Chùa Phước Sơn? Trụ trì chùa Phước Sơn gieo mầm hạnh phúc

Chùa Phước Sơn? Chùa Phước Sơn tọa lạc tại ấp 5, xã Mỹ Thành Nam, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Chùa do ông Tô Văn Hiếu, pháp danh là Hòa thượng Bổn Sư Quí Tam Trung Thượng Khánh Hạ Hòa xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XIX. Do ảnh hưởng bởi chiến tranh, thiên tai nên chùa nhiều lần bị tàn phá, nhưng sau mỗi lần hư hỏng đều được nhân dân xây cất lại.

Đến nay, chùa tọa lạc trên gò đất cao ráo, có cảnh quan đẹp, gồm: Cổng Tam Quan, hai bên có 2 tượng Hộ Pháp; Chánh Điện, bên trái nhìn vào có tượng Quan Âm, chính giữa có tượng Di Lạc và tượng Quan Âm, phía bên phải có tượng Địa Tạng, phía bên trong Chánh Điện đặt nhiều tượng Phật; Hậu tổ, phía trước là 3 bàn thờ Phật, chính giữa phía sau thờ sư thầy (Tổ), phía trái là bàn thờ Bác Hồ, phía bên phải là 3 phòng tăng nghỉ; phía sau hậu tổ là nhà bếp và nhà ăn.

Theo hồ sơ đang lưu giữ tại Ban Quản lý di tích tỉnh Tiền Giang, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Chùa Phước Sơn là cơ sở cách mạng quan trọng của xã Mỹ Thành Nam và huyện Cai Lậy. Đây là nơi được sử dụng làm xưởng cơ khí để chế tạo vũ khí tự tạo lựu đạn, đạp lôi, cũng là nơi trú ẩn của các ông: Đỗ Huy Rừa – Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 307 (1948 – 1949), ông Sáu Phú – Tiểu đoàn 261 (Khu 8), ông Phan Văn Trọng (Bảy Trọng), ông Trần Văn Mầu (Sáu Mầu), ông Đồng Văn Mão (Năm Mão), ông Nguyễn Văn Sanh, ông Nguyễn Văn Gần, bà Tư Kim…

Vì vậy, các trụ trì chùa thường là cán bộ cách mạng của ta như: Ông Nguyễn Văn Xanh (Sanh) pháp danh Từ Thinh – ông là dân công hỏa tuyến thuộc Tiểu đoàn 307, ông Nguyễn Văn Dành (Vành) pháp danh Nguyên Ngộ – ông tham gia công an Việt Minh và đến năm 1960 do ông Nguyễn Văn Tâm (tham gia X12, thuộc Y1 Quân y đóng tại xã Mỹ Thành) pháp danh Thích Nguyên Chí làm trụ trì.

Trong những sự kiện cách mạng gắn liền với Chùa Phước Sơn, tiêu biểu nhất là sự kiện xảy ra năm 1949, nơi đồng chí Đỗ Huy Rừa – Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 307 trú ẩn tại chùa để chỉ huy lực lượng ta chống địch càn quét. Theo Lịch sử Đảng bộ xã Mỹ Thành Nam (1930 – 2010): Cuối tháng 6/1949, phát hiện Tiểu đoàn 307 của ta về đóng trên địa bàn, địch tập trung lực lượng càn vào Phủ Huyện, kinh 10, kinh Chà Là.

Ngày 27/6, hơn 500 quân địch được máy bay, tàu chiến và pháo binh yểm trợ tiến quân vào lùng sục khắp nơi. Tiểu đoàn 307 vẫn bí mật ém quân chờ thời cơ xuất kích phá vòng vây. Đến chiều, khi bọn địch mệt mỏi, lơ là mất cảnh giác, bộ đội ta bắt đầu tấn công.

Sau khi tiêu diệt khoảng 50 tên địch, bộ đội ta rút về hướng Xoài Tư. Vừa đến Xoài Tư, thì địch từ Phủ Huyện kéo xuống, từ Ngã Sáu tiến vào tạo thành hai gọng kìm siết chặt.

Trước tình thế hiểm nguy đó, bộ đội Tiểu đoàn 307 quyết chiến phá vòng vây lần thứ hai để rút về hướng Ban Dầy. Phối hợp với Tiểu đoàn 307, du kích Mỹ Thành và du kích liên xã đã anh dũng ngăn cản kiềm chân địch, tạo điều kiện cho bộ đội rút lui an toàn. Đây là một trận chống càn lớn nhất từ trước tới nay, địch bị thiệt hại gần 1 đại đội. Về phía ta có một số đồng chí huy sinh, trong đó có đồng chí Đỗ Huy Rừa – Tiểu đoàn trưởng.

Chùa Phước Sơn là di sản văn hóa tồn tại hơn 100 năm, là vật chứng cho việc hình thành và phát triển vùng đất Mỹ Thành Nam, huyện Cai Lậy từ thế kỷ XIX đến nay.

Vì vậy, để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, đặc biệt là giáo dục truyền thống đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang đã công nhận Chùa Phước Sơn là Di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh vào ngày 13/12/2018.

Chùa Phước Sơn

Trụ trì chùa Phước Sơn gieo mầm hạnh phúc

Thiện nguyện từ tâm

Ni trưởng Thích Nữ Tịnh Tâm chia sẻ: Thực hiện lời dạy của Bác sống “tốt đời-đẹp đạo” và học theo điều Phật dạy phải biết yêu thương, giúp đỡ người trong cơn hoạn nạn, thời gian qua, chùa Phước Sơn đã trở thành nơi gieo mầm yêu thương cho những mảnh đời khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Từ năm 2021 đến nay, chùa Phước Sơn đã hỗ trợ trên 10 tấn lương thực, thực phẩm; hơn 2.000 suất quà trị giá 300-500 ngàn đồng/suất cho người dân và các lực lượng tham gia phòng-chống dịch Covid-19, các gia đình khó khăn trên địa bàn; xây tặng 1 căn nhà tình nghĩa trị giá 70 triệu đồng.

“Đến nay, tôi đã có hơn 15 năm gắn bó với nơi này. Ước nguyện của tôi là xây dựng ngôi chùa đàng hoàng, khang trang, hành thiện để giúp những người dân khó khăn, cơ nhỡ. Những năm đầu khi chuyển từ Đồng Nai về đây, tôi tranh thủ khai hoang đất, trồng được 3 ha lúa, bắp, ổi, mì, gừng.

Sau đó, kết hợp trồng cà phê, sầu riêng theo phương châm “lấy ngắn nuôi dài”. Những sản phẩm làm ra, những món quà của phật tử đến cúng dường, tôi đều dành dụm để làm từ thiện. Cùng với đó, tôi vận động các nhà hảo tâm hỗ trợ người nghèo”-Ni trưởng Tịnh Tâm kể.

Là một trong những gia đình được Ni trưởng Tịnh Tâm kêu gọi Mạnh Thường Quân hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà ở, anh Lê Văn Hiếu (làng Ia Sik, xã Ia Nhin, huyện Chư Păh) cho hay: “Gia đình tôi kinh tế khó khăn, nhà cửa xập xệ, con cái đau ốm. Có một ngôi nhà xây khang trang để ở là ước mơ của vợ chồng tôi.

Thấu hiểu hoàn cảnh gia đình, Ni trưởng Tịnh Tâm không chỉ động viên, tặng quà mà còn kêu gọi các nhà hảo tâm giúp kinh phí xây dựng nhà cho gia đình. Tôi rất biết ơn”. Còn bà Rơ Châm H’Lưl (làng Bàng, xã Ia Nhin) thì cho hay: Đây là lần thứ 3, tôi và dân làng nhận được quà của Ni trưởng Tịnh Tâm. Gia đình nào khó khăn, nhà nào có người ốm đau nặng, Ni trưởng Tịnh Tâm cũng đến thăm hỏi, động viên và tặng quà. Lòng tốt của bà đã thể hiện bằng những hành động cụ thể để giúp đời, giúp người.

Chùa Phước Sơn

Tấm lòng người mẹ

Với tâm niệm “hạnh phúc là được sẻ chia”, từ năm 2012 đến nay, Ni trưởng Tịnh Tâm đã tiếp nhận và nuôi dưỡng 10 cháu nhỏ và 1 người phụ nữ bệnh tật (trong đó có 3 cháu bị di chứng chất độc da cam/dioxin, thiểu năng trí tuệ, các cháu còn lại thì mồ côi, cơ nhỡ).

Trò chuyện cùng chúng tôi, chị Nguyễn Thị Loan (làng Ia Sik) ôm chặt con gái Lê Thị Kim Phụng vào lòng và xúc động bày tỏ: “Cháu Phụng đã gần 2 tuổi rồi. Nếu ngày ấy không gặp Ni trưởng Tịnh Tâm thì…”.

Chị Loan bỏ lửng câu nói, im lặng một lúc rồi kể tiếp: Cuối tháng 11-2020, khi biết mình có thai, chị đi siêu âm, bác sĩ kết luận thai nhi có khả năng sinh ra bị bệnh down. Bao đêm trôi qua là bấy nhiêu đêm chị thức trắng cùng với những giọt nước mắt lăn dài. Khi chưa tìm ra cách giải quyết thì nhiều người khuyên “nên buông bỏ” càng làm cho chị hoang mang hơn.

Biết tin, Ni trưởng Tịnh Tâm đến thăm, động viên và khuyên chị Loan nên giữ lại thai nhi, cùng với lời cam kết: “Khi sinh cháu ra dù bệnh hay không thì Ni trưởng cũng nhận về nuôi và cho cháu học hành đến nơi đến chốn”. Trước và sau khi sinh 6 tháng, bà còn hỗ trợ gia đình chị Loan 30 kg gạo/tháng.

Câu chuyện của chúng tôi bị đứt quãng bởi tiếng khóc của cháu Phan Thị Bảo Yến (tên do Ni trưởng Tịnh Tâm đặt). Vừa nựng con, Ni trưởng Tịnh Tâm vừa kể: “Đêm 25-7-2014, khi cháu vừa chào đời tại Bệnh viện huyện Chư Păh thì đã bị mẹ bỏ lại.

Biết tin, tôi đến bảo lãnh, đưa cháu về nuôi. Nay Yến đã gần 9 tuổi nhưng vẫn thường giật mình rồi khóc. Mỗi lần cháu khóc, mỗi lần cháu quờ tay như tìm mẹ trong đêm là tim tôi lại đau nhói”.

Nếu buổi sáng mùa đông năm 2012, Ni trưởng Tịnh Tâm không dậy sớm để chuẩn bị cơm nước cho đàn con thì chắc bé Phan Thị Bảo Ngọc sẽ không có mặt trên đời này.

Bà kể lại: Hôm ấy, vừa mở cánh cửa chùa, bỗng sư nghe tiếng trẻ nấc nghẹn yếu ớt. Nhìn quanh thì thấy lẫn trong chiếc áo cũ cuộn tròn đặt trước tiền sảnh nhà chùa là một đứa bé còn đỏ hỏn, bị kiến bu quanh mình.

Thấy thế, bà nhanh chóng đưa bé vào trong, cởi tã, rũ hết đàn kiến, pha sữa cho bé ăn và lấy nước ấm lau rửa cho bé. 30 phút, rồi 1 giờ, 2 giờ trôi qua, bé mới cựa quậy. Hơn 6 tháng sau, bà tất tả đưa Ngọc đi từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh đến bệnh viện ở TP. Hồ Chí Minh để chữa bệnh.

Ni trưởng Tịnh Tâm chia sẻ thêm, để nuôi con, trước hết phải tập làm mẹ, từ chăm bẵm, bế bồng đến cho ăn, cho ngủ. Nhiều lúc ôm đứa trẻ mới sinh đói sữa khóc ngặt nghẽo tới tím tái thịt da, lòng bà lại quặn thắt.

Những lúc như thế, bà chỉ biết ngoảnh đi lau nước mắt, rồi tự động viên mình vươn lên, vì tương lai của 10 đứa con. Ni trưởng bộc bạch: “Nuôi dưỡng các con, tôi thấy đời mình ý nghĩa hơn.

Ngày nối ngày, đêm nối đêm, tôi buồn vui theo tiếng khóc, nụ cười và sức khỏe của con. Khó khăn nhất là những đêm con cái bất chợt đau ốm, một mình tôi lặng lẽ đưa con đến bệnh viện. Hoặc như Yến, Vi, Ngọc… bệnh nặng, nhiều lần phải đưa vào TP. Hồ Chí Minh để điều trị dài ngày.

Những lúc đó, nhiều người nhìn tôi với ánh mắt ái ngại, thương cảm. Nhưng cũng có người không hiểu lại nhìn mình với ánh mắt soi mói, rồi sỗ sàng hỏi: “Sao ni cô lại có con?”. Những lúc ấy, tôi thường chỉ cười trừ.

Giờ các cháu cũng đã lớn khôn hơn, đỡ ốm vặt, học tập tốt, cây trái trong vườn thu hoạch cũng khá nhiều, tôi đã phần nào thực hiện được ý nguyện của mình. Thế là hạnh phúc lắm rồi”.

Trên đây là thông tin về Chùa Phước Sơn?  mà Đồ Thờ Hưng Vũ đã tổng hợp. Hy vọng qua nội dung trên các bạn sẽ hiểu hơn về Chùa Phước Sơn?  hiện nay

Nếu có nhu cầu đặt bộ chấp kích hãy liên hệ cho chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất nhé!

Thông tin liên hệ

Đồ Thờ Hưng Vũ

Địa chỉ: 36 Xóm Ngã Tư – Xã Sơn Đồng – Huyện Hoài Đức – Tp. Hà Nội

Hotline – Zalo: 0908.867.888

Số điện thoại: 0907.200.988

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *