Chùa Ấn Quang- Ngôi Chùa Nằm Ở Trung Tâm Thành Phố HCM

Chùa Ấn Quang là một ngôi chùa nằm tại số 243 đường Sư Vạn Hạnh, Phường 9, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh. Ngôi chùa này được tạo lập vào năm 1948 và đã trải qua quá trình mở rộng và nâng cấp. Hiện nay, chùa Ấn Quang có thư viện và nhà xuất bản. Ngoài ra, chùa Ấn Quang cũng đã đóng vai trò là trụ sở của Phật học đường Nam Việt, Giáo hội Tăng già Nam Việt và cơ sở chính của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Chùa Ấn Quang cũng đã tham gia vào các hoạt động xã hội như việc tiếp nhận và gửi đến giúp đỡ đồng bào bị lũ lụt và thiên tai.

Địa chỉ chùa Ấn Quang ở đâu?

Chùa Ấn Quang tọa lạc ở số 243 đường Sư Vạn Hạnh, phường 9, quận 10, chỉ cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 4km nên di chuyển tới đây cũng rất dễ dàng, có nhiều sự lựa chọn cho bạn chọn lựa từ xe buýt, xe máy, ô tô cho đến taxi, grab, xe ôm.

Đối với du khách đi xe buýt đến chùa Ấn Quang quận 10 thì có thể tham khảo các tuyến sau: 05, 14, 27, 38, 150.

  • Tuyến xe 05 dừng tại trạm 277 đường Ngô Gia Tự cách chùa 350m tương đương 5 phút đi bộ.
  • Tuyến xe 14, 27 dừng trạm 430 đường Lý Thái Tổ cách chùa 400m mất khoảng 6 phút đi bộ.
  • Tuyến xe 38 dừng tại trạm 420 đường Sư Vạn Hạnh cách chùa chỉ 50m đi bộ tích tắc là đến.
  • Chuyến xe 150 dừng tại trạm 105 đường Ngô Gia Tự cách chùa chỉ 100m.

Đối với du khách sử dụng phương tiện cá nhân thì gửi ngay bên trong chùa.

Lịch sử chùa Ấn Quang quận 10

Chùa Ấn Quang quận 10 được xây dựng vào năm 1948, ban đầu chỉ là một ngôi nhà nhỏ lợp bằng lá và có tên là Ứng Quang Tự. Người tạo nên ngôi chùa chính là Hòa thượng Thích Trí Hữu từ chùa Linh Ứng Đà Nẵng, sau khi tạo dựng xong ngôi chùa để tu hành, ngài còn mở lớp dạy Phật học cho các tăng sĩ trẻ tuổi nên chùa Ứng Quang Tự lúc đó nổi tiếng là một Phật đường học nhỏ.

Tuy nhiên đến năm 1950, Hòa thượng Nguyễn Trí Hữu đã đưa Hòa thượng Thích Thiện Hòa lên làm trụ trì chùa Ấn Quang, quản lý chùa để hoàng dương Phật pháp thời bấy giờ. Đến năm 1951, Hòa thượng Thích Thiện Hòa đã cùng các trường Phật học khác có tên là Liên Hải, Mai Sơn, Sùng Đức và Ứng quang hợp nhất có tên “Phật học đường Nam Việt” với mục đích đưa Phật pháp phát triển hơn nữa. Lúc này, chùa cũng đã đổi tên từ chùa Ứng Quang Tự thành chùa Ấn Quang.

Đặc biệt, vào ngày 14 đến ngày 15/07/1953, Đại lễ khánh thành chùa được tổ chức long trọng, nhận được sự đón nhận vô cùng to lớn từ người dân quanh đó.
Năm 1955, Chùa bắt đầu được xây dựng thêm nhà Tổ và trai đường, đến năm 1957 thì tiếp tục xây nhà in Sen Vàng, xưởng nhang Bồ Đề, thư viện kinh sách, nhà xuất bản, nhà phát hành,…Năm 1959, các dãy lầu giảng đường xây mới khang trang hơn để cho các Phật tử, dân chúng đến chùa Ấn Quang quận 10 tiếp nhận Phật học được dễ dàng hơn.

Năm 1978, Hội đồng Quản trị Tổ đình Ấn Quang tiếp quản và quản lý chùa, lúc này Hòa thượng Thích Thiện Hòa đã viên tịch.
Năm 2006 tới năm 2009, chùa tiếp tục xây mới nhà Tổ, trai đường, tăng xá tới ngọn Bảo tháp mới.

Chùa Ấn Quang

Kiến trúc chùa Ấn Quang quận 10

Nhìn tổng thể kiến trúc, chùa được thiết kế hài hòa giữa phong cách cổ kính và hiện đại, xen lẫn nhiều lối kiến trúc các nước châu Á khác như Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản.
Ngay khi đến chùa Ấn Quang quận 10, bạn sẽ ấn tượng ngay với quang cảnh trang nghiêm cùng diện tích rộng lớn lên tới 2.300m2. Chùa có hai cổng với một cổng ở đường Sư Vạn Hạnh là cổng chính và cổng phía sau là cổng phụ hướng chung cư thành phố. Ngay từ cổng chùa, sự tinh tế nằm ở trụ cột chùa thể hiện qua các ốp đá xanh hình khối vuông, rộng 1,15m, dài 1,62m và cao 5m.

Phía trên cây trụ cột có biểu tượng hình pháp luân, tháp nhỏ theo mô hình tháp Bồ Đề đạo trang thu nhỏ nổi tiếng, xung quanh là hình bốn con sư tử oai phong ở bốn hướng Đông Tây Nam Bắc tượng trưng cho chánh pháp được phổ biến khắp nơi, hoằng dương Phật pháp được thuận lợi. Vào bên trong khuôn viên của chùa Ấn Quang quận 10, bạn sẽ nhận thấy không gian trong Điện Phật bài trí một cách vô cùng tôn nghiêm. Chính giữa của Điện là tượng Phật Thích Ca Mâu Ni và tháp xá Lợi Phật, ngoài ra đằng sau của tượng Phật Thích Ca là hai vị Hộ Pháp thường thấy.

Ngoài ra, Điện Phật còn có một tầng trệt và một tầng lầu. Năm 1965 – 1980, tầng trệt đã được dùng làm Trụ sở của Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất và từ năm 1981 làm Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo TP.HCM. Trên lầu của chùa Ấn Quang quận 10 có tượng Phật Bổn Sư có chất liệu xi măng trong tư thế uy nghiêm, thiền định tĩnh tâm. Trên các vách của phòng trang trí bức phù điêu bằng gỗ với chạm khắc tinh xảo kể về cuộc đời của Đức Phật. Kết hợp với các vách là ba cửa gỗ có hình vòm và hoa văn rồng cuộn mây cổ kính.

Tiếp đó là bảo tháp cao 36m và 6 tầng lầu, bảo tháp chùa Ấn Quang xây dựng có ý nghĩa là nhằm tri tô Đức Phật A Di Đà, Địa Tạng Vương Bồ Tát, Bồ Tát Quán Thế Âm, Ngọc Xá Lợi và các tiền bối đã có công xây dựng , hoằng dương Phật pháp.
Đặc biệt, chùa Ấn Quang là địa điểm tiếp nhận đồ dùng, vật phẩm từ thiện giúp đỡ đồng bào khi gặp khó khăn về thiên tai bão lũ cũng như người nghèo khó, vô gia cư. Không chỉ vậy, đây còn là trụ sở của Phật học đường Việt Nam, thu hút nhiều Phật tử, dân chúng đến nghe giảng Pháp tại đây.

Chùa Ấn Quang

Chùa Ấn Quang có gì đặc sắc?

Chùa Ấn Quang có tổng diện tích khoảng 2.300m2 với toàn bộ kiến trúc của được xây dựng theo đồ án của kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thiện. Về cơ bản, kiến trúc chùa Ấn Quang vừa thể hiện sự hài hòa giữa phong cách cổ kính và hiện đại, lại vừa thể hiện sự tinh hoa trong sự đan xen kiến trúc Việt – Trung – Ấn – Nhật. Chùa Ấn Quang có hai cổng: một cổng ở mặt trước đường Sư Vạn Hạnh, một cổng ở mặt sau chung cư thành phố. Trụ cột của cổng chùa dài 1,62 mét, rộng 1,15 mét và cao 5 mét được ốp đá xanh với các khối vuông. Phía bên trên trụ cột có biểu tượng pháp luân, có tháp nhỏ theo mô hình tháp bồ đề đạo tràng thu nhỏ, xung quanh là bốn con sư tử hướng về bốn hướng tượng trưng cho chánh tháp phổ biến khắp mọi nơi.

Khi thăm quan chùa Ấn Quang, vào bên trong khuôn viên, các bạn sẽ thấy Điện Phật ( Tòa Chánh ) được bài trí rất tôn nghiêm, chính giữa là tượng Phật Thích Ca Mâu Ni bề thế ( do Phật tử Minh Dung tạc ) và tháp xá Lợi Phật. Phía sau tượng Phật được đặt bức tượng hai vị Hộ Pháp ở hai bên.

Ngoài ra, khi vào bên trong chùa du khách còn được nhìn thấy một trệt và một tầng lầu. Tầng trệt được dùng để làm Trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Trên tầng lầu có tượng Phật Bổn Sư bằng xi măng trong tư thế thiên đình, uy nghiêm. Trên các vách Chánh điện được trang trí bằng những bức phù điêu về cuộc đời Đức Phật làm tăng thêm phần cổ kính. Mặt tiền Chánh điện có ba cửa gỗ, có cấu trúc hình vòm với các hoa văn rồng mây đặc sắc, tạo ra nét đẹp cân đối. Đối diện với Chánh điện là Tổ đường, bên trái Tổ đường là phòng nghỉ của các cư sĩ.
Bên trong khuôn viên chùa Ấn Quang còn có một bảo tháp cao 36 mét với sáu tầng được xây dựng nhằm tri tôn Đức Phật Di Đà, Đức Địa Tạng, Bồ Tát Quan Thế Âm, Ngọc Xá Lợi và các bậc tiền bối đã có công xây dựng chùa. Đối diện với bảo tháp là tòa nhà văn hóa và nhà khách.
Về nội thất, nhiều tượng thờ và các chi tiết trang trí kiến trúc của chùa mang giá trị nghệ thuật cao, được thực hiện dưới bàn tay tài hoa của các nghệ nhân nổi tiếng như: Trương Văn Thanh, Cư sĩ Trương Đình Ý, Giáo sư trường Mỹ Nghệ Thực Hành ở Gia Định,… nổi bật nhất là tượng Tổ sư Đạt Ma đã tạo nên một khung cảnh thanh tịnh.

Chùa Ấn Quang

Tầm quan trọng của chùa Ấn Quang

Ngoài chức năng là trường dạy Phật học, trụ sở của Phật học đường Việt Nam, ban Trị sự Thành hội Phật giáo,… chùa còn có chức năng là địa điểm vận động, tiếp nhận tiền, hàng, vật phẩm giúp đỡ đồng bào gặp khó khăn, bão lũ, thiên tai, giúp họ khắc phục khó khăn và ổn định cuộc sống. Chùa còn là nơi giảng pháp thu hút rất nhiều Phật tử từ tứ xứ về đây.

Một số điều cần chú ý khi đến thăm chùa Ấn Quang

  • Chùa Ấn Quang mở cửa từ 7 giờ đến 18 giờ hằng ngày, mọi người tự do đến tham quan, cúng bái, cầu nguyện và niệm phật, chùa vào cửa tự do.
  • Khi đến chùa xin bạn nên chú ý giữ yên lặng và thanh tĩnh để không làm phiền mọi người xung quanh.
  • Đây là địa điểm trang nghiêm, vì vậy khi tham quan bạn chú ý mặc quần áo dài, lịch sự, hông nên mặc áo sát nách, hở vai, quần váy. Một bộ đồ kín đáo sẽ thích hợp hơn cho việc tham quan chốn linh thiêng này, bạn nên mặc quần áo kín đáo, thoải mái khi viếng chùa.

Trên đây là một số thông tin về Chùa Ấn Quang mà Đồ thờ Hưng Vũ muốn chia sẻ với các bạn về một ngôi chùa nằm ở Quận 10, HCM. Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về ngôi chùa này nhé!

Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các ngôi chùa khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tớ nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *