật như bốn pho tượng bằng đồng của người phụ nữ Amazon.  Theo thần thoại kể lại, những người Amazon đã đến đây và lập nên thành phố này trong khi đang trốn chạy khỏi sự truy đuổi của Heracles – một vị thần Hy Lạp.

đền artemis

Các công cuộc khai quật để tìm những tàn tích

Sau khi được phục dựng lại dưới sự chỉ huy của Alexander Đại Đế, ngôi đền cũng không được tồn tại lâu khi lại một lần nữa bị người  Goths đến xâm chiếm và phá hủy vào năm 268 SCN, rồi lại được sửa chữa và chính thức đóng cửa vào năm 391 SCN bởi Hoàng đế La Mã Theodosius Đại đế đã phê chuẩn Kito giáo là quốc giáo nên đã đóng cửa tất cả các đền đa thần. Dần dần ngôi đền và cả thành phố Ephesus mất giá trị của nó và bị lãng quên theo thời gian, người dân có thể tháo dỡ các bộ phận của đền ra làm vật liệu xây dựng. Vào cuối thế kỷ trung cổ, thành phố cổ đại Ephesus và ngôi đền hùng vĩ của nó đã không còn lại một dấu vết nào và không ai nhớ chúng đã từng tọa lạc ở đâu.

Mãi đến năm 1904, một cuộc thám hiểm của Bảo tang Anh dưới sự lãnh đạo của nhà khảo cổ Hograth tiếp tục công cuộc khai quật và tìm lại tàn tích của kỳ quan cổ. Qua nhiều nghiên cứu trên mạng và dành nhiều năm tìm kiếm, cuối cùng ông đã tìm thấy được nền móng của ngôi đền dưới lớp phù sa dày 6m cùng nhiều kho báu quý giá.

Trên đây là một số thông tin về Đền Artemis mà Đồ thờ Hưng Vũ muốn chia sẻ với các bạn về một ngôi chùa nằm ở thành cổ Ephesus. Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về ngôi đền này nhé!

Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các ngôi chùa khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tớ nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *