Chùa Khai Nguyên Sơn Tây: Giới thiệu, kiến trúc, lịch sử, kinh nghiệm ghé thăm

Chùa Khai Nguyên Sơn Tây từ lâu đã ghi dấu ấn trong lòng Phật tử, du khách muôn phương với kiến trúc kim cổ giao thoa cùng hệ thống tượng Phật, di vật giá trị giữa vùng ngoại ô Hà Nội thanh bình, yên ả.

Với quy mô bề thế và bức tượng Phật A Di Đà lớn nhất Đông Nam Á, chùa Khai Nguyên thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách gần xa. Chùa trở thành một trong những địa điểm du lịch tâm linh gần Hà Nội hấp dẫn, mang đến cho khách hành hương, vãn cảnh nhiều trải nghiệm khó quên.

Sau đây hãy cùng Đồ Thờ Hưng Vũ khám phá các thông tin về ngồi chùa này nhé!

Chùa Khai Nguyên

Giới thiệu chùa Khai Nguyên

Chùa Khai Nguyên hay còn được gọi là chùa Tản Viên tên hiệu đầy đủ là Tản Viên Sơn Quốc Tự, là một ngôi chùa có quy mô bề thế cùng bức tượng Phật A Di Đà lớn nhất Đông Nam Á.

Không chỉ là một điểm đến tâm linh thu hút nhiều Phật tử gần xa, chùa Khai Nguyên còn là điểm nhấn của du lịch Sơn Tây bởi những trải nghiệm hấp dẫn khi liên kết với các điểm đến lân cận…

Trước khi được biết với tên gọi chùa Khai Nguyên, xưa kia chùa có tên là Cổ Liêu tự hay chùa Tản Viên Sơn Quốc tự nằm ở Sơn Đông, thị xã Sơn Tây ngày nay.

Theo ghi chép còn sót lại trên tấm bi ký chùa được xây dựng rất sớm, khoảng đầu thế kỷ XVI dưới thời nhà Lý. Trải qua bao thăng trầm lịch sử cùng với sự tàn phá của chiến tranh chùa Khai Nguyên xưa đã bị phá hủy gần như hoàn toàn, đến năm 2003 chùa được tăng ni phật tử và người dân địa phương chun tay trùng tu, tôn tạo.

Nếu bạn đang nghĩ sau khi tôn tạo lại ngôi chùa không còn vẻ đẹp nguyên bản thì chưa phải.

Ngôi chùa Khai Nguyên hiện nay được xây dựng trên nền móng cũ, mô phỏng lại kiến trúc của ngôi chùa đã bị hư hại và vẫn toát lên được nét đẹp kim cổ đặc trưng. Tọa lạc trên diện tích hơn 500m2, kiến trúc trong chùa Nguyên khai vô cùng tinh tế, hài hòa giữa các công trình và thiên nhiên, bao gồm: tháp Chuông, tháp Trống và khu Nội Viện.

Dân gian xưa có có câu thôn Đoài thì nhớ thôn Đông, Câu thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?

Xứ Đoài đẹp trong mắt kẻ thi nhân, một vẻ đẹp truyền thống của vùng quê sơn thủy hữu tình Sơn Tây, với những phong tục tập quán mang đậm bản sắc của người Việt cổ.

Đây cũng là nơi in dấu ngôi chùa Khai Nguyên cổ tự, biểu tượng và điều mà người ta nhớ khi nhắc về Sơn Tây, xứ Đoài. Nằm trên mảnh đất tâm linh, chốn cửa Phật, bất cứ người con Sơn Tây hay du khách thập phương có dịp tới đây đều ghé chùa dâng hương, cầu bình an cho gia đình.

Chùa Khai Nguyên

Chùa Khai Nguyên ở đâu?

Chùa Khai Nguyên có địa chỉ tại thôn Tây Ninh, X. Sơn Đông, TX. Sơn Tây, TP. Hà Nội

Chùa Khai Nguyên trước đây là Cổ Liêu Tự và có tên thường gọi là chùa Cheo. Tọa lạc tại vùng quê Sơn Tây bình dị, chùa cách thành phố Hà Nội khoảng 45km.

Vị trí chùa Khai Nguyên Sơn Tây

Lịch sử chùa Khai Nguyên

Chùa Khai Nguyên xưa kia có tên là ”Cổ Liêu Tự” thường được gọi là Chùa Cheo thuộc địa danh Thôn Tây Ninh – Xã Sơn Đông – Thị Xã Sơn Tây – TP Hà Nội, gần sát với khu di tích lịch sử Đền Măng Sơn. Ngôi Chùa có niên đại lịch sử từ nửa đầu thế kỷ XVI. Trải qua thời gian mưa nắng, ngôi Chùa đã được nhân dân, phật tử trùng tu, tôn tạo lại nhiều lần, hiện những di vật có niên đại lịch sử lâu nhất của chùa là hai bia đá: một được tạc vào niên hiệu Cảnh Hưng thứ mười chín (1759); một được tạc vào niên hiệu Gia Long thứ mười bốn (1816) và chuông đồng được đúc vào niên hiệu Tự Đức thứ hai mươi hai (1870).

Chú ý: Chùa Khai Nguyên và Chùa Tản Viên là 2 ngôi chùa khác nhau nhưng cùng thầy trụ trì quản lý và địa điểm của Chùa Tản Viên nằm trong quần thể vườn Quốc Gia núi Ba Vì của huyện Ba Vì. Rất mong rằng mọi người nên tìm hiểu rõ thông tin này để tránh nhầm lẫn giữa 2 ngôi chùa với nhau. Không như các bài viết đăng trên một số trang cá nhân câu view và video Vlog không tìm hiểu rõ thông tin trực tiếp từ phòng thông tin của nhà chùa lại tự ý lấy thông tin họ đã đăng trên các trang ngoài luồng để đăng tải và truyền đạt tới người đọc và người xem là cùng một chùa Khai Nguyên khiến cho người xem hiểu lầm nếu chưa từng tìm hiểu kỹ về chùa Khai Nguyên.

Theo lịch sử bia ký kể lại:

  • Vào năm 1759 thừa lệnh Lý Trưởng Phùng Cương Đỉnh, nhân dân và Phật tử thập phương cho tu sửa lại chùa và đúc đại hồng chung để thờ tự. Vì được sự quan tâm của Lý trưởng họ Phùng cho nên nhân dân đã cung tiến rất nhiều tiền của và đất đai để mở rộng khuôn viên xây dựng cũng như làm quỹ hương hỏa cúng Phật (toàn bộ khu đất gò Chùa Cheo và rộc Cheo khoảng 9 – 10ha).
  • Vì lâu không có sư trụ trì, cho nên cảnh quan của ngôi chùa ngày một xuống cấp nặng nề, từ năm 1964 tới năm 1985 phần lớn đất chùa được Hội người cao tuổi của xã và Hợp tác xã Tây Ninh lấy để trồng cây.
  • Năm 1981, được sự đồng ý của chính quyền địa phương, các già vãi khi đó có hơn 10 cụ đã đi quyên hóa nhân dân và thập phương cho tu sửa lại phần mái cũng như sơn phết lại phần tượng của chùa.
  • Sau năm 1985 phần lớn đất Chùa được chia cho các hộ dân trong xã trồng hoa màu và cấy lúa, đất Chùa chỉ còn lại khoảng trên 5.000m2.
  • Tới năm 1990 Hợp tác xã Xã Sơn Đông tiếp tục cắt đất giao cho Hội phụ nữ đấu thầu để gây quỹ, do vậy đất chùa chỉ còn lại khoảng trên 1000m2 đất nội tự, thời điểm này ngôi chùa bị xuống cấp trầm trọng và gần như trở thành phế tích. Toàn bộ cảnh quan của ngôi phạm vũ, nguy nga, tráng lệ xưa kia chỉ còn lại 5 gian chính điện thờ Phật và 3 gian nhà bếp.
  • Tới năm 2003, được sự đồng thuận của các cấp chính quyền, nhận lời thỉnh mời của nhân dân và tín đồ Phật tử địa phương, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Hà Tây đã bổ nhiệm Đại đức Thích Đạo Thịnh về trông nom, trụ trì, xây dựng và phục vụ tín ngưỡng tại Chùa. Bằng uy tín cũng như sự nhiệt tình của người con Phật, Đại Đức Thích Đạo Thịnh đã vận động các đoàn thể, và nhân dân tình nguyện hỷ cúng lại phần đất của Chùa xưa kia để lập đề án – hồ sơ – quy hoạch xin các cấp chính quyền hữu quan Thành phố Hà Nội cho mở rộng khuôn viên Chùa Khai Nguyên để tu bổ, cải tạo, đầu tư xây dựng lại cảnh quan của chùa nhằm đáp ứng nhu cầu tu học của Tăng Ni, cũng như tín đồ Phật tử thập phương.
  • Từ năm 2006, Chùa Khai Nguyên được UBND Thị xã Sơn Tây cho trùng tu lại, trải qua hơn 10 năm kiến thiết, đến nay ngôi Chùa đã xây dựng được các hạng mục công trình như: Ngôi Đại Hùng Bảo Điện, Tháp Báo Ân, Nhà Khách, Vãng Sinh Đường, Thư Viện, Chùa một cột, Nhà Tạo Soạn, Nhà Pháp Hội, Nhà Tăng, Ao phóng sinh, Gác Chuông. Các công trình đang thi công như: Cổng Tam Quan, Đại tượng Phật A Di Đà Vì Hòa Bình Thế Giới, Nhà Đa Năng, và một số công trình phụ trợ khác.
  • Từ năm 2015 trở lại đây, Chùa Khai Nguyên là một điểm đến quen thuộc đối với đông đảo Phật tử thập phương, và nhân dân trong cả nước. Hàng năm, nhà chùa thường mở các khóa tu học giáo lý nhà Phật cho Tăng Ni, Phật tử ở khắp các nơi về tu học, mỗi khóa có hàng nghìn Phật tử tham gia. Đặc biệt là các khóa tu học ngắn ngày dành cho các bạn trẻ là học sinh và sinh viên, các khóa học này thường gắn liền với các chương trình thiện nguyện, nhân đạo như hiến máu, từ thiện…

Qua mỗi khóa tu có hàng nghìn bạn trẻ đã thay đổi theo chiều hướng tích cực, ngoan hơn, lễ phép hơn, biết kính trên nhường dưới, biết yêu thương bạn bè, bỏ việc ác, làm điều thiện… đặc biệt là các bạn đã ý thức được những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc đem áp dụng vào cuộc sống, góp phần đảm bảo an sinh xã hội lâu dài cho đất nước.

Để đáp ứng nhu cầu phục vụ tín ngưỡng cũng như hoằng pháp lợi sinh theo tinh thần từ bi cứu khổ của đạo Phật, Đại đức Thích Đạo Thịnh đã xin phép các cấp chính quyền Xã Sơn Đông cho lập đề án thiết kế, quy hoạch tổng thể để trình các cấp có thẩm quyền trên địa bàn Thị Xã Sơn Tây và Thành phố Hà Nội xin được phê duyệt, cấp phép đúng trình tự, thủ tục quy định của nhà nước về công tác xây dựng và quản lý các công trình thờ tự của tôn giáo.

Từ khi Đại đức Thích Đạo Thịnh về trụ trì Chùa cho đến nay (2024) các tổ chức như: Hội Phụ Nữ, Hội Người Cao Tuổi, và các hộ gia đình được giao đất canh tác, trồng hoa màu, cấy lúa, trồng cỏ, nuôi cá đã tình nguyện bàn giao lại quyền sử dụng đất cho UBND Xã, và nhà Chùa để nhà chùa lập hồ sơ – quy hoạch, trình các cấp có thẩm quyền Thành phố Hà Nội xem xét, phê duyệt và cấp phép xây dựng theo đúng quy định của Nhà nước.

Chùa Khai Nguyên

Tới chùa Khai Nguyên khám phá gì?

Chùa Khai Nguyên là một trong những địa danh nổi tiếng và có giá trị lịch sử đặc biệt ở Hà Nội. Với kiến trúc độc đáo, bề thế, ngôi chùa này thu hút hàng ngàn khách du lịch và Phật tử đến tham quan và thờ cúng mỗi năm. Ngoài ra, chùa còn nổi tiếng với pho tượng A Di Đà lớn nhất Đông Nam Á, đồng thời là nơi lưu trữ nhiều bảo vật và di tích có giá trị lịch sử văn hoá.

Tất cả những dấu ấn đặc sắc này đã làm nên sự nổi bật và thu hút của ngôi chùa Khai Nguyên trong lòng người dân và du khách.

Kiến trúc đặc sắc giao thoa kim cổ

Với quy mô rộng lớn và đa dạng các hạng mục công trình, chùa Khai Nguyên đã trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn không chỉ đối với những người theo đạo Phật mà còn đối với những du khách yêu thích kiến trúc và văn hóa. Một trong những nét đặc trưng đáng chú ý của chùa là lối kiến trúc nội công ngoại quốc, với sự pha trộn giữa nét đẹp kiến trúc kim – cổ. Những gian thờ chính được bố trí theo kiểu “tiền Phật hậu Tổ”, cuối là Tăng đường cùng tả vu, hữu vu, tháp Báo Ân, gác chuông, gác trống…

Bên trong, chùa còn sở hữu nhiều hiện vật có giá trị văn hóa và lịch sử cao. Hai tấm bia đá có từ năm 1759 cùng quả chuông đồng được đúc từ năm 1870 là những di vật đặc biệt của chùa, mang trong mình nhiều giá trị văn hoá và lịch sử không gì sánh bằng. Bên cạnh đó, hệ thống các pho tượng Phật lớn nhỏ cũng là một điểm nhấn đặc biệt của Chùa Khai Nguyên, tạo nên một không gian tâm linh thanh tịnh và ấm áp cho những ai đến thăm viếng.

Tượng phật A Di Đà lớn nhất Đông Nam Á

Chùa Khai Nguyên là một công trình kiến trúc vô cùng hoành tráng và đặc sắc tại Việt Nam. Điểm nhấn của chùa chính là bức tượng Phật A Di Đà lớn nhất Đông Nam Á, được xem là một trong những công trình kiến trúc vĩ đại nhất của thế giới. Bức tượng này được xây dựng từ năm 2015 và hiện vẫn đang trong quá trình hoàn thiện.

Bức tượng Phật A Di Đà có chiều cao lên tới 72m và đường kính bệ tượng lên tới 1.200m2, là một kiệt tác của sự kết hợp giữa tinh hoa kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc. Với kết cấu chắc chắn và được tạo tác vô cùng tinh xảo, bức tượng thể hiện hình tượng đức Phật A Di Đà uy nghiêm trong tư thế kiết già, gương mặt toát lên vẻ từ bi, trí huệ. Trên tay trái của ngài là một đóa sen hồng chớm nở, tay phải ở tư thế Giáo hóa thủ ấn. Giữa hai lòng bàn tay của đức Phật đều có hình bánh xe Pháp luân đắp nổi, thể hiện những triết lý sâu xa của Phật giáo.

Phần đế của bức tượng là một bông sen khổng lồ, có 3 lớp gồm 56 cánh hoa. Bên trong pho đại tượng Phật còn có 13 tầng, trong đó 12 tầng được dành cho khách tham quan thờ Bồ Tát và tầng âm được xây dựng thành lục đạo luân hồi, bao gồm nhiều cõi như a tu la, địa ngục, quỷ ngã… Tất cả các chi tiết này đều thể hiện sự tinh tế và độc đáo của văn hóa Phật giáo Việt Nam.

Chùa Khai Nguyên

18 tầng địa ngục tái hiện nhân quả báo ứng

Dưới tầng ngầm của pho đại tượng Phật A Di Đà, ngoài khu vực thờ cúng Bồ Tát, còn có một không gian đặc biệt được xây dựng để mô phỏng 18 tầng địa ngục. Khu vực này được thiết kế với mục đích truyền tải ý nghĩa của lục đạo luân hồi trong Phật giáo, giúp cho phật tử có thể hiểu rõ hơn về quy luật nhân quả và cách tu thân để tích đức.

Khu vực mô phỏng địa ngục được xây dựng với đầy đủ các yếu tố đặc trưng của nơi đó như vách núi đá, hang động, đầm lầy, dòng sông lửa và các sinh vật khát máu, đầy sự đau khổ. Nơi đây sẽ đưa du khách vào cuộc hành trình khám phá và trải nghiệm một phần của thế giới địa ngục theo quan niệm của Phật giáo.

Việc mô phỏng địa ngục tại khu vực này cũng được coi là một phương tiện giáo dục đặc biệt để giúp người tham quan có thể tìm hiểu và khám phá thêm về tâm linh Phật giáo. Đồng thời, đây cũng là một hoạt động giải trí thú vị và độc đáo cho du khách khi đến tham quan chùa Khai Nguyên.

Hệ thống di vật và tượng Phật giá trị, đồ sộ

Ngoài bức đại tượng, chùa Khai Nguyên còn là nơi thờ tự hệ thống tượng Phật đồ sộ. Trong đó có nhiều bức tượng được làm bằng chất liệu quý như: đồng, ngọc bích… Các bức tượng được sắp xếp trong gian Tam bảo, tạo nên hình thái kiến trúc độc đáo và không gian trang nghiêm, thanh tịnh.

Ngoài ra, chùa Khai Nguyên còn lưu giữ nhiều hiện vật cổ có giá trị lịch sử lâu đời như: chuông đồng được đúc vào niên hiệu Tự Đức năm 1870, bia đá được khắc vào niên hiệu Cảnh Hưng năm 1759 và bia đá khắc vào niên hiệu Gia Long năm 1816.

Cách di chuyển tới chùa Khai Nguyên

Bạn có thể thực hiện hành trình viếng chùa bằng nhiều loại phương tiện tùy theo điều kiện và sở thích của mình như:

  • Xe máy, ô tô cá nhân: Đây là phương tiện giúp bạn tự do và chủ động thời gian trong hành trình. Từ trung tâm Hà Nội, bạn có thể sử dụng Google Maps và chọn tuyến đường phù hợp như đi theo QL32 và DT82 hoặc theo đường Cao tốc 08 (Hòa Lạc) và QL21A để nhanh chóng đến chùa Khai Nguyên.
  • Xe buýt: Để tiết kiệm chi phí, bạn có thể đón xe buýt số 74 và xuống ở điểm dừng gần chùa nhất. Xe xuất phát từ BX. Mỹ Đình đến Xuân Khanh (Sơn Tây) với tần suất khoảng 10 phút/chuyến.
  • Taxi: Nếu đi với gia đình, nhóm bạn đông người, bạn có thể chọn taxi để nhanh chóng, tiện lợi đến chùa và không phải lo ngại mưa nắng. Hành trình di chuyển càng thêm thú vị với không gian xe rộng rãi, hiện đại, vận hành êm ái và dịch vụ chuyên nghiệp.

Các hoạt động tại chùa Khai Nguyên

Dưới đây, Đồ Thờ Hưng Vũ chia sẻ với các bạn một số kinh nghiệm đi chùa Khai Nguyên để có trải nghiệm tốt nhất:

Thời điểm thích hợp đến thăm chùa Khai Nguyên

Chùa Khai Nguyên đang trở thành điểm đến hấp dẫn của rất nhiều du khách và phật tử không chỉ trong khu vực mà còn ở cả nước. Đặc biệt, hai tháng đầu năm là thời điểm lý tưởng để đến tham quan, bởi khi đó thời tiết rất mát mẻ, dễ chịu.

Không chỉ để chiêm ngưỡng vẻ đẹp tuyệt vời của chùa mà còn du khách còn đến để cầu bình an, mong muốn cho một năm mới thuận buồm xuôi gió, nhiều sức khỏe, công danh và làm ăn thuận lợi. Bạn cũng có thể ghé thăm chùa vào những ngày Rằm và mồng Một để dâng hương lễ Phật và đem lại điềm lành cho bản thân và gia đình.

Chùa Khai Nguyên

Lễ hội chùa Khai Nguyên

Tại chùa Khai Nguyên, ngoài các ngày lễ truyền thống như ngày mùng 1 và ngày rằm, còn tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa trong năm. Trong khoảng cuối tháng, chùa sẽ long trọng tổ chức lễ Vu Lan với nhiều hoạt động đặc sắc như Đêm Tri Ân, Dâng Hoa Cảm Niệm Cha Mẹ, và triển lãm các loại hoa hồng và các khu tiểu cảnh mang ý nghĩa của mùa Vu Lan.

Đây là thời điểm quan trọng trong năm, thu hút rất đông phật tử và du khách đến tham dự, để dâng lễ và cầu nguyện cho gia đình, cho chính mình và cho những người thân yêu.

Giá vé tham quan

Hiện tại chùa Khai Nguyên không thu vé tham quan, và du khách cũng không phải mất bất cứ chi phí gì khi vào chùa.

Mâm cao cỗ đầy mà tâm không sáng thì Phật cũng không chứng, hãy vào chùa với tâm thanh tịnh, không tham sân si đổi chác. Nếu bạn muốn dâng lễ hãy chuẩn bị lễ chay và thắp nhang, đặt lễ theo sự chỉ dẫn.

Lưu ý khi tới chùa Khai Nguyên

Chùa là nơi linh thiêng nên khi đến đây bạn không nên ăn mặc những trang phục quá màu mè và gây phản cảm làm mất đi tính trang nghiêm vốn có của chùa.

  • Đến chùa, bạn nên thành tâm cầu bình an và tận hưởng vẻ đẹp an lạc, linh thiêng thay vì mải mê chụp ảnh.
  • Không tùy ý đụng, chạm hay lấy bất cứ đồ vật nào trong chùa khi không được sự cho phép của nhà chùa.
  • Không dẫm đạp lên cây cối, hoa cỏ hay bàn ghế trong chùa. Vứt rác đúng nơi quy định để tránh làm ô nhiễm môi trường.
  • Nên xin phép trước với ban quản lý nhà chùa để được sự đồng ý nếu muốn quay phim, chụp hình.
  • Chùa Khai Nguyên là một trong những điểm đến văn hóa – tâm linh ấn tượng của du lịch Hà Nội. Ngoài ra, vùng đất trầm tích này còn là nơi lưu giữ nhiều công trình văn hóa khác.

Chùa Khai Nguyên

Kinh nghiệm đi chùa Khai Nguyên

Nếu là một “tín đồ” của các đền chùa miền Bắc hẳn bạn cũng không còn xa lạ với kiểu kiến trúc “nội công ngoại quốc”, và chùa Khai Nguyên cũng không nằm ngoài số đó.

  • Các gian thờ chính được bố trí theo kiểu “tiền Phật hậu Tổ”, cuối là Tăng đường cùng tả vu, hữu vu, tháp Báo Ân, gác chuông, gác trống…
  • Bức tượng Phật A Di Đà: Đây là lớn bức tượng Phật A Di Đà nhất Đông Nam Á, cao 72m, đường kính bệ tượng lên tới 1.200m2, được khởi công xây dựng từ năm 2015, bức tượng hiện vẫn đang trong quá trình hoàn thành. Bức tượng uy nghiêm trong tư thế kiết già, gương mặt từ bi, trí huệ, trên tay trái ngài là đóa sen hồng chớm nở, tay phải ở tư thế Giáo hóa thủ ấn. Né có cơ hội du khách nên xuống tầng âm trong tổng 12 tầng tham quan, đây chính là lục đạo luân hồi gồm nhiều cõi như a tu la, địa ngục, quỷ ngã….
  • Hệ thống tượng Phật: Tị gian tam bảo là một hệ thống tượng với khoảng 1.975 pho lớn nhỏ được bày trí và sắp xếp hài hòa tạo nên nét độc đáo trong kiến trúc.
  • Khuôn viên Hồ Nước: Hồ nước lớn hình chữ nhật nằm ngay phía trước chùa, mặt hồ tĩnh lặng quanh năm nước xanh như ngọc. Trên hồ có lầu gác từ xa trông như chùa Một Cột, phía trong có gian thờ Địa Tạng vương Bồ tát và bộ kinh Địa tạng quý.
  • Tham quan giếng Rồng: Giếng nằm trên con đường đi vào Nội viện vừa cấp nước vừa là nơi trấn tích ngôi chùa. Bà con trong vùng kể lại rằng khi xưa cả một vùng bị hạn hán nặng nề mãi mà không thấy mưa, bấy giờ thầy trụ trì đã thắp hương xin chỉ chỗ đào giếng. Sau đó được Thần báo mộng chỉ nơi đào giếng và quả nhiên đã tìm được mạch nước trong xanh và không bao giờ cạn. Từ đó cứ vào độ tết đến xuân về người dân ở đây và du khách phương xa đến đều xin nước về tẩy trần nhà cầu may.
  • Suối Quan Âm: Đi qua giếng Rồng một đoạn là du khách đến được suối Quan  m. Con suối chính là đại diện cho truyền thống uống nước nhớ nguồn, đầu nguồn chảy từ đỉnh Núi Mẹ, một phần của sườn núi Chàng Rể.
  • Tìm hiểu Khu Nội Viện: Trải rộng trên 6ha, là nơi ở và sinh hoạt cho những tín đồ Phật tử phương xa về tham gia khóa tu mùa hè.
  • Khám phá những di vật có giá trị: Không chỉ khiến du khách choáng ngợp trước hệ thống tượng thờ mà chùa Nguyên Khai còn là nơi hiện đang lưu giữ nhiều di vật quý giá. Hai tấm bia đá có niên hiệu Cảnh Hưng thứ 19 (năm 1759) và Gia Long thứ 14 (năm 1815) và 1 quả chuông đồng đúc từ năm 1870 thời vua Tự Đức thứ 22 .

Những điểm tham quan gần chùa Khai Nguyên

Viếng chùa Khai Nguyên, bạn hãy kết hợp ghé thăm các điểm đến lân cận để có những trải nghiệm đáng nhớ trong hành trình khám phá thiên nhiên, văn hóa và lịch sử của vùng đất Sơn Tây:

Hồ Đồng Mô

Hồ Đồng Mô nằm dưới chân núi Ba Vì được mệnh danh là thiên đường dành cho người yêu hoàng hôn. Điểm đến là nơi lý tưởng để bạn tham gia các hoạt động ngoài trời như cắm trại, dã ngoại, câu cá, chèo sup…

Làng cổ Đường Lâm

Ngôi làng cổ Đường Lâm yên bình sẽ mang đến cho bạn những giây phút an yên đáng nhớ với trải nghiệm đạp xe qua làng Mông Phụ, tham quan nhà cổ, đền Phùng Hưng, đền Ngô Quyền và thưởng thức những món đặc sản thơm ngon.

Làng Văn hoá các dân tộc Việt Nam

Cách chùa Khai Nguyên chỉ 15km, làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam là nơi lý tưởng để bạn khám phá kiến trúc, nét đẹp văn hoá của các dân tộc trên khắp Việt Nam và tham gia các hoạt động lễ hội đặc sắc.

Thành cổ Sơn Tây

Trong hành trình viếng chùa Khai Nguyên Sơn Tây, bạn hãy dành thời gian tham quan ngôi thành cổ duy nhất được xây bằng đá ong ở Việt Nam. Ngôi thành có kiến trúc độc đáo từ thời vua Minh Mạng với nhiều công trình ấn tượng như: cột cờ, vọng lâu, súng thần công, điện Kính Thiên và hào nước thơ mộng.

Chùa Mía

Tham quan chùa Mía, bạn sẽ được chiêm ngưỡng nhiều pho tượng cổ như tượng Bà Thị Kính, Tuyết Sơn, Phật Bà Quan Âm và La Hán. Bên cạnh đó, bạn còn được ngắm nhìn cây đa cổ thụ hàng trăm năm tuổi và tòa Bảo tháp Cửu Phẩm Liên Hoa.

Trên đây là thông tin về Chùa Khai Nguyên Sơn Tây mà Đồ Thờ Hưng Vũ đã tổng hợp và gửi tới các bạn. Hy vọng qua nội dung trên các bạn sẽ hiểu hơn về ngôi chùa rất nổi tiếng tại ngoại thành này

Có thể bạn quan tâm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *