Văn Miếu Huế Nơi Thờ Các Vị Văn Thánh Các Bậc Kì Tài Cố Đô

Dưới triều nhà Nguyễn, Văn Miếu của cả triều đại và cũng là của toàn quốc được chính thức xây dựng vào năm 1808 dưới triều vua Gia Long. Miếu được xây dựng uy nghi đồ sộ, nằm bên bờ sông Hương, thuộc địa phận thôn An Bình, làng An Ninh, phía Tây Kinh thành Huế. Văn Miếu Huế hay Văn Thánh Huế là cách gọi tắt của Văn Thánh Miếu được xây dựng tại Huế.

Lịch sử

Văn bia đề danh Tiến sĩ nho học Việt Nam, khoa thi năm Mậu Tuất (1838) đặt tại Văn Thánh Miếu Huế, bia thứ 6 nhà bia Hữu vu.

Khi các chúa Nguyễn mở mang khai phá phương Nam, Văn Miếu được thiết lập ở Phú Xuân, tại làng Triều Sơn và được xem như Văn Miếu riêng của Đàng Trong, nhưng không rõ thời điểm xây dựng.

Đến năm Canh Dần (1770) dưới triều của Định Vương Nguyễn Phúc Thuần, Văn Miếu được dời đến xã Long Hồ.

Đến thời nhà Nguyễn, Văn Miếu được xây dựng dưới triều vua Gia Long, ngôi miếu cũ được giữ lại để làm Khải Thánh Từ, tức miếu thờ cha mẹ của Khổng Tử.

Việc xây dựng Văn Miếu được tiến hành từ ngày 17 tháng 4 đến ngày 18 tháng 9 năm 1808, vua Gia Long ra lệnh làm các đồ tự khí mới để thờ, thay thế các đồ cũ và tượng thánh hiền được thay bằng bài vị.

Suốt thời Gia Long trị vì, triều đình nhà Nguyễn chỉ mở các khoa thi hương nên không có tấm bia tiến sĩ nào được dựng ở Văn Miếu. Đến thời Minh Mạng mới mở các khoa thi hội, nên bia tiến sĩ cũng bắt đầu được dựng.

Các “tiến sĩ đề danh bi” được lần lượt dựng lên ở sân Văn Miếu từ năm 1831 đến năm 1919, năm có khoa thi Hội cuối cùng dưới thời vua Khải Định.

Văn Miếu Huế đã được tu sửa, làm mới một số đồ thờ và xây dựng thêm một số công trình phụ vào các năm 1818 (thời Gia Long); 1820, 1822, 1830, 1840 (thời Minh Mạng); 1895, 1903 (thời Thành Thái).

Đến năm 1947, khi quân đội Pháp tái chiếm Huế và đồn trú tại đây đã gây thiệt hại cho di tích này. Lúc đó, các bài vị thờ ở Văn Thánh được đưa về bảo quản tại chùa Thiên Mụ.

Văn Thánh  là gì? Lịch sử Văn Thánh Huế

Theo thuyết minh Văn Thánh Huế, trong thời kỳ các vị vua thời Nguyễn mở mang, xây dựng bờ cõi, khai phá phương Nam thì Văn Miếu đầu tiên đã được xây dựng ở làng Triều Sơn. Tới năm 1770 (triều Nguyễn Phúc Khoát) thì Văn Miếu được dời đến xã Long Hồ và được biết tới là Văn Miếu của Đàng Trong.

Về sau, khi triều đại nhà Nguyễn xây dựng cơ đồ, Văn Thánh Huế chính thức được cho xây dựng trên đường Văn Thánh cho đến hiện tại. Văn Miếu cũ ở xã Long Hồ vẫn được giữ lại để thờ Khải Thánh Từ – nơi thờ cha mẹ Khổng Tử.

Ngoài việc được xây dựng làm nơi thờ Khổng Tử thì Văn Thánh Miếu Huế còn là nơi thờ Mạnh Tử, Nhan Tử, Tăng Tử, Tư Tử, Thập Nhị Triết và các bậc thánh hiền có công trong việc xây dựng, phát triển đạo Nho.

Từ khi thành lập tới nay, Văn Thánh Huế đã trải qua nhiều lần tu sửa, xây dựng thêm các công trình phụ,… vào các năm 1818, 1822, 1895 và 1903. Vào năm 1947, khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, chúng đã tàn phá nơi này, khiến nhiều công trình bị hư hại nặng nề.

Sau đó, Văn Miếu Huế có một khoảng thời gian dài bị “lãng quên”. Một vài năm trở lại đây, có nhiều du khách đã ghé thăm nơi đây và góp phần đưa Thánh Miếu trở thành một điểm đến không thể bỏ qua trên

 Văn Thánh Huế ở đâu? 

Trong số các địa điểm du lịch Huế nổi tiếng, du khách chắc hẳn đã từng nghe tới Văn Thánh Huế. Công trình tọa lạc trên một quả đồi thấp, quay mặt về hướng Nam và nhìn ra dòng Hương Giang thơ mộng. Đây là một di tích lịch sử có khung cảnh hữu tình, vừa cổ kính vừa tráng lệ nên được rất nhiều du khách ghé thăm.

Văn Miếu Huế

Kiến Trúc của Văn Thánh Huế 

Khi còn nguyên vẹn, nơi đây có gần 20 công trình lớn như: Văn Miếu (điện thờ), Đông vu, Tây vu, Thần trù, Thần khố, Hữu Văn Đường, Duỵ Lễ Đường, nhà Thổ Công, Đại Thành Môn, Văn Miếu Môn, quan Đức Môn, Linh Tinh Môn, la thành, bến vua ngự…

Từ Đại Thành Môn nhìn vào phía trong, ngay chính giữa có ngôi đại điện thờ Khổng Tử gọi là Đại Thành Điện. Đây là kiến trúc trọng yếu của Văn Miếu, toàn bộ được dựng trên một nền cao, dài chừng 32m, rộng 25m.

Cấu trúc của ngôi đại điện theo lối trùng thiềm điệp ốc truyền thống của Huế. Ở hai bên trước điện Đại Thành, dựng hai ngôi nhà đối diện nhau là Đông Vu và Tây Vu đều bảy gian.

Trước sân miếu, có hai nhà bia, bên phải có tấm bia khắc bài văn bia “Thánh Tổ Nhân Hoàng đế dụ: Cung giám bất đắc liệt tấn thân” (vua Minh Mạng dụ về việc Thái giám không được liệt vào hạng quan lại); bia ở nhà bia bên trái khắc bài văn bia

“Hiến Tổ Chương Hoàng đế dụ: Ngoại thích bất đắc thân chính” (vua Thiệu Trị dụ về việc bà con bên ngoại của vua không được tham gia chính quyền).

Phía ngoài cổng Đại Thành, bên trái có Hữu Văn Đường; bên phải xây Duỵ Lễ Đường.

Đây là những ngôi nhà kiểu một gian hai chái dùng để vua quan nghỉ chân sửa soạn lễ phục trước khi vào tế ở miếu. Phía trước là hai dãy gồm 32 tấm bia, khắc tên 293 vị Tiến sĩ triều Nguyễn, bắt đầu từ khoa thi đầu tiên năm Minh Mạng thứ 3 (1822) đến khoa thi cuối cùng vào năm Khải Định thứ 4 (1919).

Trước cổng Văn Miếu, gần bờ sông có cửa Linh Tinh Môn gồm bốn trụ xây bằng gạch, phần trên trang trí pháp lam. Tấm biển ở giữa phía trước có đề bốn chữ Hán lớn “Đạo Tại Lưỡng Gian” (đạo giữa trời đất); mặt sau đề bốn chữ Hán tương đương “Trác Việt Thiên Cổ” (vượt cao ngàn xưa).

Hai bên khu vực trước cổng Văn Miếu có tấm bia “Khuynh cái hạ mã” (nghiêng lọng xuống ngựa). Văn Miếu Huế được xây dựng ngoài việc thờ Khổng Tử còn thờ Tứ Phối: Nhan Tử, Tăng Tử, Tử Tư và Mạnh Tử, cùng Thập Nhị Triết.

Đông Vu và Tây Vu gồm 14 án, thờ các Tiên Hiền và Tiên Nho, những người có công trong việc phát triển đạo Nho. Đối với việc thờ phụng, triều Nguyễn cho lập bài vị bằng gỗ gọi là linh vị, mộc chủ, thần chủ để thờ và buộc tất cả các địa phương nơi nào thờ Khổng Tử bằng hình tượng đều phải thay thế bằng bài vị mộc chủ.

Còn các tượng thì phải lựa chọn nơi sạch sẽ chôn đi vì triều Nguyễn cho rằng thờ bằng hình tượng là thiếu trang trọng, thiếu lễ độ đối với người đã khuất, cho nên ngay cả bàn thờ các vua Nguyễn cũng không hề thờ bằng hình tượng.

Văn Thánh trong ca dao

Văn Thánh trồng thông, Võ Thánh trồng bàng

Ngó vô Xã Tắc hai hàng mù u

Ngắm Văn Miếu bên dòng Hương, ngẫm về hào khí hiếu học một thời

Văn Miếu Huế được xây dựng năm 1808, dưới thời vua Gia Long. Bấy giờ, trường Quốc Tử Giám cũng được lập ở đây và hoạt động đến năm 1908 mới dời về thành Nội.

Văn Miếu quay mặt về hướng Nam, trước mặt là sông Hương, phía sau là làng mạc, núi đồi lan ra từ rặng Trường Sơn. Các công trình kiến trúc chính được xây trên mặt bằng ngọn đồi cao gần 3m so với nền đất xung quanh.

Văn Miếu Huế có khoảng 50 công trình lớn nhỏ như Văn Miếu (điện thờ chính đức Khổng Tử và Tứ Phối, thập nhị triết), hai nhà Đông vu và Tây vu (thờ thất thập nhị Hiền và các tiên nho), Thần trù (nhà bếp), Thần khố (nhà kho), nhà Thổ Công, Hữu Văn Đường, Đại Thành Môn, Văn Miếu Môn, Linh Tinh Môn, la thành, bến vua ngự…

Bố cục kiến trúc, trang hoàng nội thất đều mang tính đăng đối, uy nghi, văn vẻ. Tuy nhiên, hiện nay, một số công trình đã bị hư hại.

Văn Miếu Huế có 34 tấm bia đá. Hai tấm bia trong hai bi đình khắc bài dụ của vua Minh Mạng và vua Thiệu Trị. Tấm bia bên trái khắc bài dụ của vua Minh Mạng đề ngày 17/3/1863, đại thể nói rằng các thái giám trong nội cung không được liệt vào hạng người có thể tiến thân.

Tấm bia bên phải khắc bài dụ của vua Thiệu Trị đề ngày 2/12/1844 ý nói rằng bà con bên ngoại của vua không được nắm chính quyền.

32 tấm bia tiến sĩ dựng thành hai dãy đối diện nhau, khắc ghi 293 vị tiến sĩ đậu chánh bảng các kỳ thi Hội được tổ chức dưới triều Nguyễn. Tất cả các tấm bia có rùa đội bia, được làm bằng đá thanh hoặc cẩm thạch.

Có nhiều cái tên nổi tiếng được khắc ghi ở đây như Phan Thanh Giản, Phan Đình Phùng, Tống Duy Tân, Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Khuyến, Chu Mạnh Trinh, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng, Vũ Phạm Hàm,…

Trước khi Văn Miếu Huế được xây dựng dưới thời vua Gia Long, các chúa Nguyễn đã xây dựng Văn Miếu ở thủ phủ Đàng Trong và thay đổi vị trí qua ba địa điểm khác nhau: làng Triều Sơn, làng Lương Quán, làng Long Hồ.

Cảnh đẹp của núi rừng và sông nước kết hợp với những công trình uy nghiêm tạo nên vẻ đẹp cổ kính, trữ tình pha lẫn trầm tư. Tham quan di tích, du khách không thể không hoài niệm về một triều đại phong kiến chăm lo sự nghiệp trồng người.

Các vị chúa Nguyễn trong hành trình mở cõi về phương Nam vẫn chăm chút và luôn tìm cách tôn vinh sự học. Nhờ thế mà Huế vẫn tự hào về di tích Văn Miếu còn lưu lại đến nay.

Văn Miếu Huế là minh chứng cho sự nghiệp giáo dục của nước từ ngàn xưa. Giá trị truyền thống nhân văn của dân tộc luôn được gìn giữ và phát triển. Thăm Văn Miếu giúp du khách hiểu hơn về truyền thống ưa chuộng văn tài, coi trọng tri thức và khuyến khích người hiếu học của ông cha ta.

Văn Miếu Huế là di tích lịch sử quý giá, gắn với nền khoa cử nhà Nguyễn. Đây là một điểm tham quan, một công trình có ý nghĩa lịch sử, nhân văn cao cả, đánh dấu một thời kỳ hưng thịnh của Nho giáo nước nhà.

Văn Miếu Huế

Hướng dẫn đường đi Văn Thánh Huế

Để đi tới Văn Miếu Huế, du khách xuất phát từ Đại Nội Huế, đi theo đường Đặng Thái Thân rồi rẽ trái vào đường Yết Kiêu. Từ đây, bạn đi thêm một đoạn thì rẽ trái vào đường Lê Duẩn.

Sau đó, bạn chỉ cần đi thẳng xuôi theo dòng sông Hương từ đường Kim Long, qua đường Nguyễn Phúc Nguyên là tới đường Văn Thánh, dừng chân tại Văn Thánh Miếu.

Trên đây là một số thông tin về Văn Miếu Huế hay còn có tên gọi khác là Văn Thánh Huế mà Đồ Thờ Hưng Vũ muốn chia sẻ với các bạn về một ngôi miếu gắn liền với lịch sử của dân tộc Việt Nam. Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về Văn Miếu Huế cũng như những điều thú vị ở nơi này nhé!

Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các ngôi Miếu khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tôi nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *