Chùa Kim Liên – Ngôi Chùa Cổ Đẹp Giữa Lòng Thủ Đô Hà Nội

Chùa Kim Liên ở Hà Nội là một ngôi chùa có kiến trúc độc đáo và tác phẩm nghệ thuật điêu khắc đẹp mắt. Bên trong chùa có nhiều pho tượng Phật được bày thành hai lớp, với các tượng Tam thế, A-di-đà, Quan Thế Âm và Đại thế chỉ ở lớp trên cùng. Chùa cũng lưu giữ nhiều tượng nghệ thuật quan trọng của Việt Nam, bao gồm 287 tượng lớn và nhỏ. Ngoài ra, chùa còn có tượng Tĩnh đô vương Trịnh Sâm và một tấm bia cổ từ thời Lê Nhân Tông. Chùa Kim Liên là một trong 10 di tích kiến trúc cổ đặc sắc nhất Việt Nam.

Giới thiệu về ngôi chùa Kim Liên Hà Nội

Chùa Kim Liên được xây dựng năm 1443 dưới thời nhà Lý, nhà Trần. Lịch sử ghi chép lại rằng, từ nhỏ công chúa Từ Hoa – con vua Lý Thần Tông lúc bấy giờ đã thích thú với các công việc nuôi tằm dệt lụa và thường xuyên lui tới các nhà tằm cung nữ. Thấy con gái hăng say với nghề tằm tang, Vua Lý Thần Tông đã quyết định xây dựng một cung điện riêng để công chúa Từ Hoa cùng các cung nữ có thể trồng dâu, nuôi tằm và dệt vải.

Sau khi công chúa Từ Hoa qua đời, nơi đây đã lập đền thờ để tưởng nhớ về bà – một nàng công chúa hiền hậu, đức độ và đoan trang. Đặc biệt, bà còn có công lao to lớn trong việc truyền dạy và phát triển nghề tơ tằm cho dân chúng nên được tôn là bà chúa nghề tằm tang.

Đến nay, chùa Kim Liên là một trong số những địa điểm du lịch Hà Nội thu hút đông đảo khách du lịch đến thăm quan. Với nét kiến trúc cung đình xưa cổ kính, thiết kế chạm khắc tinh tế, chùa Kim Liên được ghi danh trong top 10 di tích kiến trúc tôn giáo cổ đặc sắc nhất Việt Nam. Ngoài ra, ngôi chùa này còn được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử kiến trúc và danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội vào năm 1962.

Chùa Kim Liên

Địa chỉ của chùa Kim Liên

Chùa Kim Liên được mệnh danh là “bông sen vàng trên mặt nước Tây Hồ” khi nằm ngay giữa trung tâm thành phố, hướng mặt ra phía hồ Tây đầy thơ mộng. Vậy chùa Kim Liên ở đâu?

Ngôi chùa này ngự tại địa phận phố Từ Hoa, thuộc làng Nghi Tàm, phường Quảng An, Quận Tây Hồ, Hà Nội. Từ xa xưa, Hồ Tây đã là một trong những danh thắng nổi tiếng của kinh đô Thăng Long – Hà Nội.

Nơi đây tập trung nhiều các di tích lịch sử nổi tiếng như chùa Vạn Niên, phủ Tây Hồ, chùa Trấn Quốc… Hiện nay, Hồ Tây vẫn là địa điểm thu hút đông khách du lịch nhờ phát triển đa dạng dịch vụ ăn uống, nhà hàng, giải trí phục vụ du khách trong và ngoài nước.

Cách để di chuyển đến chùa Kim Liên

Tọa lạc giữa trung tâm thành phố, đường di chuyển đến chùa Kim Liên Hà Nội khá thuận tiện và dễ tìm kể cả khi khách du lịch mới ghé thăm lần đầu. Bạn có thể tham khảo một số cách di chuyển dưới đây:

  • Di chuyển bằng xe buýt: các tuyến xe buýt đi qua hoặc có điểm dừng chân tại chùa Kim Liên gồm 33, 31, 41, 86, 146…
  • Di chuyển bằng ô tô hoặc xe máy: từ hồ Hoàn Kiếm, du khách di chuyển theo hướng Lý Thái Tổ, rẽ phải vào phố Hàng Trống sau đó đi theo các cung đường: Hàng Gai – Cầu Gỗ – Hàng Tre – Trần Nhật Duật và rẽ tại ngõ 1 Âu Cơ sẽ đến chùa.

Lịch sử của chùa Kim Liên

Nổi danh với lịch sử đồ sộ hơn 500 tuổi song hành cùng sự phát triển của đất nước, chùa Kim Liên đã trải qua vô vàn sự kiện, là nhân chứng cho những cột mốc quan trọng của Thủ đô:

  • Vào thời nhà Lý, con gái vua Lý Thần Tông (1128-1138) là công chúa Từ Hoa đã đam mê tơ tằm từ nhỏ, thường xuyên lui tới các nhà tằm của cung nữ. Chính vì vậy, nhà vua để mở một trại dâu nuôi tằm mới được gọi là trại Tằm Tang, thành lập cung Từ Hoa ngay trên đất này để công chúa có thể trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải cùng các cung nữ.
  • Sau khi Từ Hoa công chúa qua đời, nơi đây được dựng lên một ngôi chùa để tưởng niệm bà – người đã có công lớn trong việc truyền bá và phát triển nghề tơ tằm lúc bấy giờ.
  • Đến triều đại nhà Trần, trại Tằm Tang được đổi qua nhiều tên gọi khác nhau như trại Tích Ma, phường Tích Ma. Cuối thời Trần, chùa Đống Long ra đời trên nền đất cũ của cung Từ Hoa, trại Tằm Tang được đổi tên thành phường Tích Liên.
  • Đến thời Lê, địa điểm này được đổi sang cái tên phường Nghi Tàm và ngôi chùa tưởng niệm công chúa Từ Hoa cũng có tên gọi khác là Chùa Đại Bi.
  • Năm 1771, đến đời vua Lê Cảnh Hưng, ngôi chùa đã được trùng tu, sửa chữa và đổi tên thành Kim Liên Tự.
  • Từ năm 1792 – 1793 dưới đời vua Quang Trung, hình dáng ngôi chùa đã có thay đổi lớn, không gian được xây to hơn, diện mạo thay đổi cơ bản giống với kiến trúc của chùa hiện tại.

Kiến trúc của chùa Kim Liên

Ngôi chùa Hà Nội này được tu sửa dưới thời chúa Trịnh Giang và chúa Trịnh Sâm. Từ đó vẫn còn tượng Tam Thế và tượng chúa Trịnh Sâm. Những sửa chữa lớn được thực hiện dưới thời Quang Trung năm 1792.
Nghệ thuật ở đây phản ánh sự pha trộn giữa quan niệm Phật giáo và Nho giáo. Về mặt kiến trúc, chùa này là một trong những ngôi chùa đầu tiên có bố cục theo chữ Tam (ba đường thẳng song song) của Trung Quốc. Những pho tượng Kim Cương nhỏ khoảng 80cm mang vẻ đẹp của chùa Tây Phương.
Nhìn từ bên ngoài, Chùa Kim Liên nổi bật với kiến trúc gỗ chạm trổ độc đáo, toát lên nét kiêu hãnh, bề thế của một ngôi cổ tự. Ngay bên ngoài cửa chùa là hàng cột gỗ tròn, chống đỡ phần mái cong vút. Đôi cột lớn nhất ở giữa nâng phần mái cao hơn, tạo thành cổng chính cao hơn hai bên cổng phụ. Chùa có các bức chạm nổi hình rồng, hoa văn cổ, mây, hoa lá vô cùng tỉ mỉ, tinh tế.
Các hạng mục công trình của chùa được sắp xếp và xây dựng đối xứng nhau qua trục chính. Bước qua cổng Tam quan bạn sẽ nhìn thấy các tấm bia đá nằm ngay trong khuôn viên. Những bia đá này cao khoảng 1,2m, trên bề mặt mỗi bia đều được trạm trổ công phu.

Bia đá đặt tại Chùa Kim Liên có niên đại vào thời vua Lê Nhân Tông (1443) và đây cũng là tấm bia cổ nhất tại Hà Nội cho đến hiện tại.
Đối diện cổng Tam quan là khu chính điện với ba nếp chùa xây song song với nhau theo hình chữ “Tam” (三), lần lượt là chùa Hạ, Trung, Thượng. Giữa các nếp chùa đều có một khoảng sân rộng để ánh sáng tự nhiên chiếu vào.
Phật điện được bố trí thành hai tầng. Tầng trên cùng là bộ Tam thế, tượng Phật A Di Đà, tượng Quan Thế Âm Bồ Tát, hai bức tượng Đại thế Chí hai bên, tượng A Nan Đà, Ca Diếp. Tầng bên dưới bố trí tượng Quan Âm Chuẩn Đề, tượng Ngọc Hoàng Đại Đế, tòa Cửu Long và phía bên trái là bàn thời Quan Âm Tống Tử. Ngoài ra còn có tượng Tề Thiên Đại Thánh, tượng Tĩnh đô vương Trịnh Sâm đội mũ miện.

Chùa Kim Liên

Chùa Kim Liên Tây Hồ Hà Nội có gì?

Mỗi năm, chùa Kim Liên Tây Hồ đều thu hút lượng khách tham quan lớn, góp phần đẩy mạnh hoạt động du lịch của Thủ đô. Không chỉ là địa điểm tâm linh, ngôi chùa còn là địa điểm tham quan sở hữu lối kiến trúc đặc trưng, khiến ai ghé thăm cũng phải trầm trồ. Vậy chùa Kim Liên có gì mà lại khiến du khách thích thú đến vậy?

Kiến trúc chùa Kim Liên theo kiến trúc tôn giáo cổ

Nhắc đến những ngôi chùa có kiến trúc đẹp cổ kính không thể không kể đến chùa Kim Liên. Nơi đây được xây dựng làm cung điện, đến nay vẫn giữ được những nét đặc trưng cung đình thời xưa.

Từ xa nhìn lại, chùa Kim Liên hiện lên với cổng “Tam quan – Tứ trụ” – nét đẹp đơn sơ, mộc mạc nhưng vẫn toát lên sự uy nghiêm. Đây là cổng chùa duy nhất tại miền Bắc còn giữ được nét đặc trưng này, đồng thời là minh chứng cho sự kế thừa và phát huy những nét đẹp cổ truyền của dân tộc.

Để nói rõ hơn về cụm từ “tam quan”, tam là ba, “quan” nghĩa là cửa, ở đây nói đến hệ thống cấu trúc 3 cửa dùng trong các công trình cổ thời phong kiến. Tứ trụ là 4 cột trụ được xây chắc chắn tạo thành 3 lối đi, 2 trụ chính ở giữa có kích thước lớn hơn so với 2 trụ phía ngoài rìa.

Bước qua cổng Tam quan là không gian sân vườn với bốn bể cây lá xanh tốt, hoa nở ngát hương. Sâu hơn vào bên trong, kiến trúc chùa Kim Liên được xây theo kiểu chữ Tam, cấu tạo từ chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng, tạo nên tổng thể liên kết hình chữ nhật hài hòa, thống nhất. Những mái ngói lát gạch, trụ gỗ vững chắc, từng đường nét chạm khắc hoa văn cổ, rồng phượng, hoa lá… được bài trí vô cùng tinh tế.

Chùa được xây theo cấu trúc mái ngói 2 tầng với 8 nếp mái, các lớp gạch ngói vảy chồng lên nhau, ở giữa có khoảng trống để ánh sáng chiếu vào bên trong ngôi chùa. Lối kiến trúc nghệ thuật mang đậm tính truyền thống khiến nhiều du khách phải hết lời khen ngợi.

Chùa Kim Liên

Bộ sưu tập hiện vật quý bên trong chùa

Không chỉ sở hữu nét kiến trúc đặc trưng thời phong kiến, chùa Kim Liên cũng là nơi lưu giữ kho tàng quý báu của cha ông ta thời xưa. Tính đến nay, ngôi chùa có 50 pho tượng mang phong cách chạm khắc của thế kỷ 18-19. Trong đó, nổi bật nhất là tượng tạc công chúa Từ Hoa và tượng chúa Trịnh.

Hai pho tượng này được lập nên để tôn thờ, ghi nhớ những công lao to lớn đã đóng góp cho chùa, cho đất nước. Ngoài ra, các pho tượng Phật, tượng Quan Thế Âm, tượng A-di-đà, tượng Ngọc Hoàng… cũng được đặt bên trong chùa.

Bộ sưu tập các hiện vật quý trong chùa được xem là những di vật quý hiếm trong kho tàng di sản văn hóa của nước nhà, đặc biệt là tấm bia mộ dựng bên phải cổng chùa, bề mặt khắc niên hiệu “Thái Hòa tam niên Ất Sửu”, tức năm 1445 thời Lê Nhân Tông. Tấm bia mộ này được xưng danh là tấm bia mộ cổ nhất tại Hà Nội.

Một số lưu ý khi đến chùa Kim Liên

Khi đến tham quan Chùa Kim Liên Hà Nội, cần lưu ý một số điểm sau để không làm ảnh hưởng đến nét tôn nghiêm của chùa nha!
  • Tác phong nhẹ nhàng, trang phục chỉnh tề, gọn gàng, không quá sặc sỡ.
  • Không tự ý chụp ảnh các khu vực trong chùa khi không được nhà sư cho phép.
  • Không làm hư, tổn hại cảnh quan và kiến trúc của chùa.
  • Không hút thuốc, cắm hương lung tung tại các chậu kiểng, tượng thờ.
  • Đến chùa bằng sư thành tâm, kính cẩn, thể hiện văn hóa của người đi lễ.

Trên đây là một số thông tin về Chùa Kim Liên mà Đồ thờ Hưng Vũ muốn chia sẻ với các bạn về một ngôi chùa nằm ở Hà Nội. Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về ngôi chùa này nhé!

Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các ngôi chùa khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tớ nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *