Chùa Đồng Yên Tử

Sự tích về chùa Đồng Yên Tử 

Chùa Đồng Yên Tử được mệnh danh là ngôi chùa làm bằng đồng. Chùa nằm ở vị trí cao nhất ở Châu Á. Chùa Đồng có kiến trúc khiến cho khách du lịch đến đây đều mề mẫn, ngưỡng mộ và sùng bái. Các bạn hãy cùng Đồ Thờ Hưng Vũ tìm hiểu về Chùa Đồng Yên Tử nha.

Chùa Đồng Yên Tử

Đôi nét về chùa Đồng Yên Tử 

Chùa Đồng Yên Tử nằm trong quần thể Trúc Lâm Yên Tử, tọa lạc trên đỉnh Yên Sơn với độ cao 1068m so với mực nước biển. Địa hình trên đỉnh Yên Sơn khá hiểm trở. Phía Tây Bắc bao của đỉnh núi là vách đá đứng sừng sững sâu 200m. Đây chính là ranh giới giữa tỉnh Bắc Giang và Quảng Ninh. Chùa Đồng nằm trên độ cao lý tưởng kết hợp với vị trí hội tụ linh khí của núi Yên Tử nên ở đây luôn có mây vờn gió cuộn.

Chùa Đồng đã được ghi nhận kỷ lục là ngôi chùa làm bằng đồng lớn nhất ở Việt Nam. Để tiến tới một kỷ lục lớn hơn là “ngôi chùa nằm trên đỉnh núi làm bằng đồng lớn nhất châu Á” thì rất nhiều thợ đã phải ròng rã làm những công đoạn rất vất vả trong lịch sử của ngành xây dựng. Không chỉ đạt được giá trị về kiến trúc mà đây còn là một ngôi chùa linh thiêng hàng đầu non nước Yên Tử cũng như trên cả nước. Hàng năm, chùa Đồng Yên Tử đón hàng triệu lượt du khách thập phương tới hành hương, tế lễ.

Lịch sử chùa Đồng Yên Tử

Yên Tử là nơi tu hành của vua Trần Nhân Tông. Chùa Đồng xưa khi Phật Hoàng Trần Nhân Tông tới Yên Tử và sau khi Ngài viên tịch đều chưa có. Vào thế kỷ 17, thời hậu Lê, một bà phi của chúa Trịnh phát tâm công đức khởi dựng chùa, làm bằng khung sắt, mái đồng, quy mô nhỏ như một khám thờ; ngoài ra tượng Phật, chuông, khánh bên trong đều được làm bằng đồng. Đến năm Canh Thân 1740 đời vua Lê Cảnh Hưng, bão lớn làm đổ chùa, chỉ còn lại dấu tích các hố chôn cột trên mỏm đá. Năm 1930, chùa Long Hoa có bà Bùi Thị Mỹ đã tái tạo chùa Đồng bằng bê tông cốt thép trên một hòn đá vuông nhằm trúng vị trí chùa Đồng cũ.

Năm 1993, ông Nguyễn Sơn Nam, Việt kiều ở Mỹ, cùng với các Phật tử hải ngoại công đức tái thiết một ngôi chùa bằng đồng dựng bên cạnh ngôi chùa năm 1930, quy mô cũng nhỏ như một khán thờ.

Ngày 03 tháng 6 năm 2006 dưới sự chủ trì của Tiến sĩ Phật học Đại Đức Thích Thanh Quyết (Thượng tọa Thích Thanh Quyết) và Ban Quản lý Dự án chùa Đồng, bằng công đức thập phương trong và ngoài nước đã khởi lễ đúc chùa Đồng theo mẫu thiết kế của kiến trúc sư Trần Quốc Tuấn – Viện Bảo Tồn Di Tích. Chùa được khánh thành vào ngày 30 tháng 01 năm 2007, tọa lạc trên đỉnh non thiêng ở vị trí giữa hai ngôi chùa được xây dựng trước đây.

Sự tích về chùa Đồng Yên Tử 

Sự tích về chùa Đồng Yên Tử 

Chùa Đồng có tên chữ là Thiên Trúc Tự mang ý nghĩa là đất nước của Phật tổ Như Lại và ý chỉ vị trí vô thượng nằm trên đỉnh núi Yên Tử. Tương truyền rằng ở trên đỉnh Yên Sơn có đặt chùa Đồng trước kia thường được gọi là núi thiếng. Đây là nơi hô phong hoán vũ, cầu mưa trên đỉnh Yên Tử. Vì thế mà theo nhận thức của nhiều người xưa thì chùa Đồng Yên Tử là nơi mà con người đến để cầu viện sinh lực vũ trụ cho cuộc đời. Điều này chỉ xảy ra ở vùng đất sở hữu những điều kiện được hội tụ dòng chảy linh thiêng của vạn vật đất trời. Có lẽ bởi vậy mà chùa Đồng đã trở thành nơi mà các tín đồ Phật tử đặt trọn niềm tin vào sự linh thiêng cho mỗi lần đến thăm với mong muốn nhập nguồn linh khí linh thiêng đó.

Chùa Đồng thờ Quan thế âm bồ tát, tuy nhiên chuông đồng và đồ thờ bằng đồng được xây dựng thời đó hiện tại đã bị thất lạc. Ngôi chùa này cũng là nơi ngự trị của Phật tổ Việt Nam, nơi thờ vong Phật tổ Như Lai của nước Thiên Trúc, tiền kiếp của Phật tổ Thích Ca Mâu Ni. Đứng ở chùa Đồng, bạn sẽ cảm nhận được sự linh thiêng lan tỏa khắp mọi nói khiến tâm hồn được gột rửa với mùi thơm dịu mát của mây trời, cỏ cây đất phật.

Quy mô hiện nay

Chùa Đồng mới đã được các nghệ nhân nổi tiếng đúc đồng ở Ý Yên, Nam Định thực hiện. Và ngôi chùa được đúc theo nguyên mẫu của chùa Dâu Keo (Thuận Thành, Bắc Ninh). Chùa Đồng diện tích gần 20 m vuông, nặng 70 tấn, dài 4,6m, rộng 3,6m và chiều cao từ cột nền tới mái là 3,35m. Trong đó, mỗi viên ngói nặng khoảng 4 kg, 4 cột chùa mỗi cột nặng 1 tấn. Quả chuông và khánh đồng nặng trên 250 kg.

Hệ thống tượng Phật trong chùa gồm 1 pho tượng Phật Thích Ca và 3 pho tượng Tam Tổ Trúc Lâm. Tượng có kích thước cao trung bình từ 0,45-0,87m tọa trên đài sen, trong đó 3 pho tượng Tổ được tạo tác lớn hơn. Tượng Thích Ca trong trang phục áo cà sa, tọa thiền với tư thế kiết già (thế liên hoa tọa). Tượng Đệ nhất Tổ (Trần Nhân Tông) mặc áo cà sa, tay úp lên hai đùi, tư thế ngồi “kiết già kiểu cát tường” hay còn gọi là “cát tường tọa” mắt nhìn xuống soi rọi nội tâm. Tượng Đệ nhị Tổ (Pháp Loa) và Đệ tam Tổ (Huyền Quang) mặc áo cà sa, tư thế ngồi kiết già không lộ bàn chân, tay kết “định ấn”. Toàn bộ 3 pho tượng Tổ ngự trên đài sen đặt trên bệ, trang trí hoa văn hình sen, cúc, thị, lá lật, hoa văn sóng nước.

Kiến trúc độc đáo của chùa Đồng Yên Tử 

Kiến trúc độc đáo của chùa Đồng Yên Tử 

1. Kiến trúc

Chùa Đồng Yên Tử mới do đích thân các nghệ nhân đúc đồng lão luyện ở Ý Yên, Nam Định thực hiện mô phỏng theo mẫu ở chùa Keo thuộc Thuận Thành, Bắc Ninh. Chùa nặng 70 tấn, rộng 3,6m, dài 4,6m, chiều cao từ cột đến mái là 3,35m. Những chi tiết hoa văn ở bệ mái, đầu đao mang đậm kiến trúc thời Trần. Toàn bộ công trình bao tượng Phật, chùa, chuông ước tính nặng 70 tấn, được đúc hoàn toàn bằng đồng nguyên chất nhập khẩu từ Australia với 4000 cấu kiện, trong đó có cấu kiện nặng nhất là 1,4 tấn. Tất cả được lắp đặt trên đỉnh núi cao.

Chùa Đồng Yên Tử được nhiều người ví là một bông sen vàng trên đỉnh núi linh thiêng, chùa được hợp thành từ khoảng 6000 chi tiết, có sự phức tạp nhất định khi tiến hành lắp ghép. Tất cả các chi tiết từ viên ngói, gạch nền đến cột, kèo đều được đong đếm, cân đo, chỉnh sửa từng li từng tý nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ giống với thiết kế trước. Ở hai bên chùa có đặt các giá treo chuông, khánh. Ở sau chùa xây dựng một nhà tăng để các sư an trú.

2. Cảnh quan

Do nằm ở vị thế khá cheo leo, độ cao lớn nên trên đỉnh Yên Sơn quanh năm có mây mù che phủ. Do đặc điểm ấy mà chùa Đồng đã được thiết kế bằng các phương pháp tối ưu hóa nhằm chống chịu lại với thời tiết khắc nghiệt. Khi tiến hành xây dựng chùa Đồng Yên Tử mới thì hai ngôi chùa cũ đã được chuyển đến Ban Quản lý di tích Yên Tử để bảo quản. Sau này tiếp tục được chuyển về Nhà trưng bày.

Địa thế ngôi chùa được dựng lại giống với hình dáng của một bông sen lớn. Trong đó thì mỗi một phiến đá tượng trưng cho một cánh sen đang nở, còn ngôi chùa thì nằm giữa đài sen. Phía đông của triền đá dốc nghiêng, phía tây có dốc đứng tạo thành vực thẳm, lối đi chỉ vừa vặn một bàn chân. Công trình xây dựng theo hướng Tây Nam. Lên chùa Đồng Yên Tử, đi trong mây trắng bạn sẽ khó phân biệt được đâu là đất, đâu là trời. Nhìn về 4 hướng thì cảnh sắc giống hệt một dải lụa xanh tuyệt đẹp.

Hàng năm, cứ đến dịp đầu xuân, du khách mọi nơi đều có ước muốn hành hương đến chùa Đồng Yên Tử để cầu nguyên, chiêm bái, tìm về cõi Phật, tìm lại sự an nhiên.

Chùa Đồng Yên Tử cao bao nhiêu?

Chùa Đồng có thiết kế tựa như một đóa hoa sen khổng lồ. Trong đó, mỗi phiến đá là một cánh hoa sen đang nở rộ và trông tuyệt đẹp. Ở khu vực phía Đông là triền đá dốc nghiêng. Còn phía Tây là vách núi thẳng đứng chỉ có thể vừa một bàn chân đi.

Chùa được xây dựng có mặt quay về hướng Tây Nam với kiến trúc hình chữ nhật một gian hai mái. Chùa có tổng diện tích gần 20m2 cùng chiều cao từ nền đến nóc là 3.35m. Đây là câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi: “Chùa Đồng Yên Tử cao bao nhiêu?”.

Ngoài ra, các họa tiết hoa văn trang trí trên chùa cũng rất độc đáo. Hầu hết đều mang dấu ấn của thời Trần. Kiến trúc chùa bao gồm: chùa, tượng Phật, chuông nặng hơn 70 tấn.

Vì chùa có vị trí trên đỉnh núi cheo leo cho nên kiến trúc chùa cũng được xây dựng sao cho thuận lợi với việc chịu đựng thời tiết ở Yên Tử. Các hạng mục công trình khác như bậc đá lên xuống, lan can, sân hành lễ, lầu hóa vàng, nhà ghi công đức,… cũng được tôn tạo và mở rộng cho du khách tứ phương.

Tượng Phật ở chùa Đồng Yên Tử 

Tượng Phật ở chùa Đồng Yên Tử 

Tượng Phật trong chùa Đồng Yên Tử bao gồm: 1 pho tượng Phật Thích Ca cùng 3 pho tượng Tam Tổ Trúc Lâm. Tượng có kích thước cao trung bình từ 0.45m đến 0.87m và được đặt trên đài sen. Trong đó, 3 pho tượng Tổ lớn, đó là:

  • Tượng Thích Ca: trong trang phục áo cà sa với hình dạng tọa thiền cùng tư thế kiết già (thế liên hoa tọa).
  • Tượng Đệ Nhất Tổ Trần Nhân Tông: mặc áo cà sa nhưng với tư thế tay úp lên hai đùi và ngồi “kiết già kiểu cát tường”. Kiểu này hay còn được gọi là “cát tường tọa” mắt nhìn xuống soi rọi nội tâm.
  • Tượng Đệ nhị Tổ (Pháp Loa) và Đệ tam Tổ (Huyền Quang): mặc áo cà sa, tư thế ngồi kiết già không lộ bàn chân, tây kết “định ấn”.

Toàn bộ 3 pho tượng Tổ đều ngự trên đài sen được đặt trên bệ và trang trí hoa văn hình sen, cúc, thị, lá lật, sóng nước,… cực kỳ tinh tế và tỉ mỉ. Lưu ý là khi tham quan và chiêm ngưỡng những pho tượng Phật ở chùa Đồng Yên Tử này thì bạn nên tránh động chạm để không làm hư hại nhé!

Chùa Đồng Yên Tử thờ ai? 

Chùa Đồng có tên gọi là Thiên Trúc Tự mang đến đất nước của Phật Tổ Như Lai. Và với vị trí vô thượng tọa lạc trên đỉnh núi Yên Tử. Tương truyền rằng, trên đỉnh núi Yên Sơn – nơi đặt tràu Đồng trước kia – còn gọi là núi thiêng. Đây là nơi có thể cầu mưa, hô phong, hoán vũ trên đỉnh Yên Tử linh thiêng. Vì lý do đó, chùa Đồng Yên Tử chủ yếu thờ tượng Quan Thế Âm Bồ Tát. Nhưng phần chuông và đồ thờ đều bằng đồng. Về sau, những hiện vật này đã bị thất lạc. Chùa Đồng còn là nơi ngự vì của Phật tổ Việt Nam. Và nơi thờ vong Phật tổ Như Lai nước Thiên trúc tiền kiếp của Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni. Đây là nơi tôn vinh ý nghĩa của chữ Đồng hiện hữu rõ nhất.

Lễ hội ở chùa Đồng Yên Tử

Hàng năm, lễ hội ở chùa Đồng và Yên Tử nói chung diễn ra vào ngày mùng 10 tháng Giêng (Âm lịch) và 3 ngày đầu năm. Ngoài ra, vào những ngày sóc, vọng hay lễ Vu Lan, Phật đản, nhiều Phật tử cả nước cũng về đây hành hương lên chốn Trúc Lâm Yên Tử linh thiêng.

Hướng dẫn đường lên chùa Đồng Yên Tử 

Trước kia để có thể lên được chùa Đồng Yên Tử thì con đường duy nhất là treeking qua hàng nghìn bậc đá, băng qua đường núi suốt chiều dài 6km để đặt chân lên đỉnh Yên Sơn. Tuy nhiên vài năm trở lại đây thì Ban quản lý của khu danh thắng Yên Tử đã cho phép xây dựng và đưa vào sử dụng tuyến cáp treo để du khách có thể thuận tiện hơn trong việc chinh phục ngôi chùa.

Ngồi trong cabin cáp treo bạn có thể ngắm nhìn trọn vẹn đất trời, núi non Yên Tử từ trên cao. Khi đến ga thì sẽ tiếp tục đi bộ một đoạn nữa để thưởng ngoạn non thiêng Yên Tử. Từ cáp treo nhìn xuống bạn sẽ rất ngạc nhiên khi được chiêm ngưỡng khu rừng cây Yên Tử, nơi có nhiều ngọn tùng cổ với tuổi đời đã 700 năm vươn mình trong một không gian rất rộng. Ngoài ra còn có các cây măng mọc tua tủa có khi chạm luôn cả vào cáp treo. Tuy đã có cáp treo nhưng đoạn đường đi bộ để lên được chùa Đồng cũng khá dài, cheo leo với hàng nghìn bậc đá lởm chởm xuyên qua những khu rừng già. Khi đất trời vào xuân, có những cơn mưa phùn lất phất thì bạn sẽ được trải nghiệm “vén sương tìm đường” để lên chùa.

Những kinh nghiệm du lịch chùa Đồng Yên Tử 

Những kinh nghiệm du lịch chùa Đồng Yên Tử 

1. Lễ hội chùa Đồng Yên Tử được diễn ra vào thời gian nào? 

Hằng năm, lễ hội của chùa Đồng đều diễn ra vào ngày mùng 10 tháng Giêng Âm lịch và 3 ngày đầu năm. Ngoài ra, vào những ngày sóc, vọng hay lễ Vu Lan, Phật đản. Nhiều Phật tử trong cả nước cũng về đây để hành hương lên chốn Trúc Lâm Yên Tử linh thiêng để bày tỏ lòng thành kính với Đức Phật từ bi.

2. Phương tiện đi lên chùa Đồng

Đầu tiên, để đến được chùa Đồng thì bạn cần phải có mặt ở núi Yên Tử trước. Bạn có thể xuất phát từ Hà Nội theo hướng Hà Nội – Quảng Ninh để đến Yên Tử. Xe khách, xe máy và ô tô là ba phương tiện phổ biến nhất mà bạn có thể sử dụng.

Khi đã đến với chân núi Yên Tử, bạn có thể sử dụng cáp treo để ngắm cảnh ở khắp 3 vùng hoặc đi bộ lên chùa Đồng. Vì chùa nằm ở trên dãy núi cao cho nên việc lên đến đỉnh Yên Tử và chiêm bái chùa Đồng mất khá nhiều thời gian. Nếu như bạn đi cáp treo và dừng chặng ở những địa điểm khác thì tổng thời gian sẽ khoảng 4 tiếng. Còn nếu bạn đi bộ chinh phục từng địa điểm thì sẽ mất khoảng từ 6 đến 7 tiếng tùy theo thể lực và tinh thần của bạn.

Dù là bạn chọn cách thức nào thì chuyến du ngoạn tìm đến chùa Đồng Yên Tử của bạn chắc chắn cũng tuyệt vời. Bởi vì hành trình này sẽ giúp bạn có vô vàn những trải nghiệm hấp dẫn. Bắt đầu  từ chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên cho đến thư giãn trong không gian thanh bình đến lạ.

Những lưu ý khi lên chùa Đồng Yên Tử

  • Mặc trang phục nghiêm túc, kín đáo.
  • Nên mang theo áo khoác vì nhiệt độ trên đỉnh núi khá lạnh.
  • Khi gần tới địa điểm chùa Đồng Yên Tử sẽ không có những bậc thang. Bạn cần lưu ý cẩn thận khi bước đi.
  • Không xả rác, phá hoại cảnh quan môi trường.
  • Không đụng chạm hoặc làm hư tổn đến chùa Đồng.
  • Bạn nên nói nhẹ đi khẽ khi tham quan khu vực thanh tịnh này.
  • Hãy nhớ mang theo nước uống cùng với đồ ăn nhẹ để tiếp thêm năng lượng nếu cần.
  • Không nên mua những đồ vật không rõ nguồn gốc khi lên chùa Đồng Yên Tử.
  • Cẩn thận tiền bạc, tư trang khi đến chỗ đông người

Trên đây là thông tin về Chùa Đồng Yên Tử do Đồ Thờ Hưng Vũ đang cung cấp cho các bạn. Hy vọng qua nội dung trên sẽ có ích cho các bạn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ cho chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất nhé!

Thông tin liên hệ

Đồ Thờ Hưng Vũ

Địa chỉ: 36 Xóm Ngã Tư – Xã Sơn Đồng – Huyện Hoài Đức – Tp. Hà Nội

Hotline – Zalo: 0908.867.888

Số điện thoại: 0907.200.988

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *