Đền Bia Bà: Lịch sử, kiến trúc, ý nghĩa nơi cầu tài lộc nổi tiếng HN

Đền Bia Bà từ lâu đã là điểm đến nổi tiếng cầu tài lộc của nhiều người dân Hà Nội và cách tỉnh lân cận. Đền hường được gọi là đình La Khê hiện nằm trong quần thể Di tích văn hóa La Khê, Hà Đông, Hà Nội

Đây là một địa chỉ tâm linh mà nhiều người hướng về trong những ngày đầu tháng, đầu năm mới để thắp hương cầu sức khỏe – bình an và tài lộc

Vậy nơi đây có lịch sử thế nào? Quá trình hình thành ra sao? Hãy cùng Đồ Thờ Hưng Vũ khám phá chi tiết qua nội dung sau nhé!

Đền Bia Bà

Giới thiệu đền Bia Bà

Đền Bia Bà hay Đình Bia Bà (La Khê) là ngôi đình được cho là xây dựng vào đầu thế kỷ 17 và được tu bổ lớn trong thế kỷ 18. Theo truyền thuyết, Đình thờ 2 vị thành hoàng là Hắc Diện Đại Vương và Thiên Tiên Bảo Hoa công chúa (gọi là nhị vị đại vương), được kể là đã giúp dân trừ ác và có nước để cày cấy, chăn nuôi và giúp vùng đất này trở nên trù phú.

Khuôn viên của đình có diện tích 8000m². Đình quay theo hướng Nam, chung quanh có tường bao và có giếng nước rộng trước cửa. Năm 1997 đã trùng tu nhà đại bái và năm 2002 tu sửa trung cung và hậu cung đình.

Cầu tài lộc thì cứ đến Bia Bà

Dân gian xưa có câu:

Cầu duyên thì đến chùa Hà

Cầu tài, cầu lộc thì đi Bia Bà

Hai câu ca dao trên đủ đến khẳng định rằng tại sao người buôn bán lại thường xuyên đến cầu tài lộc tại Bia Bà. Có nhiều sự tích về sự hiển linh của Thánh Bà trong lịch sử, trong đó không ít lần liên quan đến việc tài lộc, giàu sang, phú quý.

Trong khu di tích đình Bia Bà có Bia Bà và Bia Thánh Sư, và trong đình còn lưu giữ được 28 sắc phong của các triều đại Quân chủ Việt Nam.

Bia Bà thờ Bà Trần Thị Hiền – Hoàng phi đời Vua Mạc Thái Tông (Mạc Đăng Doanh). Bà sinh năm 1511 và mất ngày 16 tháng 11 năm 1538 (năm Mậu Tuất). Bà là người hiền đức có công với triều đình nhà Mạc và nhân dân địa phương. Trong đình có văn ghi bia bài điếu của vua Mạc Thái Tông năm 1539.

Bia Thánh sư thờ 10 vị người Trung Hoa đời Minh sang dạy dân làm nghề lụa, đó là các ông: Lý Công, Trang Công, Trần Công… Đến đời nhà Nguyễn được sắc phong Dực Bảo Tôn Thần. Bia Bà và Bia Thánh Sư là hai di tích lịch sử văn hóa quý.

Đền Bia Bà

Đình Bia Bà – La Khê (Quận Hà đông) được Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1998.

Trải qua rất nhiều thời gian, Bia Bà vẫn là nơi bà con Hà thành tới lễ cầu may, cầu lộc. Đặc biệt, chị em làm ăn buôn bán còn ví Bia Bà như “Bà Chúa Kho” của Hà Nội. Tuy vậy, phần lớn bà con, chị em tới lễ là nghe tiếng, đến lễ bởi lòng thành nhưng không mấy người có thời gian tìm hiểu về lịch sử Bia Bà và vị Thánh nữ được khắp vùng tôn kính, cầu lộc. Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về ngài.

Bia Bà nằm trong quần thể tâm linh La Khê gồm Chùa – Đình – Bia và được đặt cùng khuôn viên Đình La Khê nơi thờ hai vị thành hoàng là Hắc Diện Đại Vương và Thiên Tiên Bảo Hoa Công chúa (gọi là nhị vị Đại vương) đã giúp dân trừ ác, có nước để cày cấy, chăn nuôi, giúp vùng đất này trở nên trù phú; nơi đây cũng thờ các vị Thánh sư đã có công dạy dân trong vùng làm nghề lụa vì trước đây vùng này nổi tiếng với nghề dệt lụa. Còn Bia Bà thờ ngài Trần Thị Hiền, Hoàng phi của Vua Mạc Thái Tông – Mạc Đăng Doanh (sau khi bà mất được phong làm Đông cung Hoàng hậu). Bà đã có công với triều đình nhà Mạc và nhân dân địa phương. Toàn bộ khu Đình và Bia Bà đã được Bộ Văn Hóa xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1998.

Bà Trần Thị Hiền là con gái ông Trần Chân, trước đây gia đình bà ở làng La Ninh, huyện Từ Liêm, trấn Sơn Tây. Sau tránh tên húy của vua Lê Duy Ninh nên đổi là thôn La Khê nay là phường La Khê, quận Hà Đông, TP Hà Nội. Bà được coi là người phụ nữ sinh ra, lớn lên trong một gia đình thế phiệt trâm anh, có nhiều đời làm quan trong triều. Cha bà, ông Trần Chân là Đô lực sĩ Thiết Sơn (ở đời Lê sơ), sau được phong là Dũng Quận công. Khi bà mất được chôn cất tại cánh đồng Đa Bang (hay nhân dân còn gọi là cánh đồng Hoàng hậu) tại quê nhà tại làng La Khê ngày nay. Nhà thờ Quận công Trần Chân, cha bà, được dòng họ Trần ở La Khê hằng năm hương khói cũng đặt gần quần thể tâm linh Chùa – Đình – Bia La Khê.

Đền Bia Bà

Đền Bia Bà ở đâu?

Đền Bia Bà La Khê là một ngôi đền cổ kính, nằm yên bình giữa quận Hà Đông, thu hút biết bao tâm hồn hướng thiện đến để cầu nguyện và tìm kiếm sự bình an

Vị trí Đền Bia Bà

Lịch sử về Đền Bia Bà

Tương truyền đình làng La Khê được xây dựng từ đầu thế kỷ 17 và đại trùng tu vào thế kỷ 18. Trong đình có thờ Nhị vị thành hoàng là Hắc Diện đại vương và Thiên Tiên Bảo Hoa công chúa, hai vị thần đã giúp dân trừ ác và đào ngòi nối sông Nhuệ với sông Đáy để vùng đất này trở nên trù phú. Con ngòi đó sau được đặt tên chữ là Phúc Khê (suối Phúc) và ngôi chùa bên bờ kia cũng cùng tên, dân quen gọi là chùa Ngòi.

Trong đình còn thờ Bia Bà (sẽ nói kỹ dưới đây) và Bia Thánh sư là hai di vật lịch sử văn hóa quý giá. Bia Thánh sư ghi công tích 10 người Trung Hoa đời Minh mang các họ Lý, Trang, Trần đã sang dạy dân làng làm nghề dệt the lụa. Đến thời nhà Nguyễn lại sắc phong thêm cho các vị là “Dực Bảo Tôn Thần”.

Bia Bà ghi sự tích một hoàng phi của Mạc Thái Tông (1530-1540).

  • Bà tên thật là Trần Thị Hiền, sinh vào mùa xuân năm 1511 tại làng La Ninh trong một gia đình nhiều đời có người làm quan trong triều Lê sơ. Thân phụ Bà là Đô lực sĩ Thiết sơn bá Trần Chân.
  • Năm 1527 đời Mạc Thái Tổ, Bà mới 16 tuổi đã được chọn làm phi cho thái tử Mạc Đăng Doanh.
  • Năm 1530, thái tử nối ngôi, Bà vào ở Đệ nhị cung.
  • Năm 1532 Bà sinh được hoàng tử (thứ 5 trong triều) nhưng sau đó bị bệnh hậu sản.
  • Năm 1538 Bà về quê nhà nghỉ dưỡng, tuy có các Ngự y chạy chữa tận tình song vẫn không khỏi và qua đời mùa đông năm ấy ở tuổi 28. Vua vô cùng thương tiếc, cho an táng trọng thể tại cánh đồng Đa Bang.
  • Năm 1539 Tả Thị lang Bộ Lễ Nguyễn Tiến Thanh và Hiệu lý Viện Hàn lâm Bùi Hoằng đã đồng soạn văn bia cho lăng mộ Bà.
  • Bia Bà trải gần bốn thế kỷ đứng ở ngoài đồng, đến mùa xuân 1913 mới đổ do đất lún. Một người không rõ tên tuổi đã sao chép văn bia, đưa vào cuốn Thần phả của làng. Ít lâu sau bia được dựng như cũ.
  • Đến thập kỷ 1980, bia lại đổ rồi đưa về sân đình. Theo nguyện vọng của nhân dân, Ban quản lý di tích làng La Khê đã hưng công dựng một ngôi đền thờ Bà ở ngay bên phải sân đình và đặt bia vào trong.

Phần đầu văn bia viết về tiểu sử của Đệ nhị cung Trần Thị Hiền, có đoạn:

“Làng La Ninh, huyện Từ Liêm là quê hương của Bà phi. Ông nội của bà húy là Thiện, được phong là Đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu, Thái bảo; bà nội họ Nguyễn huý là Trù, được phong là Liệt phu nhân. Thân phụ của bà họ Trần, húy là Chân, do có công lao được phong là Thiết Sơn bá, rồi Dũng Quận công; thân mẫu họ Trần, húy là Tú, được phong là Huy nhân”.

Cũng như các vị vua khác, chắc chắn Mạc Thái Tông có đủ “tam cung lục viện”, nhưng với những gì ông thể hiện với bà Trần Thị Hiền cho thấy, Nhà vua đã giành tình cảm lớn và sâu đậm cho người vợ đầu tiên của mình.

Nội dung tiếp theo của Bia Bà ca ngợi công đức và thể hiện sự tiếc thương của Nhà vua đối với Đệ nhị Cung phi Trần Thị Hiền với lời lẽ bi ai thống thiết:

“Ôi ! Đức tính điềm tĩnh thận trọng thư thái nhàn nhã của bà phi đã giúp bà cần kiệm thu xếp ổn thỏa mọi việc trong nhà cho dù những người được tán thán trong Kinh Thi, Kinh Dịch cũng không hơn thế được.

Đáng lẽ Bà phải được hưởng phúc khánh nhiều vô cùng, song không hiểu sao sớm đã quy tiên, thật đáng thương thay. Bà phi có nhiều đức hạnh cao đẹp như vậy, sao chẳng đem khắc vào bia đá để lưu truyền bất hủ ư?”

Đền Bia Bà

Kiến trúc đền Bia Bà

Trải qua nhiều thế kỷ đầy chiến tranh và biến động xã hội, ngôi đình La Khê không còn nguyên vẹn. Hình thức thiết trí xưa kia khá đơn giản, thiên về bào trơn đóng bén đấu vuông, không có nhiều hoa văn.

Các bức tường, cột hiên được xây bằng gạch Bát Tràng miết mạch to, đầu hồi bít đốc. Đó là kiểu kiến trúc chủ yếu sử dụng gạch và vôi vữa, thường gặp ở thời Nguyễn.

Đình La Khê, chùa Diên Khánh và chùa Phúc Khê nằm trong một quần thể di tích lịch sử văn hóa được công nhận Di tích lịch sử văn hóa quốc gia vào năm 1989. Năm 1997 dân làng La Khê khởi công trùng tu tòa đại bái 7 gian, năm 2002 lại tiếp tục sửa sang hai tòa trung cung và hậu cung.

Tòa đại bái và trung cung xây theo hình chữ “Nhị”, toà hậu cung có kết cấu hình chữ “Đinh”. Tất cả nội thất đều được trang hoàng rực rỡ.

Khuôn viên của đình La Khê ngày nay rộng khoảng 8000m2, các sân đều lát gạch đỏ. Nếu thay các lều quán bằng vườn cây xanh thì rất đẹp. Ngôi đình nhìn thẳng qua dải sân về một nguyệt hồ ở hướng nam với hàng lan can đá bao quanh và các tượng linh thú soi bóng trên mặt nước.

Du khách từ ngoài đường làng bước vào cổng nghi môn rồi đi theo con ngõ rộng ven hồ này qua một phương đình sẽ đến sân dài, bên phải là chùa Diên Khánh, trước mặt là tam quan nội và nhà đại bái của đình.

Bên trái là đền Bia Bà. Riêng tiền đường 5 gian được xây kiểu hai tầng tám mái, phía trước cũng để mở rất thoáng như kiến trúc chung của hầu hết khu đình. Trung cung và hậu cung kết nối với tiền đường theo hình chữ “Tam”.

Cách một khoảng sân ở cả hai phía bên trái và bên phải đền Bia Bà còn có những công trình khác nhằm phục vụ khách du lịch và tín đồ tới viếng thăm.

Đền Bia Bà

Hoạt động thờ cúng tại Đền Bia Bà

Đình Bia Bà nổi tiếng linh thiêng. Vào những ngày đầu năm mới hay mùng Một – ngày Rằm hàng tháng luôn tấp nập người đi lễ. Từ cổng vào có gần chục chiếc lán gắn biển “viết sớ thuê” và có những người phụ nữ già làm nghề khấn thuê. Trong những ngày đầu năm mới, khách thập phương đến đây chiêm bái rất đông. Mâm lễ dâng lên được soạn tùy tâm từng người nhưng chủ yếu là các lễ chay như hương, hoa tươi, bánh, quả chín, trầu cau và một ít tiền lẻ. Họ cầu xin Thánh Bà sức khỏe, bình an, may mắn, cầu tài cầu lộc, thăng quan tiến chức, thi cử đỗ đạt, mua nhà rồi lại bán được nhà, trúng hợp đồng làm ăn… và chủ yếu cầu xin trong việc làm ăn. Ai gieo được một đồng xấp đồng ngửa đều rất phấn khởi.

Nhiều người ta tin rằng, những lời nguyện cầu ở đền Bia Bà thật sự linh ứng. Theo người dân La Khê, Thánh Bà khi xưa là người chỉn chu, lo lắng, quản lý mọi việc trong cung để Nhà vua yên tâm chinh chiến khắp nơi. Xuất phát từ đây, trong dân gian đã nảy sinh tín ngưỡng cầu lộc Thánh Bà, mong được thuận lợi trong việc làm ăn buôn bán. Hàng năm, nhiều chủ doanh nghiệp, cửa hàng buôn bán làm ăn phát đạt đã quay lại đình phát tâm công đức báo đáp.

Thực – hư về sự linh ứng của lời cầu nguyện tại đình Bia Bà song lời đồn cứ duy trì theo thời gian khiến cho Bia Bà trở nên linh thiêng, được giới làm ăn tìm đến nhiều hơn. Từ khi Bia Bà được đưa về sân đình La Khê, lượng người đến lễ cầu lộc ngày càng đông. Vào các dịp Rằm tháng Bảy, trước Tết Nguyên đán và nhất là sau Tết, mọi người đến lễ và chiêm bái đình Bia Bà rất đông với mong muốn có một năm mới “vạn sự như ý”.

Đến với La Khê, du khách không chỉ được chiêm bái những di tích lịch sử – văn hóa của địa phương mà còn có những trải nghiệm thú vị trong cuộc hành hương về quá khứ. Sự thâm nghiêm cổ kính của đình Bia Bà và sự linh ứng của lời nguyện cầu phát tài phát lộc đã thu hút nhiều người đến đây. Năm 1998, đình Bia Bà – La Khê đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật.

Đền Bia Bà

Hiện vật còn lại tại đền Bia Bà

Hiện tại, đình La Khê lưu giữ được khá nhiều di vật có giá trị nghệ thuật cao như án giang, hương án, kiều, hoành phi, câu đối v.v.. Trong tòa trung cung có hai cỗ long ngai, bài vị của Đức Ông và Đức Bà đại vương thành hoàng được tạo tác công phu, tỉ mỉ.

Ngoài hai tấm Bia Bà và Bia Thánh sư, còn có 28 đạo sắc phong của các triều đại phong kiến Việt Nam cũng là những chứng tích lịch sử quý hiếm.

Vốn là địa điểm du lịch văn hóa và lịch sử lâu đời, từ khi cạnh đình có dựng Bia Bà thì nơi đây càng nổi tiếng vì được coi là một đền thờ rất linh thiêng. Hằng ngày có nhiều khách thập phương đến dâng lễ cầu lộc, đặc biệt vào các dịp Tết và Hội làng La Khê, được tổ chức từ ngày 14 đến 16 tháng Giêng âm lịch. Để bảo vệ di vật khỏi sự sờ mó của các tín đồ, hiện nay Bia Bà được che bằng các tấm kính dày.

Đài kỷ niệm một sự kiện lịch sử khác với gần 70 năm tuổi là “Bia ghi dấu địa điểm xét xử đầu tiên của Tòa án nhân dân tại Bắc Bộ” đã được khởi công xây dựng ngày 05-8-2013 ngay trong sân nhỏ bên phải đền Bia Bà. Mới đây vào ngày 20-4-2014, chính quyền trung ương và địa phương đã làm lễ khánh thành Đài kỷ niệm này.

Vào những ngày đầu năm mới hay mùng Một – ngày Rằm hàng tháng luôn tấp nập người đi lễ. Từ cổng vào có gần chục chiếc lán gắn biển “viết sớ thuê” và có những người phụ nữ già làm nghề khấn thuê.

Trong những ngày đầu năm mới, khách thập phương đến đây chiêm bái rất đông. Mâm lễ dâng lên được soạn tùy tâm từng người nhưng chủ yếu là các lễ chay như hương, hoa tươi, bánh, quả chín, trầu cau và một ít tiền lẻ.

Họ cầu xin Thánh Bà sức khỏe, bình an, may mắn, cầu tài cầu lộc, thăng quan tiến chức, thi cử đỗ đạt, mua nhà rồi lại bán được nhà, trúng hợp đồng làm ăn… và chủ yếu cầu xin trong việc làm ăn. Ai gieo được một đồng xấp đồng ngửa đều rất phấn khởi.

Nhiều người ta tin rằng, những lời nguyện cầu ở đền Bia Bà thật sự linh ứng. Theo người dân La Khê, Thánh Bà khi xưa là người chỉn chu, lo lắng, quản lý mọi việc trong cung để Nhà vua yên tâm chinh chiến khắp nơi. Xuất phát từ đây, trong dân gian đã nảy sinh tín ngưỡng cầu lộc Thánh Bà, mong được thuận lợi trong việc làm ăn buôn bán. Hàng năm, nhiều chủ doanh nghiệp, cửa hàng buôn bán làm ăn phát đạt đã quay lại đình phát tâm công đức báo đáp.

Thực – hư về sự linh ứng của lời cầu nguyện tại đình Bia Bà song lời đồn cứ duy trì theo thời gian khiến cho Bia Bà trở nên linh thiêng, được giới làm ăn tìm đến nhiều hơn. Từ khi Bia Bà được đưa về sân đình La Khê, lượng người đến lễ cầu lộc ngày càng đông. Vào các dịp Rằm tháng Bảy, trước Tết Nguyên đán và nhất là sau Tết, mọi người đến lễ và chiêm bái đình Bia Bà rất đông với mong muốn có một năm mới “vạn sự như ý”.

Đến với La Khê, du khách không chỉ được chiêm bái những di tích lịch sử – văn hóa của địa phương mà còn có những trải nghiệm thú vị trong cuộc hành hương về quá khứ. Sự thâm nghiêm cổ kính của đình Bia Bà và sự linh ứng của lời nguyện cầu phát tài phát lộc đã thu hút nhiều người đến đây. Năm 1998, đình Bia Bà – La Khê đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật.

Xưa kia La Ninh thuộc huyện Từ Liêm, trấn Sơn Tây. Sau tránh tên huý của vua Lê Duy Ninh nên đổi là thôn La Khê. Nay là phường La Khê, quận Hà Đông, TP Hà Nội.

Trần Chân từng giúp cha nuôi là Quận công Trịnh Duy Sản cùng đại thần Nguyễn Hoàng Dụ lật đổ “vua lợn” Lê Tương Dực. Năm 1516 hai cha con Trần Chân, Trần Lực bị giết hại do những lời sàm tấu, thi thể an táng gần làng ở Phúc Khê Tự tức chùa Ngòi.

Mấy năm sau lại được minh oan, truy phong tước Dũng quận công cho cha và tước bá cho con.

Thành tựu đạt được của đền Bia Bà

Đình Bia Bà – La Khê (Quận Hà đông) được Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1998.

Nơi đây được coi là linh thiêng và là địa điểm du lịch vắn hóa và tâm linh, nên hằng ngày có nhiều khách thập phương đến lễ cầu lộc, đặc biệt vào dịp Giao thừa và Tết và trong dịp lễ Hội làng La Khê, được tổ chức từ ngày 14 đến 16 tháng Giêng âm lịch.

Tuy nhiên, cũng xảy ra nhiều tiêu cực, như nạn khấn thuê và cắm hương xin lộc bừa bãi, không trật tự. Ngày 20 tháng 4 năm 2014, tạo lập và khánh thành thêm “Bia ghi dấu địa điểm xét xử đầu tiên của Tòa án nhân dân tại Bắc Bộ”

Năm 2014, Ban quản lý cụm di tích Đình, Chùa, Bia Bà La Khê đã lắp đặt bảng Led điện tử với kích cỡ hơn 10m² nhằm vinh danh công đức của những người quyên góp, thay cho việc khắc bia đá tri ân. Việc này là vi phạm Luật Di sản Văn hóa và các cơ quan chức năng tại Hà Nội (trong đó có Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội, Ủy ban Nhân dân quận Hà Đông) đã chỉ đạo tháo gỡ.

Trên đây là một số thông tin về đền Bia BàĐồ Thờ Hưng Vũ muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về cụm di tích – đền – đình – chùa tại quận Hà Đông.

Nếu quan tâm tới các thông tin khác về các điểm đến văn hóa tâm linh hãy theo dõi bài viết của chúng tôi nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *