Vô vi là gì? Tìm hiểu tư tưởng vô vi trong Đạo Phật và tư tưởng vô vi của Lão tử

Vô vi là gì? Càng trưởng thành, con người càng đối mặt với nhiều nỗi sợ hãi. Một trong số đó là nỗi sợ trách nhiệm, và một trong những trách nhiệm bao gồm làm việc. Từ góc độ này, chúng ta bắt đầu cảm thấy làm việc như một gánh nặng khiến chúng ta không có cảm giác tận hưởng hay thư thái.

Nói đến làm việc, chúng ta nói đến căng thẳng, áp lực và rắc rối tài chính. Nhưng chúng ta không thể không làm, vì đó là cách tốt nhất để ta sinh tồn giữa thế giới mà ai ai cũng phải gồng mình lao động. Kể cả những người tưởng chừng ăn mặc xinh đẹp nhất, đeo lên người trang sức và quần áo hàng hiệu, thì thực ra, họ cũng phải làm việc. Kể cả những “rich kid” (con cái hội nhà giàu), đến một lúc nào đó, họ cũng phải làm.

Tuy nhiên, có những người làm việc mà như không làm. Cách họ làm như cách họ thở, thật tự nhiên và bản năng. Cách làm việc này còn có nghĩa là VÔ VI.

“Vô” nghĩa là “không”, “vi” nghĩa là “làm”. VÔ VI nghĩa là KHÔNG LÀM, nhưng điều đó không có nghĩa là không làm gì theo nghĩa đen, mà đúng hơn là “không làm gì nhưng không việc gì là không thành”. Lấy một ví dụ, mặt trời không làm gì, nhưng trong phạm vi ánh sáng của nó, thì không việc gì là không hoàn thành.

Có thể, các bạn đã từng nghe đến học thuyết vô vi của Lão Tử, nhưng vô vi ở đây không phải học thuyết mà là chân lý và lối sống. Những người sống vô vi thường an yên và tĩnh lặng. Họ văn minh nhưng luôn trong trạng thái nguyên sơ của tâm hồn: không vướng bận lo âu, không lo toan tất bật, không hối hả xô bồ; mọi thứ tự nhiên, nhẹ nhàng như dòng nước chảy.

Vô vi là gì

Triết lý sống vô vi: Thuận theo tự nhiên và không trông mong vào kết quả

Không ai có thể bắt ép tự nhiên hối hả hay chậm lại, tự nhiên là bản năng, có sinh có diệt và luôn biến đổi theo thời gian của chúng. Người sống vô vi hiểu được chân lý này nên chú tâm hoàn thành phần việc của mình, sau đó tự tại đứng sang một bên và sống thuận với hoàn cảnh.

Người sống vô vi có suy nghĩ, có nói năng, và hạnh động theo trái tim và lý trí mách bảo, nhưng họ không trông chờ vào kết quả. Cũng giống như mặt trời tỏa sáng, mặt trời không mong đợi lời cảm ơn từ bất cứ ai. Ai quay lưng với mặt trời, ai trốn chạy mặt trời, ai vươn lên đón ánh sáng của nó, mặt trời đều không để tâm. Nó cứ tỏa sáng, theo bản năng và giá trị của nó.

Giống như Hafiz đã từng nói: “Thậm chí sau từng ấy năm, mặt trời chưa bao giờ nói với trái đất rằng ‘cậu nợ tôi’. Hãy nhìn những gì tình yêu có thể mang đến. Nó thắp sáng cả bầu trời.”

Người sống vô vi không khoe khoang và cũng không kể công. Họ không cố gắng chứng tỏ mình. Họ âm thầm làm việc, từ việc nhỏ đến việc lớn, đều hoàn thành trót lọt. Họ bình tĩnh và chậm rãi. Họ học cách đón nhận niềm hân hoan giản đơn. Bởi hạnh phúc vừa là hành trình vừa là đích đến.

Tư tưởng vô vi của Lão Tử

Khái niệm vô vi trong Đạo Đức kinh thường được hiểu lầm là không nên làm gì cả, nhưng thật ra Lão Tử khuyên rằng làm mà như không làm, và không làm những điều không nên làm. Ông cũng viết rằng nước tuy mềm mại uyển chuyển nhưng có thể chảy đến bất cứ nơi nào, và với một khối lượng lớn thì có thể làm lở cả đất đá. Như vậy vô vi có thể ví von với cách hành xử của nước. Quan niệm vô vi của ông được đề cập với nhiều lĩnh vực mà ta sẽ bắt gặp trong Đạo Đức kinh.

Vô vi là gì

Tư tưởng vô vi đối với vấn đề quốc trị

Tương tự như Khổng Tử, Lão Tử sinh trưởng trong giai đoạn chiến tranh triền miên cho nên rất ưu tư về vấn đề quốc trị. Ông thấy là “dân đói vì người trên lấy thuế nhiều cho nên dân đói, dân khó trị vì người trên theo hữu vi cho nên dân khó trị,”.. “thiên hạ nhiều kiêng kỵ thì dân càng nghèo; dân nhiều lợi khí thì quốc gia thêm mờ tối, người càng nhiều xảo thuật thì vật kỳ lạ càng xuất hiện, pháp luật càng sáng tỏ thì trộm cướp càng nhiều.” Và vì nhận xét như vậy cho nên Lão Tử chủ trương rằng người lãnh đạo quốc gia phải áp dụng sách lược vô vi để trở về (phản phục) với đạo hay cái gốc tự nhiên ban đầu thì mới có thể an bang tế thế.

“Phản phục (trở về) là cái động của đạo. “Động mà không động, không động mà động”, yếu mềm là cái dụng của đạo. Ông cho rằng với đường lối vô vi: lo cho dân no ấm, mạnh khỏe và dạy cho dân sống tự nhiên hợp với môi trường chung quanh, không suy nghĩ hay thèm thuồng mỹ vật.

Một khi dân được ấm no, không bệnh tật và không ham chuộng của quý vật lạ cũng như không có nhu cầu khoe tài hay ganh đua để được lãnh tụ yêu mến thì dân đã thấm nhuần tinh thần vô vi (không làm); và khi đã theo vô vi rồi thì dẫu có kẻ tài trí, tham lam xách động nhân dân nổi loạn thì họ cũng không làm (vô vi). Như vậy, nếu muốn lòng dân không loạn thì người lãnh tựu của quốc gia phải biết lo cho dân, không đặc ra sưu cao thế nặng, không bóc lột.

Trên đây là thông tin về vô vi là gì mà Đồ Thờ Hưng Vũ đã tổng hợp. Hy vọng qua nội dung trên các bạn sẽ hiểu hơn về vô vi là gì hiện nay

Nếu có nhu cầu đặt bộ chấp kích hãy liên hệ cho chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất nhé!

Thông tin liên hệ

Đồ Thờ Hưng Vũ

Địa chỉ: 36 Xóm Ngã Tư – Xã Sơn Đồng – Huyện Hoài Đức – Tp. Hà Nội

Hotline – Zalo: 0908.867.888

Số điện thoại: 0907.200.988

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *