Chùa Long Hưng Đông Anh Hà Nội ở vị trí nào? Tại sao ngôi chùa này lại nổi tiếng? Di chuyển tới Chùa Long Hưng như thế nào?
Cùng Đồ Thờ Hưng Vũ tìm hiểu nội dung dưới đây để giải đáp các câu hỏi trên nhé!
Giới thiệu Chùa Long Hưng Đông Anh
Chùa Long Hưng Đông Anh nằm ở thôn Phương Trạch, xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, TP Hà Nội. Chùa Long Hưng hiện là Trung tâm Biên, Phiên Dịch Quốc Tế trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Nằm trong khu địa tạng chùa có một không gian rất đặc biệt, đó là ngôi nhà tâm linh dành cho những người đã khuất.
Đây là một ngôi chùa có kiến trúc độc đáo và đẹp mắt, với nhiều tượng Phật và các tác phẩm nghệ thuật tinh xảo. Chùa Long Hưng là một điểm đến thú vị cho du khách và người dân địa phương để tham quan và tìm hiểu về văn hóa Phật giáo.
Chùa mang sức sống của một ngôi chùa năng động – nơi Phật tử thập phương tìm đến tu học và đón nhận ánh sáng an lạc từ Đức Phật. Ngoài ra, Chùa Long Hưng Đông Anh còn cho các gia đình
Vị trí chùa Long Hưng Đông Anh Hà Nội
Dấu ấn của Chùa Long Hưng
Có lẽ, ở Hà Nội hiếm có ngôi chùa nào có cây bồ đề rộng tán lá và có tuổi đời cả trăm năm. Gốc bồ đề này chính là dấu tích còn sót lại của ngôi chùa cổ.
- Trước kia, đây là ngôi chùa có lịch sử lâu đời gắn bó với người dân thôn Phương Trạch. Khi đó, cả trăm năm trước, nơi đây, cây bồ đề mọc trên tháp.
- Qua thời gian rễ cây bao phủ hết tháp, tạo thành không gian mang những nét đặc biệt ở ngay cổng chùa Long Hưng. Không gian ấy, khiến Phật tử nào đến chùa cũng ấn tượng với cây bồ đề vốn được coi là biểu tượng giác ngộ của Đức Phật.
- Cách trung tâm Hà Nội không xa, nhiều năm qua, chùa Long Hưng đã trở thành nơi để Phật tử thập phương tìm về chiêm bái, chiêm nghiệm cuộc sống.
Đây cũng là nơi để Phật tử gần xa tu học hướng đến sự tỉnh thức cũng như cuộc sống an lạc, bình an với những điều tốt đẹp ở phía trước.
Khám phá chùa Long Hưng
Chùa Long Hưng còn được biết tới là Trung tâm biên, phiên dịch xuất bản sách lĩnh vực Phật giáo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đồng thời là nơi tu học lớn tại khu vực Hà Nội, giúp mọi người hướng đến cuộc sống bình an, tinh tấn theo lời dạy của Đức Phật.
Theo lời kể của các cụ cao niên trong thôn, chùa Long Hưng được xây dựng vào thế kỷ thứ 15 với kiến trúc chữ Đinh, nằm trên điểm cao nhất của gò đất được hình thành do dòng chảy sông Thiếp uốn lượn bao quanh. Dòng sông Thiếp có điểm đầu bắt nguồn từ ao cổ trước đình làng được ví như đầu rồng. Vị trí chùa nằm ở phần thân của Rồng, chỉ có một lối vào duy nhất là cây cầu bắc qua sông Thiếp do dòng chảy tự nhiên uốn quanh tạo thế rồng quận ngọc. Chính vì vậy chùa được đặt tên là Long Hưng
Năm 2017, thể theo nguyên vọng của nhân dân, ban lãnh đạo thôn đã thỉnh thầy Thích Thanh Phong cùng các sư thầy trong giáo hội Phật giáo về trụ trì giúp nhân dân quản lý, tu bổ chùa Long Hưng ngày một khang trang.
Dưới tán cây bồ đề xòe rộng có tuổi đời hơn 100 năm là tôn tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trang nghiêm ngồi ngự với nét mặt điềm tĩnh, an nhiên. Đó là hình ảnh ấn tượng đầu tiên đối với bất kỳ ai khi bước qua cánh cổng Tam quan, đến với chùa Long Hưng.
Cây bồ đề mọc lên từ một trong số 2 tháp cổ còn sót lại từ thời xưa của chùa. Qua thời gian rễ cây bao phủ hết tháp, tạo thành không gian mang những nét đặc biệt. Không gian ấy, khiến Phật tử nào đến chùa cũng ấn tượng với cây bồ đề vốn được coi là biểu tượng giác ngộ của Đức Phật.
Một nét riêng ấn tượng của chùa Long Hưng là từ không gian tòa Tam Bảo đến nhà Tổ – đều được xây dựng thống nhất theo phong cách những khung võng thếp bạc với những tấm biển ca ngợi Đức Phật, chư Tổ và chân lý trường tồn.Tất cả được viết theo lối thư pháp bằng tiếng Việt, tinh tế, dễ đọc dễ hiểu, giúp cho tất cả mọi người đều dễ dàng cảm nhận được sự linh thiêng, trang nghiêm của không gian cũng như kết nối nơi đất Phật với sự biết ơn sâu sắc, tâm thành hướng đến lối sống tích cực, an vui và những điều tốt đẹp cho cộng đồng.
Tháng 3/2020, Trung tâm Biên, phiên dịch tư liệu Phật giáo quốc tế thuộc Ban Phật giáo Quốc tế có văn phòng đặt tại chùa Long Hưng được thành lập. Theo chia sẻ của Đại Đức Thích Vạn Lợi (Phó Giám đốc Trung tâm biên phiên dịch tư liệu Phật giáo quốc tế) đến nay, trung tâm đã xuất bản hơn 100 tác phẩm chuyên về Phật học, thiền học, ứng dụng lời dạy của Đức Phật trong cuộc sống.
Đại Đức Thích Vạn Lợi cho biết.
“Mỗi ngày, trung tâm có hơn 130 vị làm việc, trong đó có 45 vị trực tiếp làm việc tại chùa. Trung tâm được thành lập với sứ mệnh nhằm bảo tồn, phát huy giá trị lời Đức Phật dạy vào cuộc sống, lan tỏa tri thức Phật giáo, đem lại lợi lạc cho nhân sinh, cũng như góp phần nâng cao văn hóa đọc cho cộng đồng”
Trong nhiều năm qua, chùa Long Hưng đã trở thành nơi để nhân dân địa phương và Phật tử gần xa tìm về chiêm bái, tu học. Ngoài các đạo tràng thường xuyên tu tập tại chùa, vào các dịp cuối tuần đều có những khóa tu dành riêng cho từng đối tượng, từ học sinh sinh viên đến doanh nhân, người trung niên…
Chùa Long Hưng là nơi gửi tro cốt ở Hà Nội?
Chùa Long Hưng nổi tiếng với việc quản lý tro cốt bằng công nghệ hiện đại 4.0, những ai có người quá vãng cũng cảm thấy yên tâm khi gửi tro cốt tại đây.
Nhận được chủ trương từ TWGHPGVN, chùa Long Hưng ngay từ những ngày đầu đã luôn theo sát công việc quản lý tro cốt của người quá vãng được lưu trữ tại đây, nhờ có công nghệ 4.0 chùa đã quản lý tro cốt một cách chuyên nghiệp hơn.
Tất cả những hũ tro cốt đều được quản lý theo một công nghệ riêng vô cùng hiện đại, có mã QR riêng kết nối với hệ thống máy tính của nhà chùa. Ngoài ra, các hũ tro cốt được quản lý vô cùng cẩn thận, từ mã số quản lý, sổ sách lưu trữ và số điện thoại người thân các gia đình. Điều này làm cho việc quản lý tro cốt được chỉn chu và chuyên nghiệp.
Có thể bạn chưa biết, hũ đựng tro cốt được thiết kế bằng vật liệu làm từ nhôm Đuy-ra, đây là vật liệu dùng để chế tạo máy bay, chống cháy, nổ, động đất, mưa lũ. Như vậy, tro cốt và kỷ vật của người ra đi sẽ được bảo vệ một cách trọn vẹn ngay cả khi có thiên tai, đại họa xảy ra.
Phần chất lượng được nâng cấp, phần thiết kế còn được chú trọng cao hơn khi mẫu vỏ hộp được thiết kế hoa văn một cách tinh xảo, phù hợp với cảm xúc cũng như sự tôn nghiêm nơi của Phật.
Hơn nữa chương trình Đại lễ Cầu An số thứ 2 mùa II được tổ chức và ghi hình tại chùa Long Hưng, Hà Nội do Đại đức Thích Vạn Lợi làm chủ trì và được phát sóng trực tuyến trên nền tảng Youtube, Facebook của Truyền hình An Viên.
Các thông tin khác về Chùa Long Hưng
Ngoài các thông tin trên thì Đồ Thờ Hưng Vũ sẽ gửi tới bạn một vài thông tin cần biết chùa Long Hưng như:
Nơi gửi tro cốt vào chùa ở Hà Nội
Chùa Long Hưng được nhiều gia chủ biết tới và lựa chọn là nơi gửi tro cốt vào chùa ở Hà Nội
Chi phí gửi tro cốt vào Chùa Long Hưng
Chi phí gửi tro cốt vào Chùa Long Hưng dao động từ 500.000đ cho đến 90.000.000đ tùy thuộc vào thời gian gửi và vị trí gửi.
Trên đây là một số thông tin về Chùa Long Hưng Đông Anh, Hà Nội mà Đồ thờ Hưng Vũ muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về ngôi chùa này nhé!
Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các ngôi chùa khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tôi nhé.