Cùng Vũ Đồ Thờ Tìm Hiểu Về Tượng Phật Hộ Pháp .
Tượng Phật Hộ pháp là bảo hộ, hộ trì Chánh pháp,
trách nhiệm bảo hộ chúng sanh, độ đời, tiêu trừ mọi tai họa, hàng phục ma chướng .
Các Hộ pháp có một điểm chung là hộ trì Phật pháp không cho cái xấu cái ác trà trộn vào,
giúp con người thanh tĩnh, từ bi, một tâm hướng Phật.
Nhìn chung các hệ tượng Hộ pháp trong chùa Việt thường chia làm hai loại là thiện thần và ác thần.
Thiện là khuyến khích chúng sinh làm điều thiện, ác là trừng trị cái ác, cảm hóa cái ác đi đến cái thiện.
Các tượng thường chế tác rất lớn với các tư thế nghiêm nghị, cương quyết, thể hiện sức mạnh mang tính siêu nhiên.
Đầu đội mũ kim khôi, mình mặc giáp trụ để ngăn ngừa tam độc,
nhờ đó mà giữ được cái tâm trong sáng và cương quyết như kim cương.
Các tượng thường được đặt trên lưng con lân, tượng trưng cho sức mạnh trí tuệ.
Vì chỉ có trí tuệ sáng suốt và cái tâm thanh tịnh thì mới loại trừ được ác nghiệp.
Đó cũng là chân lý để đi tìm con đường giải thoát, mưu cầu hạnh phúc vĩnh viễn.
Cùng Vũ Đồ Thờ Tìm Hiểu Về Tượng Phật Hộ Pháp Khuyến Thiện Và Trừng Ác
Dạng Hộ pháp phổ biến là hai vị thần đối sánh thờ trong chùa mang tên Khuyến Thiện và Trừng Ác.
Đôi tượng Hộ pháp này thường tạc rất lớn, đầu cao chấm nóc nhà, bố trí ở hai bên tiền đường.
Thần trang phục như võ tướng, đầu đội mũ trụ, mặc áo giáp thân thể vạm vỡ, ngồi trên sư tủ có sẵn khí giới để bảo vệ đạo pháp.
Tượng thần Khuyến Thiện, tục gọi là “ông Thiện” thường tô mặt trắng ,
nét mặt thanh thản, đặt ở bên tay trái bàn thờ Phật (từ trong nhìn ra),
tay cầm viên ngọc thiện tâm, là báu vật của Phật tử, khích lệ mọi người noi theo.
Tượng thần Trừng Ác thì tô mặt đỏ, đặt bên tay phải bàn thờ Phật;
nét mặt thần giận dữ, lăm lăm vũ khí để trừng trị kẻ ác tâm như răn đe mọi người lánh xa con đường dẫn đến sa ngã.
Cùng Vũ Đồ Thờ Tìm Hiểu Quy Trình Sản Xuất Tượng Phật Hộ Pháp .
Phần Mộc ( phần thô ) chế tác ra tượng phật .
Chất liệu để chế tác ra Tượng Phật Hộ Pháp thường là gỗ mít .
Loại gỗ này dễ đục đẽo, bền và ít bị nứt và có ưu điểm dễ chạm khắc và sơn .
Thông thường gỗ của một cây mít già thường được đưa ra ao ngâm vài tháng,
giúp gỗ loại bỏ đi một số chất và côn trùng trong thân cây.
Sau đó, thân gỗ sẽ được vớt lên và để ra ngoài trời phơi hàng tháng cho kiệt nước.
Lúc này, gỗ đã có thể được sử dụng để bóc vỏ và pha cắt làm tượng.
Nếu gỗ vừa cỡ tượng thì nghệ nhân chỉ việc đẽo bỏ đi phần thừa,
nếu gỗ nhỏ mà tượng lớn thì phải ghép và làm mộng cho những chỗ này.
Phần Hoàn Thiện Sơn Son Thếp Vàng Tượng Phật Hộ Pháp Tại Vũ Đồ Thờ .
Quy trình thếp vàng Tượng Phật Hộ Pháp thành hay bại sẽ quyết định yếu tố thẩm mỹ của sản phẩm.
Do đó, việc sơn thếp không chỉ đòi hỏi kinh nghiệm mà còn cần cả công cụ và nguyên liệu tốt.
Quy trình thếp vàng lần lượt trải qua 3 bước là hom, cầm và thếp.
Trước tiên, nghệ nhân phải xử lý phần thô của pho tượng cho nhẵn bóng,
sau đó phủ lên một lớp sơn dày để ngăn chặn sự nứt gẫy của gỗ, lớp sơn này được gọi là hom.
Quá trình hom một sản phẩm cũng khá phức tạp và mất nhiều thời gian với những yêu cầu nghiêm ngặt.
Thứ nhất, loại sơn dùng để hom phải là sơn ta được cắt từ cây.
Thứ hai, nghệ nhân phải hom từ 1 đến 3 nước sơn cho tới đi đạt yêu cầu,
sau đó tiến hành mài và lót thêm 5 đến10 nước sơn cuối.
Tùy theo mùa và tình hình thời tiết mà thời gian khô của các lớp sơn có sự khác nhau.
Trung bình, thời gian sơn lớp sơn đầu tiên đến khi hoàn thiện lớp cuối cùng sẽ mất khoảng 15 ngày.
Trước khi mang đi thếp vàng, sản phẩm còn được phết một lớp sơn cầm để khóa.