Vô thường là gì? Cuộc sống vô thường là gì? Cuộc đời vô thường của con người sẽ ra sao? Tại sao trong đạo phật thường nhắc tời thuật ngữ này. Nó có ý nghĩa thế nào?
Nếu bạn cũng đang tìm kiếm câu trả lời thì hãy theo dõi ngay nội dung sau đây của Đồ Thờ Hưng Vũ nhé!
Vô thường là gì?
Vô thường là vấn đề triết học về sự thay đổi, là một khái niệm triết học được đề cập trong nhiều tôn giáo và triết học. Ngoài ra, vô thường được xem là một trong các học thuyết cơ bản của Phật giáo và được nhắc đến rất nhiều trong dạo gần đây.
Có rất nhiều người đã đặt ra câu hỏi này và cũng có rất nhiều định nghĩa được đưa ra nhằm giải thích về vấn đề này. Đây chính là một thuật ngữ rất phổ biến của Phật Giáo.
Theo cách hiểu đơn giản nhất vô thường chính là không bình thường hoặc không có gì là có thể trường tồn vĩnh viễn hay kéo dài được mãi mãi. Lý do bởi tất cả các sự vật và hiện tượng xuất hiện ở trên đời này đều diễn ra theo một vòng tuần hoàn. Khi đó cũng được hình thành, phát triển và sinh ra rồi tồn tại hoạt động cho tới khi hao mòn hay lão hoá và cuối cùng sẽ mất đi.
Vạn vật ở trên đầy này nếu đã có chung một khởi đầu thì chắc chắn chúng cũng phải có chung điểm kết thúc và chúng hoạt động không ngừng, không hề ở yên theo một trạng thái duy nhất.
Theo một cách hiểu cơ bản hơn vô thường sẽ diễn ra theo một quy luật bao gồm có 4 giai đoạn chính và chúng sẽ tuân thủ theo quy tắc sinh, lão, bệnh, tử. Quy luật này đã cố định mà bản thân của mỗi người cũng không tự thoát hay thay đổi được.
Theo như Đức Phật đã nói rằng trong toàn bộ những dấu chân thì dấu chân voi được xem là lớn nhất. Còn trong mọi phép quán thì vô thường chính là lớn nhất.
Vì thế mỗi người khi sinh sống trên cuộc đời này phải biết trân trọng về những phút giây, khoảnh khắc diễn ra trong cuộc sống của mình. Hãy biết cách sử dụng cuộc đời sao cho có ý nghĩa nhất.
Cuộc sống vô thường là gì?
Vô thường có nghĩa là không có gì bền vững, không có gì trường tồn, không có gì mãi mãi. Vì vậy cuộc sống vô thường biểu thị rằng cuộc đời là một chuỗi sự thay đổi, biến động không ngừng từ trạng thái này sang trạng thái khác. Những biến đổi, dịch chuyển đó nằm ngoài sự kiểm soát của chúng ta.
“Cuộc sống vô thường nào ai biết trước được ngày mai”. Con người không thể kiểm soát hoàn toàn những sự việc xảy ra theo ý muốn của mình. Luôn có những điều bất ngờ ập tới, có thể là những điều tốt lành, lại cũng có thể là những tin tức xấu.
Việc gì đến cũng sẽ đến, đi cũng sẽ đi. Cuộc sống vẫn tiếp tục diễn ra theo đúng quy luật “vô thường” của nó. Đời người luôn có những thay đổi, biến động không ngừng và không thể lường trước được. Không có gì là mãi mãi, không có gì là không bao giờ thay đổi. Chính vì thế, Phật luôn nói rằng đời là vô thường hay cuộc sống vô thường.
Ý nghĩa của vô thường trong Phật Giáo
Trong Phật Giáo vô thường là một thuật ngữ rất phổ biến và hầu như phật tử nào cũng biết đến. Con người chúng ta sẽ phải trải qua 4 tiến trình mà bản thân cũng không thể nào có thể thay đổi hoặc là kiểm soát được đó là Thành – Trụ – Hoại – Không và Sinh – Lão – Bệnh – Tử.
Quan niệm của Phật giáo và Ấn Độ về vô thường có sự khác nhau. Phật tử họ sẽ không bao giờ tin vào thứ được gọi là tồn tại vĩnh viễn mà nó sẽ được kiểm chứng thông qua sự tồn tại đó là sự thay đổi. Vì vậy Phật giáo đã bắt đầu sơ khai về quan niệm này trên khắp thế giới đó là tất cả mọi vật đều có sự biến đổi.
Các vị Chư Phật cùng Phật tử luôn tin tưởng một điều rằng mọi thứ tồn tại ở trên đời sau một thời gian rồi cũng sẽ suy tàn. Vì thế mọi người cần phải chấp nhận nó giống như lẽ thường tình.
Cuộc sống này trông giống như dòng sông với nước chảy liên tục và có mối quan hệ chặt chẽ để mang tới dòng chảy không ngừng. Mặc dù đi từ điểm này cho tới điểm khác chúng đều có sự thống nhất. Đặc biệt dòng sông của ngày hôm nay sẽ không giống với dòng sông của ngày hôm qua. Chính như thế cuộc sống này cũng vậy, nó sẽ luôn biến đổi liên tục theo từng phút từng giây.
Ý nghĩa của vô thường trong cuộc sống
Vô thường mang tới ý nghĩa vô cùng lớn đối với cuộc sống này. Nó sẽ giúp cho con người có tâm nhẹ nhàng, lòng rắn rỏi và mạnh mẽ hơn để vượt qua mọi khó khăn. Một số ý nghĩa sâu sắc của vô thường trong cuộc sống có thể kể đến đó là:
- Quy luật của sự vô thường sẽ giúp mọi người biết được không gì là tồn tại mãi mãi. Vì thế con người cần phải bình tâm để chấp nhận và có thể tận hưởng chúng được trọn vẹn.
- Luật vô thường được ứng dụng trong cuộc sống sẽ giúp cho mỗi người được an yên, bình lặng hơn rất nhiều.
- Vì đã biết vô thường là không có gì mãi mãi và không trường tồn vĩnh cửu. Do đó khi con người đối diện với sự mất mát, chia ly tâm thế cũng từ đó mà trở nên được nhẹ lòng hơn rất nhiều.
- Quy luật này còn giúp cho con người có thể thấu hiểu và biết trân trọng hơn những gì mà mình đã trải qua.
- Luật vô thường cũng sẽ giúp cho con người ta sống vì hiện tại và sẽ sống hoà động, nhiệt tình và sống hết mình để thỏa mãn được kiếp người.
Mỗi người chúng ta cần nắm được và sống theo quy luật vô thường. Hãy nhẹ nhàng nhất để giữ được cái tâm của mình sáng nhất, loại bỏ đi tham ái hay dục vọng. Đừng sa ngã vào thứ được gọi là tầm thường, dung tục tạm bợ. Hãy cố gắng tìm kiếm một tâm hồn và niềm hạnh phúc thật chân chính nhất.
Thân vô thường là gì?
Chắc hẳn mọi người đã từng được nghe qua câu nói đó là “Thân vô thường giữa chốn hồng trần”. Ý nghĩa của câu nói này đó là không có gì là mãi mãi. Thân thể chúng ta được sinh ra ở từng giây từng phút và xâu chuỗi, tồn tại trong một chuỗi thời gian nó sẽ âm thầm bị đưa đẩy tới cõi chết.
Theo chứng minh của khoa học, tế bào của cơ thể con người sẽ thay đổi không ngừng. Con người ta lớn lên về thể xác và thân thể cũng sẽ bị lão hoá dần, tan biến vào hư không. Tất cả mọi người không ai có thể thoát được khỏi quá trình sinh, lão, bệnh, tử.
Theo Phật giáo, thân ta đang vay mượn những duyên ở bên ngoài để có thể được tồn tại. Do đó khi hết duyên thân xác sẽ bị tan rã. Vô thường xuất hiện thì mới biết được bản thân đang trong mơ.
“Thân này có gì quý
Đồ dơ luôn chảy hoài
Bị bệnh tật phủ vây
Phải chịu họa già chết”
Thân xác của bạn ngày hôm nay hoàn toàn khác với ngày hôm nay. Đây chính là biểu hiện của sự già nua, của bệnh tật. Dĩ nhiên chẳng ai có thể trẻ mãi không già, sống hoài không chết.
Mỗi một con người khi sinh ra sẽ sở hữu một sắc thân tạm bợ. Sắc thân này chính là sản phẩm của cha mẹ tạo thành, cho nên nghiệp lực kết buộc mà thọ thân này.
Vô thường là khi về già bệnh, cơ thể yếu đi, khi sáng còn tối mất trong chốc lát. Chỉ một giây, con người đã có thể thay đổi sắc thân nhanh chóng. Thời gian trôi qua, chúng ta càng thêm tuổi, lại già đi một ít, đây cũng là lúc cái chết sắp cận kề. Nhận thức được cái vô thường này, con người không còn cung phụng cái thân giả huyễn hiện hữu. Qua đó có một góc nhìn đúng đắn về vô thường.
Tâm vô thường là gì?
Tương tự như thân, tâm chúng ta cũng được xem là vô thường. Nó có thể biến chuyển một cách nhanh chóng, mau lẹ và vô cùng tinh vi. Đức Phật có câu “Tâm viên ý mã”, dịch ra nghĩa là con người cũng giống như loài vượn chuyền cành, như ngựa rong chơi. Lúc cảm giác này, khi lại cảm thấy khác. Mọi cảm xúc trong tâm đều thay đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác, chẳng hạn như vui, buồn, tức giận, căng thẳng…
Tâm vô thường ý muốn nói đến việc tâm thế sẽ luôn thay đổi và dao động không ngừng. Cảm xúc này của con người biến đổi nhanh chóng không ngừng và nó được xem như lẽ thường tình.
Do tâm niệm của con người thay đổi nhanh chóng nên có rất nhiều yếu tố tác động tới tâm niệm ấy. Tâm vô thường sẽ dễ bị phụ thuộc theo các yếu tố ngoại cảnh, xã hội và mọi người xung quanh.
Một ý nghĩ này sinh ra có thể thay thế cho ý nghĩ khác, chuyển biến một cách liên tục khiến chúng ta mất kiểm soát và quên đi những ý niệm trong tâm. Một ví dụ đơn giản, mới sáng nay bạn cảm thấy hứng khởi phấn chấn làm việc, thế nhưng về chiều, lại buông bỏ, thiếu quyết tâm. Như vậy có thể nhận thấy rằng, tâm ý con người thay đổi không ngừng.
Sự khen, chê, yêu, ghét, buồn, vui,… trong cuộc sống là những thứ hoàn toàn không thật có. Nhìn thấy một sắc đẹp hay ngửi được hương thơm man mát có thể làm tâm ta sanh yêu thích, thương nhớ.
Chỉ một chút trái ý, cũng khiến tâm sinh sầu não, sân si. Trải qua những cảm xúc đó mới biết tâm con người luôn bị các cảnh trần chi phối. Nếu đã nhận thức được bản chất của tâm vô thường, chúng ta sẽ không còn bị tác động bởi các ý niệm buồn vui. Thay vào đó là một cuộc đời an yên, hạnh phúc.
Đời vô thường là gì?
Đời vô thường có ý nghĩa là trong cuộc đời này luôn luôn vạn biến và có sự thay đổi không ngừng. Con người chúng ta sẽ không thể nào dự đoán được sự việc có thể xảy ra ở trong tương lai là ra sao.
Giữa sự sống và cái chết sẽ luôn tồn tài một giới hạn nhất định mà mỗi người không thể nào thay đổi hay biết trước được.
Thế sự vô thường là gì?
Thế sự vô thường mang ý nghĩa đó là cuộc đời của mỗi người sẽ luôn luôn vạn biến. Hoàn cảnh, sự vật, sự việc, xã hội tự nhiên xung quanh sẽ thay đổi và biến đổi không ngừng.
Do sự sống có giới hạn nên mỗi người cần phải biết trân trọng cũng như nâng niu về quyền được sống của mình để sao có được một cuộc sống có ích nhất. Bạn hãy cố gắng xây dựng nên một cuộc sống thật hạnh phúc và hãy toả sáng chính bản thân mình. Hãy sống không giận hờn, sân si hay sầu bi.
Nhân vô thường là gì?
Chúng ta vẫn thường hay nhắc tới nhân sinh vô thường hay vô thường trong một kiếp nhân sinh. Đây là những câu nói biểu đạt cho ý nghĩa đó là đời người sẽ luôn thay đổi. Chính cuộc đời là vô thường nên mỗi người đều phải biết cách trân trọng hiện tại.
Mọi thứ đang tồn tại trong cuộc đời này đều được xem là tạm bợ. Chẳng hạn như việc tụ tập hay li tán, gặp gỡ hay ly biệt đều là những hoạt động xảy ra tự nhiên, vì thế đừng nên quá để tâm vào chuyện được mất gì.
Nhân sinh vô thường nên chúng ta không thể biết trước được điều gì có thể xảy ra. Vì vậy càng cần phải trân trọng nó hơn trong mọi khoảnh khắc. Phải biết cách sống sao để cho luôn có ích và có ý nghĩa tốt đẹp nhất. Bạn đừng bao giờ để cho cuộc đời của mình trôi qua trong sự vô nghĩa.
Hoàn cảnh vô thường là gì?
Vạn vật trong vũ trụ đều tự sinh tự diệt theo quy luật tự nhiên. Chúng ra sinh ra để tồn tại, lão hóa và biến mất. Đức Phật dạy rằng, cuộc đời vô thường, luôn thay đổi và vận động theo quy luật vũ trụ. Thế nên những gì bạn có được chưa chắc đã vĩnh cửu, mà nó có thể biến đổi chỉ trong phút chốc.
Theo Đức Phật, ở đời có bốn việc không thể tồn tại lâu dài, đó là:
- Trường tồn phải hoại diệt
- Giàu sang phải nghèo hèn
- Hòa hợp phải tan hoại
- Khỏe mạnh rồi phải chết
Đời người cũng thế, có không ít người đang nắm giữ quyền cao chức trọng, có thói hống hách nghênh ngang. Ấy vậy mà do một phút bốc đồng, không làm chủ được lòng tham, phạm phải điều cấm kỵ và rơi vào cảnh ngục tù lao lý.
Tất nhiên cũng có những người đang tận hưởng sự giàu sang, dinh thự nguy nga, kẻ hầu người hạ… nhưng mà chỉ một phút sa cơ thất thế, sự nghiệp cũng tan theo mây khói.
Lợi ích của thực tập quán vô thường
Một khi thực hành quán vô thường, chúng ta sẽ thấy rõ được vô thường. Và khi đã thấy rõ thì chúng ta sẽ ý thức được ở thời điểm hiện tại, những điều chúng ta đang có đều vô cùng quý giá. Vì vậy chúng ta cần trân trọng, gìn giữ và nuôi dưỡng nó.
Bên cạnh đó, thực tập quán vô thường cũng giúp ta tránh được trạng thái tuyệt vọng, chán nản khi thấy những điều ở hiện tại không diễn ra theo ý muốn. Mọi thứ là vô cùng, khi biết chuyển hóa thì ngày mai sẽ có sự thay đổi.
Khi thấy vạn vật vô thường, ta sẽ giữ vững được cái tâm trước sự thay đổi của những tình huống bất ngờ, loại bỏ hoàn toàn tham ái. Tâm tịnh sẽ không đi tìm những thứ tầm thường, dục lạc tạm bợ mà thay vào đó là hạnh phúc chân thực.
Cuối cùng, quán chiếu về vô thường cũng giúp diệt trừ sự si mê. Chúng ta sẽ không cảm thấy chán ghét mọi vật. Thay vào đó là cảm nhận, tiếp xúc bằng tuệ giác, không phụ thuộc, không tham đắm. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ vô thường là gì? Hãy sống tích cực, loại bỏ tham sân si và những cảm xúc tiêu cực trong lòng. Trân trọng hiện tại để có được tương lai tốt đẹp.
Hiểu vô thường để giảm bớt những đau khổ
Trong thế giới của vô thường, Đức Phật đã nói rằng đau khổ không phải là đặc tính. Nó chỉ phát sinh khi chúng ta bám víu lấy nó. Nếu buông bỏ, không bám víu vào nó nữa thì chúng ta tự khắc thoát khỏi được đau khổ. Không bám víu sẽ giải thoát được sự đau khổ. Thế nhưng hãy nhớ, đây không phải là cách để chúng ta thoát khỏi thế giới.
Để giảm sự bám víu và lệ thuộc, hãy nhìn thẳng vào bản chất tạm thời của những thứ đó. Điều này sẽ giúp chúng ta thấy được sự vô vọng của việc tìm kiếm hạnh phúc trong vô thường. Ngoài ra, nó cũng tạo động lực để hiểu tại sao chúng ta lại bám víu.
Chúng ta có thể hiểu thêm vô thường là gì qua 3 cách. Đầu tiên là sự hiểu biết rõ về vô thường. Tiếp theo là sự hiểu biết với cái nhìn sâu sắc hơn, thấy được bản chất. Và cuối cùng là thấy được vô thường. Làm được cách cuối cùng chúng ta có thể được giải phóng.
Có người nghĩ rằng vô thường khiến chúng ta trở nên bi quan và mất đi những điều mà chúng ta yêu quý. Nếu đã như vậy, mục đích, động lực sống của chúng ta là gì? Thế nhưng ở khía cạnh khác, hãy nhìn một cách sâu sắc. Chúng ta sẽ thấy được vô thường là sự cứu rỗi.
Hôm nay bạn có thể thấy chán nản. Thế nhưng với sự vô thường, ngày mai có thể bạn sẽ thấy mọi thứ tuyệt vời hơn. Là tốt hay xấu còn phụ thuộc vào cách mỗi người hiểu nó. Kinh nghiệm của con người không có sự tương ứng cùng bản chất thật của vũ trụ. Thực tế sẽ có rất nhiều điểm khác với ý tưởng của chúng ta về nó.
Ngoài sự hiểu biết bình thường, chúng ta có thể thiền định để cảm nhận được sự vô thường. Cùng chánh niệm quan sát sâu sắc, bản thân chúng ta sẽ thấy mọi thứ trong luồng chuyển động.
Tập thói quen Vô Thường hàng ngày
Theo như chia sẻ của các thầy giác ngộ đã nhắc nhở con người ta rằng.:
- Vào buổi sáng nếu không tập quán vô thường ta đang để cho buổi sáng đó trôi qua vô ích.
- Vào buổi trưa nếu không quán vô thường thì buổi chiều sẽ bị trôi qua vô ích.
- Vào buổi tối nếu không tập quán vô thường thì cả đêm sẽ bị trôi qua vô ích.
Nhờ vào tập quán vô thường sẽ giúp cho con người có thêm nguồn năng lượng tích cược cho việc nuôi dưỡng về niềm tin đối với Phật giáo. Con người ta dễ dàng hiểu được chân lý này bằng trí não nhưng chưa chắc có thể hiểu được về sự chân nghĩa của nó.
Trí não sẽ không giúp cho con người tới được sự giải thoát. Chỉ khi chúng ta cứng rắn và có định lực thì mới có thể thực tập nhìn nhận sâu sắc hơn. Khi đó mọi người mới có thể quán chiếu về cái hiểu biết sâu xa của vô thường.
Chân lý này đã dần như trở thành một phần rất quan trọng trong mỗi người. Nó được xem là sự thực tập mỗi ngày của chúng ta. Vì thế bạn cần phải duy trì được sự giác ngộ có liên quan tới vô thường để có thể sống với nó ở mọi lúc, mọi nơi.
Nếu như ai thiền quán về một đối tượng nào đó của vô thường thì họ sẽ nuôi dưỡng được về trí giác vô thường và khiến cho nó sống mãi trong con người ta mỗi ngày. Việc tu tập như vậy đã giúp cho chân lý này trở thành một chiếc chìa khoá giúp mở cửa cho con người bước vào cánh cửa của chân lý thực tại.
Vô thường sẽ thể hiện thế nào?
Có nhiều dạng trình bày tính chân xác có giá trị chung của nguyên lý vô thường.
Bằng một cách minh họa, ảnh hưởng của thời gian được so sánh với bánh xe của một chiếc xe đang chạy (chỉ chạm đất ở một khoảnh khắc nhất định nào đó), với một khe suối luôn luôn tuôn chảy, với một bọt nước, một dương diệm, âm thanh của một chuông đồng.
Trong lúc thiền quán, chúng ta có thể xác nhận chân lý vô thường khi chứng kiến tư duy và cảm nhận không bao giờ giống nhau, mà thay vào đó, luôn nằm trong một dòng chảy (ví dụ như khoảnh khắc thật ngắn của một mối tư duy duy nhất không bao giờ đứng yên, mà luôn chuyển tiếp đến một mối tư duy kế tục).
Nếu quan sát một cách phân tích thì vô thường được xem như một sự thật, là vạn vật tồn tại trên cơ sở lệ thuộc vào cái khác nào đó, phát sinh từ cái khác nào đó và chuyển biến thành cái khác nào đó. Không một vật nào tồn tại độc lập, không vật nào thường còn.
Chính ngay ở điểm này thì Niết-bàn được hiểu như thuyết tương phản trực tiếp của vô thường, có nghĩa là Niết-bàn mang những tính chất thường, lạc, tịnh và như vậy – khác với trường hợp các pháp thế tục – đáng được thành đạt hơn. Ý nghĩa tối trọng của vô thường được làm sáng tỏ nếu chúng ta nhớ đến những lời cuối của Phật: “Hoại diệt là bản chất của chữ hành, hãy cố gắng hết lòng.”
Giác ngộ về lẽ vô thường chúng ta sẽ được những gì?
1. Tự tại trong cuộc sống
Ví dụ, chúng ta nhìn các đồ vật: xe máy, tivi, ngôi nhà,… thì nghĩ chúng sẽ vẫn mãi không thay đổi, nhưng không ngờ chúng đang âm thầm biến đổi, rồi đến một ngày nào đó, xe máy sẽ hỏng bugi, tivi sẽ cháy màn hình, thanh xà trong nhà sẽ bị gãy,…
Thân thể chúng ta cũng vậy, chúng ta cứ nghĩ nó ổn, nhưng không biết rằng, nó đang âm thầm biến đổi một cách vi tế, đến một ngày nào đó cơ thể xuất hiện khối u, chúng ta thấy đau thì mới biết rằng thân thể mình thay đổi. Kể cả tâm chúng ta, nhiều người cứ nghĩ người bạn gái, bạn trai hiện tại sẽ mãi yêu thương mình, nhưng không biết rằng, khi đối phương gặp cảnh duyên mới khiến tâm họ thay đổi, họ sẽ không còn thương yêu mình nữa.
Chúng ta suy nghĩ mọi thứ là có thật, thường hằng, không thay đổi chính là chấp thường, đạo Phật gọi đây là sự mê chấp. Chính vì nghĩ mọi vật không thay đổi, vĩnh tại, cho nên khi có sự thay đổi, chúng ta sẽ bất ngờ và đau khổ. Nếu chúng ta có tư duy, quán sát để hiểu thấu và nằm lòng lời Đức Phật dạy về vô thường thì khi gặp cảnh duyên thay đổi, chúng ta sẽ được tự tại trước mọi sóng gió và không bị đau khổ.
Bên cạnh đó, khi chúng ta biết mọi thứ sẽ vận động thay đổi, chúng ta có chính kiến về vô thường, biết tư duy, đánh giá, đặt mọi sự vật, hiện tượng trong sự vô thường biến đổi thì chúng ta có thể có nhiều phương án, biện pháp để ứng đối khi sự vật hiện tượng thay đổi.
Người nào cứ nghĩ mọi thứ sẽ đứng yên thì người ấy sống có nguyên tắc cứng nhắc, bảo thủ và chấp trước, không linh hoạt để thay đổi, ứng biến, người ấy gọi là người không có trí tuệ. Đây chính là tư duy rất biện chứng.
2. Trân quý giây phút hiện tại – Sống một cuộc đời đầy ý nghĩa
Chúng ta biết rằng mang thân người này rất ngắn ngủi, ai rồi cũng phải từ giã cõi đời. Thứ nữa nếu không tranh thủ thời gian để tu tập thì khi mất thân người muôn kiếp khó được lại. Như việc mình được cho một miếng sôcôla rất quý, mình ăn từng chút một để thưởng thức hương vị. Cuộc đời này cũng thế, mình phải nhấm nháp nó từng ngày và sống thật sâu sắc từng ngày, từng giờ.
Trong kinh, Đức Phật dạy rằng: “Nhất thốn quang âm, nhất thốn kim”, tức là một tấc thời gian, một tấc vàng. Chúng ta xuất hiện ở đời này là một điều kỳ diệu và rất đáng trân quý. Vậy nên, hiểu được về lẽ vô thường thì mỗi người con Phật nên biết trân quý khoảng thời gian chúng ta còn hiện hữu, phải sống làm sao cho có ý nghĩa và làm được nhiều việc tốt đẹp nhất cho đời.
3. Thành tựu trong tu tập
Vô thường sẽ diệt đi tất cả những gì đã sinh ra trên thế gian này. Nhưng nhờ tư tuy về vô thường như vậy mà chúng ta sẽ kiên định niềm tin vào con đường Phật Pháp và ý thức được trách nhiệm của mình trong việc thực hành thiện nhân quả. Qua đó biết sống, tu tập để chuyển hóa những điều xấu thành điều tốt, điều dở chuyển thành hay, điều chưa hoàn thiện chuyển thành hoàn thiện. Đây chính là một ý nghĩa đầy tích cực của vô thường.
Không những thế theo lời Đức Phật dạy, nếu chăm chỉ quán sát về lẽ vô thường thì chúng ta còn có thể đoạn trừ được tham ái, từ đó dần lìa được sinh tử (tức là ra khỏi con đường luân hồi sinh tử mà đi đến chỗ Niết Bàn an vui, hạnh phúc).
Trên đây là thông tin về vô thường là gì? do Đồ Thờ Hưng Vũ đang cung cấp cho các bạn. Hy vọng qua nội dung trên sẽ có câu rả lời cho cuộc sống vô thường là gì mà bạn đang cần giải đáp!