Chùa Vạn Linh – Ngôi Chùa Thiêng Liêng Tại Núi Cấm An Giang

Chùa Vạn Linh ở An Giang là một ngôi chùa nằm trên núi Cấm, dưới chân Vồ Bồ Hông, bên hồ Thủy Liêm. Đây là một danh lam và là một danh thắng, được nhiều người đến chiêm bái và thăm viếng. Chùa Vạn Linh được xây dựng lại vào năm 1995 với quy mô lớn, kiên cố và đẹp đẽ. Trong khuôn viên chùa còn có nhiều công trình khác như Niệm Phật đường, nhà cho chư tăng tu học, nhà khách, trai đường, nhà bếp và đang tiếp tục xây dựng. Hôm nay, hãy cùng mình tìm hiểu thêm về ngôi chùa này nhé!

Tổng quan về chùa Vạn Linh núi Cấm

Giới thiệu sơ nét về Chùa Vạn Linh Núi Cấm

Chùa Vạn Linh Núi Cấm là một ngôi chùa theo Hệ phái Phật Giáo Bắc Tông. Đây là một ngôi chùa khá nổi tiếng nằm trong quần thể các điểm đến thuộc Khu Du lịch Lâm Viên Núi Cấm. Chùa Vạn Linh hàng năm luôn được những người dân thập phương ghé thăm trong các chuyến hành hương. Đã từ lâu, nơi đây đã trở thành điểm đến quen thuộc trong du lịch hành hương An Giang nói riêng và Nam Bộ nói chung.

Chùa Vạn Linh hiện nay tọa lạc tại ấp Vỗ Đầu, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang (cách mực nước biển tầm 600 mét). Ban đầu, nơi này còn có tên gọi là Chùa Lá bởi không gian đơn sơ với mái tranh lợp lá cùng những vách đất vốn được dựng lên vào năm 1927. Nhờ người dân thập phương đến đây chiêm bái, tham quan, chùa ngày càng được dựng xây khang trang hơn và trở thành một điểm du lịch nổi tiếng như ngày nay.

Hướng dẫn cách di chuyển đến Chùa Vạn Linh Núi Cấm

Để di chuyển đến Chùa Vạn Linh Núi Cấm từ trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể đi các tuyến xe khách để đến với trung tâm Châu Đốc. Sau khi xuống bến, bạn có thể thuê xe máy hoặc ô tô để thuận tiện cho lịch trình của bản thân. Từ Khu du lịch Cáp treo Núi Sam, bạn đi thẳng ra Quốc lộ 91 theo hướng về Tịnh Biên. Khi đến được khu vực Chợ Nhà Bàng, hãy rẽ trái vào đường ĐT948 và di chuyển khoảng 20 km nữa sẽ thấy được Khu du lịch Lâm Viên Núi Cấm.

Bạn có thể có nhiều cách để đến được Chùa Vạn Linh Núi Cấm bằng nhiều cách thức.

Một là chạy ô tô lên thẳng chùa, hai là thuê xe ôm tại chỗ hoặc có thể sử dụng Cáp treo Núi Cấm với vé khứ hồi khoảng 180.000 VNĐ/vé.

Đoạn đường từ Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam Châu Đốc đến Chùa Vạn Linh không quá xa, bạn có thể kết hợp tham quan hai điểm đến này để lịch trình của mình thêm phần phong phú và có nhiều trải nghiệm.

Chùa Vạn Linh

Kiến trúc độc đáo của chùa Vạn Linh núi Cấm

Điểm nổi bật của Chùa Vạn Linh níu chân người lữ khách chính là kiến trúc. Sân trước của chùa được xây khá nhiều bảo tháp. Một số bảo tháp có quy mô khá rộng lớn. Trong đó có  Bảo tháp Hòa thượng khai sơn Thích Thiện Quang với 3 tầng, hay Tháp chuông hình bát giác cao 2 tầng. Trong tháp là tượng Đức Phật A Di Đà được tôn trí ở tầng trên. Phía tầng trệt của tháp là tượng Bồ Tát Quán Thế Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn được tạc nên bằng đá nguyên khối. Bên trong bảo tháp còn được treo một quả đại hồng chung với khối lượng khoảng chừng 1,2 tấn.

Trong các bảo tháp được xây dựng trong khuôn viên Chùa Vạn Linh Núi Cấm, Bảo Cát Quan Âm là tòa nổi bật nhất với độ cao lên đến 40 mét. Bảo tháp này được thiết kế và lấy cảm hứng từ hình mẫu là Bồ Đề Đạo Tràng ở Ấn Độ.

Bảo tháp có 7 tầng (không bao gồm tầng trệt và tầng nóc). Nơi đây tôn trí nhiều vị Phật và Bồ tát được tạc tượng bằng các loại đá quý. Tầng trên cùng của Bảo tháp thờ Xá lợi Phật Thích Ca. Các tầng còn lại là nơi tôn thờ các vị Bồ Tát. Tại tầng 6 là nơi thờ Bồ Tát Quán Thế Âm, đại diện cho đại bi. Tầng 5 là nơi tôn trí Bồ Tát Đại Thế Chí tượng trưng cho đại lực.

Tầng 4 là nơi tôn thờ Đức Văn Thù Bồ Tát tượng trưng cho đại trí. Tầng 3 là khu vực thờ phụng Bồ Tát Phổ Hiền đại diện cho đại hạnh. Tầng 2 là nơi tượng trưng cho đại nguyện với Bồ Tát Địa Tạng và tầng 1 là nơi thờ Bồ Tát Di Lặc tượng trưng cho đại từ. Ở tầng trệt còn có một bức tượng Bồ Tát Quán Thế Âm đến những người dân hành hương có thể chiêm bái tại đây.

Nơi đẹp nhất trong Vạn Linh Tự chính là chánh điện chùa. Đây là nơi an vị của các tượng Phật được sơn son thếp vàng vô cùng lộng lẫy. Giữa một khung cảnh có phần nghiêm trang và trầm mặc, tất cả ánh vàng của những pho tượng tạo nên một không gian vô cùng thẩm mỹ trong chánh điện chùa.

Bên trong chính điện, các pho tượng được bày trí vô cùng tôn nghiêm. Tượng Đức Phật Thích Ca thiền định được tôn trí ở giữa chánh điện. Được biết, đây là một pho tượng được tạc bằng đá nguyên khối và có khối lượng lên đến 2 tấn. Pho tượng này được thực hiện bởi điêu khắc gia Hoàng Hữu vào năm 1997.

Hai bên tượng Phật là hai bức phù điêu bằng đá tạc hình Quán Thế Âm Bồ Tát và Địa Tạng Vương Bồ Tát do một quý phật tử ở Úc cúng dường. Trước điện Phật là hai phù điêu Hộ Pháp và Tiêu Diện được làm bằng đá. Ngoài ra, phía hậu điện cũng có một bức phù điêu Tổ sư Đạt Ma được chế tác khá tinh xảo và đẹp mắt.

Ngoài ra, trong khuôn viên cảnh chùa còn có một vài hạng mục công trình đẹp đến ngỡ ngàng như Vườn Lâm Tỳ Ni, tượng sáp Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh. Bên cạnh đó, chùa còn có một số công trình phục vụ cho việc tu tập như Niệm Phật đường, giảng đường, nhà khách hay trai đường…Tất cả hạng mục kể trên đã họa nên một phong cảnh vô cùng uy nghi nơi Chùa Vạn Linh Núi Cấm.

Chùa Vạn Linh

Nên đến chùa Vạn Linh vào thời điểm nào?

Chùa Vạn Linh – An Giang tọa lạc trên núi Cấm hay còn gọi là Thiên Cấm Sơn. Đây là ngọn núi cao nhất trong Thất Sơn nên khí hậu nơi đây mát mẻ, dễ chịu, quanh năm cây cối xanh tươi. Vì vậy, bạn có thể chọn một. Cuối tuần thích hợp cho một chuyến đi đến chùa Vạn Linh. Xin lưu ý giờ mở cửa của bảo tháp 7 tầng là các ngày 14, 15, 29, 30 âm lịch, có thêm 2 ngày thứ 7 và chủ nhật.

Nếu bạn là người yêu thích lễ hội, vào ngày 23 và 24 tháng 11 âm lịch, du khách có thể đến chùa Vạn Linh để tham dự lễ giỗ của Hòa thượng Khai Sơn – Thích Thiện Quang được cử hành vô cùng trang nghiêm.
Du khách đến chùa Vạn Linh chiêm ngưỡng vẻ đẹp của kiến ​​trúc truyền thống Á Đông nơi đây. Vào những ngày độ ẩm cao, chùa chìm trong làn sương mờ ảo, toát lên vẻ huyền bí, yên bình. Nơi linh thiêng đẹp lạ lùng. Nhiều du khách và nhiếp ảnh gia đã chụp những bức ảnh đẹp ở nơi này, gây được sự quan tâm và yêu thích của cộng đồng.

Chùa Vạn Linh

Những địa điểm du lịch gần chùa Vạn Linh – An Giang

Du lịch Rừng Tràm Trà Sư

Rừng tràm Tịnh Biên, An Giang là một trong những khu rừng tràm ngập nước. Khu rừng với hệ động thực vật phong phú ở miền Tây Nam Bộ. Rừng tràm Trà Sư mùa nào cũng đẹp. Nhưng có lẽ mùa nước nổi lên là lúc nơi đây khoác lên mình bộ áo lộng lẫy nhất mà đất trời đã ban tặng. Hãy đến với Rừng Tràm Trà Sư để tận hưởng trọn vẹn cảnh sắc nơi đây. Bạn không nên bỏ qua những chiếc thuyền hoặc ca nô nhỏ.

Du lịch Cánh đồng thốt nốt

Từ dãy Thất Sơn bạn có thể phóng tầm mắt xuống khắp nơi. Và từ đây bạn cũng có thể dễ dàng bắt gặp bức tranh “tả thực” tuyệt đẹp của hàng trăm cây thốt nốt vươn thẳng tắp và giữa những cánh đồng lúa xanh mướt.

Du lịch Núi Cấm

Núi Cấm tọa lạc tại xã An Hảo, huyện Tịnh Biên. Núi có chu vi 28.600m và ở độ cao khá ấn tượng: 705m so với mực nước biển. Điều đặc biệt ở Thiên Cấm Sơn Đỉnh Bồ Hồng chính là đỉnh Thiên Cấm Sơn. Đây là ngọn núi cao nhất trong dãy Thất Sơn nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Núi Cấm không chỉ có vẻ ngoài hùng vĩ mà còn có khí hậu mát mẻ, khung cảnh thơ mộng với nhiều cây xanh.

Lưu ý gì khi tham quan ngôi chùa linh thiêng Vạn Linh

Du khách khi đến tham quan chùa Vạn Linh ở An Giang thì nên lưu ý một số điều sau:

  • Giữ tâm tịnh, ý sáng, đi đứng nhẹ nhàng, y phục trang nghiêm. Đến chùa cần giữ tâm tịnh, không mang tâm cầu xin, đổi chác, không gây ồn ào, không nói to
  • Chùa Đại Phật nằm trên một đỉnh khác của Núi Cấm. Chùa có tượng Phật Di Lặc. Tượng được sách kỷ lục Guiness thế giới công nhận là “tượng Phật trên đỉnh núi cao nhất châu Á”. Chùa với chiều cao 33,6 m. Du khách tham quan vãn cảnh chùa Vạn Linh có thể đến chùa Phật Lớn khá thuận tiện. Trước chùa Vạn Linh có nhiều xe ôm và người bán hàng rong.
  • Ngoài các ngày lễ lớn của đạo Phật, chùa Vạn Linh có tổ chức lễ giỗ Hòa thượng Khai sơn vào ngày 23 và 24 tháng 11 hàng năm.
  • Du khách nên lưu ý khi nghe thông tin từ những người lái xe ôm này. Tốt nhất là tìm thông tin từ nhiều nguồn để tránh bị trộm. Khi quyết định đi xe ôm, du khách nên tìm hiểu kỹ giá cả.
  • Du khách có thể ở các nhà nghỉ xung quanh chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn. Đặc sản ở đây là bánh xèo rau rừng. Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ du lịch ở khu vực này chưa cao.
  • Không thắp hương tùy tiện

Trên đây là một số thông tin về Chùa Vạn Linh mà Đồ thờ Hưng Vũ muốn chia sẻ với các bạn về một ngôi chùa nằm ở An Giang. Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về ngôi chùa này nhé!

Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các ngôi chùa khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tớ nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *